Announcement

Collapse
No announcement yet.

Miệng luôn có 5 mùi lạ là dấu hiệu báo động về bệnh tật

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Miệng luôn có 5 mùi lạ là dấu hiệu báo động về bệnh tật

    Nếu ngay cả lúc bạn không có ăn gì, trong miệng vẫn có 5 mùi vị này, rất có thể bạn đang mắc một số căn bệnh về gan, bao tử hoặc thận.


    (Minh họa)

    Các loại thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày luôn để lại dư vị trong miệng, đặc biệt là những gia vị mạnh như hành, tỏi. Hầu hết các mùi vị này đều có thể loại bỏ ra bằng cách làm vệ sinh răng miệng tốt. Nhưng nếu bạn nhận thấy khẩu vị của mình có sự thay đổi đột ngột, luôn có mùi vị bất thường và kéo dài hơn 1 ngày, có thể bạn đang gặp vấn đề xấu về sức khỏe.

    Bác sĩ người Anh Abbas Kanani đã liệt kê 5 mùi vị trong miệng mà bạn nên chú ý. "Nếu sự thay đổi khẩu vị đi kèm với các triệu chứng đáng lo ngại khác như buồn nôn, nôn, sốt hoặc khó nuốt, bạn nên đi gặp bác sĩ", bác sĩ Kanani nói.

    1/ Vị đắng
    Vị đắng trong miệng có thể là dấu hiệu của các triệu chứng về gan hoặc túi mật, trào ngược bao tử thực quản hoặc do uống một số loại thuốc. Khi bạn thấy buồn nôn, nôn, đau bụng và mệt mỏi, miệng bạn có thể bị đắng.

    Đắng miệng cũng có thể là dấu hiệu chứng tỏ chức năng gan của bạn đã bị suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mãn tính, gan bị nhiễm mỡ, xơ gan. Vị đắng này còn liên quan đến sự thay đổi về nội tiết tố, sức khỏe của răng miệng kém và căng thẳng đầu óc.

    2/ Vị kim loại
    Các vấn đề về răng miệng có thể để lại mùi vị kim loại trong miệng của bạn và là dấu hiệu của bệnh nướu răng hoặc bị nhiễm trùng ở nướu. Bạn có thể quan sát xem nướu có bị đỏ, sưng, chảy máu mỗi khi đánh răng và làm cho hôi miệng hay không. Vị kim loại có thể là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn như bệnh thận, bệnh gan hoặc tiểu đường.

    (Ảnh minh hoạ)

    Giảm vị giác hoặc khứu giác, khô miệng hoặc thay đổi khẩu vị cũng có thể xuất hiện cùng với mùi vị kim loại này. Một số người cũng cảm thấy có vị kim loại nếu họ bị ợ chua, trào ngược axit và khó tiêu.

    Tiến sĩ Natasha Bhuyan, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ cũng cảnh cáo về chứng mất trí nhớ gây ra bởi "sự thoái hóa của não bộ, làm thay đổi các dây thần kinh của não bộ" có thể làm thay đổi vị giác của bạn và gây ra mùi vị kim loại trong miệng của bạn.

    3/ Vị ngọt
    Thông thường, bạn sẽ chỉ cảm thấy vị ngọt khi ăn thực phẩm có đường nhưng nếu miệng luôn ngọt ngay cả khi không ăn gì cả, có thể là do nồng độ glucose cao và là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, do cơ thể phải vật lộn để điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi bạn khát nước, đi tiểu thường xuyên và bị mờ mắt, vị ngọt cũng sẽ xuất hiện trong miệng của bạn.

    Theo Healthline, vị ngọt có thể là triệu chứng ban đầu của các vấn đề thần kinh như đột quỵ, động kinh và nhiễm trùng ở xoang, miệng, họng, thậm chí là ung thư phổi tế bào nhỏ, một trong hai nhóm bệnh lý ác tính của ung thư phổi, thường gặp ở nam giới.

    4/ Vị chua
    Trào ngược bao tử thực quản, khi axit trong bao tử trào ngược vào thực quản, có thể tạo ra vị chua trong miệng của bạn. Ợ nóng, đau ngực và khó nuốt có thể xuất hiện cùng với vị chua này. Vị chua cũng có thể do khô miệng, bị nhiễm trùng và rối loạn thần kinh. Nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, sự tích tụ các mảng thức ăn và vi khuẩn sẽ để lại vị chua trong miệng.

    (Ảnh minh hoạ)

    Ngoài ra, vị chua còn xuất hiện khi bạn bị lỡ miệng, bệnh nhiễm trùng miệng do sự hình thành mạnh mẻ của nấm Candida ký sinh trên miệng. Những người có hệ thống miễn dịch yếu có nhiều khả năng bị lỡ miệng, điều này cũng có thể gây ra các mảng trắng ở trên lưỡi và miệng. Không bổ sung đẩy đủ chất kẽm cho cơ thể là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến miệng bạn có vị chua sau khi ăn.

    5/ Vị mặn
    Nếu bạn luôn cảm thấy có vị mặn trong miệng có thể là dấu hiệu bị mất nước hoặc khô miệng, vì cơ thể bạn có thể đang cố gắng tiết kiệm nước bằng cách tiết ra ít nước bọt hơn. Lúc này bạn cần bổ sung nước ngay, nếu không mất nước có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bị co giật, kiệt sức cũng như các vấn đề xấu ở thận về lâu dài.

    Nếu bạn bị đau dữ dội ở phần bụng trên, ợ nóng thường xuyên, buồn nôn cùng với vị mặn trong miệng, đó là dấu hiệu trào ngược axit hoặc trào ngược mật. Nếu không được điều trị kịp thời, sự trào ngược này có thể dẫn đến bệnh trào ngược bao tử thực quản, một tình trạng về tiền ung thư thực quản.

    Theo Healthline, Express UK
    Attached Files
Working...
X