Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đầu năm Tân Sửu ‘tám’ điển tích Trâu

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Đầu năm Tân Sửu ‘tám’ điển tích Trâu


    Minh hoạ: Cố hoạ sĩ Nguyễn Nhật Tân.

    BIBI. NG

    Đã là dân Lạc Việt thì ít ai không biết hai câu tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện / Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Hơn thế, hình ảnh con trâu được nhắc đến khá nhiều trong điển tích, ca dao, tục ngữ, tranh vẽ, từ Trung Hoa cho đến Lạc Việt.

    Nói về điển tích trước. Trong tích truyện cổ Trung Hoa có tên Sào Phủ Hứa Do (巢父 許由) chép rằng, ông Hứa Do sống trên núi, có tiếng là người hiền đức, được vua Nghiêu mời vào để truyền ngôi. Ông nghe xong, cả cười, rồi cáo lui. Ông đi tìm con suối để rửa tai cho sạch vì “đã nghe những lời ô uế.” Sào Phủ, khi đó dắt trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do đang rửa tai, bèn hỏi tại sao. Ông Sào Phủ trả lời: “Vua Nghiêu nói tôi có tài có đức, muốn nhường ngôi lại cho tôi. Tôi nghe xong sợ dơ tai nên đi rửa cho sạch.”

    Sào Phủ xong, dắt trâu lên dòng nước phía trên cho trâu uống. Hứa Do thấy vậy hỏi “Anh dắt trâu đi đâu thế?”

    “Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhầm. Tôi không muốn trâu của tôi uống nước dơ,” Sào Phủ trả lời.



    Chưa hết, Sào Phủ còn nói thêm : “Anh đi đâu mà cho biết vua muốn nhường ngôi cho anh, là tại bụng anh vẫn còn danh lợi. Nghe rồi rửa tai thì làm sao cho sạch. Chi bằng ẩn dật thật kỹ, đừng nghe chi cả.”

    (*Tích này trở thành điển cố về lòng trong sạch và tính ẩn dật)

    Đó là bên Trung Hoa. Nước Việt ta cũng không thiếu điển tích, tranh vẽ, thi ca về con trâu.

    Đinh Bộ Lĩnh là người ở động Hoa Lư, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nhà nghèo, từ nhỏ Bộ Lĩnh phải đi chăn trâu. Ông thích luyện tập võ nghệ, chơi trận, đánh giặc cờ lau, rồi khi chiến thắng thì…giết trâu của chú mình để “khao quân.” Ông chú đếm trâu thấy thiếu một con, hỏi Bộ Lĩnh – ông bảo – Trâu chui xuống đất rồi. Vừa nói, ông vừa chỉ cái đuôi trâu cắm vào đất. Chú của Bộ Lĩnh vô cùng tức giận, đánh một trận rồi đuổi đi. Từ đó, Bộ Lĩnh tự thân lập nghiệp. Sau khi Ngô Quyền mất, người kế vị quá yếu kém nên loạn lạc nổi lên khắp nơi. Có tất cả 12 người xưng tướng hùng cứ 12 nơi khác nhau gọi là loạn Thập Nhị Sứ Quân. Đinh Bộ Lĩnh chiêu mộ quân sĩ dẹp loạn Sứ Quân. Ông đánh đâu thắng đó nên được quân dân tôn ông là Vạn Thắng Vương. Sau ông lên làm vua đóng đô ở Hoa Lư, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

    Ngoài Đinh Tiên Hoàng, còn một danh nhân khác trong sử nước Việt, thưở nhỏ cũng từng chăn trâu nước, trước khi tạo nên cơ nghiệp. Đó là Đào Duy Từ (1572-1634). Ông được xem là khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Ông là nhà quân sư, nhà thơ, nhà văn hoá, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Cha của ông là Đào Tá Hán, một xướng hát chuyên nghiệp. Mẹ của ông là Vũ Kim Chi, con một phú gia tỉnh Thanh Hoá. Thời đó la thời Trịnh Nguyễn phân tranh, xã hội nhiều nhiễu nhương, loạn lạc. Thêm nữa, luật làng phép nước lúc đó cấm con nhà hát xướng đi thi, nên gia đình họ Đào phải lo lót tiền bạc, rồi đổi tên ông thành Vũ Duy Từ để ghi danh thi khoa bảng. Vốn thông minh hiếu học, Vũ Duy Từ thi đỗ Á Nguyên năm 21 tuổi. Nhưng việc này đến tai triều đình. Vũ Duy Từ phải huỷ bỏ cuộc thi.

    Là người có tài kiêm văn võ, mặc dù giúp việc chúa Nguyễn chỉ có 8 năm nhưng ông được đánh giá là người đứng đầu trong hàng khai quốc công thần, có công lớn trong việc giúp nhà Nguyễn từ lúc còn phụ thuộc nhà Lê – Trịnh ở phía Bắc, nhanh chóng trưởng thành và có khả năng “hùng cứ một phương” “làm nên nghiệp bá cõi Nam”.

    Trong những truyền thuyết trong dân gian, có nhiều sự tích liên quan đến con trâu. Sự tích hình thành Hồ Tây là một ví dụ.
    Truyền thuyết Hồ Trâu Vàng kể lại rằng, đời nhà Lý, ở nước ta có Nguyễn Minh Không sang Trung Quốc chữa bệnh cho con vua Tống. Khi hoàng tử khỏi bệnh, vua Tống trả ơn bằng cách cho phép Minh Không vào kho báu lựa đồ theo ý thích và muốn lấy bao nhiêu cũng được Minh Không hóa phép chỉ lấy đồng đen (vì đồng đen được coi là “mẹ” của vàng) và thu hết cho vào một bao mang về dâng vua Lý. Vua sai đem chỗ đồng đen ấy đúc thành cái chuông. Chuông đúc xong mang ra đánh thử. Tiếng chuông vang xa ngàn trùng đến tận Trung Quốc. Nghe tiếng chuông ngân, trâu vàng ở bên ấy lồng lên chạy về nơi phát ra tiếng chuông. Đến khu rừng phía bắc Thành Thăng Long thì tiếng chuông im bặt. Trâu vàng mất hướng đi, lồng lên đi tìm và giẫm nát cả một khu rừng, còn đất thì lún xuống thành hồ. Những nơi trâu đi thành sông mà ngày nay còn lại di tích, đó là sông Kim Ngưu. Nhà vua đã sai ném cả chuông lẫn trâu vàng xuống hồ để trâu khỏi lồng lên. Và hồ ấy chính là Hồ Tây ngày nay. Truyền thuyết còn kể, nếu ai sinh đủ 10 người con trai thì có thể đến hồ gọi trâu vàng về. Một lần có người đến gọi được trâu vàng lên khỏi mặt nước, dắt trâu vào bờ. Bỗng nhiên, thừng bị đứt, trâu vàng chui ngay vào hang ở gần đó. Nơi đó nhân dân lập đền thờ gọi là đền Kim Ngưu trên đường vào phủ Tây Hồ hiện nay. Về sau mới biết, người gọi trâu chỉ có 9 con trai ruột và 1 con trai nuôi.

    Câu hát: “Anh em: chín đẻ, một nuôi/Cùng chung đấu sức, cố lôi lên bờ…” đến nay hình như cũng bị thất truyền.

    Trâu chiếm một vị trí không nhỏ, nếu không muốn nói là rất nhiều trong thi ca, văn chương Việt Nam. Người dân dùng ca dao làm tiếng hát chuyên chở những cay đắng ngọt bùi của đời sống. Bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này” có thể nói là bài ca dao hay nhất, đậm đà chất tình quê hương nhất của người nông dân Việt Nam.

    “Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta/Cấy cày giữ nghiệp nông gia/Ta đây trâu đấy, ai mà quản công/Bao giờ cây lúa còn bông/Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”

    “Ta” với trâu là bạn bè, là tri kỷ đồng cam cộng khổ. Ta đi cày, trâu cũng đi theo. Ta ở đâu, trâu ở đấy. Trên khắp cánh đồng, trên từng nhát cày, vết cuốc, đều có dấu vết của ta và trâu. Đồng lúa chín cho ra hạt gạo, ta và trâu đều có miếng ăn. Tình quê là như thế. Trâu ơi…hai tiếng gọi vừa trân trọng, vừa chan hoà yêu thương.





    Hình ảnh mục đồng, mục tử – những chú bé chăn trâu cũng xuất hiện không ít trong thi đài. Nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan có bài thơ:

    Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn/Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn/Gác mái ngư ông về viễn phố/Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

    Năm nay năm Tân Sửu, năm thứ 21 của thiên niên kỷ thứ 3 và của thế kỷ 21; và năm thứ hai của thập niên 2020 (theo Wkipedia). Theo giai thoại Sấm Trạng Trình thì:
    Kê minh ngọc thụ, thiên khuynh Bắc/Ngưu xuất lam điền, nhật chính Đông/Nhược đãi ưng lai sư tử hướng/Tứ phương thiên hạ thái bình phong.

    Gà kêu cây ngọc trời nghiêng Bắc

    Trâu tới lam điền bóng rạng Đông

    Tới lúc ưng về, sư tử dậy

    Thái bình mới toả khắp non sông. (Thái Bạch dịch)

    Nhưng cụ Trạng khi xưa không truyền lại năm trâu ấy là năm trâu nào? 12 năm nữa? Hay 60 năm nữa? Như vậy, làm sao biết năm Sửu sẽ mang lại “thái bình toả khắp non sông”?

    Chỉ biết rằng, trong thời đại ngày nay, cả miếng trầu, lẫn con trâu đều vắng bóng. Chỉ trong ngày Tân Hôn hay Vu Quy mới còn có khay trầu, buồng cau của nhà trai mang sang làm quà dạm hỏi. Còn con trâu thì cũng phải chạy ra tận ngoại thành thì hoạ may còn nhìn thấy. Không nữa, thì “phi” xuống các tỉnh miền Tây, xa nữa là miền Trung, miền Bắc. Dọc đường “gió bụi” tha hồ mà thấy mấy chú trâu đen, trâu nước đang nhởn nhơ gặm cỏ đồng.

    -Tổng hợp-
    Attached Files

  • Font Size
    #2
    Muốn thấy trâu ở Sài thành thì đến lò heo Chánh Hưng hen ...

    Originally posted by tctd View Post


    Hình ảnh mục đồng, mục tử – những chú bé chăn trâu cũng xuất hiện không ít trong thi đài.
    ảnh nầy không thể nào là chú bé chăn trâu cũng không có thể là mục đồng, mục tử ... mà hình như là lão tử /?/?/?

    Từ xưa đến nay ... nhiều người chăn châu thành ông bự ...
    "Ai báo chăn châu la khồ ... chăn châu sương lăm chự ..." PD xúi con nít Việt đi chăn châu ha ...

    "Chăn trâu là quỷ thần đồng" ... buffalo boys không sợ ma cũng không ngán quỷ thần ... nhưng kỵ một điều ... không tắm sông lúc trời đứng bóng ...

    Trâu thông minh hơn bò ... nhớ dai ... biết ai là chủ ...
    Thời chiến ... nông dân bỏ ruộng bỏ vườn đi tản cư ... họ không đem trâu vô thành được nên tháo dây cho nó tự do ... theo tin của nhiều phía thì tụi nó hợp thành đàn vô bưng kháng chiến ... thỉnh thoảng quay lại thăm đất nhà cũ rồi đi ... sau 75 ... nông dân về lại vườn ... trâu cũng về và có thêm nghé ...

    Người theo đạo Cao Đài bị cấm ăn thịt trâu.

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by Ba Khía View Post
      Muốn thấy trâu ở Sài thành thì đến lò heo Chánh Hưng hen ...


      ảnh nầy không thể nào là chú bé chăn trâu cũng không có thể là mục đồng, mục tử ... mà hình như là lão tử /?/?/?

      Từ xưa đến nay ... nhiều người chăn châu thành ông bự ...
      "Ai báo chăn châu la khồ ... chăn châu sương lăm chự ..." PD xúi con nít Việt đi chăn châu ha ...

      "Chăn trâu là quỷ thần đồng" ... buffalo boys không sợ ma cũng không ngán quỷ thần ... nhưng kỵ một điều ... không tắm sông lúc trời đứng bóng ...

      Trâu thông minh hơn bò ... nhớ dai ... biết ai là chủ ...
      Thời chiến ... nông dân bỏ ruộng bỏ vườn đi tản cư ... họ không đem trâu vô thành được nên tháo dây cho nó tự do ... theo tin của nhiều phía thì tụi nó hợp thành đàn vô bưng kháng chiến ... thỉnh thoảng quay lại thăm đất nhà cũ rồi đi ... sau 75 ... nông dân về lại vườn ... trâu cũng về và có thêm nghé ...

      Người theo đạo Cao Đài bị cấm ăn thịt trâu.
      Cám ơn cho bác đã ST!
      Xưa giờ tôi chưa bao giờ ăn thịt trâu, nhưng biết đâu trâu, bò ngoài chợ bác nhỉ.

      Comment


      • Font Size
        #4
        Originally posted by thahuong View Post

        Cám ơn cho bác đã ST!
        Xưa giờ tôi chưa bao giờ ăn thịt trâu, nhưng biết đâu trâu, bò ngoài chợ bác nhỉ.
        Hỏi Google:
        "Làm sao phân biệt thịt trâu thịt bò?"

        Google nói:
        Thịt bò có màu hồng hoặc đỏ và sáng hơn, trên cơ thịt bò có màng mỡ màu vàng. Còn thịt trâu có màu hồng đậm, đỏ đậm, sẩm màu hơn, đường cơ trên miếng thịt trâu ít có mỡ hoặc có mỡ màu trắng.
        Click image for larger version

Name:	ThitTrauBo.JPG
Views:	31
Size:	114.7 KB
ID:	18290


        Google nói đúng theo tui biết ... nhìn màu ... nhìn sớ thịt ... sớ thịt trâu to hơn sớ thịt bò ... Thịt trâu có mùi khác hơn thịt bò ... có nghe người ta nói thịt trâu ăn mát !!! nếu chọn giữa 2 thứ thịt trâu bò thì tui chọn thịt trâu.

        Tui chưa bao thấy thịt trâu bán chợ ở Sài Gòn ... lò heo Chánh Hưng có làm thịt trâu và nhiều thứ khác không phải chỉ riêng là heo ... lò heo Chánh Hưng giờ còn không khi họ làm chợ cá ???

        Hỏi Goole thì biết nơi có bán thịt trâu.

        Comment


        • Font Size
          #5
          "Dí dầu, dí dẩu, dí dâu. Dí qua, dí lại, dí trâu vô chuồng."

          "Trâu ta ăn cỏ đồng ta, dù là cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm."

          "Trâu ta ăn cỏ đồng ta, đừng cho trâu lạ qua đồng ta ăn."

          "Trâu ta ăn cỏ đồng ta, đừng ham cỏ tốt ăn qua đồng người"

          Comment


          • Font Size
            #6
            Originally posted by Ba Khía View Post
            Muốn thấy trâu ở Sài thành thì đến lò heo Chánh Hưng hen ...


            ảnh nầy không thể nào là chú bé chăn trâu cũng không có thể là mục đồng, mục tử ... mà hình như là lão tử /?/?/?

            Từ xưa đến nay ... nhiều người chăn châu thành ông bự ...
            "Ai báo chăn châu la khồ ... chăn châu sương lăm chự ..." PD xúi con nít Việt đi chăn châu ha ...

            "Chăn trâu là quỷ thần đồng" ... buffalo boys không sợ ma cũng không ngán quỷ thần ... nhưng kỵ một điều ... không tắm sông lúc trời đứng bóng ...

            Trâu thông minh hơn bò ... nhớ dai ... biết ai là chủ ...
            Thời chiến ... nông dân bỏ ruộng bỏ vườn đi tản cư ... họ không đem trâu vô thành được nên tháo dây cho nó tự do ... theo tin của nhiều phía thì tụi nó hợp thành đàn vô bưng kháng chiến ... thỉnh thoảng quay lại thăm đất nhà cũ rồi đi ... sau 75 ... nông dân về lại vườn ... trâu cũng về và có thêm nghé ...

            Người theo đạo Cao Đài bị cấm ăn thịt trâu.
            hahaha.. mục đồng có nghĩa là còn chinh .. một nguời tám, chín chục tụổi cũng có thể là mục đồng vậy bác .. hahahah

            Comment

            • This reply by Cao Nguyên has been deleted by Cao Nguyên

              Font Size
              Originally posted by Ba Khía View Post
              "Dí dầu, dí dẩu, dí dâu. Dí qua, dí lại, dí trâu vô chuồng."

              "Trâu ta ăn cỏ đồng ta, dù là cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm."

              "Trâu ta ăn cỏ đồng ta, đừng cho trâu lạ qua đồng ta ăn."

              "Trâu ta ăn cỏ đồng ta, đừng ham cỏ tốt ăn qua đồng người"
              hahahha
              Trâu già gặm cỏ non
            Working...
            X