Announcement

Collapse
No announcement yet.

Xin miễn cấm nhập cảnh vì ở Mỹ bất hợp pháp

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Xin miễn cấm nhập cảnh vì ở Mỹ bất hợp pháp



    Một đặc điểm của diện vị hôn phu vị hôn thê là khi người được bảo lãnh nhập cảnh Hoa Kỳ, người được bảo lãnh phải lập hôn thú với người bảo lãnh và làm đơn thay đổi tình trạng di trú.

    Nếu người được bảo lãnh thay đổi ý kiến và không lập hôn thú với người bảo lãnh, người được bảo lãnh sẽ không được thay đổi tình trạng di trú dù là lập hôn thú với một người công dân Hoa Kỳ khác hoặc được những thân nhân khác như cha mẹ anh chị em bảo lãnh.

    Nếu người được bảo lãnh muốn sống hợp pháp ở Hoa Kỳ, người được bảo lãnh phải trở về quốc gia của họ và chờ đợi người bảo lãnh khác làm đơn bảo lãnh.

    Trong trường hợp người bảo lãnh thay đổi ý kiến không lập hôn thú với người được bảo lãnh hoặc đã lập hôn thú nhưng người bảo lãnh không chịu tiếp tục bảo lãnh cho người được bảo lãnh, người được bảo lãnh sẽ không được thay đổi tình trạng di trú y như trường hợp người được bảo lãnh thay đổi ý kiến vừa nêu trên.

    Có nhiều trường hợp người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh thay đổi ý kiến, và người được bảo lãnh lập hôn thú với người công dân Hoa Kỳ khác và đinh ninh rằng họ sẽ được thay đổi tình trạng di trú với hồ sơ mới.

    Sau khi đi phỏng vấn, hồ sơ thay đổi tình trạng di trú sẽ bị từ chối và từ ngày bị từ chối, người được bảo lãnh trở thành người ở Hoa Kỳ bất hợp pháp. Nếu người được bảo lãnh muốn ở Hoa Kỳ hợp pháp, họ phải trở ra ngoài Hoa Kỳ và chờ hồ sơ bảo lãnh mới.

    Nếu người được bảo lãnh ở Hoa Kỳ quá sáu tháng hoặc một năm sau khi hồ sơ bị từ chối và rời khỏi Hoa Kỳ, người được bảo lãnh sẽ không được nhập cảnh Hoa Kỳ ba năm hoặc 10 năm. (Khi một người ở Hoa Kỳ bất hợp pháp 180 ngày hoặc lâu hơn, khi rời Hoa Kỳ sẽ không được vào lại Hoa Kỳ trong ba năm tới. Nếu ở Hoa Kỳ bất hợp pháp một năm trở lên, sẽ không được vào Hoa Kỳ trong 10 năm tới.)

    Nếu đương đơn phạm phải điều luật cấm ba năm hoặc 10 năm, nếu muốn nhập cảnh Hoa Kỳ trước thời hạn ba năm hoặc 10 năm, phải làm đơn yêu cầu Sở Di Trú miễn điều luật đó nếu hội đủ điều kiện.

    Vấn đề khúc mắc là nhiều người ở trong tình trạng đó đã ở Hoa Kỳ bất hợp pháp trên một năm cho nên nếu họ rời khỏi Hoa Kỳ thì sẽ bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ 10 năm theo điều luật 212(a)(9).

    Đương đơn có thể nộp đơn xin miễn điều luật cấm nhập cảnh 212(a)(9) này.

    Tuy nhiên, theo thủ tục nộp đơn xin miễn, đương đơn phải rời Hoa Kỳ để làm đơn xin thị thực tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở quốc gia của họ và phải đợi sau khi Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ quyết định là đương đơn bị lọt vào điều luật 212(a)(9) thì lúc đó đương đơn mới được nộp đơn xin miễn với Sở Di Trú.

    Nếu Sở Di Trú chấp thuận đơn xin miễn thì Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ sẽ cấp thị thực.

    Nhưng nếu Sở Di Trú từ chối thì đương đơn sẽ bị kẹt lại và sẽ lọt vào tình cảnh vợ ở một nơi chồng ở một nẻo. Rất nhiều người ở trong tình trạng đó quyết định không rời khỏi Hoa Kỳ vì không có gì chắc chắn là họ được đoàn tụ với người phối ngẫu của mình.

    Chính vì mối quan tâm đó cho nên vào ngày 6 Tháng Giêng, 2012, Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ mới công bố rằng họ ban hành các quy định mới về cách xét xử đơn xin miễn sự hiện diện bất hợp pháp cho những đương đơn nào là thân nhân trực thuộc của công dân Hoa Kỳ và đang làm đơn xin chiếu khán nhập cảnh.

    Cụ thể, các thủ tục mới sẽ cho phép các đương đơn nộp đơn xin miễn sự hiện diện bất hợp pháp khi còn có mặt tại Hoa Kỳ. Nếu đơn xin miễn được chấp thuận, đương đơn vẫn phải rời Hoa Kỳ và phải được Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ phỏng vấn. Nhưng đương đơn sẽ không còn bị điều luật 212(a)(9) cản trở không được cấp chiếu khán.

    Nếu đương sự bị lọt vào điều luật cấm nhập cảnh khác thì đương đơn phải làm đơn xin miễn điều luật đó trong khi ở ngoài Hoa Kỳ.

    Quy định này chỉ được áp dụng cho “immediate relative” (tức là thân nhân trực thuộc) của công dân Hoa Kỳ mà thôi. Theo thông báo của Sở Di Trú, quy định mới này sẽ không được áp dụng cho thân nhân của thường trú nhân và những thân nhân trực thuộc nào mà chỉ bị “extreme hardship” (tức là cực kỳ khó khăn) cho thân nhân nào mà không phải người phối ngẫu hoặc cha mẹ. Nghĩa là “extreme hardship” cho con cái hoặc anh chị em sẽ không được áp dụng quy định mới này.

    Vào Tháng Tám, 2016, quy trình miễn trừ tạm thời đã được mở rộng cho nhiều người nộp đơn hơn, cho phép bất kỳ người được bảo lãnh nào có thể chứng minh bị “extreme hardship” đối với công dân Hoa Kỳ hoặc vợ/chồng thường trú nhân hoặc cha mẹ để sử dụng quy trình miễn trừ tạm thời này.

    Người Việt
Working...
X