Announcement

Collapse
No announcement yet.

Sự phản bội của Kissinger khiến Việt Nam Cộng hòa sụp đổ

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Sự phản bội của Kissinger khiến Việt Nam Cộng hòa sụp đổ


    Lê Đức Thọ và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger vào tháng 1/1973


    Trong khoảng năm 1971 và 1972 đã diễn ra những cuộc thương thảo bí mật giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Vào tháng 10/1972, Kissinger đã có một bản thảo về thỏa thuận, không bao gồm điều khoản Hà Nội phải rút quân khỏi Việt Nam Cộng hòa.

    Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War’ là quyển sách mới nhất của tác giả Stephen B. Young cho thấy cách nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Henry Kissinger đã phản bội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thế nào qua những thỏa thuận bí mật với Liên Xô, Bắc Việt và Trung Quốc.

    Henry Kissinger, là Ngoại trưởng Mỹ từ năm 1973 đến 1977, và trợ lý cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon, sau đó là Tổng thống Gerald Ford trong các vấn đề an ninh quốc gia từ năm 1969 đến tháng 11/1975.

    Quyển sách đề cập đến động cơ sâu xa Henry Kissinger, từ sự không tin tưởng vào một chiến thắng cho Mỹ ở Việt Nam ngay từ ban đầu, không xem Việt Nam Cộng hòa có chủ nghĩa dân tộc.

    Nguyên nhân gốc rễ là từ ảnh hưởng tư tưởng của Jean Sainteny, Đặc ủy Cộng Hòa Pháp tại Bắc Bộ từ năm 1946 đến 1962, theo Giáo sư Stephen B. Young.

    Một thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp với ông Ellsworth Bunker, cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc.

    Vào năm 1971, Đại sứ Bunker không hiểu những gì Kissinger nói, ông ấy vẫn còn nghĩ rằng Kissinger vẫn còn ủng hộ người theo chủ nghĩa dân tộc ở Sài Gòn và do đó, Bunker đã không làm gì.

    Một yếu tố khác là từ quyển sách “Các Cuộc Thương Lượng Lê Đức Thọ – Kissinger Tại Paris” của tác giả Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ, những nhà ngoại giao cùng với ông Lê Đức Thọ trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris. Trong quyển sách đó, hai tác giả viết rằng vào cuối tháng Giêng năm 1971, Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội có cuộc họp với Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

    Khi đó Đại sứ Liên Xô cho biết Kissinger vừa mới nói với Đại sứ Liên Xô tại Washington, Anatoly Dobrynin là nước Mỹ sẽ rời khỏi Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu mà tôi có được từ tập hồ sơ mật của Bunker.

    Trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09/01/1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.

    Đó là tất cả những gì Kissinger viết. Như vậy chúng ta có thể thấy, chi tiết gặp Đại sứ Liên Xô tại Washington từ hai tác giả Việt Nam và tự truyện của Kissinger có sự liên quan với nhau.

    Biên bản cuộc họp ngày 09/01/1971 đó đã được dịch sang Tiếng Anh, khoảng sáu trang, năm trang về chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân… trang thứ sáu là về Việt Nam.

    Và trong biên bản này thì Kissinger đã đề xuất Hà Nội có thể để binh sĩ ở lại miền Nam Việt Nam, lính Mỹ có thể về nhà, chuyện gì xảy ra thì cứ để xảy ra.

    Một biên bản từ Nhà Trắng vào ngày 25/5/1971, Jean Sainteny, cựu sĩ quan tình báo người Pháp, ăn trưa với Henry Kissinger, và Sainteny truyền đi thông điệp từ Hà Nội.

    Sainteny nói với Kissinger rằng nếu Mỹ đem quân về nước, để Bắc Việt duy trì binh lính tại miền Nam Việt Nam, Hà Nội sẽ ký hiệp ước hòa bình, trao trả tù binh chiến tranh và để Việt Nam Cộng hòa sống thêm hai, ba năm nữa.

    Cùng ngày này, 25/5/1971, Kissinger gửi thư đến Bunker, có thể là sau cuộc gặp với Jean Sainteny với nội dung không nói thẳng là Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi Nam Việt.

    Điều mà Tổng thống Nixon không biết là Kissinger đã đưa ra đề xuất này cho Cộng sản Bắc Việt vào năm 1971.

    Trong khoảng năm 1971 và 1972 đã diễn ra những cuộc thương thảo bí mật giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Vào tháng 10/1972, Kissinger đã có một bản thảo về thỏa thuận, không bao gồm điều khoản Hà Nội phải rút quân khỏi Việt Nam Cộng hòa. Rồi sau đó Kissinger đến Sài Gòn và đưa thỏa thuận này cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông Thiệu khi đó bị sốc, rất giận dữ, đặt câu hỏi làm sao Mỹ có thể để Bắc Việt để khoảng 250.000 binh sĩ ở miền Nam Việt Nam.

    Cũng vào năm 1972, sau cuộc phản công ‘Mùa hè đỏ lửa’ và cuối cùng Cộng sản thất bại, Hà Nội dù đã huy động 13-14 sư đoàn ở miền Nam Việt Nam để chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc sau ba cuộc chiến tại Quảng Trị, Kon Tum, Pleiku, An Lộc.

    Khi đó Nguyễn Văn Thiệu cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh và giờ thì Kissinger nói để quân Bắc Việt ở miền Nam Việt Nam sau tất cả sự hy sinh của Nam Việt.

    Ông Thiệu đã bác bỏ thỏa thuận và vào thời điểm đó, Nixon biết Kissinger đã làm gì nhưng lại nghĩ chuyện đó xảy ra vào tháng 10/1972. Sau khi Nixon quyết định ném bom Hà Nội, Hải Phòng, Lê Đức Thọ đưa ra thỏa hiệp.

    Vào tháng 01/1973, Hiệp định Paris được ký kết, theo đó Hà Nội không phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Nhìn lại sự việc, Lê Đức Thọ từng nói đó là điều khoản vô cùng quan trọng cho Hà Nội bởi vì Bắc Việt không quan tâm đến hòa bình vì chỉ muốn chiếm Việt Nam Cộng hòa.

    Vì khi Mỹ rút quân về nước, Bắc Việt rõ ràng có thể đưa thêm quân, nhận thêm xe tăng từ Liên Xô… và sau hai năm vào năm 1975, đúng như những gì Hà Nội đã nói với Henry Kissinger, Lê Duẩn ra lệnh tổng tiến công.

    (Theo BBC Tiếng Việt)
Working...
X