Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bầu cử 2024: Mỹ siết các cuộc gọi chính trị do trí tuệ nhân tạo làm ra

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Bầu cử 2024: Mỹ siết các cuộc gọi chính trị do trí tuệ nhân tạo làm ra

    Click image for larger version

Name:	pexels-kaique-rocha-36675-1920x1280.jpg
Views:	260
Size:	56.0 KB
ID:	186377
    Trí tuệ nhân tạo ngày càng cho thấy khả năng ảnh hưởng đến các cuộc vận động tranh cử (Hình minh họa: Kaique Rocha/Pexels)

    Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang FCC hôm Thứ Năm, 8 Tháng Hai đưa ra quyết định cho rằng các cuộc gọi tự động có chứa giọng nói do trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) tạo ra là phi pháp, quyết định này ban bố thông điệp rõ ràng rằng việc khai thác kỹ nghệ hòng lừa đảo người dân và đánh lừa cử tri sẽ không được dung thứ, theo hãng tin AP.

    Phán quyết đạt được sự đồng thuận nhắm vào các cuộc gọi tự động được tạo ra bằng công cụ nhân bản giọng nói AI theo Đạo Luật Bảo Vệ Người Sử Dụng Điện Thoại, luật định ban hành năm 1991 nhằm hạn chế các cuộc gọi quấy rối sử dụng tin nhắn nhân tạo và được ghi âm trước.

    Thông báo này được đưa ra khi chính quyền tiểu bang New Hampshire đang tiến hành điều tra các cuộc gọi tự động do AI tạo ra bắt chước giọng nói của Tổng Thống Joe Biden nhằm ngăn cản người dân bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên trên toàn nước Mỹ vào tháng trước.

    Có hiệu lực ngay tức thời, luật định này trao quyền cho FCC trừng phạt các công ty ứng dụng giọng nói AI trong cuộc gọi của họ, hoặc ngăn chặn các nhà cung cấp dịch vụ áp dụng kỹ nghệ AI. Luật định cũng mở ra cơ hội cho những người nhận cuộc gọi đệ đơn kiện và giúp các tổng chưởng lý tiểu bang có được cơ chế mới để trấn áp những người vi phạm, theo FCC.

    Chủ tịch FCC, Jessica Rosenworcel, cho biết những kẻ xấu lợi dụng giọng nói do AI tạo ra trong các cuộc gọi tự động để lan truyền tin tức sai lạc cho cử tri, mạo danh những người có tiếng tăm và tống tiền các thân nhân trong nhiều gia đình.

    “Nghe thì thấy có vẻ như kỹ nghệ giả giọng là điều gì đó xuất hiện trong trí tưởng tượng, nhưng nó cuối cùng thì nó cũng là chuyện có thật,” chủ tịch Rosenworcel nói với hãng tin AP hôm Thứ Tư khi ủy ban đang duyệt xét các quy định. “Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những cuộc gọi mạo danh, vì vậy đó là lý do chúng tôi cảm thấy đã tới lúc phải bắt tay vào việc.”

    Theo luật bảo vệ người tiêu thụ, các nhà quảng cáo qua điện thoại thường không được sử dụng nhu liệu quay số tự động hoặc tin nhắn nhân tạo hoặc được ghi âm trước để gọi điện thoại di động, và họ không thể thực hiện các cuộc gọi như vậy cho điện thoại cố định mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của người nhận cuộc gọi.

    Phán quyết mới phân loại giọng nói do AI tạo ra trong các cuộc gọi tự động là “nhân tạo” và do đó có thể được thi hành theo các tiêu chuẩn tương tự, FCC nói.

    Những người phạm luật có thể phải đối diện với mức phạt nặng, tối đa hơn $23,000 cho mỗi cuộc gọi, FCC cho biết, FCC trước đây từng áp dụng luật tiêu thụ để ngăn chặn những kẻ gọi điện tự động can thiệp vào cuộc bầu cử, gồm có cả việc phạt hai kẻ bảo thủ chơi khăm $5 triệu vì đưa ra cảnh cáo sai cho những người ở các khu vực với dân số phần đông là dân da đen rằng việc bỏ phiếu qua thư có thể làm tăng nguy cơ bị bắt giữ, đòi nợ và bị ép buộc chích ngừa.

    Luật định cũng cho phép người nhận cuộc gọi có quyền khởi kiện và có khả năng được bồi thường thiệt hại lên tới $1,500 cho mỗi cuộc gọi không mong đợi.

    Josh Lawson, giám đốc về AI và dân chủ tại Viện Aspen, cho biết ngay cả với phán quyết của FCC, cử tri cũng nên có sự chuẩn bị kỹ càng trước những loại thư rác được cá nhân hóa nhắm vào họ qua điện thoại, tin nhắn và mạng xã hội.

    Kathleen Carley, giáo sư đại Carnegie Mellon University chuyên về thông tin sai lệch về máy tính, cho biết để phát giác hành vi AI lạm dụng kỹ nghệ giọng nói, người ta cần có kỹ thuật nhằm xác định rõ ràng rằng âm thanh đó là do AI tạo ra.

    Các công cụ AI phức tạp, từ nhu liệu sao chép giọng nói cho tới công cụ tạo dựng hình ảnh, được sử dụng trong các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.

    Năm ngoái, khi cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ chuẩn bị xuất phát, một số quảng cáo tranh cử sử dụng âm thanh hoặc hình ảnh do AI tạo ra và một số ứng cử viên cũng thử dùng chatbot có nguồn gốc AI để nói chuyện với cử tri.

    Lưỡng đảng tại Quốc hội nỗ lực tìm cách quản lý AI trong các chiến dịch chính trị, nhưng chưa có đạo luật liên bang nào được thông qua khi cuộc tổng tuyển cử còn chín tháng nữa sẽ diễn ra.

    Các cuộc gọi tự động do AI tạo ra nhằm tìm cách tác động tới vòng bầu cử sơ bộ ngày 23 Tháng Giêng tại New Hampshire, sử dụng giọng nói tương tự như của Tổng Thống Biden, dùng những câu mà tổng thống hay nói, “Thật là một lũ khốn nạn” và gợi ý sai trái rằng việc bỏ phiếu trong vòng bầu cử sơ bộ sẽ ngăn cản cử tri tham gia trong cuộc bỏ phiếu vào Tháng Mười Một.

    Tổng chưởng lý tiểu bang New Hampshire, John Formella, cho biết hôm Thứ Ba rằng các nhà điều tra xác định công ty Life Corp. đặt trụ sở tại Texas và chủ sở hữu, Walter Monk, là nguồn căn của các cuộc gọi tới hàng ngàn cư dân tiểu bang, phần lớn là gọi cho các thành viên Đảng Dân Chủ đã ghi danh. Formella cho biết các cuộc gọi bắt nguồn từ một công ty khác có trụ sở tại Texas, Lingo Telecom.

    Cả Lingo Telecom và Life Corp. đều từng bị điều tra về các cuộc gọi tự động bất hợp pháp trong quá khứ.

    Lingo Telecom cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Ba rằng họ “hành động ngay tức khắc” nhằm hỗ trợ tiến trình điều tra các cuộc gọi tự động mạo danh Tổng Thống Biden. Công ty cho biết họ “không liên can gì tới việc làm ra nội dung cuộc gọi.”

    Người trả lời điện thoại cho Life Corp thì từ chối nói chuyện với truyền thông.

    (TTHN)
    Người Việt
Working...
X