Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hệ thống sai lầm

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Hệ thống sai lầm

    Click image for larger version

Name:	separation.png
Views:	409
Size:	22.0 KB
ID:	187038
    separation of powers examples in government

    Hệ thống tam quyền phân lập của Mỹ thành công trong quá khứ bởi họ có những con người lãnh đạo mang chất Người. Chính cái chất Người đó để họ vượt lên cái tôi nhằm đưa ra một chính sách hợp lý để phục vụ xã hội.

    Tất cả những hệ thống cầm quyền trên thế giới sẽ không hoàn hảo, luôn luôn có lỗ hổng để kẻ xấu lợi dụng khi mà cái tôi của họ quá cao. Sự xuất hiện của Trump cho thấy xã hội Mỹ, từ người lãnh đạo đến người dân, bản chất Người càng ngày càng ít đi.

    Hãy nhìn vào lực lượng MAGA để thấy sự nguy hiểm của nền dân chủ Mỹ và cái gọi là tam quyền phân lập chỉ là hình thức, hoàn toàn không có giá trị. Lực lượng MAGA với sự lãnh đạo của Trump, một cá nhân hoàn toàn không có nhân cách, tư cách, nhân bản, nhân sinh; một cá nhân đặt mình lên trên luật pháp; một cá nhân xem thường hiến pháp và sẵn sàng tìm đủ mọi cách, dưới nền dân chủ, để tiếp tục giành quyền lãnh đạo dù thực tế đã thua cuộc bầu cử năm 2020.

    Nhờ sự xuất hiện của Trump người ta thấy được rất nhiều lãnh đạo giống như Trump nằm trong Hạ Viện và Thượng Viện Mỹ. Năm 2015, khi quan tòa của tòa án tối cao Hoa Kỳ, ông Antonin Scalia qua đời và cựu tổng thống Obama đề nghị ông Garland để thay thế. Tuy nhiên, ông Mitch McConnell cho rằng còn 9 tháng sẽ bầu tổng thống mới, cho nên chờ đợi sau mùa bầu cử mới xét do vị tổng thống mới quyết định. Thế nhưng 5 năm sau, khi bà Ruth Ginsburg qua đời trong tháng 9 năm 2020, chỉ còn hai tháng cuộc bầu cử tổng thống mới thì cũng chính Mitch vội vàng thông qua để chọn người vào hệ thống tòa án tối cao. Quyết định của Mitch cho hai sự kiện giống nhau cho thấy quyền lợi của đảng đặt cao hơn quyền lợi của quốc gia và dân tộc.

    Sự kiện giới lãnh đạo quân đội của Hoa Kỳ thiếu người lãnh đạo bởi tất cả những cá nhân được đề nghị, bị một ông thượng nghị sĩ duy nhất, ông Tommy Tuberville, ngăn cản để không thể nào thông qua chuyện chọn người lãnh đạo trong quân đội. Điều này cho thấy hệ thống chính trị của Mỹ sai lầm to lớn.

    Quân đội đóng vai trò rất lớn trong việc bảo vệ đất nước và không thể nào thiếu lãnh đạo. Tuy nhiên đối với ông Tuberville, điều đó không cần thiết và sự chống đối của ông không phải người đề nghị không có tài, không có khả năng — ông chống đối bởi chính sách phá thai của quân đội Hoa Kỳ. Chính sách đó dành cho những người lính hay gia đình của họ phá thai mà tiểu bang đang ở không cho phép thì quân đội sẽ bỏ tiền ra, trang trải chi phí đó để thực hiện chuyện phá thai ở một tiểu bang cho phép.

    Nếu chỉ vì một ông thượng nghị sĩ không đồng ý để lực lượng quân đội thiếu người lãnh đạo thì rõ ràng, hệ thống lãnh đạo trong những quyết định quan trọng của đất nước tại Thượng Viện hoàn toàn sai lầm to lớn, làm ảnh hưởng đến nền an ninh của quốc gia chỉ bởi vì cái tôi, cái đảng tôi của họ đặt cao hơn lợi ích của quốc gia và không ai có thể làm gì để thay đổi cái sai trái đó.

    Tại Hạ Viện, người lãnh đạo mới của Hạ Viện thông qua ngân sách cho chuyện giúp đỡ đất nước Do Thái 14 tỷ và cắt ngân sách của sở thuế, một việc làm thiếu suy nghĩ bởi không phải là cân bằng ngân sách mà là làm giảm ngân sách của quốc gia bởi 1 đồng chi phí cho sở thuế thì sẽ thu vào ít nhất là 6 đồng. Dĩ nhiên lãnh đạo của Hạ Viện không quan tâm và họ biết rằng đề nghị của họ sẽ không bao giờ thông qua được tại Thượng Viện, chưa kể tổng thống sẽ không ký vào dự luật phi lý đó.

    Người Việt thường hay khen ngợi hệ thống chính trị của Mỹ nhưng có bao giờ, người Việt để tâm lắng đọng để đánh giá cái sai trái của hệ thống chính trị Mỹ và từ đó rút kinh nghiệm cho một Việt Nam tương lai? Đừng cho rằng hệ thống đó tốt hơn cộng sản để rồi không nhìn ra những cái sai trái đầy nguy hiểm, có thể phá hoại hoàn toàn nền dân chủ đã xây dựng trên 200 năm.

    Trần Thị Lan Anh
    Ngàn Lau.com


Working...
X