Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cuộc Chiến Tranh Không Ai Muốn Xảy Ra

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Cuộc Chiến Tranh Không Ai Muốn Xảy Ra


    This satellite photo from Planet Labs PBC shows a military base known as Tower 22 in northeastern Jordan, on Oct. 12, 2023. Three American troops were killed and "many" were wounded Sunday, Jan. 28, 2024, in a drone strike in northeast Jordan near the Syrian border, President Joe Biden said. He blamed Iran-backed militia groups for the first U.S. fatalities after months of strikes against American forces across the Middle East amid the Israel-Hamas war. U.S. officials identified Tower 22 as the site of the attack. (Planet Labs PBC via AP)

    Hoa Kỳ đang mon men tiến gần đến một cuộc chiến tranh lớn ở Trung Đông. Hôm 29 tháng Giêng,xảy ra một vụ tấn công bằng máy bay không người lái -drone- vào căn cứ của Mỹ ở Jordan làm chết ba lính Mỹ và làm 34 người khác bị thương. Một nhóm dân quân được sự yểm trợ của Iran đứng ra nhận trách nhiệm. Để trả đũa vụ tấn công vào căn cứ của Mỹ, Tổng thống Biden ra lệnh tung ra 85 trận oanh kích đánh vào nhiều địa điểm ở Iraq và Syria, và ông còn hứa sẽ tiếp tục oanh kích nhiều địa điểm khác nữa. Điều này khiến thế giới e ngại chiến tranh ở vùng Trung Đông có thể mở rộng, nổ lớn, không thể kiểm soát được. Liệu người Mỹ có sẵn sàng lâm chiến hay chưa? Câu trả lời là hoàn toàn chưa.

    Gác sang một bên tình cảm đặc biệt thân Do Thái của Hoa Kỳ, dư luận trong công chúng Mỹ cũng như giới lãnh đạo hiện nay đang chia rẽ trầm trọng về vấn đề chiến tranh ở vùng Trung Đông. Chiến tranh xảy ra không những sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế, làm hao mòn tài nguyên của Hoa Kỳ, chỉ đem lại lợi lạc cho Trung Cộng, và chiến tranh còn gây ra chia rẽ ở trong nước Mỹ, làm hại chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong nhiều năm sắp tới. Bây giờ là lúc mà chính quyền Biden phải tìm cách hạ nhiệt tình trạng căng thẳng hiện nay, và thúc đẩy Do Thái đi đến hòa bình.

    Từ những năm sau 1900, mỗi khi Hoa Kỳ can dự vào một cuộc chiến tranh quan trọng đều có những sự ủng hộ nhiệt tình của người dân trong nước, và trở thành một câu chuyện lớn cho cả nướca big story.. Theo các nhà nghiên cứu câu chuyện lớn đó đã đoàn kết dân chúng Mỹ thành một khối, toàn dân đồng lòng chiến đấu, và sẵn sàng chấp nhận phí tổn chiến tranh bằng mọi giá. Câu chuyện về mối nguy hiểm của việc của Soviet bành trướng, và phải tìm mọi cách ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản đem lại sự ủng hộ tích cực của dân chúng lúc ban đầu của cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Sang đến giai đoạn từ thập niên 2000’s đến thập niên 2010’s câu chuyện lớn của đất nước là do vụ nước Mỹ bị tấn công vào ngày 11 tháng Chín năm 2001, dân Mỹ ủng hộ chủ trương cần phải tìm đủ mọi cách đánh trả bọn khủng bố. Cuộc chiến tranh mệnh danh là “War On Terror” – hay Chiến tranh chống khủng bố- lúc ban đầu được sự ủng hộ nồng nhiệt để cho phép Hoa Kỳ đem quân can dự vào cuộc chiến ở Afghanistan (88% dân chúng ủng hộ vào năm 2001) và cuộc chiến ở Iraq (70% dân chúng ủng hộ vào năm 2003).

    Như vậy thử hỏi câu chuyện lớn của đất nước, hay chủ đề của cuộc chiến tranh, hay câu chuyện lớn hiện nay là gì? Chúng ta không tìm ra được câu chuyện lớn của đất nước- national big story– trong cuộc chiến tranh lần này. Cuộc chiến tranh chống khủng bố tàn lụi dần sau khi hai nhóm khủng bố Al-Qaeda và ISIS suy yếu kể từ thập niên 2010’s. . Đến năm 2019, hơn 59% dân chúng Mỹ cho rằng cuộc chiến ở Afghanistan “không còn đáng để nước Mỹ can dự vào”, và chỉ có 27% dân chúng Mỹ tin rằng tham gia chiến tranh ở ngoại quốc giúp cho Hoa Kỳ an ninh hơn. Tóm lại, khi chiến tranh hạ nhiệt, sự độc lập của Hoa Kỳ đối với năng lượng tăng lên, và nước Iran trở nên một mối đe dọa lớn thay vì chỉ là một cái gai nhỏ ở trong mắt mọi người. Hoa Kỳ hiện đang lâm vào tình trạng không có một mối ưu tư to lớn để đoàn kết đất nước khi can dự vào tình hình ở Trung Đông, nhất là nếu để xảy ra chiến tranh.

    Sự thiếu vắng của một câu chuyện lớn được thấy qua những cuộc tranh luận đang diễn ra về tình hình ở Trung Đông. Thăm dò dư luận cho biết 84% lo ngại Hoa Kỳ đang bị lôi kéo vào chiến tranh. Khoảng 65% dân Mỹ muốn có ngừng bắn trong cuộc chiến tranh của Do Thái ở dải Gaza, không phải bằng những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ. Nhiều nỗ lực của Tổng thống Biden hiệu triệu dân chúng Mỹ hãy ủng hộ cuộc chiến tranh của Do Thái đều không có hiệu quả. (Giống như nhiều vị Tổng thống trước đây đưa ra lời hiệu triệu khi không có một câu chuyện lớn, hay một đề tài của quốc gia.). Chỉ có 33% dân chúng Mỹ ủng hộ TT Biden trong việc đối phó với tình trạng khủng hoảng hiện nay.

    Sự phản đối phương cách đối phó của TT Biden với cuộc chiến tranh ở dải Gaza sẽ chỉ làm cho chiến tranh lan rộng thêm. Cử tri trẻ tuổi mạnh mẽ chống lại việc ông tiếp tục ủng hộ Do Thái bằng cách cung cấp vũ khí của Mỹ cho Do Thái ở dải Gaza. Cho đến nay, cuộc chiến ở đây đã giết chết ít nhất là 26,000 thường dân Palestine, đa số là trẻ em và phụ nữ. Nhóm Dân Chủ Cấp Tiến cũng lớn tiếng phản đối việc làm của chính phủ Mỹ. Nếu Hoa Kỳ khai mào một cuộc chiến tranh mới, chắc chắn sẽ bị dân chúng nguyền rủa không tiếc lời.

    Sự nguyền rủa, trách móc còn đến từ phía đảng Cộng Hòa.Đặc biệt, nhóm quốc gia cực đoan – nationalists- trong Đảng Cộng Hòa rất khó chịu đối với cuộc chiến tranh hiện nay. Gần đây ông Donald Trump than phiền rằng có quá nhiều cuộc dội bom ở vùng Trung Đông, và một số lãnh đạo trong phong trào MAGA đòi phải giảm bớt những hoạt động quân sự ở vùng Trung Đông. Tất cả những dấu hiệu trên khiến cho những người quyết định về chính sách chiến tranh của chính phủ phải khựng lại. Cuộc chiến nào không được lòng dân chắc chắn sẽ đưa đến nhiều chống đối của công chúng, họ chống lại chiến tranh vì quyền lợi của đất nước.

    Sự can dự trực tiếp của Hoa Kỳ vào chiến tranh ở Trung Đông sẽ là một điều đáng tiếc khủng khiếp vào lúc này. Bởi vì Hoa Thịnh Đốn cần phải đối phó nhậm lẹ đối với những thử thách, khó khăn lớn khác đang xảy ra ở Á Châu và Âu châu. Tổng thống Biden bắt buộc phải tìm mọi cách để hạ nhiệt. Ông sẽ không cho oanh tạc vào những nơi ở trong nội địa nước Iran. Nước này đã chối, phủ nhận không dính líu gì đến cuộc tấn công bằng phi cơ không người lái vào căn cứ Mỹ hôm 29 tháng Giêng. Ông cũng nên cứu xét lại việc oanh kích những nước được Iran đứng đằng sau yểm trợ như nhóm Houthi ở Yemen, và Hoa Kỳ nên trở về vị thế phòng thủ, chỉ bắn hạ những vụ tấn công xảy ra cho tàu chở hàng trên biển Hồng Hải. Chiến lược này diễn ra khá tốt, hiệu quả và không gây ra chết chóc hay thiệt hại lớn trước khi Hoa Kỳ oanh kích vào Yemen. Vì thế chiến lược này nên được tiếp tục sử dụng. Nói chung, khi đánh vào những địa điểm do Iran ngấm ngầm trợ giúp- còn gọi là chiến tranh ủy trị của Iran- chúng ta sẽ không gây nhiều thiệt hại cho khả năng của nước này, song sẽ làm tăng tính chất chính đáng của Iran. Việc Hoa Kỳ lùi bước, nhường nhịn sẽ giúp cho Hòa Kỳ không cần phải leo thang chiến tranh.

    Cùng lúc đó, chính quyền của Tổng thống Biden cũng nên giảm bớt việc truy lùng những địa điểm đồn trú của những nhóm vũ trang được Iran yểm trợ. Điều này có nghĩa là nên ép buộc, hay ra lệnh cho các tàu chở hàng mang lá cờ Hoa Kỳ giảm bớt việc đi qua Hồng Hải – Red Sea- để Hoa Kỳ không cần gửi thêm binh lính sang Jordan, Syria, hay Iraq bảo vệ an ninh cho những căn cứ ở trong vùng, xa nơi đang có chiến tranh giữa Do Thái và Hamas. Khi Hoa Kỳ thường xuyên oanh kích, hay phô trương sức mạnh sẽ càng khiến cho Hoa Kỳ phải lo bảo vệ binh lính của mình.

    Điều quan trọng hơn cả ở đây là Hoa Thịnh Đốn cần phải thúc đẩy Do Thái đến bàn hội nghị ngừng chiến ở dải Gaza. Cuộc chiến của Do Thái sẽ mau chóng trở thành cuộc chiến lớn trong vùng, và mâu thuẫn với quyền lợi của Hoa Kỳ. Cuộc đình chiến sẽ giúp hạ nhiệt tình trạng căng thẳng hiện nay, tranh được sự leo thang chiến tranh, giữ cho nước Mỹ không bị chia rẽ, nổ lớn thành những mâu thuẫn giữa chính phủ và dân chúng, đồng thời giúp cho Hoa Kỳ thực hiện chính sách đối ngoại ăn khớp với quyền lợi an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Đa số quyền lợi đó đang nằm ở bên ngoài vùng Trung Đông.

    Xin hãy điều chỉnh chính sách về Trung Đông trước khi quá trễ.

    Nguyễn Minh Tâm dịch theo báo TIME ngày 28/2/2024

    Ghi chú: Tác giả của bài báo này là Giáo sư William Waldorf dạy ở môn Chính Trị và Bang Giao Quốc Tế ở trường đại học Wake Forest University
Working...
X