Announcement

Collapse
No announcement yet.

Công an hay bất an?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Công an hay bất an?

    Công an Việt Nam đang chứng minh hùng hồn họ là một lực lượng gây mất trật tự công cộng.

    Lực lượng công an Việt Nam tiến vào rạp chiếu phim, kiểm tra độ tuổi khán giả lúc họ đang xem phim “Mai”

    Vụ công an ‘kiểm tra đột xuất’ độ tuổi của khán giả trong buổi chiếu phim 18+ tại rạp chiếu Cinestar, quận 1, TPHCM hôm 28/2, không có gì bất ngờ, nó chỉ gây thêm sự bất an.

    Toàn bộ khán giả của buổi chiếu phim này đã bị ‘lực lượng chức năng’ ngưng xem giữa chừng, xâm phạm thô bạo quyền được ‘mưu cầu hạnh phúc’ của họ.

    Nực cười là “lực lượng chức năng không phát hiện vi phạm nào” sau khi kiểm tra, theo Trang tin điện tử truyền hình Quốc hội Việt Nam.

    Lộng quyền

    Tờ Dân Trí nêu ý kiến Luật sư Quách Thành Lực theo điều 16 Luật Công an Nhân dân 2018, Công an có quyền, xin trích: “kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội…”

    Tuy nhiên, định nghĩa này khá mơ hồ, nó chỉ đề cập tới thẩm quyền chứ không nêu cách thức, mức độ can thiệp, đặc biệt là trường hợp cắt ngang buổi chiếu.

    Việc kiểm tra đột xuất chỉ nên áp dụng khi truy bắt tội phạm hình sự, mức độ phạm tội nghiêm trọng, ảnh hưởng đáng kể tới sự an toàn của người khác hoặc của cộng đồng, phải ngăn chặn ngay lập tức.

    Ngay cả khi có bằng chứng về khán giả dưới 18 tuổi trong buổi chiếu, công an cũng phải tôn trọng quyền của những khán giả khác được hưởng trọn vẹn quãng thời gian giải trí của họ.

    Hơn nữa, việc kiểm tra độ tuổi khán giả hoàn toàn có thể thực hiện trước hoặc sau khi chiếu bóng. Không thể chà đạp lợi ích của khán giả bằng biện minh là công an có quyền, mà không đếm xỉa quyền của dân.

    Pháp luật mơ hồ và phản ứng yếu ớt

    Luật sư Trần Vũ Hải đặt câu hỏi trên trang cá nhân của ông: “chưa thấy nhà rạp lẫn cơ quan chức năng cho hay “việc kiểm tra đột xuất này theo quy định cụ thể nào của văn bản pháp luật nào?”

    Vốn là một thanh tra văn hóa, ông Phạm Viết Đào cũng là một tiếng nói phản biện ở trong nước,nhận định vụ việc này là “hình sự hóa hoạt động văn hóa.”

    Nguyen Van Quang nêu kinh nghiệm của mình về lực lượng cảnh sát ở nước ngoài: “Xã hội nhân quyền thấp mới vậy. Bên Hàn mà vậy thì bọn công an nhục luôn. Và không có chuyện nó làm như vậy.”

    Peter Nagy cho rằng: “Công an là kiêu binh và là kẻ tích cực đào mồ chôn cộng sản độc đảng! Hãy xem gương ở Liên Xô, ở Rumani…”

    Ngoài đoạn video được ghi lại và đăng trên mạng xã hội, khán giả tại buổi chiếu không có dấu hiệu phản đối hành động vô văn hóa của công an, những người có nhiệm vụ bảo vệ an ninh nhưng lại gây xáo trộn.

    Một mặt công chúng thừa nhận sự can đảm của người quay và đăng tải video về vụ việc này. Mặt khác cần khích lệ hơn nữa sự phản kháng của người dân với những hành vi lộng quyền nhân viên công lực.

    Việc người dân Việt Nam nhận thức được quyền của mình và lên tiếng trước bất công xã hội là một quá trình còn dài và nguy hiểm đối với họ.

    Quá trình này cần được khích lệ liên tục và mạnh mẽ để người dân trong nước nhận thức được giá trị của tự do, dân chủ, những khái niệm còn bị nhiều người cho là không thiết thực bằng tiền.

    Người dân chỉ có thể thực sự được giải trí mà không bị căng thẳng, sợ hãi khi họ thực hành quyền của mình một cách đầy đủ, kể cả việc bỏ phiếu phế truất giới chức vi phạm hiến pháp và pháp luật.

    Nếu không có dân chủ và tự do, người dân có thể bị tước đoạt sự thoải mái, thư giãn hay hưng phấn bất kỳ lúc nào bởi sự lộng quyền của công an, như vụ việc đã xảy ra tại rạp chiếu bóng Cinestar vừa qua.

    Nguyễn Hà Hùng
    ThoiBao.de
Working...
X