Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mẹo ăn đồ ngọt vẫn không bị đường trong máu cao

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Mẹo ăn đồ ngọt vẫn không bị đường trong máu cao


    Đậu chickpea (hình), trứng luộc hay một ít loại hạt trước khi ăn đồ ngọt ngăn ngừa tình trạng đường trong máu tăng. Hình minh họa. Credit: Wikipedia.

    Ăn đồ ngọt quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe tí nào, đặc biệt là đối với những ai có cơ địa dễ bị đường trong máu, lâu dài sẽ thành bệnh. Vậy làm sao để ăn ngọt mà không tránh tình trạng trên?

    Hầu như ai cũng hảo ngọt, nhất là chị em phụ nữ, không chỉ “ngọt ngào” trong lời nói rót vào lỗ tai mà cả những món ngọt thỏa mãn bao tử.

    Tuy nhiên, ăn đồ ngọt quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe tí nào, đặc biệt là đối với những ai có cơ địa dễ bị đường trong máu, lâu dài sẽ thành bệnh. Vậy làm sao để ăn ngọt mà không tránh tình trạng trên?

    Theo trang mạng Well and Good, khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm có lượng glycemic cao (tức là lượng đường huyết cao), đường sẽ đi vào dòng máu trong người, làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, chuyển hóa nhanh thành năng lượng. Tuy nhiên, quá trình sẽ cũng sẽ nhanh chóng mất đi. “Khi lượng đường trong máu lên cao nhanh, nó sẽ xuống cũng mau và nhiều khi lại giảm đi nhiều so với mức bình thường,” bác sĩ Brigid Titgemeier ở trung tâm RDN cho biết. Sau một vài giờ, bộ não bắt đầu cảm thấy chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, và ngạc nhiên là cơ thể của bạn sẽ thèm ngọt rất nhiều.

    Nhưng nếu bạn cung cấp protein, triệu chứng thèm ngọt sẽ giảm đi nhiều và tác dụng phụ của việc đường lên cao sẽ biến mất. “Protein giúp làm chậm sự hấp thu đường trong máu, điều này sẽ làm giảm nguy cơ xấu cho sức khỏe,” bác sĩ Titgemeier giải thích.

    Một cuộc nghiên cứu vào năm 2017 của các nhà khoa học ở trường đại học Tufts University cho thấy, một miếng bánh mì trắng (là thực phẩm có chứa đường và tinh bột cao) ăn kèm với miếng thịt cá ngừ (là thực phẩm giàu protein), sẽ làm giảm sự gia tăng đường trong máu so với khi bạn ăn bánh mì trắng kèm với yến mạch (là thực phẩm có chất xơ), bơ (có chất béo) và ngũ cốc (có nhiều carbohydrate).

    Mặc dù khoa học chưa tìm ra câu trả lời tại sao protein có tác dụng điều chỉnh tốc độc đường trong máu, nhưng chúng ta biết rằng, protein thường sẽ tiêu hóa chậm, và điều này sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định. Ngoài ra, trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng phải bảo đảm rằng, cơ thể của mình nhận đầy đủ lượng protein trong chế độ ăn uống. Không chỉ đóng vai trò là một khối xây dựng cho các tế bào mô trong cơ thể, bao gồm cả cơ xương, protein còn tạo cảm giác no, khiến cơ thể không muốn thèm thuồng thêm đồ ăn khác nữa.

    Vì vậy, bạn nên cân nhắc việc bổ sung một số chất đạm để ngăn ngừa tình trạng đường trong máu tăng cao và chống lại sự thèm ngọt. Bạn có thể chọn loại đậu chickpea, trứng luộc hay một ít loại hạt để ăn kèm trước khi bạn ăn mấy miếng bánh quy bạn thèm thuồng bấy lâu nay. (K.D)
    Attached Files
Working...
X