Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tin nhắn kết nối các thành viên gia đình sống cùng nhà trong thời đại dịch

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tin nhắn kết nối các thành viên gia đình sống cùng nhà trong thời đại dịch



    Dù sống chung nhà, những tin nhắn vẫn 'kết nối yêu thương'. Hình minh họa. Credit: Malte Helmhold/Unsplash

    Công nghệ giúp các thành viên trong gia đình cảm thấy gần gũi nhau hơn ở giai đoạn khó khăn của đại dịch, khi mọi người phải sống cách biệt.

    Jane Cox Childress có cậu con trai tuổi teen. Thời kỳ đầu của đại dịch, cậu bé phải học online ở nhà. Nó đi học thì thôi, chứ con cái mà ở nhà thì hầu như bà mẹ nào cũng phải ngó mắt đến, xem nó ăn ngủ, học hành ra sao. Childress cũng vậy. Một hôm biết con đang ngồi học trong phòng, cô đem vào cho con một dĩa bánh quy, nói vừa học vừa ăn cho…đỡ buồn ngủ. Vừa bước chân ra, Childress nhận được tin nhắn, từ cậu con. Cháu nhắn cho mẹ: “Mẹ ơi, mẹ đừng mang gì cho con khi con đang học, có được không?”

    Trên CNN, Childress cho biết, cô “nhanh chóng học được cách tôn trọng hơn khi con đang ở trong lớp.” Từ sau cái hôm ấy, hai mẹ con bắt đầu dùng điện thoại để trao đổi qua lại bằng những dòng tin nhắn. Họ nhắn tin thường xuyên hơn nhất là khi cả hai đều phải đang làm việc hoặc học hành từ xa. “Ăn trưa chưa con ơi?” “Con đã xong lớp cuối chưa? ”…kèm theo đó là biểu tượng hình trái tim thể hiện tình yêu thương.

    Childress rất vui, vì cứ nhắn xong là con trả lời liền. Qua những tin nhắn trao đổi với con, cô cảm thấy gần gũi với cu cậu, hơn là trước đây, khi con học ở trường, lắm khi hai mẹ con chỉ nói với nhau vài câu vào buổi sáng, hoặc buổi tối, trước khi cả hai…phòng ai nấy về.

    Cũng đã có nhiều bài báo viết về cách công nghệ cho phép mọi người cảm thấy gần gũi hơn khi không được gặp nhau trực tiếp thường xuyên. Nhưng nhiều người cũng nhận thấy rằng, nhắn tin và các công cụ trò chuyện khác cũng tạo ra một khoảng cách rất cần thiết giữa những người thân yêu ngay cả khi họ sống chung dưới một mái nhà. Các nhà tâm lý học cho biết, tin nhắn mang đến cho mọi người cơ hội sống chậm lại, phản xạ và nói những gì họ muốn nói mà không bị bộp chộp, lỡ lời.

    Anne Le, cư dân ở Orange County, kể lúc mẹ cô bị nhiễm COVID-19 phải tự cách ly trong phòng bà, nhiều lúc cô rất giận vì “nấu gì mẹ cũng chê bôi” “nói gì mẹ cũng gắt gỏng”. Lắm lúc bực bội, cô định nhắn tin cho mẹ: “Hôm nay con sẽ không nấu nướng gì nữa, cho mẹ đói luôn!.” Nhưng khi biết những bệnh nhân COVID-19 hầu như không thiết ăn, thiết uống, người mỏi mệt, khó chịu, Anne gặt bỏ ngay ý định gửi cho mẹ câu nói vô lễ ấy nữa. Thay vào đó, cô nhắn: “Mom, hôm nay con sẽ làm một món mẹ thích, đó là bún thịt nướng. Mẹ ráng ăn cho mau khỏe nhe!” Nhắn xong, Anne chạy ù ra nhà hàng Huế, vì cô đâu có biết nấu!

    Đối với Brooke Sanchez, một chủ doanh nghiệp nhỏ đến từ San Diego và là mẹ của ba đứa con, thường sử dụng tin nhắn để liên lạc với chồng mình, người làm việc từ xa trong một phòng khác: “Đó là cách liên lạc dễ dàng và nhanh nhất,” cô nói.
    Những tin nhắn động viên tinh thần nhau, dù đang sống cùng nhau dưới một mái nhà. Hình minh họa.
    Brittany Burroughs, một nhân viên chính phủ làm việc về giáo dục tài chính cho các cộng đồng thu nhập thấp, nói cô nhắn tin cho chồng khoảng…bảy lần trong ngày, dù cả hai đều đang ở nhà. Burroughs làm việc ở tầng dưới, còn chồng cô thì ở tầng trên. Sau mỗi lúc phải tập trung cho công việc, đến giờ nghỉ, nhớ đến chồng, ngại khi ấy anh đang phải viết lách gì đó, cô bèn gửi cho chồng những tấm hình hài hước mà cô lượm lặt trên mạng. “Đôi khi anh ấy trả lời ngay nếu không đang tham gia cuộc họp trực tuyến nào. Nhưng có khi anh không nhắn lại, mà chờ tới lúc xuống bếp ăn trưa, mới lôi mấy cái hình tếu tếu ấy ra bàn luận,” Burroughs nói. “Tin nhắn qua phone tạo nên hứng thú cho cuộc sống gia đình chúng tôi, trong giai đoạn khó khăn này.”

    Elias Aboujaoude, giáo sư tâm thần học tại Đại học Stanford, cho biết: “Bạn có thể chọn để đọc ngay hoặc không, và bạn có thể chọn trả lời ngay lập tức hoặc đợi cho đến khi gặp người nhắn tin cho mình, trong bếp, hoặc ngoài sân. Thực ra nhắn tin cho người sống cùng nhà có vẻ ít căng thẳng hơn. Mọi người cũng có thể dùng cách này, sau đại dịch.”

    Khi đại dịch kéo dài, màn hình và các công cụ liên lạc qua công nghệ được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Cho dù đó là Zoom, FaceTime, các ứng dụng trò chuyện như Slack hay văn bản và tin nhắn thoại không thể thay thế tương tác trực tiếp, nhưng nó cũng có thể tạo ra cảm giác gần gũi hơn với ai đó, ngay cả khi bạn chỉ cách nhau một phòng.

    “Mẹ con tôi vẫn sống cùng nhau, nhưng không gặp nhau thường xuyên vì thời gian làm việc của tôi và giờ học của cháu khác nhau. Chúng tôi nhắn tin cho nhau để giữ kết nối”, Childress nói về cách cô liên lạc với con trai trong thời đại dịch. “Tuy vậy, tin nhắn không làm tình cảm mẹ con tôi bị lạnh nhạt, thậm chí có lúc tin nhắn của con làm tôi…ấm lòng, tỉ như: “Mẹ ơi, mẹ làm cho con một chiếc bánh mì kẹp phô mai nướng nhe. Con cám ơn mẹ nhìu nhìu…Hihi”
    Attached Files
Working...
X