Announcement

Collapse
No announcement yet.

Những tai hại khi dùng nước rửa chén sai mục đích

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Những tai hại khi dùng nước rửa chén sai mục đích


    Cẩn thận khi dùng nước rửa chén. Hình minh họa. Credit: Tina-Downson/Unsplash.

    Nước rửa chén là chất tẩy rửa nhưng dễ gây độc hại cho con người, nếu không biết cách sử dụng đúng mục đích. Bạn đã mắc phải những lỗi dưới đây bao giờ chưa?

    Kết quả một cuộc khảo sát trên The Health, cho thấy, có nhiều sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải khi sử dụng nước rửa chén, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể và làm ô nhiễm môi trường.

    Trộn chung với nước tẩy

    Khi trộn chung nước rửa chén với các chất tẩy rửa, nó có thể biến thành chất độc, trừ khi bạn là nhà hóa học và bạn hiểu những điều mình đang làm. Còn không thì bạn đừng bao giờ hòa chung nước rửa chén với chất tẩy, chất ammonia và các loại tẩy rửa khác.

    Dùng để rửa chảo gang

    Một số người nghĩ rằng rửa chảo gang bằng nước rửa chén là chuyện bình thường, nhưng điều này là hoàn toàn sai. Thay vào đó, bạn nên đun chảo gang nóng lên, sau đó dùng dầu và muối để rửa.

    Dùng trong máy rửa chén

    Bạn có từng bỏ nước rửa chén vào máy rửa chén để rửa mà không phải dùng bột nén riêng dành cho máy rửa chén? Nếu có thì bạn đừng làm như vậy nữa nhé, vì công thức của hai sản phẩm nước rửa chén và bột nén rửa dùng trong máy rửa là hoàn toàn khác nhau. Thành phần trong nước rửa chén làm hư hại máy móc, thậm chí còn có thể làm bong tróc galore trong máy.

    Dùng để rửa xe

    Dùng nước rửa chén để rửa xe sẽ khiến lớp sơn của xe bị bong tróc và bị phai màu nhanh chóng. Vì vậy, khi rửa xe, bạn phải dùng chất rửa đặc biệt dành riêng cho xe chứ lấy đại nước rửa chén đem ra rửa xe nữa.
    Đừng lấy nước rửa chén đem ra rửa xe. Hình minh họa. Credit: Enk Mclean/Unsplash.
    Đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén đĩa

    Việc này có thể khiến hóa chất từ nước rửa chén sót lại trên bề mặt chén, đĩa, dụng cụ nấu bếp, không thể sạch hết mặc dù được tráng lại nhiều lần. Khi những đồ dùng này được dùng để đựng đồ ăn cho lần sử dụng sau, lượng hóa chất ấy sẽ dính vào thức ăn và đi vào cơ thể người, tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh.

    Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa

    Một số bà nội trợ bận rộn thường viện lý do “không có thời gian” nên khi rửa chén thường chỉ tráng qua loa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được. Tuy nhiên bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua. Do đó, bạn cần rửa dưới vòi nước thật kỹ, trước khi cho chén dĩa “rủ nhau đi nằm”.

    Ngâm bát đũa trong nước rửa chén quá lâu

    Nhiều người nghĩ rằng những vết bẩn bám lâu trên bát đũa sẽ được làm sạch dễ dàng nếu chúng được ngâm lâu trong nước rửa chén. Thế nhưng điều này sẽ khiến những hóa chất từ dung dịch tẩy rửa dễ dàng ngấm vào chén đĩa hơn. Đặc biệt là với những đồ dùng có chất liệu như tre, gỗ, khi đã thấm hóa chất sẽ không thể tẩy sạch được, dẫn đến nguy cơ tích tụ những chất độc hại gây bệnh cho cơ thể cao hơn rất nhiều.
    Bát sạch ngon cơm. Hình minh họa. Credit: Nathan Dumlao/Unsplash.
    Sử dụng quá nhiều nước rửa chén

    Với những loại chén dĩa bẩn hoặc dính quá nhiều dầu mỡ, nhiều người thường lấy lượng nước rửa chén thật nhiều để rửa cho sạch. Mặc dù điều này giúp bát dĩa sẽ sạch vết bẩn hơn nhưng lượng hoá chất sót lại thì vẫn còn và rất khó để loại bỏ hết. Vì thế nếu dùng nhiều nước rửa chén, cần chú ý tráng thật kỹ lượng với nước sạch hoặc tốt hơn hết là nước nóng để có thể loại bỏ được hết lượng hóa chất bám trên bát đĩa. Đây được coi là sai lầm khi rửa chén khá phổ biến ở nhiều gia đình.

    Dùng nước rửa chén cho những dụng cụ sứt mẻ

    Vết sứt mẻ chính là nơi dễ dàng bị nhiễm những hóa chất, nhất khi rửa. Những chất này sẽ không thể trôi đi hết, kể cả khi chúng ta đã tráng rất kỹ lưỡng, sau đó chúng sẽ đi vào cơ thể khi sử dụng. Vì thế, không nên dùng nước rửa chén với các loại bát dĩa không còn lành lặn này. Tốt nhất, thay luôn loại mới, bởi “bát sạch ngon cơm”. (Đ.T.)
    Attached Files
Working...
X