Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Bằng cách nào Trung Cộng lấy được những bí mật kỹ thuật của Mỹ (phần 3)

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Bằng cách nào Trung Cộng lấy được những bí mật kỹ thuật của Mỹ (phần 3)

    8/17/20
    Click image for larger version  Name:	mail?url=http%3A%2F%2Fpppre.s3.amazonaws.com%2F371d4940d912fc92%2Fb%2Fceed919de0214023bab0f7b2b8c98415.jpg&t=1597630340&ymreqid=add05339-c98b-01a3-1c05-6b05ff01a000&sig=EmwmNiT.nW9avDLthuUBZg--~D.jpg Views:	0 Size:	25.4 KB ID:	2175
    Năm 2009, vụ án liên quan đến ông Chung được đem ra xét xử. Chánh án kỳ này cũng chính là thẩm phán Cormac J. Carney, người từng xử Chi Mak trước đây. Trong phần lấy lời khai, chuyên viên tình báo FBI, Ronald Guerin, trình bầy kỹ thuật ngành tình báo Trung quốc tuyển người làm gián điệp cho họ. Ông Guerin phân tích: “Tình báo Trung quốc cố tình khai thác khía cạnh Trung Hoa nơi người làm mật báo viên. Họ dụ dỗ những người này bảo rằng họ cứ chịu khó làm gián điệp cho Trung quốc đi, nó chẳng hại gì Hoa Kỳ cả, chỉ giúp cho Trung quốc thôi.”., “Bạn chỉ cần vỗ vai người Hoa, và bảo anh ta rằng anh cần giúp đỡ cho Quê Mẹ, cho đất nước của anh.. Và sau đó, anh cho người mật báo bằng khen, bằng tưởng lục…, hay cho người ấy một số tiền.”. Trong trường hợp của ông Chung, rõ rệt là ngành tình báo Trung quốc đã dùng nghệ thuật ngon ngọt nói nịnh ông Chung, và đem lại hiệu quả tốt. Việc truy tố ông Chung không hề có bằng cớ về số tiền trao đổi để lấy tin tức.

    Phe bào chữa cho ông Chung lý luận rằng quả thực ông Chung đã làm một số việc “ngu dại trong quá khứ”, nhưng từ chối không nhận tội chia sẻ tin tức mật. Ông ta chỉ là một kẻ tàng trữ tin tức vào hàng tép riu. Ngay lập tức, ông Greg Staples, công tố viên trưởng, phản bác liền: “Hắn không phải là loại tép riu. Hắn là tên tàng trữ tin tức khổng lồ, ghê gớm, và đáng sợ.”

    Ông Chung trở thành người Mỹ đầu tiên bị kết tội làm gián điệp kinh tế. Ông bị kết án 15 năm 9 tháng tù. Từ sau vụ này, còn có bốn người khác bị công tố viên liên bang truy tố về tội làm gián điệp kinh tế. Tổng cộng có năm người bị kết án với tội danh này.

    Sau này, ông Moberley kể cho biết trong thời gian vụ xử tiếp diễn, có lần ông Chung xác nhận ông trao tài liệu mật, và được nhận tiền thưởng. Để bảo vệ bí mật cho cơ quan FBI, ông Chung không dám công khai nói trước toà về trường hợp ông được trả tiền. Những lời cáo buộc trùng hợp với nội dung lá thư mà Gu Wei Hao viết cho ông Chung, hứa sẽ trả bằng tiền mặt cho ông Chung. Ngoài ra, trương mục ngân hàng của ông Chung tương đối không có nhiều tiền, và đồng lương của ông ở Rockwell không quá lớn, khoảng $60,000 một năm. Vậy mà không hiểu nhờ đâu mà ông Chung có thể làm chủ một garage sửa xe, một chung cư ba căn apartment cho thuê, và làm chủ hai căn nhà cùng một lúc. Ông Moberly vẫn nói với tôi rằng: “Tôi không bao giờ tin ông Chung làm chuyện này để lấy tiền.”. Rất có thể chính quyền Trung quốc cho ông Chung vài chục ngàn như là một số tiền tưởng thưởng, khích lệ mà thôi.

    ÔNG CHUNG KHÔNG BAO GIỜ CHO PHÉP TÔI VÀO THĂM ÔNG TRONG NHÀ TÙ, nhưng bà Ling thì miễn cưỡng trả lời điện thoại của tôi. Bà không bị truy tố về tội hình. Một buổi chiều, tôi đậu xe ở cuối đường Grovewood Lane, đi bộ lại căn nhà ông bà Chung có cổng sắt. Chuông bấm ở cổng đầy máng nhện bám, ám chỉ rất hiếm khi họ có khách đến nhà. Sân cỏ trước nhà mọc đầy cỏ dại, cái xe cút kít để hốt lá cây khô, nằm chỏng gọng ở một góc, không có ai dùng đến nó từ nhiều năm nay.

    Khi tôi bấm chuông cửa, bà Ling Chung bước ra, dơ tay vẫy từ bực thềm trước nhà. Bà mặc bộ quần áo ở nhà mầu xanh lá cây, tóc bà bơ phờ, không trang điểm. Bà mời tôi ngồi ở ghế sa lông mầu trắng trong phòng khách. Nắng chiều lọt vào khe cửa làm loé lên vài đường nắng sáng trên nền thảm.

    Bà Ling rót ra một ly nước, mời tôi, và ngồi đối diện với tôi. Với nụ cười chán nản trên môi, bà kể cho tôi kỷ niệm hồi hai vợ chồng bà xin vào quốc tịch Mỹ. Trong mục câu hỏi “Liệu ông có sẵn sàng cầm súng bảo vệ Hoa Kỳ hay không?”. Ông Chung bỏ trống, không trả lời. Người phỏng vấn hỏi ông Chung: “Ông có sẵn sàng chiến đấu chống lại Trung quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh hay không?”. Bà Ling nhớ rõ câu trả lời của ông Chung là: “Nếu việc này xảy ra, tôi sẽ lấy khẩu súng tự bắn vào mình trước.”.

    Chúng tôi bước bên nhau, đi từ phòng khách sang xưởng vẽ của bà. Phòng vẽ tranh trông ra sân trước. Một bức tranh trừu tượng khổ lớn đang để trên nền nhà, tưạ vào tường. Bà Ling nói với tôi rằng từ nhiều năm nay, bà tiếp tục vẽ tranh. Bà chỉ tay về phía một bức tranh trông như thập tự giá mầu violet, trên một chân trời tím. Bà nói tựa đề bức tranh này là “45436-112”. Đó là con số tù của chồng bà đang đeo khi thụ án tại một nhà tù liên bang, không bị kiểm soát chặt chẽ. Nhà tù này ở thành phố Butner, tiểu bang North Carolina. Vài tháng bà đi thăm ông một lần.

    Nước mắt ứa trên khoé mắt của bà. Bà tâm sự với tôi: “Ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau, là chúng tôi quyết định sẽ lấy nhau. Vợ chồng chúng tôi sống rất hoà thuận, hạnh phúc. Ngay cả khi chúng tôi trên 60, bạn bè thường nói chúng tôi trông như cặp tình nhân ở thuở sinh viên.”. Khi ông Chung còn làm cho hãng Boeing, thỉnh thoảng ông ngủ trưa trong hãng, ông choàng tỉnh dậy vì nằm mơ thấy bà Ling đứng cạnh hát cho ông nghe. Ông hay cằn nhằn: “Tôi đã nói với bà nhiều lần, đừng đứng cạnh tôi mà hát, tôi ngủ không được.”. Trong đầu ông lúc nào cũng nghĩ rằng tôi đang hát.

    Tôi hỏi bà Ling liệu ông Chung có thuỷ chung với nước Trung Hoa nhiều như ông chung thủy với bà? Phải chăng các quan chức Trung quốc đã lợi dụng tấm lòng chung thủy của ông Chung? Bà lặng thinh, không trả lời. Tôi hỏi thêm theo bà nghĩ ông Chung có vô tội không?. Bà nói: “Tôi không thể trả lời câu hỏi này được.”
    Bà cho rằng các công tố viên đã suy nghĩ nông cạn, khi tìm hiểu động lực nào đã khiến ông Chung làm chuyện này. Theo bà: “Những công tố viên này chỉ nghĩ một cách phiến diện, lướt qua trên bề mặt của vấn đề.”. Sau đó, bà phân tích kỹ hơn cho tôi nghe: Chủ đích của ông Chung là giúp Trung quốc, và không có ý định làm hại Hoa Kỳ. Bà nói thêm: “Khi ông kết bạn với một người, người ấy nhờ ông giúp đỡ, nếu ông là kỹ sư, hay hoạ sĩ. Ông biết gì thì giúp bạn ông trong khả năng của mình. Chỉ có thế thôi.”

    Trước khi ra về, bà Ling cho tôi xem một tấm giấy dài, dán trên tường, ngay cửa bước vào phòng vẽ tranh. Trên tấm giấy viết những hàng chữa Tầu rất đẹp: Đó là một số điều người Phật Tử nên làm. Chính ông Chung đã chép tay những điều này cho bà Ling. Tôi thắc mắc không hiểu những điều Đức Phật dạy có giúp gì cho ông Chung trong việc giải quyết xung đột giữa hai chọn lựa ông nên trung thành với Hoa Kỳ hay với Trung quốc. Tôi hỏi bà Ling xem bà có thể cùng một lúc duy trì thái độ của hai con người, với hai quốc tịch. Mắt bà sáng hẳn lên, bà nói: “Tôi là một người Hoa, Tôi cũng là một người Mỹ. Điều này thật là đẹp. Việc gì cứ phải biến nó thành hai thực thể kình chống nhau?”.

    Bài phóng sự điều tra của Yudhijist Bhattacharjee trên The New Yorker 5/5/14


    Nguyễn Minh Tâm dịch















  • Font Size
    #2
    nếu vậy thì xin hỏi làm sao truớc đây mỹ là thằng có bom nguyên tử đầu tiên .. làm sao thằng liên xô thời đó cũng có đuợc sau đó ?

    bằng cách nào thì dễ ợt .. thí dụ mấy thằng mê tiền mê gái như lão chump thì mọi chuyện đều qua mặt dể dàng mà phải không.

    Comment


    • Font Size
      #3
      Những kẻ làm lỗi lúc nào cũng có lý do để đổ thừa.

      Comment

      Working...
      X