Announcement

Collapse
No announcement yet.

10 phim Á Châu có cơ hội đoạt giải Oscar 2021

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    10 phim Á Châu có cơ hội đoạt giải Oscar 2021

    WESTMINSTER, California (NV) – Năm ngoái, “Parasite” của Nam Hàn làm nên lịch sử khi trở thành phim nước ngoài đầu tiên đoạt giải phim hay nhất tại lễ trao giải Oscar. Bộ phim vừa bi vừa hài của đạo diễn Bong Joon Ho thắng tổng cộng bốn giải, gồm phim quốc tế hay nhất.

    Mặc dù có lẽ còn lâu bất kỳ phim Á Châu nào thành công như “Parasite,” năm nay, vùng này gửi 27 tác phẩm tranh giải phim quốc tế hay nhất, trong đó gồm phim của những đạo diễn nổi tiếng thế giới như Naomi Kawase (Nhật) và Trần Khả Tân (Peter Chan Ho Sun, Trung Quốc).
    “Asia” thắng lớn tại lễ trao giải phim Israel, đoạt tổng cộng chín giải. (Hình: jns.org)Xem Thêm

    Đến nay, phim Á Châu từng 12 lần đoạt giải phim nước ngoài hay nhất, trong đó Nhật thắng bốn lần.

    Tuần trước, ban tổ chức Oscar loan báo sẽ nâng số lượng phim tranh giải này từ 10 lên 15. Trước khi họ chính thức công bố danh sách vào ngày 9 Tháng Hai, chúng ta cùng điểm qua một số phim Á Châu có cơ hội lọt vào danh sách và cuối cùng giành giải Oscar vào ngày 25 Tháng Tư.

    Asia (Israel)

    Đây là phim đầu tiên của đạo diễn kiêm người viết kịch bản Ruthy Pribar. Diễn viên Alena Yiv đóng vai bà mẹ đơn thân trẻ người Nga khó nhọc nuôi cô con gái bất trị, nhưng bệnh nặng sắp chết, ở Jerusalem.

    “Asia” thắng lớn tại lễ trao giải phim Israel, đoạt tổng cộng chín giải, gồm phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, và nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, có lẽ đủ để ban giám khảo Oscar ít nhất phải bỏ thời gian ra xem.

    Phim Israel từng 10 lần được đề cử nhận giải Oscar, nhưng đến nay vẫn chưa thắng lần nào.

    Better Days (Hồng Kông)
    “Better Days” đoạt tám giải tại lễ trao giải phim Hồng Kông, trong đó có giải phim hay nhất. (Hình: asiasociety.org)
    Hồng Kông từng hai lần được đề cử nhận giải Oscar, cho phim “Raise the Red Lantern” của Trương Nghệ Mưu và “Farewell My Concubine” của Trần Khải Ca. Cả hai phim đều dùng tiếng Quan Thoại và cả hai đạo diễn đều là người Trung Quốc đại lục.

    “Better Days” do đạo diễn Hồng Kông chính gốc Tăng Quốc Cường (Derek Tsang) thực hiện, kể về nạn bắt nạt ở trường học và áp lực thi cử. Tuy nhiên, phim được quay ở Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc, hai diễn viên chính là người đại lục, và cũng dùng tiếng Quan Thoại.

    “Better Days” đoạt tám giải tại lễ trao giải phim Hồng Kông, trong đó có giải phim hay nhất.

    Broken Keys (Lebanon)
    Chủ đề chính của “Broken Keys” là chống nạn cực đoan bằng âm nhạc. (Hình: Columbia University School of The Arts)
    Trước đây, phim Trung Đông được đánh giá cao trong thể loại phim nước ngoài hay nhất, và câu chuyện của đạo diễn Jimmy Keyrouz được hy vọng sẽ thành công. Phim kể về chàng nghệ sĩ dương cầm bỏ chạy khỏi một cộng đồng cấm hoạt động âm nhạc.

    Từng được chọn chiếu mở màn Liên Hoan Phim Cannes, “Broken Keys” tạo sự cân bằng hoàn hảo giữa tình hình chính trị toàn cầu căng thẳng với nỗ lực vượt khó đáng nể của con người. Hình ảnh cây đàn dương cầm bị nhóm Nhà Nước Hồi Giáo (IS) cho nổ tung, lập tức gây ấn tượng khó phai với khán giả. Và chủ đề chính của phim là chống nạn cực đoan bằng âm nhạc chắc chắn làm lay động ban giám khảo Oscar.

    Jallikattu (Ấn Độ)
    Jallikattu” kể về một cộng đồng miền quê hẻo lánh hợp sức bắt con bò chạy trốn. (Hình: YouTube Friday Film House)
    Có lẽ khó khăn lớn nhất của đạo diễn Lijo Jose Pellissery là thuyết phục ban giám khảo Oscar rằng “Jallikattu” không giống bất kỳ phim Ấn Độ nào mà họ từng xem. Không dính líu đến vẻ hào nhoáng của Bollywood, phim kể về một cộng đồng miền quê hẻo lánh hợp sức bắt con bò chạy trốn.

    Đêm đến, với ánh sáng lờ mờ từ vài ngọn đuốc, khu rừng rậm chuyển thành nơi đáng sợ, sẵn sàng xảy ra tình trạng giẫm đạp đẫm máu bất kỳ lúc nào.

    Cách đạo diễn Pellissery miêu tả tâm lý đám đông giàu âm thanh và hình ảnh đem đến cho khán giả cảm giác hồi hộp độc đáo.

    Leap (Trung Quốc)
    Củng Lợi đóng vai huấn luyện viên đội tuyển bóng chuyền Trung Quốc trong “Leap.” (Hình: YouTube Ekdo Films Ltd.)
    Bộ phim về thể thao của đạo diễn Trần Khả Tân mang ý nghĩa rộng hơn, chứ không chỉ nói về những màn thi đấu gay cấn.

    Danh tiếng của tài tử Củng Lợi, cũng như đội tuyển bóng chuyền nữ Olympic 2016 của Trung Quốc, có lẽ đủ thu hút khán giả.

    Sức hấp dẫn của “Leap” là ở cách miêu tả một quốc gia đang thay đổi, từ gã khổng lồ mới lên vào những năm 1980 đến cường quốc thế giới ngày nay.

    Lunana: A Yak in the Classroom (Bhutan)
    “Lunana: A Yak in the Classroom” là phim đầu tiên Bhutan gửi đi tranh giải Oscar trong hơn 20 năm nay. (Hình: tricycle.org)
    Đây là phim đầu tiên Bhutan gửi đi dự Oscar trong hơn 20 năm nay. Mặc dù chắc chắn ít cơ hội hơn, tác phẩm của đạo diễn Pawo Choyning Dorji thời gian qua được trình chiếu tại liên hoan phim ở London, Vancouver và Busan, trước khi giành hai giải do khán giả bình chọn tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Palm Springs.

    “Lunana: A Yak in the Classroom” kể về một thầy giáo trẻ được điều đến “ngôi trường hẻo lánh nhất thế giới” trên dải núi Himalaya, ngoài ý muốn của anh. Những tình huống khôi hài do sinh sống ở nơi xa lạ, những cảnh đẹp thiên nhiên mê hồn của Bhutan, và câu chuyện về một nền văn hóa sắp biến mất có lẽ sẽ khiến khán giả nóng lòng muốn xem phim.

    The Man Standing Next (Nam Hàn)
    Tài tử Lee Byung Hun đóng vai cựu Tổng Thống Park Chung Hee trong “The Man Standing Next.” (Hình: koreanfilm.org)
    Sau “Parasite,” mọi sự chú ý đang hướng về Nam Hàn để xem họ có thể lặp lại thành công vang dội như năm ngoái hay không. Lee Byung Hun, tài tử Nam Hàn nổi tiếng thế giới, đóng vai chính trong bộ phim nói về vụ ám sát Tổng Thống Park Chung Hee năm 1979.

    Trong lúc bối cảnh chuyển từ Seoul sang Washington đến Paris, đạo diễn Woo Min Ho gia tăng bầu không khí căng thẳng thời Chiến Tranh Lạnh. Tuy nhiên, “The Man Standing Next” không đạt đến mức gây cấn như “The President’s Last Bang” (2005), bộ phim đề cập cùng sự kiện đó.

    A Sun (Đài Loan)
    “A Sun” có nhịp độ chậm chạp, nhưng nội dung sâu sắc, cảm động. (Hình: commonsensemedia.org)
    Khác xa “Crouching Tiger, Hidden Dradon” của đạo diễn Lý An, phim duy nhất của Đài Loan đoạt giải Oscar trước đây, bộ phim của đạo diễn Chung Mong Hong là bi kịch gia đình xoay quanh một người cha và con trai bị khó khăn vây quanh.

    Nhịp độ phim chậm chạp của “A Sun” có lẽ khiến một số người không thích, nhưng nếu cố gắng nhìn sâu vào nội dung, khán giả sẽ tìm thấy câu chuyện cảm động về tương lai không chắc chắn của quốc đảo nhỏ bé này qua lăng kính của một gia đình duy nhất. Phim đoạt năm giải Kim Mã của Đài Loan, gồm phim hay nhất và đạo diễn xuất sắc nhất.

    The Sun (Iran)
    “The Sun” đoạt ba giải tại Liên Hoan Phim Venice năm ngoái. (Hình: dmovies.org)
    “The Sun” (còn có tên “Sun Children”) là bộ phim thứ sáu của đạo diễn Majid Majidi được chọn gửi đi tranh giải Oscar. “Children of Heaven” (1998) của ông từng nhận được đề cử.

    Trong 10 năm qua, phim Iran đoạt hai giải Oscar, cho hai bộ phim của đạo diễn Asghar Farhadi là “A Separation” và “The Salesman.” Do đó, bất kỳ phim nào của nước này được gửi đến Oscar cũng đáng quan tâm. Hơn nữa, “The Sun” từng đoạt ba giải tại Liên Hoan Phim Venice năm ngoái.

    True Mothers (Nhật)
    “True Mothers” nói về vấn đề phổ biến khắp nơi: Con nuôi. (Hình: 43.monstra.org)
    Naomi Kawase là đạo diễn rất được yêu thích ở Liên Hoan Phim Cannes, nhưng đây là lần đầu tiên phim của bà được chọn gửi đi tranh giải Oscar. “True Mothers” nói về vấn đề phổ biến khắp nơi: Con nuôi. Hai diễn viên chính Hiromi Nagasaku và Aju Makita được giới phê bình khen ngợi nhiều.

    Những chi tiết đó, cộng với danh tiếng của Kawase cũng như việc Nhật là quốc gia Á Châu đoạt nhiều giải Oscar nhất, giúp “True Mothers” có nhiều cơ hội lọt vào vòng tranh giải cuối cùng. (Thanh Long) [qd]
    Attached Files
Working...
X