Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Chuyện tình vaccine

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Chuyện tình vaccine


    Hình minh họa. Credit: MU Health Care
    ROD NORDLAND (*)
    Tôi đã dành cả cuộc đời của mình cho các cuộc chiến tranh, nhưng trận chiến này diễn ra ngay ở quê nhà – cuộc chiến chống lại COVID-19.


    Tôi thường không khóc trước công chúng, nhưng hôm thứ Bảy, ngày 16 tháng Giêng, là một ngoại lệ. Đó là ngày tôi đang được chích vaccine ngừa COVID-19. Thấy mắt mũi tôi chèm nhẹp, một bác sĩ – mà tôi đọc được tên của cô ấy là Burke – chạy tới hỏi xem tôi có ổn không. Vẫn trong cơn xúc động, tôi nói với cô ấy là tôi không sao. Cô bác sĩ trả lời: “Vâng, hôm nay cũng có nhiều người khóc như ông đó,”
    Khắp nơi là chiến trường


    Tôi đã dành gần hết 50 năm làm báo với tư cách là một phóng viên chiến trường; khi đại dịch xảy ra, tôi lại quen với một thuật ngữ quen thuộc – chiến đấu với COVID-19. Đây là một thế chiến, vì các quốc gia trên thế giới đều bị biến thành chiến trường.

    Tôi biết nhiều người không thắng nổi trận chiến này. Điều đó làm cho đại dịch trở nên rất khác so với các cuộc chiến mà tôi từng tham gia, kể từ cuộc chiến tranh ở Campuchia vào năm 1979. Nhưng trong các cuộc chiến khác, tôi đều ra đi và trở về. Tất nhiên, đó không phải là một lựa chọn trong đại dịch này, khi các “chiến tuyến” ở khắp mọi nơi, và gần như ai cũng đều phải chiến đấu.

    Là người đã dành phần lớn sự nghiệp của mình ở ngoại quốc, tôi thấy năm vừa qua đặc biệt là một năm khó chịu. Tôi cảm thấy xa lạ ngay chính quê hương mình. Chưa bao giờ tôi cảm thấy bị cô lập và đơn độc như thế!

    Những tuần lễ phải cách ly, đám cưới, đám tang cô quạnh; không có bữa tiệc BBQ nào trong Ngày Lao Động. Còn những buổi lễ tốt nghiệp, tiệc sinh nhật dù đơn giản đến mấy cũng…quên đi. Tôi đã không gặp ba đứa con của mình, tất cả đều sống ở châu Âu. Lễ Tạ Ơn, thông thường chúng tôi tụ tập tới 30 hoặc 40 thành viên trong gia đình, nhưng năm nay bị giới hạn.

    Ôi, còn Giáng Sinh mà bị hủy nữa thì, đối với tôi, thật là tồi tệ. Em gái tôi – Darlene, thường tổ chức sự kiện này, và cô ấy luôn chuẩn bị cho bữa đại tiệc cho 50 người. Tất nhiên, năm nay tôi không được mời. Tôi rất đau lòng vì điều đó, cho đến khi tôi nhanh chóng nhận ra rằng nếu có được mời đi chăng nữa, tôi cũng không thể đến dự. Hôm ấy, ngoài sáu thành viên trong gia đình cố ấy, chẳng có khách mời nào cả. Chúng tôi chỉ “gặp nhau” qua Zoom hoặc FaceTime. Tuy có buồn, nhưng một chút an ủi, rằng như thế thì sẽ an toàn cho mọi người.
    Chích ngừa


    Tôi là một trong những người New York đầu tiên được chích ngừa vì đã trên 65 tuổi. Thành phố cung cấp các mũi tiêm đầu tiên và cho chích rất nhanh với lời cảnh báo của Thị trưởng Bill DeBlasio, rằng sẽ hết vaccine sớm, ngay cả cho người chích mũi đầu tiên.

    Tôi đến Aviation High School để chích ngừa. Một cảnh tượng thật cảm động khi tôi nhìn thấy những tình nguyện viên tận tụy. Họ mặc áo vest màu xanh lá cây hoặc màu cam của Day-Glo, đeo cái yếm ghi dòng chữ “Tôi nói tiếng Tây Ban Nha”, “Tôi nói tiếng Trung Quốc”, “Tôi nói tiếng Quảng Đông” hoặc “Tôi nói tiếng Urdu”.

    Rồi cũng đến lượt tôi được chích. “Thật là thú vị,” cô y tá chích cho tôi, Denise Mahon, nói. “Không khí của ngày đầu tiên này giống như một lễ hội. Mọi người rất hạnh phúc.”

    Sau khi chích xong, tôi được chuyển đến khu vực chứa đồ, bình thường đây là nhà ăn của trường. Họ nói tôi ngồi đấy 15 phút để xem có bị phản ứng phụ gì không. Rất ít người phàn nàn. Trong khi chờ đợi, bạn gái tôi truy cập trang web của Bộ Y Tế Tiểu Bang New York để đặt liều thứ hai cho tôi. Cô ấy tìm thấy có ngày trống, đúng vào Ngày lễ tình nhân. Một cảm giác thật tốt lành. Cuối cùng cũng có một kỳ nghỉ mang lại cho chúng tôi điều gì đó mà chúng tôi thực sự có thể ăn mừng. Tôi biết rằng mình sẽ sớm được cùng các con và đại gia đình của mình tại nhà em gái, trong dịp lễ Giáng Sinh năm nay.

    Khi Ngày lễ tình nhân đến, tôi được chích liều thứ hai và cảm thấy gần như nhẹ nhõm hơn, mặc dù lần này, mắt của tôi hơi bị khô. Cũng chích liều thứ hai vào ngày hôm đó, có một giáo viên ở Thành phố New York tên là Yesenia Garcia, 49 tuổi, đến từ Jackson Heights, một trong những vùng lân cận Queens bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Cô ấy nói với tôi rằng vaccine đối với của cô ấy “giống như một nụ hôn trong Ngày lễ tình nhân”.

    Thời kỳ đầu của đại dịch, cô giáo Garcia, chủ yếu dạy từ xa, đã chứng kiến bạn bè và đồng nghiệp của mình lần lượt ra đi vì COVID-19, khi thành phố trì hoãn việc đóng cửa các trường học. Giờ đây, cô nói, cô đặc biệt an tâm khi vẫn được gặp cha mẹ mình, cả hai đều đã ngoài 80 tuổi, mà không phải lo lắng vì tử thần luôn rình rập tính mạng của họ.

    Cô Garcia nói: “Tôi rất biết ơn khoa học khi có vaccine. Tất cả điều này chứng minh rằng khoa học thực sự phải được tôn vinh và bảo vệ khỏi những kẻ ham quyền lực như tổng thống nhiệm kỳ trước, và những người muốn “vặn vẹo” nó và sử dụng nó cho lợi ích của riêng họ.”

    Chích ngừa xong đủ hai mũi, tôi cảm giác giống như mình vừa chiến thắng, tuy nhỏ nhưng rất đáng nhớ. Vì đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh ngay tại quê hương mình, và tôi, không chỉ là phóng viên, mà còn là nhân vật chính, một nhân chứng!

    Bài đăng trên New York Times – Đ. TRANG chuyển ngữ

    (*) Rod Nordland là phóng viên chiến trường, từng tác nghiệp tại hơn 150 quốc gia và đăng nhiều bài viết ở Bangkok, Beirut, Baghdad, Cairo, Rome, Sarajevo, San Salvador, Islamabad, London và Kabul.
    Attached Files
Working...
X