Announcement

Collapse
No announcement yet.

CHÚ ĐẠI BI: Mọi điều cần biết về Thần chú linh ứng diệu kỳ giúp tiêu tai giải nạn, tiễu trừ ác nghiệp

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    CHÚ ĐẠI BI: Mọi điều cần biết về Thần chú linh ứng diệu kỳ giúp tiêu tai giải nạn, tiễu trừ ác nghiệp

    Đọc Chú Đại Bi đầy đủ bản tiếng Việt, tiếng Phạn, hiểu được ý nghĩa và công đức trì chú, hướng dẫn cách trì tụng hàng ngày đúng chuẩn để được hưởng vô vàn lợi ích, giải trừ ác nghiệp, tiêu tan giải nạn.
    1. Thực chất Chú Đại Bi là gì mà linh ứng đến vậy?


    Chú Đại Bi (còn gọi là Đại Bi Tâm Đà La Ni) là bài kinh, câu thần chú Phật giáo Đại thừa căn bản minh chứng công đức của Đức Phật Quán Thế Âm (hay Quan Thế Âm Bồ Tát). Đây là thần chú quảng đại viên mãn, cứu khổ cứu nạn, cứu nhân độ thế, tiễu trừ tai ách.

    Kinh Đại Bi chú gồm 84 câu, 415 chữ, rất phổ biến ngày nay và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và khi tụng được trì niệm ở nhiều biến khác nhau. Vậy biến là gì?
    - Chú Đại Bi 5 biến, 7 biến, 9 biến, 21 biến là gì?


    "Biến" trong khái niệm này chính là 1 lần niệm hết bài chú.

    Như vậy, kinh Đại Bi chú có 84 câu, mỗi lần niệm hết 84 câu này thì được gọi là 1 biến. Nếu trì niệm bài chú lặp lại 5 lần gọi là 5 biến, lặp lại 7 lần là 7 biến... tức cứ lặp đi lặp lại bao nhiêu lần thì được coi là bấy nhiêu biến.- 84 câu chú tương ứng 84 ý nghĩa và 84 vị Phật khác nhau


    + Toàn bài kinh chú Đại Bi tiếng Việt kèm video

    Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
    Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da.
    Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.



    Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
    Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra.
    Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha.
    Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha.
    Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha.
    Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

    Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
    Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
    Dưới đây là Lời kinh Đại Bi thần chú kèm video và file MP3 tải về.



    Namo ratnatràyàya.
    Namo Aryàvalokites’varàya Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahàkarunikàya.

    Om sarva rabhaye sunadhàsya.
    Namo skirtva imam aryàvalotites’vara ramdhava.
    Namo narakindhi hrih mahàvadhasvàme.

    Sarvàrthato subham ajeyam sarvasata. Namo varga mahàdhàtu.
    Tadyathà: om avaloki lokate karate.
    Ehrih mahà bodhisattva sarva sarva mala mala.
    Mahi hrdayam kuru kuru karman.
    Dhuru dhuru vijàyate mahàvijayati.
    Dhara dhara dhirini svaràya.
    Cala cala mama vimala muktir.
    Ehi ehi s’ina s’ina àrsam prasari.
    Basha basham prasàya hulu hulu mara.
    Hulu hulu hrih sara sara siri siri suru suru.

    Bodhiya bodhiya bodhaya bodhaya.
    Maitreya narakindi dhrish nina.
    Bhayamana svaha siddhaya svàhà.
    Maha siddhàya svaha.
    Siddha yoge s’varaya svaha. Nirakindi svàhà.
    Mara nara svaha s’ira Simha mukhàya svaha.

    Sarva maha asiddhaya svaha. Cakràsiddhaya svaha.
    Padma kastàya svaha.
    Nirakindi vagalàya svaha.
    Mavari śankaraya svāhā.
    Namo ratnatràyàya. Namo aryàvalokites’varaya svaha.
    Om siddhyantu mantra pàdàya svàhà.
    Theo các chuyên gia tâm linh, tiếng Phạn có cấu trúc ngữ âm rất đặc thù như âm vực rộng, trầm bổng đa dạng.

    Do đó, khi trì niệm đúng cách, âm thanh thần chú phát ra như Phạm âm (âm thanh của Phạm thiên), hải triều âm (âm thanh sóng biển) tác động đến não bộ với những hiệu ứng rung động đặc biệt, góp phần làm cho tâm tư lắng đọng, vọng niệm dứt bặt, thành tựu chính định, tâm hồn càng dễ cảm thụ tinh hoa của thần chú.
    Dưới đây là Lời kinh Chú Đại Bi 21 biến tiếng Phạn mà bạn đọc có thể mở nghe hay tụng theo hàng ngày.



    Con xin đem hết thân, tâm, tính mạng của mình quy y và kính lễ Tam Bảo vô tận vô biển trong khắp 10 phương suốt cả 3 đời.
    Con xin nương tựa, kính cẩn dâng tâm, thân, mạng vào các bậc thánh giả, rời xa những ác pháp chưa thiện.
    Bồ Tát Quan Thế Âm ánh sáng soi rọi, tỏa chiếu muôn nơi, thấu suốt nỗi đau khổ của chúng sinh để kịp thời cứu nhân độ thế.
    Bồ Tát mang binh tướng cõi trời tới cứu giúp chúng sinh thoát khỏi kiếp khổ nạn, giác ngộ giải thoát chúng sinh khỏi u minh.
    Con xin hành lễ trước các vị Bồ Tát đã mạnh mẽ tự giác ngộ, tự giải thoát chính mình và giúp đỡ chúng sinh đi theo con đường giải thoát.
    Con xin cúi đầu hành lễ, hướng tâm đọc thần chú với lòng thành kính.
    Thần chú tổng hợp mười pháp môn vi diệu, quy phục tất cả ma quỷ thần khiến thần chú này phát huy được sức mạnh giáo hóa với muôn loài.

    Tự Tại Thế Tôn, câu chú tụng lên sẽ có Tứ Đại Thiên Vương tới hộ pháp, bảo vệ.
    Thỉnh cầu sự ngượng nguyện của Tam Bảo, tập hợp chúng quỷ thần tới để răn dạy bằng chánh pháp.
    Con xin cúng kính hành lễ sự vô ngã của các vị thánh giả.
    Nơi Quan Thế Âm Bồ Tát thị hiện phát tâm từ bi.
    Con xin cúi đầu kính cẩn hành lễ với sự bảo hộ thiện ái của chúng Bồ Tát.
    Ánh sáng soi rọi khắp nơi của tâm từ bi vừa mạnh mẽ vừa lâu dài, đủ sức cảm hóa chúng sinh.
    Tâm bình đẳng, vô lo vô nghĩ, xuất phát điểm của chúng sinh như nhau, đối với nhau bằng sự hòa ái.
    Không có pháp nào có thể so sánh với pháp này, ca ngợi tinh thần soi sáng của thần chú này.
    Đại thân tâm Bồ Tát, Đại Sĩ, Thế Tôn.
    Con xin cung thỉnh mười phương chư Phật, mười phương Bồ Tát mở lòng từ bi cứu rỗi chúng sinh, xin các Ngài là thần ở cõi trời và là bạn ở trần gian để hộ trì thiện pháp đạt được thành tựu.
    Thủ ấn, khai mở con mắt trí tuệ để khiến quỷ thần đều phải kính sợ, xa rời ác nghiệp.
    Dùng trí tuệ để quan sát và cảm nhận tiếng kêu than của chúng sinh mười phương.

    Thế Tôn Quan Thế Âm Bồ Tát.
    Người có tấm lòng từ bi cứu giúp chúng sinh khỏi đau khổ bi ai.
    Con nguyện tuân theo những lời giáo hóa của Quan Thế Âm Bồ Tát để tu hành.
    Công đức viên mãn, giác ngộ của Bồ Tát vun trồng thành hạnh lành.
    Hành trì ấn pháp mang tới an lạc thái hòa cho tất cả chúng sinh.
    Thuận duyên tu hành, mọi việc đều như ý.
    Lời không cần nói ra ý cũng đạt tới cảnh giới vi diệu.
    Sự mầu nhiệm của Đại Bi thần chú không có điểm dừng, không có giới hạn, công đức vô lượng.
    Tu tập hành trì có thể vượt qua sinh tử, giải thoát bản thân khỏi luân hồi, tìm tới nơi an lạc và sáng suốt.
    Pháp và đạo là hai chân lý vượt lên trên mọi thứ, là tối thắng ở đời.
    Tâm lượng chúng sinh, Quán Thế Âm Bồ Tát cứu nạn chúng sinh bằng nước Cam Lồ.
    Tịnh diệt, diệt hết mọi ác niệm, trở về tâm thuần khiết.
    Hướng ánh sáng vào bên trong con người để soi sáng tâm tưởng, biết rõ lòng mình.
    Mệnh lệnh thúc giục khắp cõi cùng tuân theo pháp lệnh.
    Nhấn mạnh hành động sẽ có kết quả, con người theo đúng đạo tu hành sẽ đạt được công đức.
    Giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ, chướng ngại và bi ai.

    Thuận giao, tự nguyện tuân theo giáo hóa mà không chút khiên cưỡng, mở rộng tâm hồn để hưởng thụ giáo lý.
    Đại trí tuệ như ánh dương sáng chói, rực rỡ đưa con người thoát khỏi vô minh tăm tối.
    Cỗ xe đại pháp của Phật luân chuyển, đưa giáo lý tới khắp chúng sinh, viên mãn đời đời, công đức vô lượng còn lưu lại.
    Hoan hỉ giảng, hoan hỉ nói, hoan hỉ nghe, lúc nào cũng giữ tâm hoan hỉ.
    Tâm giác ngộ giáp lý trở nên cao quý, sáng suốt hơn.
    Tùy tâm nguyện mà hành trì, tu pháp nào sẽ hưởng thụ công đức của pháp đó, như ý đạt nguyện vọng.
    Lòng không khởi niệm, mọi vọng tưởng đều mất đi, rũ bỏ 4 thứ làm tâm u tối, sống đời an lạc, trở thành người có lực tự tại rất mạnh.
    Thần lực mạnh mẽ kiên cố, có thể phá hủy và hàng phục ma đạo.
    Dũng mãnh vượt chướng ngại, vượt lên mọi khó khăn và cát tường trên đường tiến tới nghiệp lành.
    Nước cam lồ thần kì có thể mang tới nhiều điều tốt lành, cứu rỗi chúng sinh.
    Giác tâm, mở tâm Bồ Đề để ngộ đạo, kiên cường vững chí với tâm Bồ Đề mới tu thành chính đạo.
    Giác ngộ trí tuệ, dùng trí tuệ để tiến tới chân tu.
    Tâm đại từ đại bi, che chở bảo hộ cho muôn loài chúng sinh.

    Thiên Hộ đứng đầu các bậc Thánh Hiền, luôn che chở và bảo hộ cho chúng sinh.
    Bảo kiếm hàng ma phục yêu, dùng để trừng phạt những loài ma quỷ không quy phục chính pháp.
    Thành tựu xứng đáng với danh tiếng và đức hạnh tu hành.
    Niệm câu chú này sẽ được hưởng đầy đủ: thành tựu, cát tường, viên mãn, trừ tai và vô trú.
    Mọi sở cầu sở nguyện đều được thành toàn, mọi hành động làm ra đều viên mãn, mang tới thành tựu, được khen ngợi và tán dương.
    Thành tựu vô lượng, công đức vô biên.
    Hành giả đạt được thành tựu to lớn và viên mãn.
    Hợp với các câu trên thành Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất đà dạ ta bà ha là Pháp bảo của nhà Phật.
    Mọi thành tựu lợi ích đều chỉ là hư vô.
    Nơi mà bản thân được tự tại và công đức vô lượng.
    Hành giải có thể lấy châu báu ẩn giấu trong lòng đất để làm lợi cho chúng sinh.
    Dùng sự đại từ bi bảo hộ, che chở cho chúng sinh.
    Thành tựu vô lượng, công đức vô biên
    Tiễu trừ mọi bệnh tật và chướng nạn.
    Thành tựu vô lượng, công đức vô biên

    Dùng hết sức mình bảo hộ chúng sinh, không từ bỏ bất cứ việc gì.
    Thành tựu vô lượng, công đức vô biên
    Dùng vô số phương thuốc để chữa bệnh cho chúng sinh.
    Thành tựu vô lượng, công đức vô biên
    Hàng phục ma oán, phát ra âm thanh chấn động để bất cứ loại ma nào đều phải quy phục.
    Thành tựu vô lượng, công đức vô biên
    Thành tựu vô lượng, công đức siêu việt.
    Thành tựu vô lượng, công đức vô biên
    Quan Thế Âm Bồ Tát dùng pháp ấn giúp chúng sinh không còn sợ hãi mọi lúc mọi nơi.
    Thành tựu vô lượng, công đức vô biên
    Đức hạnh của bậc đại anh hùng Quan Thế Âm Bồ Tát người người kính ngưỡng
    Thành tựu vô lượng, công đức vô biên
    Con xin kính cẩn quy y Tam bảo, dâng hết tâm thân lẫn tính mạng để quy y cửa Phật.
    Con xin quy y với tất cả các bậc thánh giả, thánh hiền.
    Quán tức là giác ngộ.
    Kết hợp với câu trên là danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát.
    Thành tựu vô lượng, công đức vô biên.
    Hành giả được hưởng an lạc và yên tĩnh, công đức viên mãn.
    Pháp hội của hành giải nhất định đạt được thành tựu.
    Toại tâm viên mãn, tùy theo tâm nguyện mà đạt được như ý.
    Thành tựu vô lượng, công đức vô biên.

    + 84 vị Phật trong Kinh Đại Bi

    Mỗi 1 câu trong bài chú 84 dòng này lại tượng trưng cho hình ảnh một vị Phật, Bồ Tát, Tôn Giả hoặc Thánh Thần do Đức Quán Âm Bồ Tát hóa thân.
    Bổn thân Quan Âm Bồ Tát hóa hiện tướng hành giả cầm chuỗi lễ tụng cầu Bồ Tát cảm ứng
    Quan Âm hóa hiện tướng tay bưng Như Ý Pháp Luân. Hành giả y giáo phụng hành.
    Quán Âm hóa hiện tướng Quán Tự Tại trì bát. Hành giả quán tưởng khiến chúng sanh được trường thọ.
    Quan Âm hiện thân Bất Không Quyên Sách Bồ Tát tự giác giác tha, phổ độ chúng sanh.
    Quan Âm hiện tướng tụng chú, theo pháp tu trì, được thiện giải thoát.
    Quan Âm hóa hiện tướng Mã Minh Bồ Tát tự giác giác tha, tự đô tự tha.
    Quan Âm hóa hiện tướng các Thần Quỷ Vương chắp tay tụng chú. Chư Phật quán tưởng chữ Án thành chánh giác.
    Quan Âm hóa hiện tướng Tứ Đại Thiên Vương dùng lục độ hoá độ chúng ma.
    Quan Âm hóa hiện tướng Bộ Lạc Tứ Đại Thiên Vương khiến cải ác theo thiện.
    Quan Âm hiện tướng Long Thọ Bồ Tát hộ trì người tu hành, hàng phục tất cả ma oán.

    Quan Âm hiện tướng Phật Viên Mãn báo Thân Lô Xá Na rộng độ vô lượng chúng sanh.
    Quan Âm hiện tướng Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na gia hộ chúng sanh an lạc.
    Quán Âm hiện tướng Dương Đầu Thần Vương hộ trì hành giả xa lìa loài ác thú.
    Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Cam Lộ Vương tay cầm cành dương, tay cầm bình ngọc cam lộ độ chúng sanh.
    Quán Âm hiện tướng Phi Đằng Dạ Xoa Thiên Vương tuần sát bốn phương khuyến thiện ngừng ác.
    Quán Âm hiện tướng Thần Vương Bà Già Bà Đế độ chúng sanh có duyên.
    Quan Âm hiện tướng Quân Tra Lợi Bồ Tát mặt có ba con mắt cảm hóa ác nhơn hướng thiện.
    Quán Âm hiện tướng A La Hán thuyết pháp độ chúng sanh.
    Quan Âm hiện tướng Quan Âm Bồ Tát từ bi vô lượng cứu khổ ban vui.
    Quan Âm hiện tướng Đại Phạm Thiên Vương ở trong mười phương thế giới độ thoát chúng sanh.

    Quan Âm hiện tướng Đế Thần ở trong mười phương thế giới thường cứu chúng sanh.
    Quan Âm hóa hiện tướng Thiên Thần Ma Hê Đầu La thống lãnh thiên binh độ chúng sanh.
    Quan Âm dùng tâm nguyện thanh tịnh, từ bi vô ngã cảm ứng độ người chân thật tu hành.
    Quan Âm hiện thân Bồ Tát Hương Tích điều phục năm phương chúng quỷ theo hầu cứu giúp chúng sanh.
    Quan Âm hiện Bạch Y Bồ Tát tay mặt cầm Như Ý, tay trái dắt đồng tử khiến chúng sanh được trường thọ.
    Quan Âm hiện tướng Phật A Di Đà khiến chúng sanh khi hết thân nầy đồng sanh Cực Lạc quốc.
    Quan Âm hóa thân Bồ Tát Nghiêm Tuấn áp lãnh man binh Khổng Tước Vương hàng phục các ma oán.
    Quan Âm hóa hiện Đại Lực Thiên Tướng tay cầm Bảo Xử hộ trì chúng sanh, tinh tấn tu hành.
    Quan Âm hiện tướng trượng phu tu khổ hạnh khiến chúng sanh phá trừ ngã chấp pháp chấp.

    Quan Âm hiện tướng Sư Tử Vương xét nghiệm người tụng chú khiến chúng sanh tiêu trừ tai họa.
    Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Thích Lịch tay cầm Kim Xử hàng phục các ma và quyến thuộc của chúng.
    Quan Âm hiện thân Bồ tát Tồi Toái tay cầm Kim Luân hóa độ oán ma điều phục tùng.
    Quan Âm hiện thân Đại Hàng Ma Kim Cang tay cầm Kim Luân hộ trì chúng sanh đắt đại cát tường.
    Quán Âm hiện tướng chư Phật, Bồ Tát chắp tay lắng lòng nghe tụng thần chú, hành giả phụng trì chứng đắt Phật quả.
    Quan Âm hiện thân Ma Hê Thủ La Thiên Vương cảm triệu nhơn thiên thuận tùng.
    Quán Âm hiện thân Ca Na Ma Tướng Thiên Vương, hóa lợi chư Thiên, không gây tai hại nhân gian.
    Quan Âm hiện tướng tay cầm khiên, tay cầm cung tên kính tụng thần chú đắc pháp tự tại.
    Quan Âm hiện thân Kim Khôi Đại Tướng cầm linh thuận thời giáo hóa độ chúng sanh.
    Quan Âm hiện tướng Phật A Di Đà, chúng sanh tưởng niệm thì hiện tiền tương lai sẽ thấy Phật.2. Hướng dẫn cách tụng niệm Đại Bi thần chú đúng chuẩn

    - Chỉ nên tụng Đại Bi chú tại gia khi có bàn thờ Phật


    Một lưu ý quan trọng trước khi tụng niệm hay đọc thần chú này theo các chuyên gia tâm linh, chỉ nên tụng Chú Đại Bi tại gia khi đã có bàn thờ Phật. Nếu chưa có, không nên tụng ở nhà mà lên chùa sẽ được các chư Phật gia trì thêm cho sức mạnh.

    Đại Bi chú do Phật bà Quán Thế Âm dùng Hồng danh 81 vị Phật chuyên diệt ma linh, tiễu trừ tà quỷ. Vì thế mà uy lực của bài chú rất lớn, khi nhiều người cùng trì tụng cùng pháp đàn, sẽ sinh luồng sức mạnh lớn hút hết linh hồn, âm linh trong phạm vi tác động... để đưa về cõi A Di Đà.

    Tuy nhiên, một số vong linh còn lang thang cõi này, nghiệp duyên chưa dứt, còn phải tu hành để trả nghiệp hoặc còn trầm luân nơi lục đạo luân hồi.

    Khi tụng tại gia, thần chú vẫn có tác dụng đến họ, nhưng không đủ lực mạnh để dẫn họ đi, mà vô tình như đánh vào người họ, công phu tu tập bị ảnh hưởng... sẽ sinh niềm hận. Lúc trì niệm không sao, nhưng coi chừng khi dừng lại, họ sẽ tìm cách "trả đũa".

    Mỗi loại thần chú có tác dụng mạnh yếu và dùng trong các trường hợp khác nhau. Đồng thời bạn cũng nên hiểu rằng, tụng Đại Bi chú là đang nguyện trả nghiệp nên phải cân nhắc khi trì chú.

    Nếu nghiệp quả còn nặng thì nên kiên trì trả dần dần, khó mà trả hết một lần được. Nếu có thể, bạn lên đi chùa và trì tụng chú ở chùa, sẽ được chư Phật gia trì thêm cho sức mạnh.

    Những người yếu bóng vía cũng nên cẩn thận trước khi đọc thần chú, còn việc đọc kinh, làm theo lời Phật dạy thì được. Nếu muốn tạo phước, nên năng đi chùa, làm việc thiện là được.
    - Các hình thức trì tụng Đại Bi chú


    + Tụng nhanh: Lớn tiếng, đọc rõ ràng, âm thanh trầm hùng, mục đích khỏi buồn ngủ tránh giải đãi, tránh tâm tán loạn. Nhờ âm thanh trầm hùng đó tạo nên sự mầu nhiệm đánh thức tâm Bồ đề của mình và những người xung quanh.

    Vì thế, khi tụng Thần chú này, bao giờ cái tâm mình cũng phấn khởi, nghe mầu nhiệm hơn là tụng một mình. Cách tụng này dễ dàng cho những người mới hành trì.
    + Đọc nhép miệng, hoặc âm rất nhỏ chỉ người đọc nghe được.

    + Niệm thầm: tức “duy niệm”, niệm không ra tiếng, ngồi niệm bằng cách tư duy quán tưởng, nghĩ tới từng câu chú ngay lúc đó. Cách niệm này dành cho những vị hành trì lâu năm.

    Theo Lịch Ngày Tốt, dù là dùng cách niệm gì đi nữa, luôn luôn nhớcái tâm đại từ, đại bi của mình là niệm (Phật tính) trong tứ oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, đều trong chánh niệm đều nghĩ đến Phật.

    Đồng thời, không tạo nghiệp bất thiện như không sát sinh giết người hại vật, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không tham, không sân, không si…thì chắc chắn trong cuộc sống của chúng luôn luôn an lạc, không sợ hãi, không gặp chướng ngại.
    - Nên tụng thần chú này vào lúc nào?


    Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta 2 điều mỗi khi trì tụng Thần Bi chú, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện.

    Điều này cho phép hành giả có thể trì tụng bất cứ lúc nào mà điều kiện cho phép. Tuy nhiên, khi tụng cần tập trung tĩnh tâm, tránh bị tác động bởi các vấn đề xung quanh.

    Với tâm thành, tâm chúng ta lúc đó sẽ hòa nhập vào lời trì tụng để cùng thể nhập vào pháp giới, mười phương chư Phật.

    Một số quan điểm cho rằng, nên hành thiền ngày 2 buổi, buổi sáng sớm lúc mới rạng đông và buổi hoàng hôn lúc ngày chuyển qua đêm, còn nửa đêm thì nên thức dậy để đọc kinh Phật.

    Đó là thời khóa biểu lý tưởng cho người tu tập, tuy nhiên nếu ta không có điều kiện thì chọn một thời khóa trong ngày cũng được.
    - Những lưu ý quan trọng


    - Khi trì niệm, cần thanh tịnh nơi thân, tắm gội sạch sẽ, trang phục nghiêm trang, gọn gàng, sạch sẽ.

    - Tụng chú tại 1 nơi yên tĩnh, thoáng đãng, sạch sẽ, quan trọng nhất là nơi đấy tạo cho bạn cảm giác thoải mái dễ chịu trong lòng. Nếu không ngồi trong phòng thờ, đối trước ban thờ thì bạn có thể ngồi đối trước ảnh Phật hoặc tượng Phật.- Trình tự các bước trì tụng đúng chuẩn


    Lịch Ngày Tốt xin hướng dẫn trì tụng kinh Đại Bi chi tiết và đúng chuẩn như sau:

    + Bước 1: Chuẩn bị

    Chuẩn bị về tư tưởng, tinh thần trước khi trì tụng:

    Trước tiên, khi trì niệm thần chú này, bạn nên thanh tịnh nơi thân, tắm gội sạch sẽ, trang phục nghiêm trang, gọn gàng, sạch sẽ.

    Để có thể trì chú một cách an tịnh nhất, bạn phải chọn cho mình một nơi yên tĩnh, thoáng đãng, sạch sẽ, quan trọng nhất là nơi đấy tạo cho bạn cảm giác thoải mái dễ chịu trong lòng.

    Nếu có thể thì nên ăn chay, vì tốt nhất là để hưởng trọn phước báo từ việc trì niệm Thần Chú này mang lại bạn không nên sát sinh, nhớ phải giữ gìn giới hạnh.

    Chuẩn bị về bàn thờ:

    Tốt nhất, nếu có điều kiện bạn nên có một phòng riêng yên tĩnh để lập bàn thờ Bồ tát, trên đó có hình tượng Bồ Tát ngàn tay, ngàn mắt quay về hướng Tây. Nếu không ngồi trong phòng thờ, đối trước ban thờ thì bạn có thể ngồi đối trước ảnh Phật hoặc tượng Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm.

    Trên bàn thờ tuy không bắt buộc nhưng nên có hoa tươi, trái cây, lư hương để cắm nhang, nước cúng. Nên để đèn sáng mỗi khi hành lễ. Có thể sử dụng chuỗi hạt gỗ để trợ lực khi trì tụng.

    Chuẩn bị về tư thế ngồi, lạy:

    Chỗ ngồi cũng phải sạch sẽ, có thể là một miếng đệm hoặc đơn giản là khăn bông xếp lại. Bạn có thể ngồi theo cách thức kiết già nhưng nếu gặp khó khăn thì có thể ngồi theo cách thức bán già.

    Cách để tay: lòng bàn tay để ngửa hướng lên trên, bàn tay mặt để lên trên bàn tay trái, hai đầu ngón cái đụng vào nhau. Mắt nên mở hé, nếu nhắm hẳn thì dễ rơi vào trạng thái hôn trầm, nếu mở lớn thì khó định tâm.

    Có nhiều kiểu lạy khác nhau nhưng mục đích đều để tỏ lòng thành kính, lạy đứng lên ngồi xuống, rồi gập đầu có nhiều điểm rất bất tiện, không thích hợp cho không khí thiền đường.

    Bạn có thể thực hành một cách lạy tương đối đơn giản trong khi hành lễ, là cứ ngồi theo tư thế hành thiền, kiết già hay bán già, khi lạy chỉ cúi gập đầu xuống sàn phía trước, kéo dài tư thế này một khoảng thời gian ngắn đủ để niệm một câu “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm BồTát”, xong ngồi dậy.
    + Bước 2: Đảnh lễ Tam bảo, Quán Thế Âm Bồ Tát rồi chúng sinh
    Con xin cung kính đảnh lễ Chư Phật mười phương (1 lạy).
    Con xin cung kính đảnh lễ Pháp mười phương (1 lạy).
    Con xin cung kính đảnh lễ các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cùng Tăng sư và các vị theo học đạo Phật (1 lạy).
    Tôi xin cung kính đảnh lễ tất thảy các vị chúng sanh khác (1 lạy) mong các vị cùng tôi tu tập đoạn trừ hết phiền não, khổ đau mà sớm an lạc tự tại.

    Sau đó phát nguyện rằng:

    Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau biết tất cả pháp.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm được mắt trí huệ.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau độ các chúng sanh.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm được phương tiện khéo.

    Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau lên thuyền bát nhã.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm được qua biển khổ.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau được đạo giới định.

    Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm lên non Niết Bàn.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau về nhà vô vi.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.

    Nếu con hướng về nơi non đao, non đao tức thời liền sụp đổ.
    Nếu con hướng về lửa, nước sôi, nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
    Nếu con hướng về cõi địa ngục, địa ngục liền mau tự tiêu diệt.

    Nếu con hướng về loài ngạ quỷ, Ngạ quỷ liền được tự no đủ.
    Nếu con hướng về chúng Tu La, Tu la tâm ác tự điều phục.
    Nếu con hướng về các súc sanh, súc sanh tự được trí huệ lớn.

    Kế đến lại xưng niệm danh hiệu niệm Phật A Di Đà.
    Nam Mô A Di Đà Phật (21 lần).
    + Bước 3: Đọc Đại Bi thần chú

    Lưu ý: Khi tụng Chú, hãy nghĩ về một điều gì đó trong lòng.

    Có thể nghĩ về ông bà, cha mẹ, người thân già yếu, tâm thành kính tụng trì chú cầu sức khỏe, nguyện cho họ được khỏe mạnh, bình an.

    Có thể nghĩ về những điều mình đang hướng đến, mong muốn đạt được, trong tâm quyết chí sẽ làm mà thành.

    Có thể nghĩ về bệnh tật mà mình đang mang, cầu xin Đức Phật rủ lòng thương cho sức khỏe mau lành.

    Có thể nghĩ đến những nỗi khổ đau mà bản thân mình hay người thân đang gánh chịu, xin Đức Phật chỉ đường vẽ lối cho thoát khỏi bể khổ trần gian.

    Có thể khởi lòng thương xót chúng sinh đang bị đọa đầy nơi địa ngục, dùng ánh sáng từ bi của Phật Pháp hồi hướng cho họ sớm được luân hồi.

    Cũng có thể khởi lòng thương xót những con vật sắp bị đưa đi giết thịt, hình dung mình đang ở bên cạnh, trì tụng cho chúng nghe.

    Có thể nghĩ về người thân hay những người đang làm việc bất thiện, tụng Chú để giúp họ hồi hướng mà thoát khỏi chốn ác duyên, hoặc tỉnh ngộ mà có cơ duyên học đạo.

    Duy trừ điều bất thiện thì Đại Bi chú có sức mạnh vạn năng vi diệu, có thể giúp cho chúng ta đạt được điều mình mong cầu.
    3. Hiện tượng lạ khi trì Đại Bi thần chú


    Việc trì tụng Đại Bi chú mang lại rất nhiều lợi ích nhưng sẽ luôn có những chướng ngại có thể gây hoang mang cho một số Phật tử bước đầu học đạo.

    Thông thường sẽ xuất hiện những hiện tượng lạ khi trì Đại Bi chú mà ai cũng có thể gặp phải dưới đây. Đồng thời, Lịch Ngày Tốt đưa ra cách khắc phục hiệu quả.

    Trạo cự


    Trong lúc trì chú, hiện tượng thường gặp là trong đầu có ý nghĩ lăng xăng gọi là trạo cử xảy ra khá thường xuyên đối với những ai mới thực hành việc trì tụng. Bạn phải hiểu rằng đây là việc rất bình thường, không có gì phải lo lắng thái quá cả.

    Tâm không thể tập trung với các câu trì chú vì tâm bị các ý niệm lăng xăng chi phối. Cần nhận ra điều đó, không trốn tránh và tìm cách đưa tâm trở về trạng thái chánh niệm bằng cách trì chú trở lại như lúc đầu.

    Ngày khi nhận diện ra hiện tượng trạo cự thì không được tỏ ra tức giận hay chán nản, muốn bỏ cuộc vì nghĩ rằng mình chẳng thể làm được như mọi người hoặc vội cho rằng mình không phù hợp.

    Thực ra ai cũng như ai trong hoàn cảnh tương tự, tâm ta bình thường đã hay suy nghĩ lung tung như vậy rồi. Thay vào đó tập trung vào lời trì chú, theo thời gian, càng tập trung vào các câu trì chú thì rạo cử càng yếu suy. Kiên trì, bền bỉ và tinh tấn lâu ngày ta sẽ dễ dàng làm chủ tâm, vọng tưởng thưa dần, tâm được an trú, tịnh chỉ.

    Toàn thân của bạn lúc này dù đang đi, đứng, nằm đều phải thả lỏng, chú tâm đọc hay niệm chú đầy đủ không thiếu sót, tai nghe tiếng rõ ràng, nếu đọc thầm thì tâm cũng nghe biết tỏ tường.

    Các ý tưởng lăng xăng vẫn liên tục xuất hiện nhưng vì bạn chuyên tâm vào thần chú, không cố xua đuổi hay tức giận thì nó sẽ tự sinh rồi tự diệt, tự đến rồi tự đi mà bạn không cần phải tìm cách này hay cách kia làm gì.
    Hôn trầm


    Nếu một người trong khi đang tụng chú mà người hay lắc lư rồi buồn ngủ thì được gọi là hôn trầm.

    Đó là khi trạo cử tạm lắng dịu cũng là lúc ta đối mặt với chướng ngại của hôn trầm xuất hiện. Lúc này, ta có cảm giác lười biếng, niệm rời rạc, yếu ớt và từ đó có khoảng trống cho sự ngủ gục xen vào.

    Điều này xuất phát một phần từ thiếu chú tâm. Hôn trầm là trạng thái nặng nề của cơ thể và mờ tối của tâm thức, kéo ta vào tâm trạng uể oải, lừ đừ và chán nản. Đây là một tâm lý tiêu cực, trầm nịch làm chướng ngại sự tu tập thiền định cũng như trong sinh hoạt đời thường.
    Trong thời gian đầu khi tâm chưa thuần, hành giả cần tinh tấn, nỗ lực và kham nhẫn, không nên thối tâm và bỏ cuộc sớm. Khi hành giả thiết lập được chánh niệm, chú tâm vững chắc vào đề mục, tâm có phần an định thì hai chướng ngại này sẽ giảm thiểu dần. Tiếp tục công phu đắc định thì chúng sẽ chấm dứt.
    Do vậy, chế ngự và chuyển hóa những trạng thái u ám, nặng nề của hôn trầm là việc cần thiết đối với mỗi con người chúng ta, nhất là người đang nỗ lực ứng dụng lời Phật dạy vào đời sống thực tế của mình để có an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.

    Để đối trị hôn trầm, hành giả cần điều hòa thân tâm, phối hợp cả phòng và chống. Trước hết hành giả phải thiết lập đời sống quân bình, làm việc vừa sức, ngủ đủ giấc.
    Không ăn quá no, áo quần cần mềm xốp, không quá chật, nới lỏng thắt lưng, ngồi nơi thoáng mát, giàu dưỡng khí. Khi ngồi cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng, thả lỏng các cơ bắp, thân tâm thư giãn hoàn toàn. Quan trọng là luôn duy trì sự chú tâm vào thần chú, khi phát hiện bị hôn trầm, hãy khởi sự lại từ đầu.

    Nếu hôn trầm kéo đến nhiều lần, hành giả có thể tạm dừng trì chú để đưa tay xoa mặt, vuốt mắt, nhéo tai, xoa bóp tay chân, xoay người qua lại cho máu huyết lưu thông.

    Sau đó tiếp tục trì niệm như ban đầu. Nếu hôn trầm chưa dứt, hành giả cần thay đổi oai nghi, đi rửa mặt và thiền hành (vừa đi vừa niệm chú) một lúc rồi quay về tiếp tục trì niệm. Sau nhiều nỗ lực mà vẫn hôn trầm, hành giả nên nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ một lát, sau đó tiếp tục công phu sẽ tốt hơn.
    Ngoài ra ta cũng không lo ngại cơn buồn ngủ ám ảnh. Bởi vì khi trì tụng thần chú, các vị Thiên, Long, Hộ Pháp sẽ luôn ở bên cạnh ta, khi ta rơi vào cơn buồn ngủ, các Ngài sẽ giúp đánh thức ta -mà rồi qúy vị sẽ chứng nghiệm khi thực hành trì chú một cách nghiêm túc- bằng một âm thanh như tiếng sấm nổ ở trong đầu khiến ta hoảng hồn, giật mình tỉnh thức.

    Thông thường sau đó ta sẽ không còn (hoặc không dám) buồn ngủ nữa. Tuy nhiên, nếu việc này xảy ra một lần thứ hai trong buổi hành Thiền, điều này có nghĩa là thể xác ta quá mỏi mệt, ta nên xin phép được xả thiền để nghỉ ngơi.
    Tán loạn


    Ta gặp chướng ngại trong việc tĩnh tâm đọc thần chú vì thần trí ta hoang mang hoảng hốt không thể nào tập trung được, từ trước đến nay ta đã tìm thử đủ mọi phương pháp mà vẫn không kết quả.

    Tuy nhiên, không phải lo lắng vì kiên nhẫn niệm thần chú này sẽ là một phương tiện hiệu quả giúp ta an tâm, giải phóng tâm thức ta ra khỏi những vọng động, âu lo của cuộc sống thường nhật, chắc chắn đưa ta bước vào cảnh giới thiền một cách mau chóng.

    Hãy tin rằng Thần chú sẽ giúp ta thăng tiến mau chóng vào những nấc thang thiền kế tiếp, vấn đề nhanh hay chậm là do duyên nghiệp của mỗi cá nhân, tuy nhiên kết quả là chắc chắn, vì trong Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm đã từng cho chúng ta biết rằng Ngài chỉ mới nghe qua Thần chú này một lần, đã nhanh chóng chứng quả từ ngôi sơ địa lên ngôi bát địa.

    Nghi ngờ


    Nghi ngờ là để chỉ trạng thái nội tâm đặt nhiều câu hỏi rối ren trong lúc trì Đại Bi chú, lúc này trong tâm có nhiều câu hỏi như: "Không biết mình có làm được không?", hoặc nghi vấn về pháp hành: "Không biết cách này đúng chưa?", hoặc ngay cả nghi vấn về ý nghĩa: "Cái gì đây?".

    Cần phải hiểu rằng đó cũng là một trong lúc chướng ngại, trở thành sự xâm chiếm, làm lu mờ tri kiến thanh tịnh.

    Nghi ngờ cũng có thể xem như là một trạng thái khác của trạo cử, vì thế, những câu hỏi, những thắc mắc nên tìm cách giải quyết một cách rõ ràng thấu đáo trước đó.

    Đức Phật ví nghi ngờ như thể bị lạc trong sa mạc, không nhận ra được các mốc điểm. Sự nghi ngờ đó được vượt qua bằng cách thu thập các lời hướng dẫn rõ ràng, có một bản đồ tốt, để giúp ta thấy được các mốc điểm vi tế trong vùng đất không quen thuộc của tâm thiền sâu kín, và từ đó biết được con đường phải đi.
    4. Công năng, lợi ích hành trì Đại Bi chú



    - Công năng:


    Đọc thần chú này để giải nghiệp, tiễu trừ được 3 ác nghiệp: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

    - Thân nghiệp gồm: Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm.

    - Khẩu nghiệp gồm: Không nói dối, không nói ác khẩu, không nói lưỡi hai chiều, không nói thêu dệt.

    - Ý nghiệp gồm: Tham, sân, si.
    - Lợi ích Đại Bi thần chú :


    Nghe, đọc Đại Bi chú để hưởng nhiều lợi ích, tránh được 15 hình thức chết sau:

    - Không chết đói hoặc thiếu thốn.

    - Sẽ không tự sát (tự tử)

    - Sẽ không chết dưới kẻ thù kẻ địch.

    - Sẽ không chết vì bị áp bức, bỏ tù, bị đánh đập.

    - Sẽ không chết vì những bệnh hiểm nghèo.

    - Sẽ không bị giết trong trận chiến quân sự.

    - Sẽ không bị giết bởi hổ, sói, hoặc những con thú dữ.

    - Sẽ không chết vì nọc độc rắn độc hoặc bọ cạp.

    - Sẽ không chết vì điên rồ.

    - Sẽ không bị đầu độc cho đến chết.

    - Sẽ không bị chết đuối hoặc bị thiêu chết.

    - Sẽ không bị giết bởi ma quỷ hay ác quỷ.

    - Sẽ không bị giết bởi những vụ lở đất hoặc những cây cối ngã.

    - Sẽ không chết vì phép thuật.

    - Sẽ không chết vì những cơn ác mộng do những người xấu gây ra.

    Hưởng 15 điều tốt đẹp sau:

    - Họ sẽ luôn có sự giàu có và hạnh phúc.

    - Họ sẽ luôn nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ của người khác.

    - Sự giàu có của họ sẽ không bị cướp bóc.

    - Họ sẽ luôn được sinh ra vào thời điểm tốt.

    - Họ sẽ thấy Đức Phật và nghe Pháp ở nơi họ sinh ra

    - Họ sẽ luôn gặp những người bạn tốt.

    - Gia đình của họ sẽ tử tế và hài hòa.

    - Nơi sinh của họ sẽ luôn luôn có một vị vua tốt.

    - Họ sẽ thức tỉnh với ý nghĩa sâu sắc của Phật Pháp thích hợp mà họ nghe thấy.

    - Họ sẽ có được mọi thứ họ tìm kiếm.

    - Họ được những con rồng, thần linh và tinh thần tốt bảo vệ.

    - Họ sẽ luôn được sinh ra ở một đất nước tốt.

    - Họ sẽ sở hữu cơ thể khỏe mạnh.

    - Họ có trái tim tinh khiết và đầy đủ.

    - Họ sẽ không vi phạm những điều cấm đoán.
    Vô vàn những lợi ích khác:

    Nhân duyên tốt lành

    Đọc thần chú nguyện cầu Quan Thế Âm Bồ Tát mang tới những nhân duyên vô cùng tốt lành, gồm:

    Chúng sinh yên vui; Trừ mọi tai bệnh; Sống lâu khỏe mạnh; Giảm trừ tai nạn; Diệt trừ nghiệp ác; Xa rời chướng ngại; Tăng cường công đức; Củng cố thiện căn; Lánh xa uế tạp; Thỏa mãn mong mỏi.

    Diệt trừ ác nghiệp

    Trì tụng thần chú để diệt trừ ác nghiệp, mang tới công đức vô biên, nên thực hiện trong các trường hợp: trước khi qua đời; mở mang đất thờ Phật; gặp điều ác đức; hóa độ chúng sinh; tích cực tu hành; sám hối; gặp nguy nan bĩ cực.

    Cũng có những trường hợp, dù cầu trăm ngàn lần thần chú này cũng không ích lợi gì, ví như tâm không thành ý nên sở cầu không được như sở nguyện; cầu vì hạnh phúc của mình bất hạnh của người khác; tổn thương người khác để có lợi cho mình.

    Tụng Đại Bi chú giải nghiệp, có thể làm chứng, tiêu trừ hết thảy tội nghiệt, hết thập ác, ngũ nghịch, hại người, hại pháp, phá trai, phá giới, phá tháp, phá chùa, trộm cắp, ô uế. Thành tâm thành ý mà niệm thì tận diệt đại ác, tất cả tiêu tan.

    Cuộc đời bình an

    Tụng Đại Bi chú, cầu tới cửa Quan Âm Bồ Tát tấm lòng mênh mông rộng mở, đại lượng thì sẽ thành người thiện, hướng về cái thiện, giữ mình khiêm cung, biết phân biệt phải trái.

    Thiện nam tín nữ tụng chú phát quang bồ đề tâm, phổ độ chúng sinh, giải trừ ác nghiệp. Chay tịnh tâm hồn, thanh lọc suy nghĩ, một lòng hướng Phật thì đời sẽ bình an.

    Sự linh ứng diệu kỳ

    Việc đọc chú Đại Từ Bi với lòng thành tâm đã giúp một người phụ nữ sau bao nhiêu năm tưởng chừng vô sinh đã có con.

    Chuyện kể rằng : “Một người phụ nữ đã kết hôn được vài năm, trải qua biết bao gian nan khổ cực mới an cư lạc nghiệp và bắt đầu lên kế hoạch sinh con, qua vài tháng nhưng không có thai.

    Khi đi kiểm tra chi tiết tại bệnh viện chuyên khoa, nhưng tất cả đều bình thường! Bác sĩ cũng kê cho một ít thuốc uống, nhưng qua mấy tháng cũng không có kết quả gì. Bạn bè và người nhà thấy vậy khuyên đi hỏi thần linh.

    Trong tình cảnh đó, người phụ nữ này quyết định dùng một trong những pháp môn đã tu tập nhiều năm, là pháp môn phổ biến của các Phật tử, đó là trì niệm Đại Bi chú và danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát với lời cầu nguyện:

    "Đệ tử tên là … , cầu xin Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi xót thương, ban cho đứa con trai để tận hiếu đạo, đệ tử nguyện mỗi ngày trì tụng Đại Bi chú 20 lần, dù mưa dù gió, thời hạn là một năm, cố gắng giữ Phật quy ngũ giới, hôm nay nguyện hành thọ, hộ trì Phật Pháp (phóng sinh, bố thí, tán trợ Phật pháp và in ấn Kinh sách), không dám vi phạm.

    Một thời gian sau, cơ thể có dấu hiệu khác thường liền đi khám. Sau khi bác sĩ kiểm tra, kết luận có tin vui. Quán Thế Âm Bồ Tát quả thực linh ứng cho một đứa con trai như ý muốn”.

    Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú này với tất cả tâm thành, có khả năng sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên, không có gì có khả năng ngăn nổi..

    Trong cõi dục giới này, con người đâu có mong cầu điều gì hơn ngoài an lạc, hạnh phúc và sống lâu. Thần chú này sẽ giúp mọi người đạt được những ước muốn này như Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa. Tuy nhiên, cũng tùy vào nhân duyên nữa.

    5. Nguồn gốc Đại Bi chú


    Ai cũng biết sự kỳ diệu của thần chú này, nhưng nguồn gốc kinh Đại Bi không phải ai cũng nắm rõ.

    Đây là Thần chú được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni.

    Các tên gọi khác thường gặp:

    - Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni
    - Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni
    - Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni
    - Thanh Cảnh Đà La Ni.
    - Quảng Đại Viên Mãn; Vô Ngại Đại Bi Đà-Ra-Ni; Cứu Khổ Đà-Ra-Ni; Diên-Thọ Đà-Ra-Ni; Diệt-Ác-Thú Đà-Ra-Ni; Phá Ác-Nghiệp-Chướng Đà-Ra-Ni; Mãn-Nguyện Đà-Ra-Ni; Tùy-Tâm Tự-Tại Đà-Ra-Ni; Tốc Siêu Thượng Địa Đà-Ra-Ni.

    Thần chú này do chính Đức Phật Thích Ca thuyết giảng trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan… cùng câu hội.

    Trong pháp hội này, Quan Thế Âm Bồ Tát vì tâm đại bi đối với chúng sinh, muốn cho chúng sinh được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu mà nói ra Thần Chú này.

    Kinh điển thuật lại câu chuyện nguồn gốc có Thần chú này giữa Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara) và chư Phật: Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng:

    “Bạch đức Thế Tôn, con có Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh tật, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.” Rồi sau đó đọc thần chú lên.

    Bồ Tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng sinh đều được quả chứng.

    Vui mừng trước sự kì diệu của Đại Bi chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay”. Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện.

    Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh.

    Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm.

    Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, “tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh”.

    Trên đây là toàn bộ những thông tin về CHÚ ĐẠI BI mà Lịch Ngày Tốt chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng quý bạn đọc hiểu rõ về thần chú này để có thể duy trì tụng niệm hàng ngày sao cho hiệu quả nhất, hưởng vô vàn lợi ích trong cuộc sống.

    Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích về các thần chú khác, trì tụng hàng ngày để hưởng nhiều lợi ích:
Working...
X