Announcement

Collapse
No announcement yet.

Lời mời gọi cùng viết về “Ký ức 30 tháng 4”

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #106

    NGƯỜI BẠN TÙ LINH MỤC


    Lúc đó cha Vũ Đức Khâm sống chung buồng với tôi và ngài đã để lại trong lòng tôi kỷ niệm sâu xa.

    Vì lớn tuổi nên ngài được cho làm việc nhẹ trong trại gọi là “trực sinh” , còn tôi phải vào toán lao động bên ngoài trại.

    Lúc bấy giờ trong trại có nhiều loại công việc khác nhau và mỗi đội làm các việc đó có tên riêng như đội cấp dưỡng (nhà bếp), đội mộc, đội rèn, đội rau xanh. Tôi được sung vào đội khai hoang dọn đất, tức là đốn cây, khai phá lùm bụi, cuốc dọn đất cho các đội khác trồng trọt rau cải cung cấp cho trại.

    Công việc của đội tôi cũng không vất vả lắm, nhưng phải phơi nắng cả ngày và là một công việc đầy nguy hiểm. Điều làm chúng tôi lo sợ nhất là khi khai hoang cuốc đất, thỉnh thoảng lại có anh cuốc nhằm mìn, lựu đạn hoặc đầu đạn M79.

    Đã có người bị nổ banh thây, có người cụt giò hoặc bị thương tật. Ngoài ra còn một điều ngán nữa là đội chúng tôi lao động quần quật cả ngày dưới trời nắng chang chang, mình mẩy đầy cát bụi, mà chiều lại không có một giọt nước để lau người.

    Có những hôm chúng tôi năn nỉ quá, cán bộ võ trang dẫn đi “tắm” ở một cái hố nước gần đó. Hố nước chừng bằng căn phòng, nước đục ngầu và chỉ cao vừa tới đầu gối.

    Khi đội chúng tôi tới nơi, đã có hàng mấy trăm con người ở các đội khác tới trước. Họ đứng tràn chung quanh miệng hố. Cảnh này nhìn từ xa giống như có đám ma của một nhân vật quan trọng, lúc hạ huyệt ai cũng muốn bu lại để cố nhìn thấy quan tài lần cuối cùng.

    Chừng ấy con người mà lội xuống ao, làm bùn non nổi lên nhào trộn với nước, đặc quánh lại như vữa xây nhà, chúng tôi đành bỏ cuộc. Làm sao mà tắm cho được ?


    Click image for larger version  Name:	26730980_840254486154464_7532859894047082010_n.jpg Views:	1 Size:	99.3 KB ID:	106664


    Có những ngày nóng nực quá không thể chịu nổi. Sau giờ lao động ban chiều, cán bộ cho chúng tôi đến “ tắm ” nhờ bên đội rau xanh. Nơi đó có dòng suối nhỏ mà đội dùng để tưới vườn rau cải. Chúng tôi dùng lon múc một ít nước lau người. Nước này đã tưới các luống rau và chảy xuống suối, mang theo từng tảng phân người trôi lều bều trên mặt nước !

    Trong trại lúc đó, có một số đông anh em Công giáo. Những ngày Chúa Nhật hoặc ngày không đi lao động, anh em hay đến thăm cha Vũ Đức Khâm và tôi.

    Để tránh mọi phiền phức trong lối xưng hô, tôi bảo các anh em gọi cha Khâm là Cậu Hai, còn tôi là Cậu Bảy. Tôi mang cái tên “ Cậu Bảy ” từ lúc đó.

    Các anh em Công giáo không những chỉ đến thăm viếng chuyện trò mà còn giúp nhau lo dọn mình xưng tội. Các anh em bạn bè cũng mang tới cho chúng tôi ít thức ăn, đồ dùng.

    Trong số những anh em thường tới chơi và giúp đỡ, tôi đặc biệt nhớ tới anh Phạm Hùng Thọ. Anh là một sĩ quan trước kia vào trại Gia Ray chúng tôi mới biết nhau.

    Người Thọ cao lớn, nước da ngăm đen, tính nết hiền hòa, nói năng chậm rãi.

    Lúc đó anh ở đội rau xanh là đội có cơ hội được tiếp xúc với “nước” nhiều hơn các đội khác.

    Mỗi buổi đi lao động, Thọ gánh một đôi thùng thiếc lấy nước sạch mang về, chia cho tôi và cha Khâm một thùng. Một thùng nước trong trại Gia Ray lúc đó thật là quý, nhất là nếu biết công của Thọ đã phải gánh từ xa mấy cây số về thì mới hiểu hết được giá trị của thùng nước đó như câu người ta thường nói :

    - “ Của một đồng công một lạng”.

    Tôi nhớ mãi về người bạn tốt này vì thường chọc đùa anh. Biết tên anh là Phạm Hùng Thọ mà lúc đó Phạm Hùng là Bộ Trưởng bộ Nội vụ, còn Nguyễn Hữu Thọ là Chủ tịch nước nên một hôm tôi nói đùa với anh :

    - “Anh Thọ này, giá mà tên anh chỉ lấy mỗi hai chữ đầu là Phạm Hùng, anh em cũng được nhờ, hoặc chỉ lấy một chữ sau cùng là Thọ và cho đứng sau chữ Nguyễn Hữu, có phải anh em mình trúng mánh không ? Tiếc là tên hai ông lớn gộp lại mới bằng tên anh mà chúng tôi chẳng được nhờ vả gì !”

    Thọ nghe tôi nói bật cười thật tươi. Tôi vẫn nhớ nụ cười hồn nhiên đó của anh.


    Click image for larger version  Name:	27655357_853869858126260_3980601783042960104_n.jpg Views:	1 Size:	165.5 KB ID:	106665


    Tết năm đó, phần đông các anh em được gia đình vào thăm nuôi tiếp tế, trong khi chúng tôi vừa mới từ trại Phan Đăng Lưu chuyển tới rất đột ngột nên gia đình và thân nhân không hay biết chúng tôi hiện đang ở đâu.

    Mặc dù lúc đó chúng tôi được quyền đi lại từ buồng này qua buồng khác và giao tiếp tự do, nhưng phần cha Khâm và tôi lúc nào cũng phải dè dặt với anh chàng Bùi Định.

    Vừa đặt chân lên trại này, chúng tôi đã được các anh em thông báo phải cẩn thận dè chừng với anh này.

    Vì mới tới, tôi chưa biết ai là ai, chỉ biết là anh Bùi Định được trại chỉ định làm đại diện cho tất cả tù nhân.

    Anh ta cũng lo việc phát thư, sách báo, gọi và dẫn tù ra nhà khách thăm gặp gia đình. Khi từ nhà khách trở vô, anh ta cũng phụ giúp cán bộ khám xét hàng họ, quà cáp.

    Trong buồng tôi cũng có một anh tên là Đặng Báu, nghe nói là giáo dân ở nhà thờ Kỳ Đồng. Anh này chuyên rình mò báo cáo anh em để lập công.

    Tôi đã phải nhiều phen khốn đốn vì anh chàng Đặng Báu này.

    Khi lên tới trại này sau hơn 9 tháng bị bắt, lần đầu tiên tôi mới va chạm với hệ thống dùng tù rình mò và tố cáo tù, mà về sau chúng tôi gọi là “ăn-ten”.

    Lúc còn bị giam ở trại Phan Đăng Lưu cũng đã có hiện tượng này, nhưng chưa được tổ chức quy mô thành “mạng lưới” như khi sống chung đông đúc như ở trại này.

    Comment


    • Font Size
      #107
      CHUYỆN NĂM XƯA


      Chúng tôi sống yên ổn được gần một tháng thì có chuyện buồn xảy tới.

      Ngày nọ, có một anh Công giáo kể tôi nghe câu chuyện về cha Vũ Đức Khâm và dặn tôi về nói lại với ngài. Anh ta nói, một hôm có một cán bộ người miền Bắc quen biết với cán bộ quản giáo đội của anh, nên tới đội chơi. Vì biết anh là người Công giáo nên cán bô miền Bắc này hỏi anh có có biết :

      - “ tên Vũ Đức Khâm ” không. Sau khi anh trả lời là biết, cán bộ này nói :

      - “Chính thằng Vũ Đức Khâm nó giết bố tôi".

      Nghe kể lại chuyện đó, trong lòng tôi bất an. Tôi rất lo sợ cho sự an toàn của cha Khâm, nhưng tôi không kể lại với cha, sợ ngài lo lắng vì lúc đó tinh thần ngài rất sa sút.

      Mặc dù không kể lại với cha Khâm, nhưng tôi hay tìm dịp hỏi riêng ngài về các việc làm lúc còn ở Phát Diệm.

      Cha Khâm cho tôi biết, có làm việc với Đức cha Lê Hữu Từ trong chiến khu Phát Diệm tự trị, chống Việt Minh. Ngài cũng cho biết, sau này người ta thêu dệt nhiều điều mà ngài không hề làm.

      Có lần tôi hỏi về vết sẹo khá lớn trên mặt ngài, phía dưới cằm, cha Khâm cho biết là có lần ngài bị ám sát ngay trong nhà thờ vào một buổi sáng sớm khi ngài vào nhà thờ dâng lễ.

      Ngài bị bắn hụt chỉ bị thương và còn lại vết sẹo đó.

      Ngài nói sau lần đó, ngài không còn dính líu tới Tự Vệ Quân nữa cho tới khi di cư vô Nam vào năm 1954.


      Nhà thờ chính tòa Bùi Chu đến nay đã hơn 130 tuổi. Công trình là một tác phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.


      Click image for larger version  Name:	vov5_nhathobuichu2_sjis.jpg Views:	1 Size:	42.7 KB ID:	106667



      Khi vô Nam, cha Khâm đi du học ở Mỹ và có bằng tiến sĩ xã hội. Trở về Sài Gòn, ngài hoạt động mạnh trong phong trào Thanh Sinh Công và mở những khóa phụ nữ cắt tóc đầu tiên tại Sài Gòn.

      Lúc trước tôi không biết gì về cha Khâm, vì ngài là lớp đàn anh, lớn hơn tôi hơn 20 tuổi. Nhưng tôi nghe tên và biết về việc xã hội ngài làm tại Sài Gòn.

      Vào tù chúng tôi mới gặp nhau khi cùng bị giam chung trong dãy xà-lim ở An ninh Nội Chính ((Nha Cảnh sát Đô thành cũ). Có 20 người trong 20 phòng liền nhau. Trong số những người nằm xà-lim lúc bấy giờ tôi còn nhớ các ông :

      - Vũ Quốc Thông

      - Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn

      - Ông Tống Đình Bắc

      - Phan Văn Song...

      Trong thời gian đó, cha Khâm là người bị gọi đi hỏi cung nhiều nhất, có khi gọi cả ngày lẫn đêm.

      Cách mấy ngày sau, tôi nghĩ là nên cho cha Khâm biết câu chuyện mà tôi đã được nghe để ngài chuẩn bị tinh thần, hơn là có cái gì xảy ra quá đột ngột cho ngài.

      Trong một đêm tôi kể lại câu chuyện mà tôi được nghe và ngài rất lo lắng, mặc dù ngài khẳng định là không bao giờ có chuyện đó. Ngài cho biết là không bao giờ giết người lúc còn làm việc ở Phát Diệm.

      Vì cả hai chúng tôi đều có linh tính về chuyện chẳng lành có thể xảy ra, nên chúng tôi dành nhiều thời giờ lo giúp nhau chuẩn bị các việc về phần hồn.

      Lúc này cha Khâm coi tôi là người bạn tinh thần và là chỗ nương tựa trong lúc sầu khổ.

      Tôi nhận thấy rất rõ là ngài lo lắng và thương tôi hơn. Ngài luôn dặn dò tôi, cho dù bất cứ vì hoàn cảnh gì mà phải xa nhau, cũng hãy luôn sống xứng đáng với chức vụ Linh mục và giúp đỡ anh em, nhất là về phần tinh thần.

      Có lần tôi nói với cha Khâm là ngài dịch cuốn “Một tâm Hồn” của Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu rất hay.

      Cuốn sách đó có ảnh hưởng tới cuộc đời tôi rất nhiều. Nghe nói thế ngài cảm động lắm.

      Tôi còn hỏi tại sao ngài lấy bút hiệu là Kim Thiếu khi dịch sách đó ? Cha Khâm cười trả lời :

      “Tại Cậu Bảy mày không biết chữ Nho đó thôi. Đây là lối chiết tự :

      - Chữ Khâm được kết hợp bởi chữ Kim và chữ Khiếm, mà Khiếm tức là thiếu, vậy thay vì Kim Khiếm thì là Kim Thiếu, tức là Khâm !”

      Có một đêm nằm gần nhau trên sàn ván trong buồng, tôi nắm lấy bàn tay cha Khâm và hỏi thẳng vào vấn đề:

      - Cậu Hai, giả sử như cậu có Cậu mệnh hệ nào, cậu có muốn con làm gì không?

      Cha Khâm trầm ngâm một lúc mới trả lời:

      - Cậu Bảy mầy hãy nói lại với mọi người là tôi đã dọn mình ra đi bằng yên, và tôi không bao giờ làm điều mà họ gán cho tôi.


      Cha Khâm vẫn có thói quen gọi tôi là " Cậu Bảy mầy ", nói xong ngài quay mặt đi với vẻ mặt rất buồn. Tôi hứa là tôi sẽ làm như lời ngài dặn.



      Click image for larger version  Name:	14915217_1055405784558384_1137140199511015129_n.jpg Views:	1 Size:	26.0 KB ID:	106668


      VĨNH BIỆT CHA KHÂM


      Và chuyện gì sẽ tới nó phải tới.

      Một buổi chiều kia, vào khoảng cuối tháng ba năm 1977, sau hồi kẻng điểm danh, anh em buồng tôi đứng xếp thành 4 hàng như thường lệ bên ngoài, chờ cán bộ tới điểm danh vào buồng. Nhìn ra, tôi chợt thấy một chuyện bất thường.

      Có một nhóm cán bộ lạ mặt từ xa đi tới. Thay vì các cán bộ có trách nhiệm điểm danh hàng ngày mà chúng tôi biết mặt, lần này là Thiếu úy Xuân, Sĩ quan An ninh của trại, và 2 cán bộ võ trang mang súng dài theo sau đang tiến thẳng về phía chúng tôi.

      Thiếu úy Xuân từ miền Bắc vào, thuộc diện “cùng hung cực ác” .

      Da mặt anh nám đen và đầy mụn trứng cá như dề cơm cháy, môi thâm sì, cặp mắt trắng dã, khi nhìn ai, không bao giờ chớp mắt.

      Tôi còn nhớ mãi hình ảnh ghê gớm đúng vào đêm giao thừa Tết Đinh Tỵ năm đó, ngày 19-2-1977. Trong lúc anh em tù nhân chúng tôi trong buồng chờ đón giao thừa và nói chuyện ồn ào vui vẻ.

      Thình lình có nhiều tiếng súng to, súng nhỏ nổ vang bên ngoài. Có mấy anh lạc quan hảo vội nhảy nhót vui mừng tưởng là phen này “ tới rồi ” !

      Lúc đó cộng-sản vừa chiếm miền Nam, có nhiều phong trào nổi lên chống trả. Và có tin đồn nào là “phe ta” đang nằm sẵn sàng trong mé rừng Long Khánh, chờ cơ hội thuận tiện đánh úp bất ngờ.

      Đêm nay khi nghe tiếng súng rền trời, nhiều người phấn khởi vỗ tay. Có anh cố khom người nhìn qua khe vách ván coi bên ngoài động tĩnh ra sao !

      Một phần khác, có lẽ vì đa số anh em trong buồng, không nhiều thì ít đều có dính dáng tới súng đạn trong một cuộc chiến ác liệt vừa tàn, rồi hàng năm trời không có dịp nghe tiếng súng, đêm nay nghe lại tiếng súng nổ rền vang, tự nhiên cảm thấy nổi hứng như lân nghe pháo.

      Trong khi anh em trong buồng đang nhốn nháo vui mừng, thình lình cánh cửa duy nhất của buồng ngay đầu hồi nhà bật mở tung ra !

      Cánh cửa mở rất mạnh như có một cơn bão lớn làm bật tung khóa. Tất cả chúng tôi đột nhiên yên lặng nhìn ra phía cửa, miệng há hốc.

      Thiếu úy Xuân hiện ra đứng ngay cửa buồng. Anh ta đứng sừng sững như một Thiên Lôi từ trời rơi xuống, đứng chết lặng như trời trồng, không nói một lời. Trên mặt nhiều người trong buồng còn lộ vẻ sững sờ và bẽn lẽn như đứa trẻ ăn vụng, bị mẹ bắt gặp tại trận !

      Thiếu úy Xuân “hiện ra” đúng giây phút đầu Xuân, nhưng không mang lại cho chúng tôi một chút “Xuân” [/i][/color][/size][/b] nào !

      Mặc bộ đồ công-an màu vàng, đầu đội nón cối che gần hết trán. Cặp mắt trắng dã của anh ta mở to hết cỡ, đang quét qua quét lại đám tù nhân đang đứng ngỡ ngàng, lúng túng. Ai đang ở tư thế nào thì giữ nguyên tư thế đó !

      Một lúc sau, có vài người khẽ cúi xuống, tránh cặp mắt đằng đằng sát khí của vị đại diện toàn quyền cho Hung Thần ! Anh ta giữ cho bầu khí nặng nề thêm một lúc, bằng cách đứng yên, hai tay chống nạnh, hai chận dạng ra như trong tư thế xuống tấn của người đang múa võ. Cuối cùng anh ta độc thoại :

      - “Các anh hồ hởi cái gì, hả? Anh nào lúc nãy vỗ tay, hả ? Bố láo ! Các anh đừng có tưởng bở!”

      Cả buồng vẫn yên lặng, một lúc sau có vài người bắt đầu cử động nhè nhẹ và quay đi có ý như muốn nói “không phải tôi”.

      Có lẽ thấy màn biểu diễn uy quyền đã tạm đủ, anh ta to giọng :

      - “Cả buồng đi ngủ ! Nếu còn tiếp tục làm ồn thì đừng có trách !”.

      “Phán” lời đó xong, anh ta bước lui ra biến dạng vào bóng đêm cũng nhanh như lúc anh ta “hiện ra” . Cánh cửa buồng giam tự nhiên đập “ầm” một tiếng, giống y như các cảnh trong phim thần thoại diễn tả lúc Hung Thần vụt biến.

      Có cái khác là Thiếu úy Xuân “biến” mà không để lại một vầng khói trắng như thường thấy trong phim !

      Sáng ngày chúng tôi được biết, đêm qua cán bộ bắn súng mừng giao thừa thay cho tiếng pháo Tết !



      Click image for larger version  Name:	dukich-3.jpg Views:	1 Size:	97.1 KB ID:	106673


      Chiều nay, lúc đang đứng trong hàng tôi lại thấy “Hung Thần” xuất hiện. Lần này thì xuất hiện giữa ban ngày, có hai cán bộ võ trang xách súng dài theo sau.

      Thấy Thiếu úy Xuân đang xăm xăm đi tới, linh tính báo cho tôi biết là có chuyện chẳng lành. Khi anh ta tới nơi và dừng lại, đội trưởng của chúng tôi (lúc bấy giờ là ông già Lưu), hô to mệnh lệnh :

      - “Nghiiêêmm!” Cái ông già Lưu này, người thì bé con con mà tiếng hô “nghiêm” của ông ngon lành nhất trại. Hô xong ông đứng cứng đơ người, hai bàn tay úp vào, kẹp sát hai bên đùi, gót chân nhún lên nhún xuống. Vì cái tật này mà ông ta có biệt danh là “ông già lò xo” !


      Sau khi hô khẩu hiệu xong, "ông già lò xo" định báo cáo số người như thường lệ, nhưng Xuân khoác tay, vì việc này thuộc nhiệm vụ của cán bộ trực trại chớ không phải của anh ta.

      Anh ta đến đây vì một việc khác. Thiếu úy Xuân đứng đó, giương cặp mắt lừ đừ trắng dã nhìn thẳng vào chúng tôi, nói thật gọn nhẹ :

      - “Anh Vũ Đức Khâm, vào buồng mang tất cả nội vụ ra ngoài !"

      Comment


      • Font Size
        #108
        TRƯỚC GIỜ CHIA TAY


        Tôi nhìn cha Khâm thấy ngài giật mình một phát thật mạnh và lảo đảo bước ra khỏi hàng. Những gì tôi lo sợ đã đến. Lúc đó tôi nghe đau nhói trong tim khi nhìn thấy thân hình cao to của cha Khâm, lúc bấy giờ khoảng 65 tuổi, lưng hơi còng, mình mặc áo đen, quần ngắn đen, mặt tái nhợt và hai bàn tay run nhẹ, đang bước vội vào buồng. Vào tù ngài để râu nên trông càng già hơn.

        Tôi có thể đoán biết số phần của ngài sẽ ra sao ! Các anh em khác cũng đứng yên nhìn cha Khâm với vẻ ái ngại, mặc dù họ chưa biết tính cách nghiêm trọng của sự việc như tôi biết.

        Thiếu úy Xuân vẫn còn đứng đó, trong khi hai cán bộ võ trang xách súng theo sau cha Khâm tới cửa buồng. Tôi đứng suy nghĩ một giây, và bước ra khỏi hàng tới trước mặt Thiếu úy Xuân :

        - Báo cáo anh!

        Thiếu úy Xuân ngạc nhiên nhìn tôi hỏi :

        - Có việc gì ?

        - Tôi sinh hoạt chung với anh Khâm và quản lý tất cả đồ đạc. Anh cho tôi vào buồng trả lại cho anh ấy.

        Lúc đó tôi sinh hoạt ăn uống chung với cha Khâm và anh Trần Đình Ngành, một giáo dân xứ Tân Việt. Thật ra đó chỉ là cái cớ. Tôi còn một ý khác mạnh hơn và quan trọng hơn rất nhiều để xin vào buồng trong lúc này. Thiếu úy Xuân suy nghĩ một chốc, gật đầu :

        - Được ! Khẩn trương lên !

        Tôi đi như bay về phía buồng, nhưng hai tên võ trang đứng ngoài cửa chận tôi lại hỏi :

        - Còn anh vào đây làm gì ?

        - Tôi đã báo cáo xin anh bên ngoài cho vào soạn đồ đạc của anh Khâm, vì chúng tôi sinh hoạt chung.

        - Khẩn trương lên nhé !

        - Vâng, tôi khẩn trương!

        Thấy hai anh này không có gì khó khăn lắm tôi cũng mừng, đi vội lại với cha Khâm lúc đó ở khoảng giữa buồng về bên trái. Lúc đó ngài đang lúng túng vội vàng lục tung đồ đạc ra, vất lộn xộn trên sàn gỗ .

        Thấy tôi bước vào, cha Khâm mừng rỡ ra mặt, hai bàn tay run rẩy của ngài chụp lấy tay tôi, nói bằng giọng đứt quãng :

        - Cậu Bảy mày ở lại mạnh giỏi, xin Chúa chúc lành. Gửi lời chào Ngành và các anh em, nhớ cầu nguyện cho nhau. Cậu giữ tất cả thức ăn lại đi, tôi không mang gì đâu.

        Lúc đó cha Khâm đã mất bình tĩnh, lụp chụp và cố nói với tôi thật nhiều trong khi còn có thể nói được. Tôi nhìn Ngài hết sức thương tâm, cố kềm hãm cơn xúc động và nói nhanh :

        - Cậu Hai dọn mình ăn năn tội đi, con giải tội cho. Con xin vào đây vì lý do đó.

        Nói xong tôi ngước mắt nhìn ra cửa thấy Thiếu úy Xuân đang từ từ đi vào.

        Lúc này cha Khâm đang ngồi quay lưng ra cửa, mắt nhắm nghiền, đôi môi mấp máy. Tôi biết là ngài đang dọn mình ăn năn tội. Tôi bắt đầu đọc công thức giải tội bằng tiếng La-tinh, đọc thật nhỏ vừa đủ cho hai người nghe :

        - “Dominus noster Jesus Christus te absolvat....”

        Tôi vừa đọc xong thì Thiếu úy Xuân cũng vừa tới nơi. Anh ra lệnh bằng một giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát :

        - “Anh Khâm khẩn trương ! Mang nội vụ ra ngoài !”

        Tôi đứng nhìn theo bóng dáng to cao của cha Vũ Đức Khâm đang vội vã tay xách nách mang trở ra cửa, theo sau là Thiếu úy Xuân, trông như cảnh tội nhân bước ra pháp trường, có tên lý hình theo sau.

        Có lẽ lúc đó cha Khâm cũng đã biết một phần nào số phận của ngài nên trông ngài mất bình tĩnh một cách rất đáng thương.

        Việt cộng khủng bố đặt mìn giết hại dân lành vô tội


        Click image for larger version  Name:	KhungBoVietcongDatMinXeDo2.jpg Views:	1 Size:	21.3 KB ID:	106679



        NỖI BUỒN CHIA LY

        Tối đêm hôm đó sau khi đã vào buồng đóng cửa, một số anh em, nhất là các anh em Công giáo, lộ vẻ u buồn trông thấy.

        Phần tôi, lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy thật lẻ loi và cô đơn.

        Tôi nằm nhớ cha Khâm và hai hàng nước mắt tràn ra. Lúc nãy khi thu dọn lại đồ đạc tôi thấy chiếc dây thắt lưng bằng da, có bảng khá to mà tôi thấy ngài vẫn thường mang. Có lẽ trong lúc vội vã ngài đã bỏ quên lại. Nhìn thấy vật này tôi càng nhớ cha Khâm nhiều hơn.

        Khi đi ngủ, nhìn sang chỗ trống bên cạnh, tôi bồi hồi nhớ lại hơn một tháng qua, hai anh em Linh mục chúng tôi nằm gần nhau, an ủi nâng đỡ nhau, cùng nhau dâng Thánh Lễ trong mùng cách âm thầm.

        Tôi coi cha Khâm như một người cha hơn là một bạn tù. Ngược lại ngài cũng rất quý mến tôi. Sự có mặt của cha Khâm và tôi trong trại tù hơn một ngàn người ở đây cũng là một niềm vui và là nguồn an ủi cho một số đông các anh em Công giáo. Giờ đây cha Khâm đi rồi, chỉ còn lại một mình, và tôi cảm thấy trách nhiệm mình trở nên nặng nề hơn.

        Thời gian này cũng là lúc tôi thấy rõ vai trò một Linh mục trong nhà tù cộng-sản, là một chỗ dựa tinh thần cho nhiều người.

        Điều này tôi đã bắt đầu cảm nhận ngay trong thời gian gần hai tháng tù đầu tiên tại Ban Mê Thuột và sau đó là tám tháng ở An Ninh Nội chính và trại Phan Đăng Lưu, tỉnh Gia Định.

        Đêm đó tôi nằm trăn trở không ngủ được. Việc cha Khâm bị đưa đi làm tôi sốc nặng, vì tôi đã hình dung được những gì đang chờ đợi ngài qua câu chuyện mà tôi được nghe.

        Trong đêm thanh vắng tôi nằm nhớ lại những ngày tháng qua, từ lúc tôi bị bắt trong vùng rừng núi ở Campuchia, giáp ranh tỉnh Ban Mê Thuột.

        Nhớ lại những ngày đầu tiên tôi bước vào nhà giam tỉnh Ban Mê Thuột, sau đó chuyển về An Ninh Nội Chính và bị giam chung với cha Khâm ở dãy xà-lim, cha Khâm buồng 15, tôi buồng 20. Sau đó cả hai được chuyển qua trại Phan Đang Lưu tỉnh Gia Định, nhưng cũng ở khác buồng. Lúc lên trại Gia Ray này, chúng tôi mới sống chung một đội với nhau.



        Click image for larger version  Name:	179619607_10161358702650620_4012047438130417141_n.jpg?_nc_cat=107&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=R7XmJNASiIgAX8Otvu0&_nc_ht=scontent.fybz2-2.fna&oh=00_AT_A4YTiVVsAL48TUXVlcm4Xyg1xo3XaP5Q1l0NE3vAzWg&oe=627A2492.jpg Views:	7 Size:	116.9 KB ID:	106684
        Last edited by hoalucbinh18; 05-21-2022, 10:58 PM.

        Comment


        • Font Size
          #109

          NHỮNG BƯỚC ĐẦU


          Nhớ lại kỷ niệm của những ngày đầu, lúc tôi còn quá ngỡ ngàng với nếp sống trong tù, cái gì cũng lạ, cũng bỡ ngỡ như chuyện buồn cười sau đây.

          Hai tháng sau ngày bị bắt, tôi được chuyển về trại Phan Đăng Lưu, tỉnh Gia Định.

          Phòng giam là một căn phòng trống trơn, các tù nhân nằm trên nền xi-măng xây lên cao khoảng ba tấc cập theo vách tường.

          Ở giữa có khoảng trống trũng xuống, mà chúng tôi gọi là “phi đạo” chạy thẳng ra cửa.

          Ngay gần cửa về phía trái có một bể cạn cao chừng thước hai, có thể chứa được hai khối nước, có vòi nước máy chảy vào.

          Từ thành bể trở vô sát với bờ tường là một khoảng trống làm chỗ tắm giặt và trong cùng là cầu tiêu.

          Khu vực này được ngăn ra với “ phòng ngủ ” bằng một bờ tường cao tám mươi phân.

          Như vậy phải hiểu là vách chỉ che được người đứng bên trong kín được tới trên đầu gối một chút. Thật ra, công dụng của vách ngăn này chỉ để nước khỏi bắn tung tóe ra ngoài, chứ không có ý che kín con người tắm bên trong.

          Buồng giam có mái nhà lợp tôn, không cửa sổ và bên trên thay vì trần nhà, là một vỉ sắt ô vuông đề phòng tù trổ nóc nhà vượt ngục.

          Mỗi buồng như vậy nhốt 60 người, có khi hơn, trong khi sức chứa thực sự chừng 30.

          Tù nhân trong buồng thật hỗn tạp, đủ mọi thành phần như :

          - Phản cách mạng, phục quốc, vượt biên, văn nghệ sĩ, công chức chế độ cũ v.v và có vài anh cán bộ hủ hóa cũng bị nhốt vào đây.


          Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcSy-EmnKF1TzX-pBlAQq3-oad1811cwzI-nWhieOtk62ft9Ex4t4tAwoZJCRKwRHQGpowc&usqp=CAU.jpg Views:	1 Size:	11.9 KB ID:	114194


          Trong buồng tôi lúc đó gần phân nửa là số anh em Công giáo, nhiều nhất là thanh niên các xứ đạo trong đô thành như :

          - Tân Việt

          - Tân Sa Châu

          - Bùi Phát.

          Đa số bị bắt vì tham gia phong trào Dân Quân Phục Quốc. Vì phòng quá đông nên rất nóng nực, mọi người đều cởi trần và mặc mỗi chiếc quần đùi cả ngày lẫn đêm.

          Ban ngày chúng tôi thay phiên nhau giội nước tắm trong giờ được cả buồng ấn định.

          Khi tắm, mỗi người được giội ba “ mũ ” nước. Người này tắm xong tới người kia, cứ xoay vòng theo chiều kim đồng hồ căn cứ vào vị trí chỗ nằm trong buồng.

          Tất cả mọi người, khi tắm đều cởi truồng.

          Đây mới là cái khó cho tôi !

          Tôi để ý gần như ai khi tắm cũng làm những động tác giống nhau.

          Họ tới bên bể nước, bước vào “nhà tắm”, tuột nhanh cái quần đùi, giũ phành phạch hai lần và vắt nằm lên trốc vách ngăn.

          Hầu hết đều quay mặt vô vách khi làm các động tác này, nhưng cũng có người cứ bình thản quay mặt ra “khán giả” , vì còn mải mê tiếp tục câu chuyện dở dang.

          Có mấy anh chàng quá mê cờ tướng, chẳng còn biết trời đất là gì, tuột quần xuống quá đầu gối rồi mà còn đứng quay lại, tay trái giữ cạp quần, tay kia khua khoắng chỉ trỏ và gân cổ lên cãi về một nước cờ còn chưa ai chịu ai.

          Trong lúc miệng nói, các ngón tay hạ xuống co tròn lại, gãi sồn sột chỗ vòng đai thắt lưng có một đường viền lồi ra vì cạp quần thun quá chật.

          Nhiều khi đứng lâu quá, làm người kế sau chờ sốt ruột phải lên tiếng giục mới chịu giở chân lấy quần ra.

          Xong động tác cởi quần là bước vô “nhà tắm” , cúi xuống cầm nón nhựa múc thật đầy nước và giội lên đỉnh đầu.

          Mỗi người chỉ được ba nón, ai giội quá bị cảnh cáo và khấu trừ lại chuyến sau.

          Tắm xong, chẳng lau người gì cả, chỉ vuốt mặt vuốt mày cho đỡ ướt.

          Sau đó với tay lấy cái quần đùi, lại giũ phành phạch hai cái và cúi rùn người xuống xỏ chân mặc vào.

          Thế là xong một lần tắm.

          Chiếc quần đùi bị dính nước ướt lỗ chỗ một vài nơi, nhưng rồi một chốc lại khô ngay và lại chờ cho hết vòng rồi tiếp tục những động tác y như thế cho tới khi hết giờ quy định, thường là trước giờ ăn chiều.

          Mỗi ngày được chừng 4 hoặc 5 vòng, ai không cần tắm thì nhường cho người tiếp theo, và như thế vòng tua lại được rút ngắn đôi chút.

          Tôi vô buồng 6 Khu C2 trại Phan Đăng Lưu này vào một ngày cuối tháng 8 năm 1976.

          Mùa này nắng rất to, trong phòng nóng nực làm mồ hôi lúc nào cũng nhễ nhại trên người. Ngày đầu tôi không tắm vì ngại. Qua ngày sau nóng nực không chịu nổi, nên khi trong buồng bắt đầu xoay vòng đi tắm, tôi cũng vào phiên.


          Click image for larger version  Name:	giao-thua-o-suoi-mau.jpg Views:	1 Size:	52.5 KB ID:	114195


          Khi nhìn những anh tắm trước, tự nhiên tôi đâm ra e ngại vì tôi không quen tắm cởi truồng trước mặt người khác. Vòng tua càng nhích gần tới phiên mình, tôi càng bối rối, có nên hay không nên tắm, và khi tắm có nên làm cách tự nhiên như những người khác không ?

          Thật là tấn thối lưỡng nan !

          Không tắm thì nóng nực không chịu nổi, mà tắm trần truồng trước gần 120 con mắt, thật ngại chết người vì tôi chưa ở trong hoàn cảnh như thế bao giờ. Nhất là đa số các bạn tù trong buồng lúc bấy giờ là các anh em Công giáo! (không hiểu tại sao tôi lại có cái ý nghĩ là trần truồng trước mặt các anh em Công giáo mình sẽ ngại ngùng hơn!)

          Nhưng nếu tôi mặc quần đùi tắm thì làm gì có đủ quần để mặc và chỗ đâu để phơi.

          Lúc đó tôi chỉ có hai chiếc quần đùi để thay đổi nhau, mà tắm xoay tua kiểu này, dù có tới hàng chục chiếc cũng không kịp để thay, không lẽ cả ngày phải mặc quần ướt ?

          Nhớ lại hồi còn đi học, khi ở trọ với anh tôi trong trại gia binh ở Vĩnh Long, tôi cũng đã có dịp va chạm với cảnh tắm truồng tập thể.

          Những người lính đều tắm truồng, tôi vào phòng tắm chung với họ nhưng tôi chỉ đóng vai khán giả mà không bao giờ “nhập cuộc”.

          Lúc này, anh bạn trước tôi đã tắm xong và đang vuốt mặt, vuốt mày. Cùng một động tác giống mọi người, anh với lấy cái quần đùi đang nằm chơi vơi trên trốc tường, căng ra, giũ phành phạch 2 cái, xong cúi xuống mặc vội vào và bước ra nhường chỗ cho tôi.

          Anh ta làm những động tác ấy nhanh như một người máy, có lẽ không muốn để tôi phải chờ lâu. Anh ta đâu có biết là cho tới giây phút cuối cùng, tôi cũng chưa dứt khoát được tư tưởng.

          Lúc nãy, trong khi đứng chờ, tôi ngoái đầu lại đảo mắt quan sát thật nhanh các bạn trong buồng. Tôi làm như vô tình, nhưng thật ra là có ý dò xét xem có ai chú ý tới việc tôi sắp sửa tắm hay không. Những gì tôi ghi nhận thật đáng khích lệ !

          Trong góc đàng xa, một nhóm khá đông mải mê cờ tướng, đang cúi gầm trên bàn cờ được kẻ vạch ngay trên bệ nằm bằng xi-măng.

          Nhóm khác ngồi kế bên, đang tranh luận rất gay cấn, khua tay múa chân, mạnh ai người ấy nói như một đám ứng cử viên đang cố gắng trình bày kế sách cùng một lúc với cử tri !

          Có vài người đang lúi húi với cái bị cói đựng đồ thăm nuôi đang bị lũ kiến đói tấn công !

          Có người đang ngồi đọc báo Nhân Dân.

          Có người trịnh trọng nắn nót que diêm trước khi đánh lửa hút thuốc lào. Các nhóm này mang lại cho tôi thật nhiều sự an ủi và dễ chịu.



          Click image for larger version  Name:	trai-giam%2BXuanLoc%2B2015.png Views:	1 Size:	499.6 KB ID:	114196


          Nếu cả 60 con người trong buồng này ai cũng đang bận rộn về một việc như vậy thì việc tắm truồng của tôi đâu còn là một vấn đề. Ngặt một nỗi, có mấy anh chàng ngồi trong các góc đối diện kia đang trầm ngâm như những triết gia.

          Họ đưa cặp mắt lờ đờ rảo qua hết nơi này tới nơi khác.

          Tôi không thể đoán được trong đầu óc họ lúc đó đang suy nghĩ gì. Họ nhìn bốn phương tám hướng, nhưng thực sự họ chỉ nhìn để mà nhìn, hay có ý muốn quan sát một điều gì không, ai biết được ?

          Chính những anh chàng này làm khổ tôi, chính họ tạo cho tôi sự bất ổn vì không thể đoán biết được gì trong cái nhìn vu vơ của họ.

          Tận trong một góc đàng xa, tôi thấy Bác sĩ Lý Trung Dung đang ngồi một mình, cởi trần mặc quần đùi trắng, vóc người nhỏ thó, đầu tóc bạc phơ. Ông đang dựa lưng vào tường, đôi mắt nhắm nghiền, miệng lâm râm đọc kinh, đây là thói quen thường ngày của ông.

          Bác sĩ Lý Trung Dung có lần kể với tôi ông là tác giả công trình Hội Chợ Thị Nghè trong dịp Quốc Khánh năm 1957 thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

          Lần đó cây cầu phụ bắt qua sông Thị Nghè bị sập trong đêm làm chết khá nhiều người.

          Tôi cũng có mặt gần bên, trong dịp tôi Sài Gòn lần đầu tiên khi tôi vừa 14 tuổi.

          Sau khi đảo mắt một vòng, tôi kết luận thật nhanh :

          - “Không đến nỗi nào, không có mấy người chú ý đâu, cứ tự nhiên thôi !”

          Tôi mạnh dạn bước vào”buồng tắm” và làm những động tác như các bạn tù. Tôi cố gắng làm một cách thật tự nhiên và nhẹ nhàng, trong khi liếc mắt nhìn, chẳng ai thèm để ý tới tôi.

          Từ đó tôi nhập cuộc vào sinh hoạt thông thường với anh em trong buồng. Việc đi tắm một cách tự nhiên đó không còn là vấn đề đối với tôi, vì đó là thực tế của cuộc đời tôi đang sống. Cuộc đời của một người tù.



          Click image for larger version  Name:	1-224.png Views:	1 Size:	314.4 KB ID:	114197


          Khi cha Khâm bị đưa đi rồi, nhờ có anh tù mang thức ăn cho khu kỷ luật mà tôi quen, nên tôi biết tin về cha Khâm và có thể gởi cho ngài ít thứ cần thiết.

          Cha Khâm bị đưa xuống cùm chân trong hầm kỷ luật.

          Hầm này trước kia là hầm truyền tin của trung đoàn, nằm giữa sân trại, ngay lối ra vào.

          Hôm sau tôi nhờ anh mang vào cho ngài nải chuối và dây thắt lưng da to bản mà ngài vẫn dùng. Những ngày sau chúng tôi cũng tiếp tục gửi thức ăn cho ngài, nhưng cũng có lần ngài nhắn lại là không cần thức ăn nữa, chỉ xin anh em Công giáo giúp lời cầu nguyện cho ngài.

          Khi cha Khâm bị đưa đi rồi, chỉ còn lại anh Trần Đình Ngành và tôi sinh hoạt chung với nhau.

          Anh Ngành là người rất tốt và nhân hậu. Anh rất thương cha Khâm và tôi.

          Trong đêm đầu tiên cha Khâm bị dẫn đi, anh Ngành vô mùng nằm khóc nức nở và những ngày sau lúc nào cũng tìm cách gửi một thứ gì đó cho “Cậu Hai”.

          Anh Ngành và tôi gặp nhau trong khu xà-lim trại Phan Đăng Lưu, từ đó chúng tôi quý mến nhau.

          Anh vẫn gọi tôi là “3 ngã” và tôi gọi anh là “3 huyền” theo các dấu trong tên của hai người là Trần Đình Nghành và Nguyễn Hữu Lễ.

          Một tuần sau, trong khi chúng tôi đi lao động về, thấy có một xe nhỏ bít bùng chạy từ trong trại ra.

          Hôm sau tôi được anh tù lo việc liên lạc cho biết Cậu Hai đã được đưa vào nhà tù Chí Hòa. Kể từ đó không bao giờ tôi gặp lại cha Vũ Đức Khâm nữa.


          Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcR4p2s-Mtdt4y2NbIGdCRDwnEjK3m_m5KHG4hM29Tbep0D02oljl5TbP8ibV5HB-oA_BH0&usqp=CAU.jpg Views:	1 Size:	13.3 KB ID:	114198

          Comment


          • Font Size
            #110


            TIN CHUYỂN TRẠI


            Sau khi cha Vũ Đức Khâm bị đưa đi một thời gian, có tin đồn là chúng tôi sẽ được di chuyển về Đồng Tháp. Tin này được loan truyền đi rất nhanh trong trại. Có một điểm tâm lý dễ hiểu là trong tù lúc nào chúng tôi cũng mong có sự thay đổi. Ai cũng hy vọng là chỗ mới sẽ khá hơn nơi chúng tôi đang sống.

            Vả lại, trại Gia Ray là một nơi rất tạm bợ, thiếu thốn tất cả mọi thứ, ngay cả những nhu cầu tối thiểu của con người, nên chúng tôi càng mong được chuyển đi nơi khác hơn.

            Lúc đầu không ai biết tại sao có tin đồn đó, nhưng khi tìm hiểu cặn kẽ mới biết là những người bà con vào thăm nuôi đã báo tin.

            Trước khi vào thăm nuôi, thân nhân của tù thường dừng lại các hàng quán bên ngoài mua hoa quả, bánh trái và đã được một cô bán hàng cho biết tin đó với tính cách “bí mật”.

            Số là cô bán hàng có quen một anh công-an cai tù trong trại. Ngày kia anh ta ra từ giã cô gái và nói là anh sẽ vắng mặt một thời gian. Cô gái vặn hỏi mãi lý do nhưng anh ta không nói, chỉ trả lời úp mở càng làm cho cô gái sốt ruột và sinh nghi sắp có chuyện gì liên quan tới số phận các tù nhân trong trại.

            Cũng nên biết là lúc bấy giờ đồng bào trong Nam rất thương các người tù như chúng tôi, nếu có thể làm gì để giúp cho các tù nhân, họ không bao giờ từ chối. Cô gái bán quán này cũng trong tâm trạng đó.

            Mặc dù không làm gì được để giúp chúng tôi nhưng cô đã lợi dụng sự quen biết với cán bộ để “moi” tin tức, và tìm cách đưa vào trong trại. Vì cô nghĩ đó là cách cô giúp cho những người tù mà cô thương mến.

            Lần này, sau mấy ngày úp mở về sự vắng mặt sắp tới của anh cán bộ, cô gái phải làm hết cách để hỏi cho bằng được.

            Cuối cùng anh cán bộ đành phải tiết lộ với câu dặn dò rất nghiêm trọng :

            - “ Đừng bao giờ nói lại với ai là anh sẽ áp tải một số tù về Đồng Tháp !”

            Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau, không một người tù nào trong trại Gia Ray mà không biết tin “bí mật” là sẽ có một đợt chuyển tù về Đồng Tháp !



            Click image for larger version  Name:	4dd3e081d4b5402986d1c78e7fa7a5bb.jpg Views:	1 Size:	47.0 KB ID:	114201


            TUNG HỎA MÙ

            Tù nhân trong trại Gia Ray bắt đầu xôn xao, bàn ra tán vào về nguồn tin đó.

            Các “nhà bình luận thời cuộc” lại có dịp bày tỏ sự hiểu biết của mình về lý do tại sao phải chuyển trại.

            Tại sao lại đưa về Đồng Tháp mà không thể đưa đi nơi khác ? Và ở đó sẽ ra sao ?

            Sau khi bàn đi tán lại đủ điều, họ đưa ra câu kết luận là :

            - “ Rất tốt !”

            Lúc mới vừa bị dồn lên trong trại này, chúng tôi ai cũng lo ngại sẽ bị đưa ra Bắc.

            Hai tiếng “ra Bắc” là hai tiếng cấm kỵ. Trong tù ai cũng sợ, cũng kiêng, không ai dám nhắc tới nó.

            Hai tiếng “ra Bắc” đồng nghĩa với ba tiếng “đến tử địa” nên không ai dám nghĩ là mình sẽ rơi vào trường hợp ra Bắc.

            Chúng tôi không muốn nhắc tới hai tiếng đó, mặc dù lúc nào nó cũng tiềm ẩn ở một nơi nào đó trong lòng của từng người tù chúng tôi.

            Bây giờ có tin đi Đồng Tháp, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Nỗi lo canh cánh bên lòng bây giờ được giải tỏa, như vừa trút bỏ được gánh nặng ngàn cân.

            Ở Đồng Tháp có điều gì hay thì chưa biết nhưng mọi người đều hân hoan với viễn ảnh là đến đó thì được tha hồ mà dùng nước ! Vì Đồng Tháp là vùng sông ngòi, trong khi ở Gia Ray này, một giọt nước quý như một giọt máu.

            Chúng tôi vui mừng hớn hở và yên tâm chờ đợi ngày được đi Đồng Tháp. Một viễn ảnh tốt đẹp cho kiếp tù đang le lói trong lòng của hơn ngàn tù nhân trong trại lúc bấy giờ.



            Click image for larger version

Name:	17862536_1140700626038572_2119117784283257811_n.jpg
Views:	51
Size:	72.3 KB
ID:	114204


            Vào một buổi trưa Chúa Nhật của tuần lễ đầu tháng Tư, có một anh Công giáo trong đội nhà bếp tới gặp tôi để xưng tội. Sau đó anh kéo tôi ra gần bờ rào trại để nói chuyện riêng. Anh nói với tôi :

            - “ Con báo cho Cậu Bảy biết, qua tuần tới, tức là sau lễ Phục Sinh sẽ có một đợt chuyển tù ra Bắc, trong số đó có tên Cậu Bảy.

            Xin cậu hãy giữ kín chuyện này vì nếu tiết lộ con sẽ bị nguy hiểm. Con xin cậu cũng đừng hỏi tại sao con biết việc này, cậu chỉ biết là không phải con làm việc cho tụi nó đâu .”

            Anh bạn nói với tôi với tất cả sự xác tín. Tôi biết đây là một hung tin, nhưng tôi vẫn hy vọng biết đâu tin này không chính xác.

            Trong lúc đó, hàng ngày anh em vẫn bàn tán sôi nổi về việc đi Đồng Tháp. Riêng tôi được biết tin bí mật này, nhưng vì tính cách nghiêm trọng của nó và vì lời hứa, tôi phải giữ kín, không hề hở môi ra cho bất cứ ai. Lúc đó đội tôi vẫn đi làm lao động bên ngoài, khai hoang, dọn đất cho các đội trồng rau xanh.

            Những ngày sau đó đầu óc tôi lúc nào cũng hoang mang lo lắng về tin ra Bắc mà tôi được biết.

            Bắt đầu từ Thứ Hai sau lễ Phục Sinh, ngày nào tôi cũng hồi hộp và chờ đợi coi có động tĩnh gì không. Nỗi khổ tâm của tôi lúc bấy giờ là không thể tiết lộ với ai.

            Trong khi đó hàng đêm, sau khi vào buồng, anh em ngồi tụm năm tụm ba bàn tán về cuộc chuyển trại về Đồng Tháp sắp tới.

            Điều này càng làm cho tôi khốn khổ hơn, vì biết được một việc có liên quan tới số phận của quá nhiều người, nhưng vì lời hứa, tôi không thể nào tiết lộ được.


            Click image for larger version

Name:	30425699_2172177596401772_3588102044883877395_o.jpg
Views:	51
Size:	197.3 KB
ID:	114205


            Ngày thứ Hai trôi qua,
            không có gì xảy ra, rồi ngày thứ Ba... và các ngày tiếp theo trong tuần, ngày nào tôi cũng hồi hộp chờ đợi nhưng vẫn không thấy gì.

            Tới sáng ngày thứ Bảy vẫn lặng yên như tờ.

            Tôi rất vui trong lòng vì biết là nguồn tin anh bạn nhà bếp nói không đúng sự thật. Tôi không trách anh ấy, vì trong tù các tin đồn, tù nói tội nghe vẫn là chuyện thường xảy ra. Vả lại tin anh ta báo “ra Bắc” mà không đúng sự thật là một hồng ân đối với tôi rồi.

            Xế trưa thứ Bảy,
            chúng tôi cũng xếp hàng, báo số đi lao động buổi chiều như thường lệ. Trong lúc lao động, tôi cảm thấy thật hân hoan vì anh bạn nói chắc chắn là nội trong tuần này sẽ có đợt chuyển tù ra Bắc, mà lại có tên tôi trong danh sách, thế mà bây giờ là chiều thứ Bảy rồi, tôi còn gì phải lo nữa ?

            Sau giờ lao động,
            lúc đó quãng 5 giờ chiều, đội chúng tôi xếp thành hàng 4 trở về trại như thường lệ. Trên đường về trại, tôi thở phào nhẹ nhõm.

            Một nỗi vui xâm chiếm lấy tôi, một nỗi vui rất lớn mà ít khi nào tôi có được tâm trạng đó. Lòng tôi sung sướng hân hoan trong lúc chân đang đều bước trong hàng trên đường về trại.

            Tôi nhớ tới ngày mai với một viễn ảnh tươi đẹp. Ngày Chủ Nhật sẽ nghỉ ngơi và thăm viếng, tiếp xúc với anh em, bạn bè.

            Suốt tuần qua tôi bị tin “ra Bắc” ám ảnh và dày vò. Lúc nào tôi cũng mệt nhọc như đang đeo gánh nặng hàng trăm cân trên người.

            Cũng may thời gian lo lắng chỉ có một tuần, nếu tình trạng này kéo dài hơn, chắc tôi sẽ ra nghĩa địa trước khi ra Bắc (nếu có!).

            Chiều nay tôi mới thực sự thoải má i! Tôi ngước đầu lên nhìn bầu trời xanh và hít một hơi thật dài trong tư thế của một người vừa có niềm vui lớn. Niềm vui của người vừa thoát qua một tai nạn, một tai nạn có thể kết liễu đời mình.

            Khi cúi đầu xuống, chợt tôi thấy từ đàng xa, trên con đường vào trại từ hướng ngã ba Ông Đồn có một cái gì rất lạ !

            Sau khi định thần nhìn kỹ, tôi thấy một đoàn xe tải quân đội đang chạy nối đuôi nhau làm tung lên đám bụi mịt mù trên con đường đất đỏ hướng vào trại.

            Tôi chới với gần như ngộp thở khi thấy cảnh này ! Thì ra những gì tôi đã hồi hộp lo lắng cả tuần nay, bây giờ đã tới. Nó tới vào lúc tôi không ngờ nhất.

            Trong khi đó, thật vô cùng trớ trêu, một số người trong đội tôi vỗ tay vui mừng, vì nghĩ rằng đoàn xe mà họ chờ đợi từ lâu để đưa họ đi Đồng Tháp, bây giờ mới tới !


            Click image for larger version

Name:	30821293_2171629116456620_1737330585990275577_o.jpg
Views:	52
Size:	243.9 KB
ID:	114206


            Khi chúng tôi vừa nhập trại, chưa kịp lấy thức ăn, nước uống thì có tiếng kẻng tập họp bất thường.

            Toàn thể tù nhân tập trung ra giữa sân trại cho ban giám thị nói chuyện.

            Chỉ cần thấy đoàn xe tải đang đậu dọc theo sân, ai cũng đoán biết là sắp có cuộc chuyển trại, và phải là đi Đồng Tháp !

            Sau khi tập trung chỉnh tề, ông trại trưởng cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo và vì trại này quá đông, do đó không thể lo lắng đầy đủ được cho tất cả mọi người, nên một số sẽ được chuyển đến một nơi mà điều kiện nước nôi rất thoải mái.

            Cuộc chuyển trại chia làm nhiều đợt và đợt đầu sẽ là các anh có tên trong danh sách. Sau đó cán bộ đọc một danh sách 350 người, trong đó có tên tôi.

            Lúc giải tán về các buồng, ai cũng nghĩ là sẽ đi Đồng Tháp nên rất vui mừng. Cả trại nhốn nháo và lộn xộn không tả được.

            Anh em từ giã nhau, các nhóm sinh hoạt chung thì chia chác đồ ăn, thức uống hoặc đồ dùng.

            Một số người cảm thấy thiệt thòi vì chưa được đi “ Đồng Tháp ” trong đợt đầu, vì ở đó có nước máy theo lời cán bộ trại trưởng nói.

            Lúc bấy giờ sự việc đã tới và không cần giữ bí mật nữa, tôi nói với anh em là số tù này bị chuyển ra Bắc, nhưng không mấy người tin vào lời tôi nói. Có người còn cho là tôi cố ý hù dọa anh em, họ gọi tôi la người nằm mơ giữa ban ngày.

            Đêm hôm đó, cán bộ võ trang tuần canh bên ngoài nghiêm nhặt bằng mấy lần ngày thường.

            Sở dĩ tôi biết, vì suốt đêm đó anh bạn thân của tôi là Phạm Thế Khải và tôi thức trắng đêm, chờ một cơ hội thuận tiện.


            Click image for larger version

Name:	31378728_583910618649249_7280589218831663104_n.jpg
Views:	51
Size:	143.8 KB
ID:	114207

            Comment


            • Font Size
              #111

              CON ĐƯỜNG VÔ ĐịNH !

              Qua ngày Chủ Nhật hôm sau, những người trong danh sách chuyển trại được cấp phát mỗi người một bao tải loại lớn nhất để chứa đồ đạc, áo quần, chăn màn nhưng không được đựng thức ăn và chai lọ.

              Sau khi cho đồ vào bao và cột miệng thật chặt, mỗi người được phát hai cái thẻ có mang số giống nhau. Một thẻ cột vào miệng bao và thẻ kia giữ trong người.

              Lúc đi đường mỗi người được mang theo một túi xách nhỏ đựng những thứ lặt vặt cần dùng. Suốt ngày Chủ Nhật hôm ấy, chúng tôi bận rộn thu dọn đồ đạc. Ai vô bao xong, mang để trên hội trường.

              Tới chiều tối chúng tôi được lệnh lên mấy chục xe đang đợi sẵn.

              Sau khi lên xe, chúng tôi bị còng tay từng đôi một, các tấm bạt che hai bên hông xe được hạ xuống, cài lại cẩn thận và chúng tôi không còn thấy được gì bên ngoài.

              Khi xe chuyển bánh rời trại thì trời đã tối hẳn, tôi đoán phải là mười giờ đêm, bên ngoài tối đen như mực.

              Mặc dù bị nhốt trong xe bít bùng, nhưng theo hướng xe chạy chúng tôi cũng biết là đang đi về hướng Sài Gòn.

              Một số người trên xe vui mừng hí hửng, luôn mồm phát biểu :

              - “ Rõ ràng là xe đang hướng về Đồng Tháp, mình nói có sai đâu !”

              Xe chạy một thời gian khá lâu thì dừng lại. Chúng tôi vẫn được lệnh ngồi yên trên xe và các tấm bạt vẫn che kín hai bên nên chúng tôi không biết xe đang dừng lại ở địa điểm nào.

              Một hồi lâu sau , chúng tôi được lệnh xuống xe và lúc bấy giờ mới biết là :

              - " Chúng tôi được chở tới bến Tân Cảng, ngay đầu cầu xa lộ Sài Gòn."

              Trên bến tàu rất đông công-an, cảnh-sát mặc sắc phục và trang bị súng ống đạn dược đầy người.

              Nhìn xuống sông, một chiếc tàu biển loại lớn có tên SÔNG HƯƠNG đang đậu cập cầu tàu.

              Dưới ánh đèn điện chập chờn, tôi thấy thân hình nó to lù lù trong đêm như một con quái vật dưới lòng sông vừa trồi lên mặt nước.

              Điều làm chúng tôi ngạc nhiên một cách thích thú khi thấy lại cái “vật lạ” bằng gỗ trong láng mộc trước kia mà chúng tôi thắc mắc không biết là cái gì, bây giờ được dựng đứng bên thành tàu.

              Thì ra nó là cây thang bắc lên tàu Sông Hương !

              Chúng tôi được lệnh xuống xe, vẫn còn bị cùm dính nhau từng đôi một, xếp thành hàng ngay ngắn trên bến cảng, chờ cán bộ làm thủ tục bàn giao.

              Một điều rất buồn cười là đến lúc đó, vẫn còn có người khẳng định là tàu Sông Hương sẽ đưa chúng tôi đi Đồng Tháp !


              Click image for larger version  Name:	57453585_455195161973278_5361748790489382912_n.jpg Views:	1 Size:	97.3 KB ID:	116250


              Có lẽ tôi cũng nên dừng lại ở đây để giải thích tại sao :

              - “ Hiện tượng Đồng Tháp” ám ảnh quá mãnh liệt một số trong nhóm tù chúng tôi như thế.

              Một lần nữa, chúng tôi phải ngả mũ trước thủ đoạn dùng mẹo vặt của người cộng-sản.

              Người cộng-sản biết rằng các tù nhân rất sợ bị đưa ra Bắc. Nếu để chúng tôi biết có dấu hiệu ra Bắc, chắc chắn sẽ có hậu quả không hay.

              Ít nhất là sẽ có một số người tìm cách vượt ngục ngay từ trong miền Nam.


              Yếu tố tâm lý thứ hai là :

              Lúc ở trại Gia Ray quá đông người và thiếu thốn đủ các thứ, nhất là nước uống, ai cũng mong được tới một trại nào có đủ nước để dùng thì Đồng Tháp có nhiều sông ngòi là địa điểm lý tưởng để lường gạt.

              Nhưng cái mẹo vặt của họ là cho một anh cán bộ hạng bét ra tỉ tê với cô gái bán hàng có cảm tình với tù nhân trong trại. Anh ta cho biết là sẽ vắng mặt một thời gian để áp tải một số tù về Đồng Tháp, và cẩn thận dặn cô gái :

              - “ Đừng tiết lộ với ai tin này”! Chính nhờ lời căn dặn này mà tin đó loan vào trại nhanh hơn và rộng rãi hơn.

              Thật đúng như họ mong muốn, chỉ một ngày sau cả trại đều biết và tin là sẽ có một đợt chuyển tù về Đồng Tháp. Tin được đưa về Đồng Tháp làm nhiều người vô cùng phấn khởi và hy vọng.

              Ngay cả lúc bị đưa tới bến Tân Cảng và sắp sửa bước lên chiếc tàu biển thật to đang chờ sẵn, họ vẫn nghĩ là “phải” “phải” đi Đồng Tháp, không thể là một nơi nào khác hơn được !

              Sự nhẹ dạ và khờ khạo của con người đôi lúc làm chúng ta phải kinh ngạc.



              Click image for larger version  Name:	danh-ngon-nguyen-khai-noi-ve1bb81-cs.jpg?w=584.jpg Views:	1 Size:	26.0 KB ID:	116251


              GIÃ BIỆT MIỀN NAM

              Chúng tôi phải đứng chờ khá lâu trong tâm trạng hoang mang lo lắng.

              Phần tôi, vì đã biết rõ số phận mình, nên khi đứng trên bến tàu tôi cố gắng mở to đôi mắt như muốn ghi nhận tất cả những hình ảnh của miền Nam thân yêu, mà tôi biết là sẽ rất lâu hoặc chẳng bao giờ tôi còn nhìn thấy lại được.

              Sau khi chờ đợi chán chê, chúng tôi được lệnh bước lên tàu. Từng đôi một lần theo những nấc của chiếc thang kỳ dị do tù nhân trại Gia Ray đóng và đã có một thời chúng tôi thắc mắc về nó.

              Sau khi lên tới boong tàu, chúng tôi băng qua một đoạn đường ngắn dẫn tới một ô cửa. Bên trong có cầu thang bằng sắt dẫn xuống phía dưới. Tại đây, chúng tôi được tháo còng, sau đó từng người một lần bước theo cầu thang hình trôn ốc, chỉ vừa đủ cho một người, lần mò đi xuống.

              Sau khi được mở còng, tôi quay lại nhìn toàn bộ khung cảnh bến Tân Cảng. Mặc dù trong đêm tôi không thấy được nhiều, nhưng tôi cố gắng ghi nhận khung cảnh cuối cùng của miền Nam thân yêu, nơi tôi được sinh ra và lớn lên.


              Click image for larger version  Name:	45464904_973254516201885_4158662982693289984_o.jpg Views:	1 Size:	117.4 KB ID:	116252



              Tôi biết mình sẽ bị đưa ra Bắc, mở màn cho kiếp sống của người tù biệt xứ và tương lai không biết rồi sẽ ra sao ? Tôi tự hỏi, không biết mình còn có dịp trở lại miền Nam thân yêu này nữa hay không ? Tự nhiên một cơn cảm xúc mạnh vồ lấy tôi, nước mắt tôi dâng tràn khi tôi sắp sửa phải từ giã một giá trị tinh thần vô cùng quý yêu.

              Cho tới phút đó tôi mới nhận ra hết ý nghĩa thiêng liêng của những chữ “nơi chôn nhau cắt rốn”. Nước mắt vẫn lưng tròng, tôi quay lại với thực tế, lần bước theo cầu thang bằng sắt có hình trôn ốc lần mò đi xuống bên dưới.

              Cuối cầu thang là một hầm tàu rộng và đen ngòm, được soi sáng bằng một vài bóng điện nhỏ từ trên cao chiếu xuống. Vách thành tàu bám toàn là bụi than đá và trên sàn cũng vương vãi than vụn.

              Thì ra đây là hầm chở than của tàu Sông Hương. Trong góc phía xa có một số thùng làm bằng các tấm ván ghép lại, có quai bằng dây sắt, dùng để các tù nhân tiêu tiểu vào đó. Lúc mới bước xuống, tôi có cảm tưởng là hầm tàu rất lớn, nhưng khi số tù nhân xuống hết, khoang tàu lại trở nên chật chội.

              Sau khi chúng tôi xuống hết dưới hầm, cánh cửa sắt ngay cuối cầu thang sát với hầm tàu được đóng lại và có dây lòi tói quấn chung quanh, hai đầu được khóa lại bằng ống khóa đồng to tướng.

              Cảnh tượng trong hầm tàu thật hỗn độn. Ai nấy lo di chuyển tìm chiếm một góc nào đó làm cơ ngơi riêng.

              Những nhóm anh em từng sinh hoạt chung trong trại thì tìm nhau để kéo về một góc. Mọi người lúc đó đều bận rộn, kẻ lo lau chùi sàn tàu, người quét tước, dọn dẹp chỗ nằm, tạo ra cảnh rộn ràng như một tổ ong.

              Lúc này chúng tôi trở thành đám đông hỗn tạp, vô tổ chức.

              Không còn những “sĩ quan” do ban giám thị trại chỉ định, không còn đội trưởng đội phó, và mọi người trở nên bình đẳng trong thân phận một người tù trong hầm tàu u ám và dơ bẩn này.

              Tàu rời bến vào khoảng sau nửa đêm. Sở dĩ chúng tôi biết tàu chạy là nhờ khi nhìn lên bầu trời thấy các vì sao đang di chuyển ngược chiều.

              Lúc mới vừa xuống hầm, chúng tôi cứ ngỡ là chỉ có nhóm chúng tôi, nhưng khi gõ vào thành tàu làm hiệu, chúng tôi nhận được tín hiệu đáp lại của “phe ta” từ các khoang khác.

              Như thế, tàu Sông Hương vào Nam “bốc hàng” của nhiều trại tù khác nhau cung cấp.

              Tổng số tù trên tàu bao nhiêu chúng tôi không thể biết được, nhưng căn cứ vào tầm vóc con tàu, chúng tôi nghĩ là phải hơn 1000 tù nhân trong chuyến đi này.

              Click image for larger version  Name:	61884741_777214896007877_8684507950791786496_n.jpg Views:	1 Size:	34.5 KB ID:	116253

              Comment


              • Font Size
                #112
                HY VỌNG VÀ HY VỌNG


                Trong khung cảnh một đám tù nhân láo nháo hỗn độn dưới hầm tàu tối đen như đàn vịt vừa mới bị lùa vào chuồng như vậy, không hiểu từ đâu lại có nguồn tin nói là chúng tôi nằm trong diện trao đổi tù binh và con tàu này đưa tới địa điểm trao trả !

                Có mấy anh em có vẻ đạo mạo và tỏ ra am hiểu thời cuộc, đang lôi kéo sự chú ý của rất nhiều người khi họ “xì” ra tin này. Họ cho biết :

                - Theo nguồn tin đáng tin cậy, thì hiện nay bên ngoài đang diễn ra cuộc thương lượng giữa Mỹ và chánh phủ Việt Nam về vấn đề Mỹ bồi thường chiến tranh 3 tỷ đô-la cho Việt Nam. Ngược lại phía Việt Nam phải trao cho Mỹ tất cả số tù nhân hiện đang có mặt trong các “trại cải tạo” !

                Như thế không có nghĩa là quân nhân mà thôi, mà tất cả những ai đang nằm trong các nhà tù cộng sản đều sẽ được trao cho Mỹ. Và địa điểm trao trả sẽ được hai bên thỏa thuận.

                Những nhà bình luận thời cuộc trong tù cũng nghiêm túc cho biết, số tù nhân sau khi được trao trả sẽ được đưa thẳng sang Hoa Kỳ. Nghe thế có nhiều anh vỗ tay và reo lên :

                “ Thế thì nhất ! Không ngờ mình đi tù lại hóa ra may, bên ngoài xã hội bao nhiêu người mong đi Mỹ mà không đi được”.

                Tôi thấy có nhiều người phụ họa để bàn thêm tin này cho tới nơi tới chốn.

                Trong khi tôi ngồi ủ rũ nhìn cảnh này, tôi nhớ lại câu nói của người bạn tù làm nhà bếp đã nói với tôi tuần trước :

                -“ Tuần tới sẽ có một đợt chuyển tù ra Bắc, và trong đó có tên Cậu Bảy”.

                Tôi không biết gì về xuất xứ của nguồn tin “ trao trả tù binh”
                này, nhưng tôi hồ nghi là nó cũng bắt nguồn từ hãng thông tấn “ Đồng Tháp” mà hiện thời có rất nhiều người đang có mặt trên chuyến tàu định mệnh này bám vào đó như một nguồn hy vọng để sống.

                Theo tôi nghĩ, tâm trạng của hầu hết anh em tù nhân trong khoang tàu tối om và dơ bẩn lúc này ai cũng nghĩ mình sẽ đi Đồng Tháp, hoặc đi đến dị điểm trao trả tù binh, hoặc đến nơi nào tốt đẹp hơn theo ý họ muốn.

                Nhất định không thể nào có chuyện ra Bắc được, mặc dù đã có những dấu hiệu quá rỏ về sự chuẩn bị cho cuộc Bắc du như những chiếc bao tải đựng “nội vụ” , chiếc tàu biển đen sì như con thủy quái khổng lồ và những cán bộ nhận bàn giao lúc nãy trên bến Tân Cảng nói rặt giọng miền Bắc.

                Xét cho cùng, tôi không chê trách các anh em, vì hoàn cảnh chúng tôi lúc bấy giờ còn gì khác hơn là niềm hy vọng để mà sống. Hơn nữa hy vọng lại không mất tiền mua, thì tội gì mà không nuôi hy vọng ?

                Click image for larger version

Name:	29513304_204775880120287_6684215269850905307_n.jpg
Views:	45
Size:	65.5 KB
ID:	122760

                Comment


                • Font Size
                  #113
                  BIỂN VẪN ĐỢI CHỜ

                  Đêm đó, vì quá mệt nhọc nên đa số lăn ra sàn tàu ngủ say như chết. Tôi cũng cuộn tròn lại như con chó con, nằm trong một góc sàn tàu bằng sắt lạnh buốt và cố dỗ giấc ngủ.

                  Thật lạ lùng, đêm đó tôi ngủ được một giấc rất ngon với một ý định đã được thành hình trong đầu. Ý định này phát sinh ngay từ lúc tôi bước lên nấc chiếc thang gỗ, để leo dần lên tàu Sông Hương.

                  Sáng ngày, khi tôi giật mình thức giấc thì mặt trời đã lên cao. Ánh nắng chói chang ban mai giữa biển, dọi vào bên phải thành tàu đang ngon trớn trực chỉ về hướng Bắc. Điều buồn cười và đáng nhắc lại ở đây là, mặc dù từ dưới hầm tàu, chúng tôi không được nhìn thấy mặt trời và cảnh vật chung quanh, nhưng căn cứ vào bóng nắng dọi vào thành tàu, thì cho dù một đứa trẻ con vừa có ý niệm phương hướng cũng biết tàu đang đi về hướng Bắc.

                  Thế mà có một số người tù vẫn nhất quyết là tàu đang đi về hướng Nam của vùng “ Đồng Tháp ” !

                  Thì ra cái mẹo vặt của cán bộ cộng-sản đánh lừa các tù nhân, cộng với sự hy vọng hão huyền về một xứ Đồng Tháp có nhiều sông rạch, cùng với nỗi lo sợ phải bị đưa ra Bắc đã có tác dụng làm lú lẫn tâm trí của một số người, mà tôi nghĩ là trước kia họ cũng có trí khôn rất bình thường ! Nhưng số người lú lẫn này khá ít, so với đa số người khác đã biết được thực trạng thân phận của mình.

                  Từ dưới hầm nhìn lên, tôi thấy cán bộ đứng trên boong tàu, tựa vào hàng rào sắt ngó xuống. Tôi chợt nhớ lại ngày trước, những lần vào thăm sở thú Sài Gòn, khi tới chuồng gấu chó, những khách thăm sở thú đứng tựa vào hàng rào sắt bên trên nhìn xuống đàn gấu đang đi lại bên dưới như thế.

                  Tới giờ rửa chuồng và cho thú ăn, có người cầm vòi xịt nước xuống và ném thức ăn xuống cho bầy thú đang đứng dưới hầm chồm lên chờ đợi đón lấy thức ăn.

                  Bây giờ chúng tôi cũng vậy, tới giờ dọn vệ sinh, cán bộ đứng bên thòng dây có móc sắt xuống và bảo chúng tôi móc vào quai các thùng phân, thùng nước tiểu, để họ kéo lên. Tới giờ cho ăn, người từ bên trên ném thức ăn xuống, phần nhiều là mì gói, đám tù chúng tôi chụp lấy và chia nhau ăn.

                  Cán bộ tuần tra bên trên cúi đầu nhìn xuống để ra lệnh và quát tháo khi thấy chúng tôi quá ồn ào mất trật tự. Có lúc họ còn dọa nạt và lên cò súng đòi bắn xuống vì có chuyện lôi thôi bên dưới.

                  Nhưng tôi biết họ chỉ dọa thôi , vì số lượng “hàng”đã được bàn giao và ký nhận, nếu anh cán bộ nào lỡ dại bắn chết một “đơn vị hàng” chắc là anh ta sẽ phải vào thay thế cho đủ số.

                  Sau giờ quét “chuồng” và giờ cho ăn của buổi sáng đầu tiên xong, các tù nhân chúng tôi ngồi thành từng nhóm nhỏ rải rác trong hầm tàu. Trên gương mặt mỗi người hiện lên nét mệt nhọc chán chường và ngồi yên lặng nhìn nhau.

                  Thấy bầu khí trong tàu có vẻ căng thẳng, tôi đi tới lui thăm một vài nhóm để tìm hiểu, nhờ đó tôi đoán biết có chuyện sắp xảy ra.

                  Một vài nhóm đang kéo bè kéo cánh và bàn tính chuyện hỏi tội các tay làm ăng-ten đang có mặt trên tàu. Lúc này đúng là cơ hội lý tưởng để làm chuyện đó, vì trong đám đông hỗn tạp và vô tổ chức này, ai có anh em đông, người đó có sức mạnh.

                  Lúc đó tôi là Linh mục duy nhất trong một hầm tàu đầy người mà quá phân nửa là người Công giáo, nên tiếng nói của tôi được nhiều người lắng nghe cũng không có gì là khó hiểu. Những tay làm ăng-ten trong trại trước kia bây giờ trở nên hoàn toàn thất thế. Họ biết rõ số phận của họ hơn ai hết, nhất là sau khi “đánh hơi” được bầu khí hận thù đang dâng cao, họ lại càng lo sợ hơn.

                  Tôi thấy mấy anh có tên trong sổ đen đang ngồi co ro một góc, mặt mày tái mét. Mỗi khi có nhóm người hung hăng đi gần tới, mấy anh chàng trước kia từng gây tai họa cho anh em trong trại lại phải cúi đầu né tránh.

                  Hình ảnh này càng làm cho hạng người trước kia, khi có uy quyền đã thẳng tay làm khổ anh em, bây giờ trông càng đáng kinh tởm hơn. Lúc bấy giờ tự nhiên có mấy người tự động di chuyển tới nằm gần bên chỗ tôi.

                  Có vài người bắt đầu bày tỏ thái độ lễ phép và thân ái với tôi với một dụng ý thấy rõ, làm tôi ngượng .


                  Click image for larger version  Name:	31123686_233777280695098_2329169703386243884_n.jpg Views:	1 Size:	47.0 KB ID:	122762

                  Comment


                  • Font Size
                    #114
                    TRÙ TÍNH KẾ HOẠCH

                    Trong hoàn cảnh đó, tôi đã lên tiếng thuyết phục các nhóm bỏ ý định trả thù các tay ăng-ten. Tuy nhiên, công việc không dễ dàng, vì không phải nhóm nào tôi cũng có ảnh hưởng đối với ho.

                    Dù vậy, sau khi tôi nói còn một việc quan trọng chúng ta phải làm trong lúc này, anh em mới chịu từ bỏ ý định. Liền ngay sau đó, tôi âm thầm quy tụ một số đông, hầu hết là người trẻ, để trình bày một kế hoạch mà tôi đã ấp ủ trong đầu.

                    Việc này tôi cũng đã bàn kỹ với Kỹ sư Dương Văn Lợi. Lúc ở trại Gia Ray, anh Lợi là đội trưởng đội nhà bếp, một người lanh lợi và khẳng khái. Đặc biệt anh có nhiều bạn bè và đàn em hiện đang có mặt trên tàu. Tôi mời anh Lợi cùng ngồi bàn việc.

                    Ngồi giữa số đông anh em, tôi nói rõ ý mình và xin anh em mỗi người cho biết ý kiến. Tôi vẫn quan niệm rằng :

                    - Một khi đã bước chân vào tù cộng-sản, thì sẽ không còn biết tương lai vận mệnh đời mình sẽ ra sao. Nhất là với kiểu tù mang danh tập trung cải tạo như thế này, làm gì có thời điểm để hy vọng ! Tốt nhất là mình phải tự cứu lấy chính mình.

                    Tôi đã từng biết dưới chế độ cộng-sản ở Nga ở Tàu và các nước cộng sản khác, những người không đồng ý với chế độ sẽ bị thanh trừng, hoặc đưa lên các trại tập trung và rất nhiều người không bao giờ trở lại.

                    Ở Việt Nam cũng thế.
                    Vì vậy, từ lúc bị bắt vào tù, tôi coi việc vượt ngục là con đường sống. Việc giải thoát những tù nhân khác khỏi sự giam giữ bất công là một bổn phận.

                    Không lúc nào ý định vượt ngục rời khỏi tâm trí tôi, và tôi luôn để ý tìm cơ hội thực hiện ý định này, mặc dù tôi biết đó là việc làm nguy hiểm và phải trả giá cao, có khi là giá của mạng sống mình.

                    Trong đêm cuối cùng ở trại Gia Ray, trước khi bị đưa xuống tàu ra Bắc là lúc tôi quyết tâm nhất. Nhưng đêm đó cán bộ bên ngoài tuần canh nghiêm ngặt hơn bất cứ lúc nào trước đó, làm tôi và người bạn thân là anh Phạm Thế Khải đành phải bỏ ý định, sau khi đã thức gần suốt đêm rình chờ cơ hội.

                    Khi bước chân lên tàu Sông Hương và biết là sẽ bị đưa ra miền Bắc, tôi càng quyết tâm phải tự giải cứu mình và các bạn tù. Sau khi trình bày lý do và nguyện vọng, tôi đề nghị với anh em kế hoạch đánh cướp chiếc tàu này. Tôi cũng cho anh em biết là kế hoạch này tôi đã bàn thật kỹ với với anh Dương Văn Lợi và một số anh em tín cẩn khác rồi.

                    Khi tôi trình bày xong, cả nhóm ngồi thinh lặng suy nghĩ trong một lúc. Sau đó tất cả mọi người đều tán thành, và sự nhiệt tình hưởng ứng của họ làm tôi phải ngạc nhiên. Kế hoạch được trù tính như sau :

                    - Lợi dụng sự sơ hở của cán bộ trên tàu và áp dụng yếu tố bất ngờ, chúng tôi sẽ uy hiếp và cướp quyền điều khiển con tàu. Tôi chủ trương tuyệt đối không giết người, nhưng tất cả cán bộ và hành khách trên tàu sẽ bị giữ làm con tin. Sau đó lái tàu tới một nước tự do gần nhất để thương thuyết, dưới sự giám sát của một cơ quan quốc tế, để trao đổi tất cả số tù nhân trên tàu với những con tin bị bắt giữ.

                    Chúng tôi biết đây là một ý định táo bạo đầy nguy hiểm. Nhưng lúc bấy giờ hình ảnh của sự chết dần chết mòn trong một nhà tù nào đó ở miền Bắc khiến chúng tôi nghĩ là nếu phải chết do việc cướp tàu giải cứu tù nhân, vẫn còn nhẹ nhàng và có ý nghĩa hơn cái chết rũ tù ở miền Bắc.



                    Click image for larger version

Name:	%5BUNSET%5D.jpg
Views:	44
Size:	76.1 KB
ID:	122766

                    Comment


                    • Font Size
                      #115
                      D0I VÀO CHI TIẾT

                      Trên nguyên tắc,
                      kế hoạch đã được chấp thuận. Còn lại là phần nghiên cứu các chi tiết, nhưng phải làm cho thật nhanh vì thời gian rất giới hạn. Những chi tiết dự trù, phần lớn tôi và anh Dương Văn Lợi cũng đã bàn và có cách giải quyết.

                      Có những việc phải giải quyết như cưa dây lòi tói khóa cửa cầu thang, vấn đề thang dây, vũ khí cầm tay v.v. Ngay sau đó, tôi cho mời những sĩ quan Hải quân và những người hiểu biết về tàu biển tới để hỏi han cặn kẽ các chi tiết liên quan tới việc cấu trúc chiếc tàu biển, vị trí các nơi quan trọng, cách thức điều khiển, truyền tin và tốc độ.

                      Sau khi có được ý niệm căn bản và những yếu tố khả thi, tôi chọn ngay một ban tham mưu và phân công nghiên cứu từng vấn đề.

                      Tôi mời anh Dương Văn Lợi làm phụ tá và lo về mặt nhân sự. Anh Lợi có người đàn em là Hồ Hoàng Khánh, trước là người nhái,rất khỏe mạnh và tháo vát lo phụ giúp cho anh.

                      Kế hoạch sẽ thực hiện như sau :

                      - Khoảng 6 tiếng đồng hồ trước giờ G của ngày N (sẽ do tôi ấn định), sẽ cưa đứt dây lòi tói khóa cửa cầu thang.

                      Đúng giờ G, nhóm cảm tử 25 người, trong đó có mấy anh võ sĩ, sẽ bò lên trước theo ngả cầu thang. Khi lên trên sẽ ẩn nấp vào các hốc hẻm trên boong tàu, chờ cơ hội vô hiệu hóa thật nhẹ nhàng lính canh, trói tay chân nhét giẻ vào mồm, băng miệng lại.

                      Sau đó tức tốc thả những thang dây xuống.

                      Liền đó, nhóm tham gia, quãng 100 người, bám thang leo lên, lợi dụng yếu tố bất ngờ ban đêm, chia nhau uy hiếp và chiếm giữ những nơi trọng yếu.

                      Chủ trương :

                      - Tuyệt đối không giết người, nếu giết người chúng tôi sẽ thất thế về sau. Nhưng phải uy hiếp cho được quyền làm chủ con tàu và bắt giữ con tin càng đông càng tốt.

                      Sau khi cướp được tàu, các sĩ quan Hải quân sẽ lái qua Phi Luật Tân là quốc gia tự do gần nhất. Chấp nhận chuyện bại lộ. Nhưng tàu sẽ không bị bắn chìm vì có một số rất đông cán bộ, hành khách và cả viên chức cao cấp của bộ Nội Vụ từ Bắc vào Nam lãnh tù.

                      Khi tới Phi, chúng tôi sẽ đặt vấn đề trao đổi người, dưới sự giám sát của một cơ quan quốc tế có thẩm quyền.

                      Các vật liệu cần thiết đã có :

                      - Một nửa lưỡi cưa sắt của một bạn tù dấu được trong đôi dép râu.

                      - Một số quần dài của nhiều người để nối lại làm thang dây.

                      - Một số khá nhiều những đoạn mía thả xuống cho tù ăn, chúng tôi còn để lại dùng làm vũ khí cầm tay.

                      Trong khung cảnh lúc bấy giờ, việc chuẩn bị và bàn tán không thể nào lọt qua cặp mắt và lỗ tai vốn rất thính của mấy tên ăng-ten đang ngồi co ro, im thin thít, mặt mày tái nhợt, quây quần chỗ tôi nằm.

                      Lúc này bọn chúng hoàn toàn thất thế, đành phải ngồi im, và dù có muốn báo cáo lập công, chúng cũng không dám và cũng không có cách nào liên lạc với cán bộ bên trên.

                      Mọi cử động, sự đi lại của đám này đều được chúng tôi canh chừng theo dõi cẩn thận. Tôi biết họ cũng đang theo dõi chúng tôi từng chi tiết một.


                      Click image for larger version  Name:	279863710_733155011059236_4010060900238546582_n.jpg Views:	1 Size:	64.7 KB ID:	124498



                      Qua hôm sau, ngày 19 tháng Tư, có 2 việc quan trọng phải làm.

                      Trước nhất là thực tập việc cưa dây lòi tói khóa cửa cầu thang

                      - Thứ nhì là làm sao cho cán bộ khinh thường và đánh giá thấp đám tù nhân trong khoang tàu chúng tôi.


                      Với chủ trương đánh lạc hướng cán bộ canh gác và tạo tiếng động trong khoang tàu, tôi tổ chức cho anh em hát thật to những bài hát “Giải phóng miền Nam”, “Trường Sơn đông Trường Sơn tây.”

                      Vừa hát, anh em vừa vỗ tay vang rền. Trong lúc đó, người lo việc cưa dây lòi tói khóa cửa tha hồ mà thực tập, không sợ ai nghe được tiếng cưa sắt.

                      Ngoài ra, để cán bộ khinh thường và đánh giá bọn tù chúng tôi không ra gì, mỗi khi thức ăn được ném xuống, tôi tổ chức cho anh em trong nhóm giành giật, đánh lộn rượt nhau tưng bừng. Trong khi đó người của chúng tôi lên tiếng bẩm báo xin cán bộ giải quyết.

                      Dĩ nhiên là chẳng anh cán bộ nào dại dột mò xuống đây, nhưng họ đứng trên miệng hầm, thò đầu ra chửi bới và dọa nạt.
                      Có lần tôi nghe họ nói vọng xuống :

                      - “ Bọn các người chỉ có biết giành ăn ! Đúng là một lũ vô tích sự, cho chúng mày giết nhau !” Tôi cười thầm :

                      - “ Những con mồi của tôi đã vào bẫy !”

                      Càng lúc càng có nhiều vụ đánh nhau, giành ăn và rượt chạy tưng bừng trong khoang tàu. Lại có tiếng gọi vọng lên báo cáo, nhưng mãi rồi cán bộ cũng chán, không thèm can thiệp chỉ để “cho bọn mày giết nhau!”

                      Loại chiến tranh tâm lý này tỏ ra rất công hiệu.

                      Suốt ngày hôm ấy, nhóm chúng tôi hết hát rồi lại vỗ tay tưng bừng, rồi lại đến các vụ giành ăn đánh nhau và báo cáo cán bộ inh ỏi. Có lúc tôi thấy cán bộ bên trên nhìn xuống lắc đầu, và tôi đoán được trong thâm tâm là họ coi nhóm tù trong hầm tàu này chỉ là loại người vô tích sự, chỉ biết giành ăn.

                      Lúc đó tôi mới thấy yên tâm về yếu tố bất ngờ. Chính yếu tố này sẽ quyết định cho sự thành bại của kế hoạch sắp tới.

                      Comment


                      • Font Size
                        #116
                        TẾ SỐNG DŨNG SĨ

                        Trong đêm 18 , trước lúc đi ngủ, tôi mời tất cả anh em sẽ tham gia kế hoạch ngồi lại với nhau.

                        Sau khi bày tỏ tâm tình và nói lên tính chất nghiêm trọng của việc làm có thể dẫn tới cái chết. Tôi xin anh em, mỗi người tùy theo tín ngưỡng mình, cầu nguyện cho việc sắp thực hành. Xin Đấng Bề Trên phù hộ cho việc làm.

                        Nhưng nếu thấy việc này không thể thi hành được thì xin Đấng Bề Trên can thiệp một cách nào đó để tránh sự nguy hiểm và chết chóc cho nhiều người.

                        Nghe tôi nói, anh em ngồi thinh lặng nhìn nhau trong bầu khí trang nghiêm, nặng nề. Sau khi cho biết việc chuẩn bị tiến hành thuận lợi và kế hoạch có thể tiến hành được. Tôi ấn định ngày N là ngày khởi hành +2, tức là ngày 20, và giờ G là đúng 1 giờ sáng, như thế còn 27 tiếng đồng hồ nữa để chuẩn bị thêm.

                        Sau khi công bố ngày giờ hành động, tôi thay mặt cả nhóm cử hành nghi thức tế sống 25 dũng sĩ, là những người sẽ xung phong lên trước tiên. Trong bầu khí trang nghiêm, tôi nói :

                        “Chúng ta sắp làm một việc sẽ ảnh hưởng tới mạng sống mình và nhiều người khác. Nhưng chúng ta phải làm vì đó là cách để tự giải thoát mình và nhiều người khỏi sự tiêu diệt thật phi lý của chế độ cộng-sản. Trong số 25 anh em sẽ đương đầu với sự nguy hiểm đầu tiên, có thể các anh sẽ là những người hy sinh trước hết. Vậy, thay mặt cho tất cả anh em cùng quyết tâm tham gia, tôi xin anh em nhận một lạy của tôi như một nghi thức tế sống anh em.

                        - Nếu nhờ trời, chúng ta hoàn toàn thành công, các anh sẽ là những người lập công đầu.

                        - Nếu thành công nhưng các anh đã hy sinh rồi, chúng tôi sẽ vận động dựng tượng các anh.

                        Nhưng nếu rủi ro thất bại, chúng ta sẽ cùng chết với nhau trong một cái chết có ý nghĩa, chết vì lý tưởng tự do. Cái giá của tự do rất cao, và lúc này chúng ta phải trả cái giá đó bằng chính mạng sống mình.”

                        Nói xong, tôi quỳ xuống chắp tay và lạy một lạy để tế sống 25 dũng sĩ đang có mặt. Tất cả mọi người đều cảm động, ngồi yên cúi đầu, có người rơi nước mắt.

                        Một lúc sau cả nhóm giải tán trong sự căng thẳng để về chỗ nghỉ ngơi lấy sức. Riêng tôi và ban tham mưu còn ngồi lại bàn tính những chi tiết. Mặc dù đã trù tính hết mọi thứ, nhưng tôi vẫn thấy những điều phải bàn dường như nằm trong danh sách dài vô tận.


                        Click image for larger version  Name:	TRUYEN-THUYET-DUC-ME-HIEN-RA-TAI-LA-VANG.jpg Views:	1 Size:	120.0 KB ID:	124505


                        Trong ngày đầu tiên trên biển, thời tiết thật tuyệt vời. Gió nhẹ, bầu trời trong xanh. Lâu lâu mới thấy có một áng mây trắng nhẹ nhàng lướt qua cửa hầm tàu. Gió hiu hiu thổi. Con tàu đi rất êm, êm đến nỗi nếu không thấy mây bay ngược chiều từ hầm tàu nhìn lên, chúng tôi sẽ không biết là tàu đang di chuyển.

                        Thật đúng như câu nói :

                        - “ Tháng ba, bà già đi biển”.

                        Đêm 18, sau nghi thức tế sống 25 dũng sĩ, chúng tôi bảo nhau cố gắng ngủ thật ngon để lấy sức cho những việc làm quan trọng sắp tới. Qua sáng ngày 19, thời tiết vẫn đẹp, chỉ hơi khác một điều là ánh nắng ban mai có vẻ gay gắt hơn và trên bầu trời có khá nhiều mây. Nhưng biển vẫn yên và tàu đi êm ái nhẹ nhàng.

                        Chúng tôi vẫn sinh hoạt dưới hầm tàu theo kiểu bầy gấu chó trong sở thú Sài Gòn.

                        Tới giờ “dọn chuồng”, cán bộ bên trên thòng dây có móc xuống, chúng tôi móc vào quai các thùng phân, thùng nước tiểu cho họ kéo lên. Sau đó các thùng không lại được thả dây xuống để chúng tôi lấy đặt vào chỗ của nó.

                        Tới giờ cho ăn, cán bộ từ trên ném những gói mì ăn liền xuống, chúng tôi chụp lấy và chia nhau ăn. Thức ăn lúc đó chỉ có mì gói, không còn gì khác. Trưa ngày đầu tiên được ném cho một ít mía và dưa hấu. Nước uống thì rất hạn chế, đựng trong thùng sắt và được thòng dây xuống.

                        Sau gần 2 ngày đi đường, hầm tàu dơ bẩn, nước nôi be bét. Tại góc dùng làm cầu tiêu dã chiến, mùi hôi thối từ các thùng phân, thùng nước tiểu không có nắp đậy, xông lên nồng nặc.

                        Hơn ba trăm người tù chen chúc nhau trong cái hầm tàu đen ngòm và dơ bẩn, tự nó đã là cảnh ghê rợn.

                        Cộng với những vụ dàn cảnh đánh nhau, giành ăn và la hét có chủ ý của chúng tôi, khoang tàu lúc đó càng trở nên quái đản và dị dạng hơn.


                        Click image for larger version  Name:	279182823_5980194602007237_3729840895918852269_n.jpg Views:	1 Size:	118.6 KB ID:	124506


                        Càng gần tới lúc thực hiện, tôi càng cảm thấy ruột gan cồn cào và có cảm tưởng thời giờ qua đi quá nhanh. Mới đó mà đã tới trưa ngày 19, chỉ còn hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là tới giờ phút quyết liệt.

                        Thần kinh tôi trở nên càng lúc càng căng thẳng mỗi khi nhìn thấy thấy bóng nắng trên thành tàu càng lúc càng nhích dần lên cao, theo nhịp độ của mặt trời ngã dần về phía Tây. Mặc dù lúc bấy giờ chúng tôi mỏi mệt và thần kinh căng thẳng, nhưng thỉnh thoảng lại hát thật to, có tiếng vỗ tay kèm theo làm náo động cả khoang tàu.

                        Chúng tôi phải giữ thói quen này, vì theo kế hoạch, đêm hôm đó phải cưa dây lòi tói khóa hầm tàu trong tiếng ca hát vỗ tay để lấn át tiếng cưa sắt.

                        Tôi đi một vòng để tiếp xúc và khích lệ tinh thần các anh em, đồng thời kiểm điểm các thứ cần thiết.

                        Những chiếc thang dây bằng những quần dài nối lại đã được chuẩn bị.

                        Những đoạn mía ngắn chừng 50 phân đã được cẩn thận thu xếp và sẽ được cột vào người trong lúc hành động.

                        Một chi tiết mà tôi không bao giờ quên được, đó là trong giờ phút quyết liệt đó, tôi hay đưa tay lên sờ trán và mạch máu ở thái dương bên phải tôi lúc đó căn phồng lên to như một chiếc đũa. Chứng tỏ là tôi đang trong tình trạng căng thẳng đến tột độ.

                        Comment


                        • Font Size
                          #117
                          Ý TRỜI

                          Khoảng 3 giờ chiều, tự nhiên thời tiết có dấu hiệu thay đổi.


                          Khi nhìn lên, tôi không còn thấy bóng nắng trên thành tàu. Bầu trời có nhiều mây, những đám mây đen nghịt. Một dấu hiệu thay đổi thời tiết thật bất ngờ và thật nhanh. Có cơn gió nhè nhẹ nổi lên và thời tiết bắt đầu lạnh khi vài hạt mưa lất phất rơi.

                          Lúc đầu, khi nhìn thấy cảnh này tôi mừng thầm vì có thể là yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch đêm nay. Nếu trời đêm nay có mưa nhẹ, sẽ làm chúng tôi dễ ẩn nấp. Cơn mưa sẽ che giấu tiếng động và các lính canh tuần sẽ chểnh mảng hơn.

                          Tới khoảng 4, 5 giờ chiều, gió càng lúc càng mạnh, mưa nặng hạt hơn và tàu bắt đầu lắc nhẹ. Mặc dù độ tàu lắc rất chậm nhưng cũng làm cho một số người khó chịu, xây xẩm và tìm chỗ nằm.

                          Khi mưa bắt đầu nặng hạt, thì một sự việc làm tôi ngạc nhiên đến độ kinh hãi khi thấy một cái nắp bằng sắt khổng lồ được điều khiển bằng điện, từ từ bò ra trở thành cái mái che bên trên hầm tàu. Chỉ chừa một khoảng độ chừng vài thước cho chúng tôi có khí để thở.

                          Từ lúc lên tàu và khi có ý định cướp tàu, tôi chưa biết yếu tố này. Lúc bấy giờ tôi nghĩ, nếu có biến động, bên trên họ sẽ bấm nút đóng kín hầm tàu, chúng tôi sẽ ra sao ? Điều này khiến anh em chúng tôi thực sự lo lắng.

                          Một lúc sau, cơn mưa tạnh dần và tôi thấy cái nắp hầm bên trên lại được thụt vào để lộ một bầu trời xám xịt có nhiều mây đen. Những người biết về thời tiết trên biển nói đây là triệu chứng của một cơn bão nhiệt đới. Một loại bão trái mùa thường xảy ra trên vùng biển Đông.

                          Một lúc về sau, gió bỗng trở mạnh, gào thét, xô đi quật lại vào thành tàu làm con tàu lắc lư chao đảo nhiều hơn.

                          Đám tù chúng tôi trở nên uể oải, mệt nhọc và quá phân nửa số người đã phải nằm dài xuống sàn. Một số người đã bị say sóng và nôn thốc nôn tháo ra sàn tàu. Điều tệ hại xảy ra là lúc “rửa chuồng” chiều hôm đó, khi cán bộ trên thành tàu kéo thùng phân từ hầm tàu lên trong cơn gió mạnh làm tàu tròng trành. Khi kéo thùng phân lên gần tới nơi, bất ngờ anh bị ngã làm thùng phân rơi xuống, bắn tung tóe vào trong hầm tàu! Thật là một thứ tai nạn mà tôi không biết diễn tả làm sao.

                          Chỉ xin dành cho độc giả dùng trí tưởng tượng của mình để cảm thông cho tình cảnh chúng tôi lúc bấy giờ. Nhất là dưới hầm tàu lại không có nước để rửa và không có gì để lau chùi.

                          Trong giờ cho ăn chiều hôm đó, chỉ có một số ít ngồi lên nổi để lấy phần ăn, còn đa số nằm sóng sượt như những xác chết chưa chôn.

                          Càng về đêm, gió càng gào thét dữ dội hơn, tàu tròng trành nghiêng ngả và mưa bắt đầu rơi. Nắp hầm tàu lại được trồi ra để che mưa như lúc ban chiều. Nhìn thấy cảnh này, tôi mất hết hy vọng !

                          Tàu đang đi vào cơn bão bất ngờ và cơn bão đã đánh gục gần hết số người trong hầm tàu chúng tôi.



                          Click image for larger version  Name:	31123686_233777280695098_2329169703386243884_n.jpg Views:	1 Size:	47.0 KB ID:	135122




                          Quãng chừng 10 giờ đêm,
                          khoang tàu trở nên vắng lặng, những người say sóng nằm lăn lộn ói mửa, có người đang ngủ say.

                          Chỉ còn 3 tiếng đồng hồ nữa là tới giờ hành động, nhưng những người cố gắng đi lại như tôi và anh Dương Văn Lợi cùng vài anh em trong ban tham mưu cũng bị chao đảo, đứng không vững vì tàu lắc quá mạnh.

                          Tôi nghĩ thầm “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, người muốn không bằng trời muốn ! Sau khi hội ý với một vài người còn lại, tôi tuyên bố bãi bỏ kế hoạch

                          Phần tôi, mặc dù rất mệt nhọc và căng thẳng trong 2 ngày qua, nhưng không tài nào chợp mắt được. Tôi thức trắng đêm hôm ấy, nằm nghe gió thét mưa gào, trong lúc con tàu đáng thương chao đảo như một quả trứng nằm trong chậu nước đang có người cầm hai bên bờ thành chậu đong đưa.

                          Một điều làm tôi vô cùng kinh ngạc và suy nghĩ mãi cho tới ngày hôm nay: gần sáng hôm sau gió bắt đầu giảm. Càng về sáng gió càng nhẹ và tàu bớt lắc lư. Tới rạng ngày thì gió ngừng hẳn, mặt biển lại trở nên yên lặng như tờ. Cái nắp che trên miệng hầm lại được thụt vào để lộ nền trời cao xanh biếc. Mặt trời lại chiếu ánh sáng êm dịu của ban mai vào thành tàu như trong hai ngày đầu.

                          Không ai có thể giải thích hiện tượng bão táp ngắn ngủi đêm qua. Nhưng tôi hiểu ý nghĩa của nó. Từ biến cố đó tôi càng tin mãnh liệt vào sự Quan Phòng của Thiên Chúa.

                          Vì trong những ngày đó tôi đã cầu nguyện thật tha thiết. Tôi cầu xin Thiên Chúa, nếu điều chúng tôi dự tính không thể thực hiện được thì xin Ngài can thiệp, đừng để hậu quả tai hại xảy ra.

                          Tôi cho rằng cơn bão trái mùa hôm đó là một phép lạ riêng tư cho cá nhân tôi. Phép lạ này đã xảy ra do lòng tin và lời cầu khẩn của tôi, để chặn đứng một việc nguy hiểm có thể làm cho máu đổ ngập khoang tàu.


                          Click image for larger version  Name:	S%E1%BB%B1-Quan-Ph%C3%B2ng-C%E1%BB%A7a-Thi%C3%AAn-Ch%C3%BAa-1024x571.jpg Views:	1 Size:	41.3 KB ID:	135123


                          ÂN OÁN GIANG HỒ

                          Sáng ngày, những người bị say sóng nằm lăn lóc đêm qua bây giờ tỉnh lại. Sinh hoạt trong hầm tàu trở lại bình thường.

                          Chỉ có một thay đổi lớn là chúng tôi đã bãi bỏ kế hoạch cướp tàu, điều này khiến những người quyết tâm tham gia kế hoạch, nhất là những anh em trẻ tuổi cảm thấy tiếc rẻ. Từ tâm trạng tiếc rẻ, họ trở nên bứt rứt, ngứa ngáy tay chân và biến thành những con người hung hãn.

                          Họ như những võ sĩ tập luyện rất công phu và sẵn sàng thi đấu, nhưng cuộc tỉ thí vì một lý do bất khả kháng phải bị bãi bỏ vào phút chót. Họ chẳng còn biết làm gì nên đã quay sang mục tiêu khác để xả cơn bực tức và sức lực của họ.

                          Mục tiêu đó chính là bọn ăng- ten đang có mặt trong khoang tàu lúc bấy giờ !

                          Tôi muốn nói rõ hơn về việc này.

                          Ngay từ lúc cả nhóm bước xuống hầm tàu hai ngày trước, đã có làn sóng phẫn nộ dâng cao định hỏi tội bọn ăn-ten trong trại Gia Ray.

                          Lúc đó, những người đã hãm hại anh em trước kia, không còn đường nào thoát thân, chỉ còn cách đến với tôi tìm sự che chở như tôi đã nói ở trên.

                          Trong tình thế đó, tôi đã can thiệp và ngăn cản anh em. Vì nếu không, sẽ có tình trạng đi thái quá và báo thù nhau vì các việc không đâu.

                          Làn sóng phẫn nộ đã tạm thời lắng dịu từ lúc chúng tôi dồn hết tâm trí vào một vấn đề khác. Tôi dùng chữ tạm thời lắng dịu để nói lên rằng, việc ân oán giang hồ đối với hạng người làm mật báo hãm hại anh em trong tù là vấn đề làm nhức nhối nhiều người và không dễ gì có thể bỏ qua được.

                          Tôi còn nhớ, ngay trong lúc chúng tôi họp bàn về kế hoạch cướp tàu giải thoát tù nhân, cũng có người đến bên tôi xin, khi thành công sẽ cho thiết lập tòa án ngay trên tàu để xử bọn ăng-ten.

                          Người này còn đưa ra một danh sách thành phần “ác ôn” trong trại Gia Ray mà theo anh, những tên này phải đền tội. Tôi đã gạt ngang ngay ý nghĩ đó và cho biết rằng đó không phải là mục đích của chúng ta, và nó lại càng không phải là việc của tôi.

                          Tôi nói lên điều này để những độc giả nào chưa bao giờ phải bước chân vào nhà tù cộng-sản, cảm thông được sự đau khổ và phẫn nộ của những người bị bọn ăng-ten hãm hại như thế nào.

                          Trong một bài khác, tôi có nói đến hành động phản bội và làm tay sai cho cán bộ, để hãm hại anh em của một số tù chính trị miền Nam. Đó là điều làm tôi cảm thấy nhục nhã và đau đớn nhất trong 13 năm tôi sống trong tù cộng-sản.

                          Buổi sáng hôm đó, không ai có việc gì để làm, không còn vấn đề gì phải bận tâm nên làn sóng “diệt” ăn-ten tự nhiên lại nổi là điều cũng dễ hiểu. Lúc đó không còn cách gì có thể kềm hãm được cơn phẫn nộ của một sống đông đang dâng lên quá cao.

                          Mặc dù tôi đã ngăn cản được một số người, nhất là những anh em Công giáo, nhưng tôi không thể nào ngăn chặn được tất cả. Bắt đầu vào khoảng 9 giờ sáng có vài cuộc cãi vã, sau đó rượt đánh nhau gây rối loạn tại nhiều nơi.

                          Phong trào diệt ăng-ten như một cơn dịch, càng lúc càng lan rộng ra và cường độ càng lúc càng dữ dội hơn. Những người bị rượt đánh chỉ còn nước chạy vòng quanh lẩn trốn. Nhưng chạy đâu cho thoát được ra khỏi cái khoang tàu đông nghẹt những người này ?

                          Có mấy người bị đánh tơi bời, máu me lênh láng. Họ bị đánh bằng đủ các kiểu, bằng tay chân, bằng ống điếu thuốc lào và bất cứ vật gì có thể dùng làm vũ khí.

                          Tôi còn nhớ lúc đó trong khoang tàu có 2 anh đau chân phải đi chống gậy là anh Tô Tứ Hướng và anh Hùng “Si-cà-que”.

                          Vô tình mấy cây gậy của 2 anh đã trở thành vũ khí đắc dụng cho những người chủ trương diệt ăng-ten.

                          Tôi không biết hết những ân oán giang hồ giữa họ với nhau trong trại Gia Ray, vì tôi mới chuyển lên đó một thời gian ngắn. Thường là những người bị rượt đánh đều chạy tới tôi để xin che chở.

                          Trong hoàn cảnh ‘' chẳng ai bảo ai " được đó, tôi đã đứng ra công khai giải thích và xin tất cả các anh em dừng tay lại.

                          Sau khi tôi lên tiếng,
                          làn sóng phẫn nộ lắng dịu dần, dĩ nhiên là máu đã chảy ra khá nhiều. Nhưng cũng chính vì sự lên tiếng đó mà về sau này, khi ra tới miền Bắc, tôi đã bị chính những người tôi che chở tố cáo là tôi chủ trương đánh đập họ trên tàu. Tôi đã trả một giá rất đắt về việc này.

                          Comment


                          • Font Size
                            #118
                            CẢNG HẢI PHÒNG

                            Khoảng 5 giờ chiều ngày 20 tháng Tư năm 1977, tàu Sông Hương dừng lại.

                            Chúng tôi biết là mình đã tới một nơi nào đó ở miền Bắc, nhưng vì đang ở dưới hầm tàu nên không định thần được là mình đang ở đâu. Tàu đã bỏ neo khá lâu, nhưng chúng tôi vẫn chưa được lên bờ.

                            Một lúc sau thấy có đoàn người ở các khoang khác bắt đầu lên bến. Từ lòng hầm tàu nhìn lên, tôi nhận ra một số người tôi quen vì cùng ở chung với tôi trong trại Phan Đăng Lưu, nhưng khi tôi chuyển lên Gia Ray, họ còn ở lại và bây giờ cũng có mặt trên chuyến tàu này.

                            Mãi tới chạng vạng tối tù nhân ở khoang tàu chúng tôi mới được lên bờ, và khi lên tới nơi mới biết đó là bến cảng Hải Phòng.

                            Cảng Hải Phòng

                            Click image for larger version  Name:	10017882.jpg Views:	2 Size:	100.3 KB ID:	138176


                            Khi vừa lớn lên và bước vào tuổi mộng mơ, tôi luôn ôm ấp giấc mộng hải hồ. Tôi mong ước khi lớn lên sẽ trở thành một sĩ quan hàng hải hoặc một thủy thủ của một chiếc tàu biển để có dịp băng mình trên sóng nước đại dương. Nhưng điều tôi mong muốn nhiều hơn là được dừng chân nơi những bến bờ xa lạ.

                            Mặc dù khi lớn lên tôi không thực hiện được giấc mộng hải hồ, nhưng không vì thế mà tôi mất đi tình yêu biển cả, yêu những con tàu vượt sóng nước đại dương và ham thích khi được tới những bến bờ xa lạ.

                            Hôm nay, vô tình mong ước của cuộc đời tôi trở thành hiện thực, nhưng được thành tựu một cách thật trớ trêu. Trong lần đi tàu biển đầu tiên này, tôi không phải như một thủy thủ mà bị nhốt dưới hầm như thân phận của loài gấu chó trong sở thú Sài Gòn.

                            Giờ đây tôi đang được đặt chân lên một bến cảng xa lạ, nhưng không phải để thỏa chí tang bồng mà là để bắt đầu kiếp sống vô vọng trong thân phận người tù biệt xứ.


                            LẦN RA ĐẤT BẮC


                            Chúng tôi, những tù nhân miền Nam bị đày ra Bắc trên chiếc tàu Sông Hương vào tháng 4 năm 1977. Nhóm chúng tôi thuộc đủ mọi thành phần và mọi lứa tuổi, nhưng đa số là những người trẻ.

                            Số tù tập thể này được gọi tên chung là “tù phản động” , nghĩa là những người bị bắt sau năm 1975 vì các hoạt động liên quan tới việc chống chế độ cộng-sản dưới hình thức này hoặc hình thức khác.

                            Trong đó cũng có những người bị bắt vì trốn trình diện.

                            Tàu Sông Hương, mà chúng tôi gọi là chuyến tàu vét, là chuyến tàu cuối cùng chở tù ra Bắc.


                            Hình ảnh hiếm hoi còn giữ lại được về tàu Sông Hương - con tàu đầu tiên chở 541 cán bộ miền Nam ra Bắc tập kết trở về tiếp quản miền Nam sau ngày giải phóng - Ảnh tư liệu


                            Click image for larger version  Name:	BvhqsuSL.jpg Views:	2 Size:	12.3 KB ID:	138177

                            https://tuoitre.vn/chuyen-tau-dau-ti...bac-378326.htm

                            Tàu khởi hành từ bến Tân Cảng gần cầu xa lộ Sài Gòn vào sáng sớm ngày 18 tháng 4 năm 1977, chở theo khoảng 1200 tù nhân chính trị được chọn ra từ nhiều trại ở miền Nam, trong đó nhóm chúng tôi 350 người từ trại :

                            - Gia-Ray, tỉnh Xuân Lộc, còn gọi là Z30 D.

                            Trại này trước kia là hậu cứ của Trung đoàn 54.

                            Khu trại nằm trên đồi cao có tên rất thơ mộng là “đồi Phượng Vĩ” , vì nghe nói trên đồi này trước đây có trồng nhiều hoa phượng. Thực ra ai đã ở đó rồi thì mới biết đồi Phượng Vĩ chẳng thơ mộng tí nào !

                            Trước mặt trại là núi Chứa Chan, nằm sừng sững trong tư thế lười biếng và thách thức.

                            Có mấy anh sầu đời vì tù lâu quá, bực mình nổi cáu gọi nó là núi Chán Chưa! Những anh tù trẻ còn hăng máu phản bác lại, gọi nó là núi Chưa Chán !

                            Người có chút máu nghệ sĩ gọi là núi Chan Chứa...tình yêu ! Tội nghiệp cho quả núi đất vô tri, nằm một đống ở đó làm gì để bọn người bất mãn vì thời cuộc này đem ra hành tội, cho thay danh đổi họ liên hồi như các cô ca sĩ thay áo khi trình diễn trên sân khấu.


                            ( Các phạm nhân xếp hàng nhập trại, sau giờ lao động tại trại giam Xuân Lộc (2007, ảnh minh họa)



                            Click image for larger version

Name:	9f8b2c1d-2a6e-4415-be0d-5822eead9842.jpg
Views:	29
Size:	11.2 KB
ID:	138282
                            https://www.rfa.org/vietnamese/in_de...013054152.html


                            Khi rời trại Z30 D, chúng tôi bị còng tay dính nhau từng đôi một, đi xe ca xuống bến Tân Cảng và leo lên tàu vào nửa đêm, khi xuống tới hầm tàu mới được mở còng ra.

                            Lúc mới lên tàu, tưởng là chỉ có nhóm chúng tôi, nhưng khi gõ vào thành tàu làm hiệu, chúng tôi liền nhận được tín hiệu của “phe ta” ở các khoang khác đáp lại, nhưng lúc đó có bao nhiêu người trên tàu thì không rõ.

                            Tàu Sông Hương chạy khá nhanh, chỉ sau 2 ngày 3 đêm đã tới bến Hải Phòng. Trong mấy ngày lênh đênh trên biển, có nhiều chuyện xảy ra trong hầm tàu chở nhóm chúng tôi.

                            BẾN CẢNG HẢI PHÒNG


                            Tàu Sông Hương thả chúng tôi lên bến cảng Hải Phòng vào một buổi chiều ảm đạm.

                            Từ dưới hầm tàu nhìn tốp lên trước, tôi thấy có một vài người ở trại Phan Đăng Lưu với tôi trước kia, trong số đó có cha Phạm Hữu Nam, còn được gọi là cha Bosco Thiện, một Linh mục dòng Chúa Cứu Thế.

                            Sau khi lên bờ, nhóm lên trước được phân phối đi đâu tôi không rõ. Khi nhóm trong khoang tàu chúng tôi lên bờ thì trời đã nhá nhem tối.

                            Cảm giác đầu tiên của tôi khi đặt chân lên bến cảng Hải Phòng là tưởng chừng mình đang ở một đất nước nào khác, với cảnh vật tiêu sơ, buồn thảm và đầy đe dọa. Cả những con người ở đây cũng không tạo cho tôi một chút ấn tượng nào cho biết là tôi đang đứng trên phần đất của quê hương, và họ là những đồng bào với tôi. Từ cảnh vật tới con người đều mang vẻ nặng nề ảm đạm và chết chóc.

                            Tôi đảo mắt nhìn quanh khung cảnh của bến cảng Hải Phòng mà tôi đã được nghe nói tới rất nhiều, có cả một bản nhạc để ca tụng mang tên “Hải Phòng thành phố quê tôi”!

                            Đó đây nhà cửa cũ kỹ đen đủi nằm rải rác một cách vô tổ chức; có nhà còn nguyên, có cái đã thủng lỗ hoặc sụp một góc. Những thùng chứa hàng, đường sắt cũ, xe hư nằm rải rác chỗ này một chiếc, chỗ kia một cái.

                            Người dân ở đây sao hơi khác với những hình ảnh quen thuộc mà tôi đã từng thấy nơi người miền Nam. Nhưng sự khác biệt đó là gì tôi không thể nói được.


                            Click image for larger version

Name:	25351860_1529833097112794_4419579185500918802_o.jpg?_nc_cat=111&ccb=1-7&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=mXWKM4xs8pAAX8-IFJS&_nc_ht=scontent-ort2-2.xx&oh=00_AT8u6ZlHHo_ALTw6cBjS12KVPLD4XWY3adBTauyT5clAEw&oe=637526C6.jpg
Views:	26
Size:	116.4 KB
ID:	138283

                            Hình như đồng bào của tôi ở đây hơi nhỏ con và nước da đen hơn. Tôi nghĩ có lẽ là do lối ăn mặc, vì đa số mang dép râu và đội nón cối.

                            Có thể vì thế làm cho người ta trông luộm thuộm và lùn ra chăng? Ngoài màu áo vàng của một số khá đông công-an có mang súng, đa số những người có mặt trên bến cảng lúc đó mặc đồ bộ-đội màu cứt ngựa, đầu đội nón cối, chân mang dép râu.

                            Lúc mới nhìn qua, tôi tưởng họ là bộ-đội nhưng sau này tôi mới biết ai cũng có thể mặc đồ bộ-đội, đội nón cối và mang dép râu.


                            Click image for larger version

Name:	001425baoxaydung_image002.jpg
Views:	26
Size:	14.9 KB
ID:	138286


                            Lúc bấy giờ có một hình ảnh đập mạnh vào mắt tôi và không biết tại sao nó cứ ám ảnh tôi mãi, cho dù cố quên cũng không thể nào quên được.

                            Đó là hình ảnh của một nữ công-an mặc đồng phục màu vàng, đầu đội nón cối, chân đi dép gì tôi không để ý, có lẽ cũng là dép râu.

                            Điểm đặc biệt là người nữ công-an đó tóc thật dài và bện thành cái đuôi sam thả thõng xuống gần đụng gót chân.

                            Hình ảnh này tôi mới thấy lần đầu tiên và cảm thấy rờn rợn khi nhìn cái đuôi sam đó.

                            Khi nhìn cái đuôi sam, tôi liên tưởng tới những tấm hình trong cuốn sách nói về loạn Quyền Phỉ (Boxers) vào thời Mãn Thanh ở Trung Hoa, diễn tả thời kỳ hỗn loạn chém giết nhau như ngóe.

                            Tôi đọc quyển sách này không bao lâu trước khi bị bắt.

                            Trong sách có các tấm hình những người đàn ông bị chặt đầu đều có đuôi sam ! Có bức hình người ta cột hai ba cái đầu người lại với nhau bằng đuôi sam kiểu như nhà quê người ta cột dừa khô, dùng các cọng râu của trái dừa cột lại để có thể xách được nhiều quả cùng một lúc.

                            Cái đuôi sam quá dài của cô cán bộ trên bến cảng Hải Phòng chiều hôm đó làm tôi nhớ lại các tấm hình gớm ghê này. Tôi nghĩ, giá mà cô ta không đội nón cối có lẽ tôi ít sợ hơn.

                            Nếu có ai hỏi tại sao, tôi cũng không trả lời được, chỉ biết rằng một người phụ nữ đầu trần thắt đuôi sam thì tôi không sợ, nhưng thắt đuôi sam mà đội nón cối làm tôi sợ, nhất là cái đuôi sam đó lại quá dài.


                            Click image for larger version

Name:	20130926083524-7.jpg
Views:	26
Size:	27.3 KB
ID:	138284


                            Bến cảng Hải Phòng chiều hôm đó trở nên nhộn nhịp khác thường, vì tàu Sông Hương vừa cất lên bến rất nhiều “hàng hóa biết đi.”

                            Một đám đông người lớn và trẻ con hiếu kỳ đứng hai bên đường nhìn ngó, chỉ trỏ và nói năng loạn xạ bằng một giọng nói hơi lạ tai đối với tôi lúc bấy giờ.

                            Tôi cũng chẳng biết họ nói với nhau những gì, nhưng nhìn gương mặt và điệu bộ của họ, tôi nghĩ có lẽ tôi không nghe và không hiểu thì tốt hơn.

                            Mọi việc đã được chuẩn bị từ trước, nên khi chúng tôi vừa lên bờ, liền bị còng tay lại từng đôi một và leo lên những chiếc xe ca nằm chờ sẵn.

                            Sau khi ổn định vị trí trên xe, mỗi người được phát một chiếc bánh mì nướng làm thức ăn đi đường. Cán bộ áp tải phổ biến nội quy đi đường xong thì đoàn xe chuyển bánh.

                            Trời bắt đầu tối.

                            Thình lình,
                            đá sỏi từ hai bên đường bay lên xe như mưa ! Tôi vội vàng dùng tay tự do còn lại che mặt trước cơn “mưa đá” trái mùa này.

                            Bằng mọi giá tôi phải bảo vệ đôi mắt vì nhỡ có hòn sỏi vô tình nào bay đúng vào kính đeo mắt tôi thì khốn nạn, có thể mù mắt như chơi. Anh em tù nhân trên xe cũng vội vàng lo chống đỡ theo phản ứng tự nhiên.

                            Trong cơn hỗn loạn bất ngờ đó, tôi nghe loáng thoáng tiếng trẻ con la hét từ bên vệ đường :


                            - “ ĐM chúng mày, lũ ngụy, lũ uống máu ăn gan người !”


                            Tiếng chửi bới này càng lúc càng nhiều và to hơn.
                            Một giọng nói khác, tiếng của cán bộ, vang lên trong xe :

                            - “Các anh thấy chưa? Nếu đảng không đưa các anh vào đây để bảo vệ các anh thì nhân dân đã giết chết các anh !”

                            Lúc xe chạy ra khỏi vùng bão tố, tôi mới biết có vài anh tù trên xe bị thương nhẹ. Riêng tôi bị hòn đá ném đúng vào đầu u lên một cục khá to.

                            Tôi cảm thấy đau, nhưng đau cho thân thể tôi thì ít mà đau cho số phận dân tộc tôi thì nhiều.



                            Click image for larger version

Name:	79735585_3344467502246640_2061551707573190656_n.jpg
Views:	26
Size:	37.8 KB
ID:	138285


                            Đoàn xe chạy trong đêm trên đoạn đường khá dài từ Hải Phòng qua Hải Dương, Hà Nội, Phủ Lý...

                            Sở dĩ tôi biết được các địa danh ấy nhờ trên xe có anh Đào Anh Tuấn, mà anh em gọi là Tuấn Phở, vì anh có tiệm phở ở Sài Gòn, nguyên quán ở Hải Dương ngoài Bắc, di cư vào Nam năm 1954.

                            Khi xe qua nơi nào, anh giới thiệu nơi đó một cách rành mạch, như vai trò của các hướng dẫn viên du lịch!

                            Lúc ngồi trên xe, tôi cảm thấy mệt nhọc và ngao ngán, chẳng biết và cũng không thắc mắc họ sẽ đưa chúng tôi về đâu. Những cảm giác lúc ban đầu khi vừa đặt chân lên đất Bắc trong kiếp người tù biệt xứ đã để lại trong tôi ấn tượng khó quên được.

                            Tôi muốn dành cho người đọc tưởng tượng ra cảnh thân phận một tù nhân trên đường đi đày, vừa bước chân lên vùng đất xa lạ là gặp ngay những con người chất chứa đầy hận thù.

                            Nói cho đúng hơn là được huấn luyện để bày tỏ sự hận thù, như đám trẻ con “chào đón” chúng tôi tại bến cảng Hải Phòng.

                            Tôi nhớ mà thương cho số trẻ con đã chửi bới và ném đá vào chúng tôi đó.

                            Người tù biệt xứ này cũng chẳng biết mình sẽ bị đưa về đâu, những gì chờ đợi trước mắt và còn có ngày trở về hay không ?

                            Nếu còn có hy vọng đó thì bao lâu nữa sẽ được về, vì đây là loại tù... “mù”, tức là đi tù nhưng không có kêu án, được gọi cái tên thật đẹp nhưng đầy gian trá là “Tập Trung Cải Tạo”.

                            Lúc đó tôi biết những gì xảy ra trên bến cảng Hải Phòng chỉ là màn mở đầu, màn đầu của sự hận thù đang trói buộc thân thể dân tộc tôi, và người ta đang tận tình khai thác lòng hận thù đó đối với những người bại trận miền Nam.


                            Click image for larger version

Name:	43058602_2028515153858693_685332138827972608_n.png
Views:	25
Size:	649.1 KB
ID:	138287


                            Quãng nửa đêm đoàn xe qua phà Phủ Lý, sau đó chạy vào con đường ngoằn ngoèo chật hẹp, hai bên là vách núi, như đang đi vào một hang động.

                            Đến gần sáng, chúng tôi tiến vào một khu vực có hàng rào kẽm gai bao bọc chung quanh.

                            Dưới ánh sáng của những bóng điện lờ mờ, tôi thấy có nhiều dãy nhà thấp nằm ngay hàng thẳng lối chấu đầu vào nhau. Đoàn xe dừng lại giữa cái sân khá rộng.

                            Đó là trại Nam Hà, còn được gọi là trại Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.
                            Chúng tôi được lệnh xuống xe trong một đêm khuya lạnh buốt và có sương mù dày đặc.


                            Click image for larger version

Name:	018d1c5c-7981-4e94-8e31-7321967e672a.jpg
Views:	22
Size:	26.7 KB
ID:	138288

                            https://www.rfa.org/vietnamese/news/...016133017.html

                            Comment


                            • Font Size
                              #119

                              GIAI ĐOẠN MỚI


                              Tôi chẳng ghi nhận được nhiều khung cảnh trại Nam Hà trong đêm vừa mới tới, nhưng cảm giác đầu tiên của tôi lúc bấy giờ là đang bước vào một trại tù lâu đời, gọn sạch và được tổ chức hẳn hoi; hoàn toàn khác với sự bề bộn của trại giam Gia Ray, tỉnh Long Khánh trong Nam mà chúng tôi vừa từ bỏ ra đi.

                              Dưới ánh đèn điện lờ mờ trong đêm, tôi thấy những dãy nhà lợp ngói thấp lè tè, có tường gạch bao quanh và trên tường có hàng rào kẽm gai. Các dãy nhà này được xếp đều hai bên một sân trại khá rộng nằm ngay chính giữa, chia trại ra làm hai khu riêng biệt.

                              Khi vừa bước vào cổng trại, nhìn về phía tay phải, tôi thấy có một cái giếng cạn tròn thật to, có lẽ đường kính tới 10 thước, trên miệng giếng có bờ tường cao chừng 80 phân bao bọc chung quanh, bên cạnh có dãy nhà tắm thấp, tôi biết đây là khu vực tắm giặt của trại.

                              Vì tới muộn, nên chúng tôi được chia tạm thời ra từng nhóm và vào một số buồng nghỉ qua đêm.

                              Khung cảnh trại mới này đối với tôi thật xa lạ và làm tôi ngỡ ngàng.

                              Hình dạng trại cũng lạ, nhà cửa lạ, thời tiết lạ, giọng nói của các cán bộ cũng lạ tai. Đêm đó, mặc dù rất lạnh và không có chăn mền, nhưng vì đi đường quá mệt và đã muộn, nên tôi ngủ một giấc ngon nhưng nhiều mộng mị.


                              Click image for larger version  Name:	trai-1440494776856.jpg Views:	3 Size:	37.7 KB ID:	143930


                              Sáng hôm sau, chúng tôi thức đậy trong một thời tiết lạnh cóng và có sương mù. Vì vừa ở miền Nam ra, chúng tôi chưa quen với cái lạnh giá buốt của miền Bắc nên nhiều người co ro trông rất thảm hại.

                              Lúc trời đã sáng, ngồi trong buồng nhìn qua song sắt cửa sổ và đám sương mù, tôi vô cùng ngạc nhiên về khung cảnh trước mắt.

                              Chung quanh trại Ba Sao là một vùng nước mênh mông bao bọc. Điểm đặc biệt là trên mặt nước có rất nhiều trái núi nhỏ và tròn, mọc nhô lên như những cây nấm khổng lồ, nằm rải rác trong cánh đồng.

                              Chúng tôi ngạc nhiên một cách thích thú trước hình ảnh này và tưởng chừng như các trái núi nhỏ, tròn và đồng dạng đó là những quân cờ trong một bàn cờ của người khổng lồ đã chơi và bỏ lại sau khi họ về trời !

                              Cũng có thể so sánh hình dạng các núi nhỏ đó như những quả trứng của loài chim khổng lồ đã tuyệt chủng. Các quả trứng này chôn nửa phần dưới nước và nửa phần trên nhô lên trên không.

                              Nhìn xa hơn nữa, tận chân trời là dãy núi thật dài, trùng trùng điệp điệp, bao bọc lấy khu trại nằm trên vùng núi đá vôi mà chúng tôi vừa dọn tới đêm qua.


                              Click image for larger version  Name:	anh-dep-dao-vinh-viet-nam_055419149.jpg Views:	3 Size:	60.6 KB ID:	143931


                              Vào lúc nhập trại Nam Hà ngày 21 tháng Tư năm 1977, trong trại đã có hơn 600 tù nhân miền Nam.

                              Những người này đã tới đây từ cuối năm 1975 hoặc đầu năm 1976 và ở các buồng phía trái từ cổng trại nhìn vào.

                              Phía này được gọi là khu A để phân biệt với nhóm chúng tôi 350 người mới, ở phía tay phải và được gọi là khu B.

                              Cảm giác đầu tiên của tôi khi thấy các người tù khu A là họ rất trầm lặng, có dáng vẻ xa xôi.

                              Phần đông đã lớn tuổi hoặc trung niên. Nhiều người trắng trẻo, sạch sẽ và tươm tất trong bộ đồng phục màu xanh của nhà tù, áo cổ cao, giống kiểu áo của người Tàu. Họ tỏ ra an phận, tự giác, dễ bảo và chấp nhận hoàn cảnh, cho dù là chấp nhận một cách miễn cưỡng.

                              Thật vậy, khi nhìn tướng mạo và nghe qua tên tuổi, kèm với chức vụ trước kia, tôi biết đây là những người đã có một thời vàng son và đầy uy quyền.

                              Sau này tôi biết, họ thuộc thành phần viên chức chính phủ, các chức vụ dân cử như nghị sĩ, dân biểu, sĩ quan cảnh sát, đảng phái quốc gia.

                              Có người đã từng nắm giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền miền Nam mà tên tuổi nhiều người nghe biết như :

                              - Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc

                              - Cụ Vũ Hồng Khanh

                              - Thượng nghị sĩ Huỳnh Văn Cao

                              - Bộ trưởng Đàm Sỹ Hiến

                              - Bộ trưởng Trần Ngọc Oành và nhiều người có tên tuổi khác.

                              Tôi không bao giờ quên được tâm trạng đau buồn mỗi lần nhìn thấy các đội khu A xếp hàng dài giữa sân trại trước giờ báo số lượng tù để xuất trại ra ngoài lao động, nhất là trong những buổi trưa nắng gắt của vùng núi đá vôi Nam Hà.

                              Đa số tù nhân ăn mặc giống nhau, áo quần đồng phục màu xanh của tù, đầu đội nón lá, chân mang dép râu, vai mang một bị nhỏ may bằng vải bao cát, trong đó đựng cái lon Guigoz nước uống, trên miệng bị có treo lủng lẳng cái ống điếu thuốc lào.


                              Click image for larger version  Name:	95361033_3669988269694560_4858884321437548544_n.jpg Views:	3 Size:	85.8 KB ID:	143934

                              Khi nhìn những con người đã một thời quyền uy trong xã hội miền Nam trước kia đang ngồi cúi đầu thành hàng dài trong sân trại, trong đó người giữ chức vụ cao cấp nhất một thời là cựu Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc, tôi xót xa nhớ tới thân phận con người,và luật tuần hoàn của vũ trụ.

                              Những người này trình diện học tập cải tạo theo thông cáo của Ban Quân Quản sau khi cộng-sản vừa chiếm được miền Nam.

                              Lúc này họ có vẻ mệt nhọc, câm lặng, chán chường và cam tâm chịu đựng cuộc đổi đời.

                              Có lẽ trong thâm tâm nhiều người muốn chứng tỏ mình cải tạo thật tốt, tránh vi phạm nội quy để sớm được hưởng sự khoan hồng của đảng và nhà nước, như lời cán bộ vẫn thường nói :

                              - “ Cải tạo tốt, lao động tốt là con đường ngắn nhất để được về sum họp với gia đình !”


                              Click image for larger version  Name:	45407015-247198579488214-5705913655313301504-n.jpg Views:	3 Size:	32.8 KB ID:	143932

                              TRÌNH DIỆN HỌC TẬP

                              Cũng cần nói thêm, sau khi chiếm được miền Nam, người cộng-sản biết dân miền Nam và nhất là những sĩ quan, binh sĩ và viên chức của chế độ Cộng Hòa vừa sụp đổ đều bàng hoàng lo sợ, nhưng có thể phản ứng chống lại, mặc dù tình thế lúc đó không thể nào lật ngược thế cờ.

                              Tuy nhiên, nếu có sự chống đối trong lúc người cộng-sản chưa có đủ thì giờ củng cố guồng máy cai trị tại vùng đất màu mỡ vừa mới cướp được thì cũng là điều bất lợi cho họ.

                              Bởi thế, điều quan trọng là phải làm sao bắt giam cho hết những sĩ quan, viên chức chính phủ nào còn ở lại trong nước, sau khi một số lớn những người đã từng nắm giữ chức vụ chóp bu tại miền Nam đã nhanh chân bỏ chạy từ trước như :

                              - C ựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

                              - Cựu Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ

                              - Cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm

                              - Đương kiêm Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn

                              - Đại tướng Cao Văn Viên v.v...

                              Người cộng-sản đủ tinh khôn để hiểu rằng không thể nào lùng bắt hết những người họ muốn nhốt vào tù, chỉ có cách hay nhất là giăng lưới để tóm hàng loạt.

                              Đây là điều tôi thực sự khen ngợi đầu óc giảo hoạt của người cộng-sản. Kế hoạch của họ như sau :

                              Vừa chiếm được miền Nam xong, Ban Quân Quản thông báo trên đài phát thanh ra lệnh cho tất cả hạ sĩ quan và binh sĩ “ngụy” (thắng làm vua thua làm ngụy!) trình diện tại địa điểm gần nhất để học tập đường lối chính sách của đảng và nhà nước cách mạng.

                              Khi đi, nhớ mang theo thức ăn, đồ dùng đủ trong 3 ngày.


                              Click image for larger version  Name:	0-120.jpg Views:	3 Size:	40.2 KB ID:	143933

                              Mặc dù các anh em binh sĩ chế độ miền Nam rất lo sợ, nhưng lúc đó đã nằm trong tay họ rồi, nếu không tuân lệnh sẽ rất tai hại, hơn nữa thông cáo có nói đem đồ dùng trong 3 ngày, nên cũng còn chỗ để hy vọng.

                              Đại đa số những người trong diện này đã trình diện học tập.

                              Và sau ba ngày, họ được cấp giấy chứng nhận ra về. Điều này làm sự sợ hãi và nghi kỵ của dân miền Nam đối với chế độ mới đã bắt đầu giảm đi.

                              Người ta bắt đầu tin vào các lời tuyên truyền về :

                              - “ Chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước”, hoặc

                              - “ Đánh kẻ chạy đi chớ không ai đánh kẻ chạy lại !” v.v...

                              Không bao lâu sau, một thông cáo khác của Ban Quân Quản được đọc trên đài phát thanh.

                              Lần này tới phiên các sĩ quan và công nhân viên chức cao cấp trình diện tại các địa điểm được ấn định. Khi đi nhớ mang theo :

                              - Lương thực, tiền bạc, áo quần và đồ cá nhân đủ dùng trong trong một tháng.

                              Dĩ nhiên thông cáo nào cũng kết thúc bằng câu đe dọa :

                              - “ Ai bất tuân sẽ bị trừng trị theo luật pháp hiện hành.”

                              Nhớ lại vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi đoàn quân cộng-sản ào ạt tiến vô Sài Gòn, dân chúng miền Nam thật hoang mang lo sợ, những người chức vụ cao và các sĩ quan của miền Nam càng khiếp đảm hơn.

                              Họ có lý do để sợ, vì hình ảnh Tết Mậu Thân năm 1968, với hàng chục ngàn người thường dân vô tội bị Việt cộng đập đầu, mổ bụng. Có nhiều người bị trói tay dính chùm bằng dây điện và chôn sống tại Huế chưa phai mờ trong ký ức của nhiều người.


                              Click image for larger version  Name:	chinhluanhue1968-2.jpg Views:	3 Size:	26.1 KB ID:	143935


                              Bây giờ những kẻ chôn sống người đó đã chiến thắng, làm sao những sĩ quan và công nhân viên chức cao cấp của chế độ miền Nam vừa sụp đổ lại không lo sợ cho được.

                              Vì thế, khi nghe được thông cáo “ đủ dùng trong một tháng” họ mừng như nắng hạn gặp mưa rào. Trước đây, số hạ sĩ quan và binh sĩ mang đồ đủ dùng trong 3 ngày theo như thông cáo, và họ chẳng được ra về sau 3 ngày là gì ?

                              Tâm trạng chung lúc bấy giờ là ai cũng mong học tập cho xong để trở về làm ăn sinh sống bình thường và hợp pháp trong chế độ mới.

                              Thế là hàng hàng lớp lớp người đi trình diện học tập .

                              - Người ta vội vã trình diện

                              - Người ta chen nhau đi trình diện

                              - Người ta vui vẻ giã từ vợ con để đi trình diện và hẹn tháng sau sẽ gặp lại.

                              Có người sau khi vào trại còn hãnh diện khoe với mọi người, nhờ sự quen biết và khéo léo nên đã “chen” được vào trung tâm trình diện khi nơi này đã đầy người.

                              Ai cũng mong đi học tập trong đợt đầu để sẽ được về sớm.



                              Click image for larger version  Name:	Former%2BSouth%2BVietnam%2BArmy%2Bofficers%2Bregistered%2Bwith%2Bthe%2Bcommunists%2Bfor%2Bre-education._result.jpg Views:	3 Size:	35.2 KB ID:	143936


                              Lúc bấy giờ, những cái gọi là “Trại Cải Tạo” được mọc lên như nấm để nhốt những người tự nguyện đi học tập.

                              Thành phần chánh trị và hành chánh do :

                              - “ Công-an Nhân dân” quản lý

                              - Thành phần quân đội do :

                              - “ Quân-đội Nhân dân” quản lý.

                              Số người đi trình diện hí hửng nghĩ rằng một tháng sẽ được về, nhưng....

                              Ôi ! Chữ “nhưng ” sao quái ác !

                              Khi tôi vô tù một thời gian, được nghe các anh em trình diện kể lại câu chuyện đau lòng, câu chuyện cười ra máu mắt như sau :

                              Số là khi nghe thông cáo của Ban Quân Quản, khi đi trình diện nhớ mang theo tiền bạc, thức ăn và đồ dùng đủ cho một tháng. Những người trình diện đi tù bắt đầu đếm từng ngày.

                              Khi “học tập” tới đầu tuần lễ thứ tư, cả nhóm vui mừng hí hửng !

                              Có người còn mơ màng về khung cảnh của ngày lễ mãn khóa thật linh đình vào cuối tuần tới, chắc là phải vui và cảm động lắm.

                              Sẽ có đại diện các “cải tạo viên” đứng lên đọc diễn văn cám ơn công lao giáo dục của đảng.

                              Rồi có các bà vợ, những người con và thân nhân sẽ có mặt trong lễ mãn khóa để đón người thân yêu đã được đảng cải tạo thành người công dân tốt trở về đoàn tụ với gia đình.

                              Trong đêm cuối cùng của tháng “học tập”, nhiều người không thể ngủ được, họ đi bắt tay từ giã anh em cùng khóa, buồn buồn, tủi tủi, nói lời chia tay tạm biệt với những anh em đã một thời chung vai sát cánh trong cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân miền Nam chống bọn cộng-sản tham tàn.

                              Nhưng giờ đây lịch sử đã qua trang, kẻ tham tàn đã chiến thắng và đang ngự trị ! Đã qua rồi một cuộc chiến, anh em quân nhân viên chức chế độ miền Nam vừa sụp đổ chỉ mong từ nay được sống yên hàn với vợ con trong chuỗi ngày còn lại của cuộc đời.

                              Sáng hôm sau là đủ 1 tháng kể từ ngày đi trình diện, nhiều người thức dậy sớm đánh răng rửa mặt và chuẩn bị đồ đạc ngồi chờ “lễ mãn khóa.”

                              Nhưng lễ mãn khóa chờ đâu chẳng thấy !

                              Lúc tới giờ, tiếng kẻng tập họp đi lao động vang lên lanh lảnh ở cổng trại như mọi ngày. Nghe tiếng kẻng, nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên nhìn nhau thắc mắc nhưng không ai nói gì, chỉ biết cúi đầu xếp hàng báo số đi lao động như thường lệ.

                              Sự thắc mắc bao trùm suốt ngày hôm đó và mỗi người cố tìm một lý do có lợi để giải thích cho sự chậm trễ này. Anh em tụm năm, tụm ba bàn giải thắc mắc, và lý do được nhiều người coi là hợp lý nhất :

                              - Tháng này có...31 ngày ! Vậy lễ mãn khóa phải diễn ra ngày mai, ngày thứ 31 !

                              Mọi người yên tâm đi ngủ chờ tới ngày mai.

                              Ngày mai đã đến rồi lại đi, rồi ngày kia và những ngày kế tiếp cũng đến và đã đi qua nhưng chẳng thấy có gì khác lạ.

                              Thái độ bất mãn hiện rõ trên mặt nhiều người.

                              Anh em cứ lập đi lập lại câu hỏi :

                              - “ Thế này là thế nào ?”, nhưng không ai có thể tìm được lời giải đáp cho câu hỏi đơn sơ ngắn gọn đó. Cho đến một hôm không còn đủ kiên nhẫn, một anh đánh bạo chất vấn cán bộ trong một buổi sinh hoạt trên hội trường :


                              - Báo cáo anh, tôi có thắc mắc.

                              - Gì thế ? Anh có thắc mắc gì nói xem nào?

                              - Báo cáo anh, theo thông cáo của Ban Quân Quản kêu gọi chúng tôi trình diện học tập một tháng. Nay đã quá ngày rồi tại sao chúng tôi chưa được về ?


                              Anh cán bộ ngồi gật gù, nhếch mép cười, nụ cười đầy vẻ tinh quái, hất hàm hỏi :

                              - Ai bảo cho anh biết học tập một tháng được về ?

                              Anh bạn đáng thương lúc này mất bình tĩnh, gằn giọng từng tiếng :

                              - Báo cáo anh, thì trong thông cáo của Ban Quân Quản, tôi còn nhớ từng lời, từng chữ là 'khi đi nhớ mang theo tiền bạc thức ăn và đồ dùng, đủ trong vòng 1 tháng', tôi nghĩ rằng tất cả mọi người ở đây ai cũng nghe như thế.

                              Anh bạn chưa dứt lời đã nghe tiếng cả hội trường lào xào rầm rì phu họa :

                              - “Đúng rồi, đúng rồi, trong vòng một tháng”. Chừng đó anh cán bộ buộc lòng phải nói, anh nói thậm chậm rãi và rõ ràng :

                              - Các anh ngu quá ! Tôi thật không ngờ là các anh ngu quá !

                              Thông cáo bảo các anh mang tiền bạc, đồ dùng, đủ trong vòng một tháng, còn thời gian tiếp theo là đảng sẽ lo cho các anh, hiểu chưa ?

                              Chỗ nào trong thông cáo nói học tập một tháng được về đâu, anh chỉ tôi xem ? Đảng đâu có dối gạt các anh, tại các anh ngu không hiểu ra đấy thôi!

                              Mặc dù câu nói của cán bộ nhỏ nhẹ và ôn tồn, nhưng sau khi nghe, mọi người thấy lùng bùng trong lỗ tai như vừa nghe tiếng sấm gầm giữa lúc trời đang nắng chói chang.

                              Click image for larger version  Name:	hochiminhchuctet.jpg Views:	3 Size:	41.9 KB ID:	143937

                              Comment


                              • Font Size
                                #120

                                KHU A VÀ KHU B


                                Lối sống và thái độ “cải tạo” của 2 nhóm, khu A và khu B trong trại Nam Hà lúc bấy giờ hoàn toàn trái ngược nhau.

                                Các bậc đàn anh khu A rất trầm lặng, mực thước trong việc tuân hành nội quy của trại và lễ phép với cán bộ.

                                Trong khi đó nhóm khu B , nhất là các anh em trẻ, sống hiên ngang bộc trực và bày tỏ thái độ khinh mạn cán bộ một cách công khai thấy rõ.

                                Họ cứ gọi lén cán bộ là “ chèo ” ! Cán bộ cấp nhỏ thì gọi là “ chèo nhí ” .

                                Tôi cũng không biết chữ “chèo” này bắt nguồn từ đâu .

                                Một hôm xảy ra câu chuyện nhỏ, nhưng gây ấn tượng mạnh và làm tôi nhớ mãi.

                                Hôm đó trong giờ lao động khu vực chung quanh buồng 12 của tôi ở, cán bộ quản giáo gọi anh Đặng Hữu Nam, một anh bạn trẻ chừng ngoài 20 tuổi trong nhóm Phục Quốc, bảo nhắc cái ghế lại cho cán bộ. Anh Nam giả vờ đáp :

                                - Báo cáo cán bộ, tôi không ngồi ghế !

                                Anh cán bộ quen thói hách dịch quắc mắt hỏi :

                                - Anh bảo gì ? Tôi bảo anh nhắc cái ghế lại đây cho tôi. Ai cho phép anh ngồi ghế ở đây? Anh này hay nhỉ ?

                                Anh Nam bình thản trả lời :

                                - Báo cáo cán bộ, nếu cán bộ ngồi ghế thì nhắc lấy mà ngồi, sao lại sai tôi ? Tôi vào đây để học tập cải tạo, đâu có vào đây để nhắc ghế cho cán bộ ngồi.

                                Cả nhóm chúng tôi lúc đó yên lặng theo dõi câu chuyện làm anh cán bộ xấu hổ buông ra một câu chửi thật vô duyên:

                                - Ăn nói bố láo !

                                Anh Nam đốp chát ngay :

                                - Cán bộ không được quyền nói tôi như vậy, tôi sẽ báo cáo việc này lên ban giám thị !

                                Anh Nam nói chưa hết câu thì cán bộ quản giáo đã bỏ đi, vừa đi vừa nhổ toẹt một bãi nước bọt.

                                Kể từ lúc chúng tôi nhập bọn, các bậc đàn anh đáng kính bên khu A mới bắt đầu nghe nói tới những tiếng cấm kỵ trong tù như :

                                - Vượt ngục

                                - Chống đối lao động

                                - Biểu tình

                                - Tuyệt thực.

                                Có lần các vị này phải nổi da gà, xanh máu mặt khi nghe các buồng khu B chúng tôi hô to trong giờ ăn trưa :

                                - “ Đả đảo cộng-sản !”, tất cả mọi người gân cổ lên la thật to :

                                - “ Đả đảo ! Đả đảo !”

                                Dĩ nhiên, những điều này không bao giờ ban giám thị của trại bỏ qua, họ sẽ trả đòn bằng kiểu gì lúc ấy chưa ai biết được.

                                Những người chưa sống trong tù cộng-sản cũng nên biết qua một chút về chiến thuật “mềm nắn rắn buông” của người cộng-sản.

                                Tôi nghe kể lại, hôm anh em trong buồng 9 khu B hô “đả đảo cộng-sản” trước mặt cán bộ giáo dục tên Huy, mặc dù anh ta giận tím gan tím mật, nhưng vẫn vui cười nói nhỏ nhẹ như nói với người yêu :

                                - “ Các anh à ! Bây giờ đảng ta quản lý cả nước rồi, nếu không sống với đảng thì các anh sống với ai ?

                                Tôi biết các anh còn trẻ, dễ nóng giận, nếu có điều gì không vừa ý các anh cứ phản ảnh để ban giám thị giải quyết cho các anh.”

                                Đúng là giọng của mẹ mìn , ngọt như mía lùi của những kẻ có bàn tay sắt bọc nhung.

                                https://www.youtube.com/watch?v=dbyTCwNAQc0

                                Comment

                                Working...
                                X