Announcement

Collapse
No announcement yet.

Lời mời gọi cùng viết về “Ký ức 30 tháng 4”

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #76

    CÁC NỮ TU


    Ngoài gia đình với nhiều kỷ niệm của tuổi thơ, còn có cái nhà “bánh ít” phía sau nhà thờ là nơi tôi có nhiều kỷ niệm nhất trong sáu năm đầu cuộc đời.

    Sở dĩ gọi là “nhà bánh ít” vì nó trông giống như một cái bánh ít, nằm dính vào sau nhà thờ dùng làm nơi nghỉ ngơi cho cha sở khi lên thăm họ nhỏ và lúc khác thì kê bàn cho các Dì dạy trẻ con.

    Các Nữ tu này mặc áo dòng đen từ cổ tới gót chân, trên đầu lại có cái lúp đen phủ xuống tới lưng và bên trong có bọc vải trắng che cả đầu và tai. Như thế chỉ từ trán trở xuống tới cổ và hai bàn tay là không che kín. Khi các Dì đứng chúng tôi không thấy cả bàn chân, nhưng khi ngồi thì thấy bàn chân mang guốc. Việc dạy học chẳng có trường lớp gì, chỉ dạy nhìn mặt chữ trong cuốn vần có hình con rùa và con thỏ ngoài bìa.

    Các Dì được sự tin cậy thương mến và kính nể của bà con trong vùng. Còn chúng tôi xem các Dì như những người mẹ trong gia đình.

    Các Dì dạy dỗ, sửa phạt và đánh đòn chúng tôi nhưng chẳng ai lấy thế làm phiền.

    Nói cho cùng, chúng tôi cũng đáng bị ăn đòn lắm !

    Tôi còn nhớ có lần tôi bị Dì Ba phạt vì tội ăn vụng cơm rượu, có nơi gọi là rượu nếp. Dì Ba có một hũ rượu nếp để trong nhà bếp. Tôi thèm quá, nhân lúc Bà lên nhà thờ, tôi bóc ăn gần một phần ba hũ, chẳng may bị cô em họ tên là Sương bắt gặp và “báo cáo” !

    Bà Ba không đánh nhưng trói tay tôi lại và cho ngồi chung với con gái trong “nhà bánh ít” cho tôi xấu hổ vì tội ăn vụng !



    Click image for larger version  Name:	cao-lanh-dong-thap-1968.jpg Views:	1 Size:	55.3 KB ID:	85174



    Ngoài giờ học, bọn trẻ con chúng tôi thường ở chơi trong nhà các Dì và được các Dì cho ăn bánh, ăn xoài... Lúc bấy giờ vườn các dì có rất nhiều xoài và những trái cấm này đã trở thành cơn cám dỗ triền miên.

    Nhiều đứa trong bọn trẻ bị ăn đòn cũng vì chọi xoài và lén bẻ xoài còn non.

    Các Dì lúc nào cũng bảo chúng tôi chờ cho xoài chín sẽ hái cho ăn, đừng ném đá rụng hết.

    Nhưng chúng tôi làm gì có đủ kiên nhẫn chờ cho xoài chín! Biết đời thuở nào nó mới chín trong khi mỗi ngày đi học băng qua vườn xoài, lúc nhìn lên những trái xoài treo tòn ten là đã thèm nhỏ dãi !



    Click image for larger version  Name:	cay-xoai.jpg Views:	1 Size:	61.9 KB ID:	85175

    Comment


    • Font Size
      #77
      CHÂN TRỜI MỚI

      Tôi sống với kỷ niệm êm đềm đó tới năm 1949. Năm đó tôi tròn 6 tuổi và cũng là năm gia đình tôi phải tản cư về gần họ đạo Mai Phốp nơi có cha sở cai quản, lúc bấy giờ là cha Lê Vĩnh Trình.

      Dĩ nhiên, lúc đó tôi không biết tại sao phải tản cư. Cho tới nay, tôi chỉ còn nhớ được hai việc trong cuộc tản cư này.

      Việc thứ nhất, tôi được đặt ngồi trên chiếc bè mà cha tôi đã kết lại bằng gỗ, được tháo gỡ ra từ nhà cũ và thả trôi theo dòng sông 2 cây số ra tới Cầu Vĩ.

      Ở tạm tại đó một thời gian, rồi từ đó mới theo lộ xe hơi đi thêm 2 cây số để tới chỗ ở mới gọi là Cầu Đá, và từ đây còn cách nhà thờ Mai Phốp thêm 2 cây số nữa.


      Họ Đạo Mai Phốp



      Click image for larger version  Name:	tandinh.jpg Views:	1 Size:	18.6 KB ID:	85178


      Việc thứ hai là khi tới Cầu Vĩ, gia đình tôi ở nhờ một gia đình lạ trong một thời gian ngắn, tôi không còn nhớ bao lâu.

      Một hôm bà chủ nhà này làm bánh bò, tức là cho bột lỏng có đường vào trong các lon sữa bò hoặc lon cá mòi rồi cho vào nồi hấp cách thủy. Khi chín, bánh sẽ phồng lên rất thơm và hấp dẫn, bên trong có những lỗ trống nhỏ và dài thẳng lên gọi là “rễ tre” vì nó tua tủa giống như chùm rễ tre.

      Hôm đó má tôi đi vắng và tôi ngồi cạnh nồi hấp chờ đợi và thèm thuồng. Nếu má tôi có ở nhà, chắc chắn bà chẳng đời nào cho tôi ngồi chực như vậy. Tôi vẫn nghĩ giống như những lần má tôi làm bánh, trước sau gì tôi cũng được ăn !

      Khi bánh chín, bà chủ nhà mở nắp vung ra, hơi bánh bốc lên thơm ngào ngạt, làm nước miếng tôi tuôn ra cuồn cuộn. Cặp mắt bé thơ của tôi nhìn gần như muốn thủng lỗ và làm thành “rễ tre” trên mặt mỗi cái bánh bò.

      Nhưng ! Ôi chữ ‘nhưng’ thật quái ác. Bà chủ nhà vô tình chậm rãi lấy từng chiếc bánh ra khỏi nồi hấp, để cho nguội, xếp vào mẹt, đậy lại và... mang đi bán ! Tôi ngẩn người tiếc rẻ vì chẳng được một chiếc bánh nào. Mấy chục năm sau, tôi vẫn còn nhớ kỷ niệm đau thương của tuổi thơ nghèo đói trong lúc tản cư này.



      Click image for larger version  Name:	e0cf1cb2df2eeff97a260e0ea0561b69.jpg Views:	1 Size:	21.2 KB ID:	85179



      Trong đợt tản cư đó, gần như mọi gia đình Công giáo đều bỏ làng ra đi. Một số xuống Mai Phốp là một làng lớn, có khu vực người Pháp đóng, có chợ búa, nhà thờ, có cha sở, có trường học của nhà thờ và cả trường chính phủ mà lúc đó chúng tôi gọi là trường làng.

      Một số ít khác, trong đó có gia đình tôi thì tạm cư ở Cầu Đá, nằm cách Mai Phốp hai cây số cũng trên con đường liên tỉnh nối liền Vĩnh Long và Trà Vinh.

      Cầu Đá lúc bấy giờ là một ấp nhỏ, dân cư thưa thớt, không có trường học hay chợ búa gì. Tất cả mọi thứ sinh hoạt đều phải xuống Mai Phốp.

      Sở dĩ có tên Cầu Đá vì trên tỉnh lộ có cây cầu bằng đá bắc ngang qua con sông nhỏ. Con sông này bề ngang chỉ độ mười thước, nối từ sông cái chạy dài vào cánh đồng ruộng bên trong. Dân chúng cất nhà dọc theo hai bên bờ sông rất đông.

      Con sông nhỏ này là nguồn cung cấp nước cho dân chúng sinh sống và trồng trọt, nhất là cho nhà nông làm mùa. Vì là sông đào nên nước lớn thì ngập cao đầu người, còn nước ròng thì cạn chỉ ngang đầu gối, có thể xắn quần lên cao và đi bộ qua bên kia được.

      Có những con nước ròng , đáy sông cạn queo, chỉ còn tới ngang mắt cá chân. Những lúc đó nhiều người thường be bờ tát nước bắt cá. Con sông này tuy nhỏ và cạn nhưng cá thì nhiều vô kể. Khi nước lớn, cá nước ngọt từ ngoài sông cái theo dòng lội vào sông nhỏ và lên ruộng kiếm ăn.

      Nước ròng lại trở ra sông cái, nhưng ra chưa tới nơi đã có đoàn người lội xuống xúc cá, nôm cá, lưới cá, mò cá...

      Mùa mưa nước ngập thì cá lên sống tràn lan trên cánh đồng bát ngát bao la và sinh sản ở đó. Đến mùa khô cá rút xuống sông hàng đàn hàng đống.

      Có những vùng đất hoang, nước ngập quanh năm và cá sống ở đó từ năm này qua năm khác sanh sôi nẩy nở.


      Click image for larger version  Name:	Rach-Cai-Ca.jpg Views:	1 Size:	64.3 KB ID:	85180


      CÁI THÚ NHÀ QUÊ



      Tuổi trẻ tôi lớn lên trong cánh đồng ruộng mênh mông về mùa nào cũng có cá, chỗ nào cũng có cá. Ban ngày thì bắt cá theo ban ngày, ban đêm thì cầm đèn ra ruộng đi soi bắt cá ban đêm.

      Nhất là về mùa khô, trên ruộng bắt đầu cạn nước, đàn cá sau một năm tung hoành và sinh sản trong ruộng lúa, bắt đầu tìm đường ra sông. Chính lúc này những người mê cá như tôi hoạt động hăng hái nhất.

      Cách bắt cá nhanh và đơn giản nhất là móc hầm chặn ngang đường cá đi. Ban đêm cá tới đó bị chặn ngang, bực mình lấy đà phóng và rơi ngay vào hầm. Sáng ngày anh em chúng tôi chỉ việc lấy bao tải hốt cá vào và è cổ gánh về nhà làm mắm. Lúc đó cả làng ai cũng kiếm được cá nên ăn không hết và cũng chẳng bán cho ai được.

      Do đó nhà nào cũng làm một hũ mắm cá để khi mùa khan hiếm cá thì có mà ăn.





      Ngoài cá ra còn hai thứ khác cũng làm tôi chết mê chết mệt là chim và chuột đồng.

      Chuột sanh sôi nẩy nở rất nhiều và rất nhanh trên các cánh đồng lúa, nhất là sống trong vùng đất hoang vu chưa khai phá. Cái thú nhà quê của đứa trẻ con nhà nông như tôi biến quãng đời thơ ấu đó thành chuỗi ngày thần tiên.

      Dần dần tôi đã trở nên một “chuyên viên” trong việc đánh bắt cá, bắt chim và bắt chuột lúc nào tôi cũng không hay. Chẳng những tôi thích bắt chim bắt chuột mà còn phải làm sao tìm cách nào bắt cho hữu hiệu và nhiều hơn người khác. Kỹ thuật của tôi trong phạm vi này luôn được cải tiến.





      Cha tôi cũng cất nhà trên bờ sông nằm cách đường lộ liên tỉnh chừng hai trăm thước. Bên cạnh đó cũng có vài gia đình bà con của tôi, còn lại hầu hết là những người đã làm ăn sinh sống ở đây từ lâu. Tôi bắt đầu giai đoạn mới của tuổi trẻ.

      Hàng xóm mới, bạn bè mới nên buổi ban đầu tôi rất bơ vơ lạc lõng ở xứ Cầu Đá xa lạ này. Cũng may là có gia đình Ông Tám ở cách nhà tôi không xa.

      Ông Tám là em của bà Nội tôi, cũng vừa tản cư trong đợt này. Ông Tám có người con út mà tôi gọi bằng chú tên là Hữu, chú út Hữu, chỉ lớn hơn tôi một tuổi nên hai chú cháu chơi với nhau từ nhỏ. Mặc dù hai chú cháu có nhiều lúc hục hặc nhau nhưng không thể nào thiếu nhau được.

      Nếu những năm đầu đời ở Bưng Trường, tôi chỉ quanh quẩn trong khu vực nhà thờ và nhớ mãi về những xác chết trôi sông, thì về Cầu Đá này, thế giới của tôi mở rộng hơn. Một phần lúc này tôi đã lớn hơn một tuổi và ở đây dân chúng đông hơn, nhờ đó tôi có nhiều bạn trẻ con cùng trang lứa.

      Phần đông những đứa bạn này sống ngay cạnh nhà và thường rủ nhau bày ra đủ mọi thứ trò chơi của trẻ con như đánh đáo, bắn bi, làm nhà chòi... và nhiều thứ trò chơi khác mà trí tưởng tượng của chúng tôi lúc bấy giờ có thể nghĩ ra được.

      Trong thời gian này nếu tôi say sưa với cá, chim, chuột và các trò chơi bao nhiêu, thì ngược lại tôi sợ đi học bấy nhiêu ! Tôi đã phải ăn đòn không biết bao nhiêu vì sự tương phản quái ác này. Không biết là may mắn hay rủi ro, khi gia đình tôi vừa về Cầu Đá thì cha sở Lê Vĩnh Trình cho cất trường học ngay bên kia sông đối diện với nhà tôi bên này.

      Ngôi trường rộng rãi khang trang và lợp ngói này không phải cất bằng vật liệu mới, nhưng là mua lại một nhà cũ, có lẽ, vì tản cư phải bán đi. Vì ngôi trường đối diện ngang nhà tôi và có cây cầu khỉ bắc ngang sông, nên tôi nhớ rất rõ, cảnh bà con trong làng đưa trâu tới kéo cộ đất đắp nền nhà trường, và ngày khánh thành thật tưng bừng.

      Ngày đó dân làng tới tham dự rất đông. Có nhiều đồ ăn thức uống và bọn trẻ con chúng tôi cũng được ăn xôi với thịt gà.


      Click image for larger version

Name:	20190602143232img_6008.jpg
Views:	56
Size:	29.4 KB
ID:	85184


      Từ đó đám trẻ con trong vùng, cả người có đạo lẫn người ngoài đạo đều đưa con tới đó học với hai Dì phước Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, từ nhà thờ Mai Phốp lên dạy học.

      Thời gian đầu bà con trong vùng phải cử các thanh niên sáng ngày đạp xe lôi chở các Dì lên dạy, chiều lại đưa về. Nhưng về sau, có lẽ, vì quá bất tiện nên nhà trường được ngăn ra một phòng riêng và hai Dì ở luôn trong trường Cầu Đá.

      Chương trình học chưa được quy định hẳn hoi. Bọn trẻ trong trường được chia làm hai lớp, gọi là Lớp Lớn và Lớp Nhỏ. Hai lớp ngồi chung trong một nhà chỉ ngăn ra bằng một vách ván cao vừa bằng đầu một người lớn.

      Bên Lớn thì học Sách Phần, tức là sách Giáo lý, còn bên Nhỏ thì học vần, cũng là vần con rùa và con thỏ.

      Tôi bắt đầu vào bên Nhỏ, và Dì dạy chúng tôi đánh vần. Ngoài cuốn vần con rùa và con thỏ, trong lớp cũng có những tấm bảng vuông chừng một thước tây bằng giấy thật cứng, có đóng nẹp tre và quai bằng dây kẽm để treo lên tường.

      Trên bảng có in các chữ cái theo thứ tự A B C D Đ E Ê... thật to để chúng tôi nhận diện và đọc tên.


      Click image for larger version

Name:	69410961_2378239022449012_770073565859938304_n.jpg
Views:	57
Size:	52.4 KB
ID:	85185


      Học Lớp Nhỏ một thời gian tôi được đưa qua bên Lớp Lớn. Lúc này chương trình cao cấp hơn là được học bản “cửu chương” tức là phép tính nhân và học sách phần, tức là sách Giáo lý. Lúc bấy giờ sách vở viết bằng chữ quốc ngữ, nhưng âm hưởng của chữ nho.

      Mỗi buổi sáng sau khi đọc kinh và trước khi bắt đầu giờ học là Dì phước “kêu sổ”, mà sau này gọi là điểm danh.

      Khi Dì gọi tên ai có mặt thì lên tiếng “Dạ”.

      Những người vắng mặt nhưng có nhờ bạn xin phép thì người bạn đó phải nói lý do tại sao nghỉ học. Em nào nghỉ mà không xin phép là trốn học, khi vào trường lại sẽ bị phạt quỳ gối đội tập.

      Con gái không đứa nào trốn học, chỉ có bọn con trai chúng tôi là phạm vào tội này. Hình phạt quỳ gối đội tập tuy không nặng nề nhưng nhục nhã trước mặt bạn bè.



      Click image for larger version

Name:	84651473_131158961712245_2250204203270012928_n.jpg
Views:	58
Size:	141.5 KB
ID:	85186

      Comment


      • Font Size
        #78

        SỢ TRƯỜNG HỌC

        Hàng ngày tôi vẫn phải cắp sách lần theo cầu khỉ trước nhà qua bên kia sông đi học, trong khi có mấy đứa bạn cùng tuổi lại không đi học, được tự do chạy nhảy, rượt chuột, bắt chim, lưới cá trong cánh đồng ruộng sau nhà.


        Click image for larger version  Name:	images1916791_Kyuctuoitho.jpg Views:	1 Size:	33.1 KB ID:	86401


        Mấy đứa bạn này gia đình nghèo phải ở nhà làm ruộng giúp gia đình. Có mấy đứa bằng tuổi tôi đi ở đợ chăn trâu cho những gia đình khá giả trong làng. Tôi phải cặm cụi trên những hàng chữ, những con số, những bài học thuộc lòng trong sách Giáo lý dài dằng dặc mà tôi cũng chẳng biết học để rồi làm gì ? Kèm theo việc học lại còn bị ăn đòn nữa.

        Hết ở trường bị Dì phước đánh vì nghịch ngợm và không thuộc bài, tới về nhà bị chị Hai đánh cũng chỉ loanh quanh từng ấy tội.

        Lúc đó việc đi học đối với tôi là một cực hình. Một tuần lễ tôi phải đi học 5 ngày cả sáng lẫn chiều. Thứ Năm và Chúa nhật được nghỉ. Các ngày trong tuần của tôi được chia ra làm ba loại và mang các màu khác nhau :

        - Thứ Năm : màu hồng vì được nghỉ cả ngày.

        - Chúa Nhật : màu xanh, được nghỉ nhưng phải đi nhà thờ.

        - Các ngày còn lại : màu đen, không cần phải nói lý do !

        Vì cái tội ham chơi và lười học, nên tình trạng sức khỏe của tôi cũng biến thiên theo chu kỳ thay đổi màu sắc trong tuần.

        Nếu các buổi chiều thứ Tư, sau giờ tan trường về, tôi thấy người mình đầy sinh lực, hăng hái và khỏe mạnh, thì ngược lại các buổi sáng thứ Hai làm tôi mệt nhọc như không còn chút nhựa sống nào sót lại trong người.

        Vào những ngày “đen” , quãng 7 giờ rưỡi sáng là có một hồi trống từ trường học vang lên, gọi là trống học, báo hiệu cho học trò tới trường.

        Một giờ sau Dì phước rung chuông bắt đầu vào lớp.

        Không hiểu tại sao mỗi lần nghe tiếng trống học là người tôi nóng ran lên và bắt đầu triệu chứng như bị sốt.

        Ngày nào cũng như ngày nấy, nghe tiếng trống học là tôi bệnh ! Có khi chưa nghe tiếng trống mà chỉ vừa nghe hai tiếng nhịp rất nhẹ “thùng, thùng” của dùi trống chạm vào mặt trống, trước khi bắt đầu hồi trống học là tôi đã bệnh rồi.

        Tôi sợ đi học vô cùng, nhưng lại không dám trốn học, vì đó là một trong những tội trọng, không có trường hợp giảm khinh trong “bộ luật gia đình”của tôi.

        Mỗi tuần chỉ nghỉ được ngày thứ Năm, nhưng không hiểu tại sao ngày thứ Năm mặt trời lại lặn sớm hơn những ngày khác trong tuần.

        Hiện tượng này làm tôi cứ thắc mắc hoài. Mấy đứa bạn học của tôi cũng nói như vậy. Nhưng người lớn thì không thấy ai để ý điều đó.

        Những ngày thứ Năm tôi được theo cha và anh tôi đi ruộng. Buổi trưa được lùa đàn trâu 7 con của gia đình nhập với bầy trâu mấy chục con trong làng vào đất hoang.

        Ở đó nhóm trẻ chăn trâu chúng tôi tha hồ bắt chim, tát cá, rượt chuột là một thứ hạnh phúc không gì sánh bằng.

        Lúc đó tôi nghĩ trời sanh tôi ra, là để chăn trâu bắt cá và rượt chuột ! Nhưng một tuần lễ chỉ có một ngày thứ Năm.


        Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcQo1GKNrUbzccPhlnTq-rVNbRoHYmkTDafeZbaZtidJDjcqVylgZteVwFNhSqbqAiGzVWw&usqp=CAU.jpg Views:	1 Size:	11.1 KB ID:	86402



        Tôi cầu mong cho có những ngày nghỉ bất thường, nhưng khó quá.

        Muốn nghỉ học mà không có can đảm để trốn học, tôi chỉ còn cách là cầu nguyện cho Dì phước dạy lớp tôi đau.

        Từ đó tôi bắt đầu cầu nguyện theo ý này trong những đêm ngồi đọc kinh trong gia đình :

        - “Xin Chúa cho Dì Tư đau, đau càng lâu càng tốt, nhưng đừng chết, chỉ đau thôi !”

        Tôi kêu xin cả với Đức Mẹ giúp tôi trong việc này nữa. Nhưng khổ nỗi, tôi càng cầu thì Dì Tư càng khỏe mạnh, hồng hào và đẹp người ra !

        Có một lần hình như Chúa cũng nghe lời tôi kêu xin. Một hôm tôi thấy Y sĩ Bá Phước Đường là một đông y người Hoa ở chợ Mai Phốp lên trường tôi. Nghe nói Dì Tư đau nên rước thầy coi mạch hốt thuốc. Tôi mừng thầm trong lòng !

        Chiều tối hôm đó tôi hỏi má vừa đi thăm Dì Tư về coi bệnh tình Dì ra sao. Má đâu có biết là tôi hỏi thăm không phải vì quan tâm tới sức khỏe của Dì Tư mà vì một ý đồ không lương thiện.

        Tôi gần như muốn nhảy cỡn lên khi nghe má nói Dì Tư đau khá nặng, người nóng ran đang nằm trùm mền sau khi uống thuốc bắc và cạo gió đỏ cả cổ và hai bên thái dương.

        Má tôi cũng nói có nhiều bà con trong làng tới thăm và cho nhiều cam và hột gà, vì trong vùng ai cũng thương quý các Dì phước.

        Mặc dù má tôi không nói, nhưng tôi cũng đoán là ngày mai Dì Tư không dậy được và chúng tôi sẽ được nghỉ học. Viễn ảnh về một ngày màu hồng và được tung tăng trên cánh đồng phía sau nhà để bắn chim, câu cá, rượt chuột làm tôi vui sướng rộn ràng.

        Sáng hôm sau vẫn có tiếng trống học, nhưng tôi đoán là bên Nhỏ đi học còn bên Lớn tôi được nghỉ, mặc dù tôi chưa nghe nói tới chuyện này. Thấy gần tới giờ rồi nhưng tôi chưa chuẩn bị đi học, chị hai tôi giục :

        - Còn thằng ‘quỉ nhỏ’, sao tới giờ rồi mà chưa thay đồ đi học còn ngồi đó ?

        Chị Hai vẫn thường gọi tôi là “thằng quỉ nhỏ” và anh kế tôi là “thằng quỉ lớn”!

        Chắc là lúc đó anh em chúng tôi chẳng vừa gì. Tôi ngần ngừ trả lời:

        - Bữa nay Dì Tư đau mà đi học gì !

        - Thằng làm biếng! Ai nói cho mầy là được nghĩ ?

        - Thì Dì Tư đau làm sao dạy được?

        Chị tôi chỉ tay ra lệnh :

        - Đi, đi mau, qua đó chừng nào Dì cho nghỉ thì về, đồ làm biếng !



        Click image for larger version  Name:	tapchidangnho-hoc-tro-xua-5.jpg?fit=1000%2C805&ssl=1.jpg Views:	1 Size:	78.7 KB ID:	86403


        Chi Hai tôi vẫn thường mắng tôi là “đồ làm biếng”. Chị mắng như vậy cũng không sai chút nào. Tôi buộc lòng phải thay đồ đi học và cầm chắc là khi qua trường rồi Dì sẽ cho về.

        Dì Tư làm gì đã ngồi dậy nổi mà dạy học !

        Trong lúc lần bước trên cây cầu khỉ, tôi vẫn thầm mong cho mấy đứa kia cũng ở nhà hết để việc được nghỉ học càng có cơ sở hơn. Khi qua tới cửa trường tôi buồn bã thấy gần như ai nấy đều có mặt đủ hết và chẳng có dấu hiệu gì sẽ được nghỉ. Gần tới giờ rung chuông tôi vẫn hy vọng coi có một dấu hiệu gì mang lại tin vui không, nhưng không có gì bất thường.

        Tới giờ vẫn rung chuông, vẫn đọc kinh như thường lệ, nhưng chỉ có Dì bên Nhỏ xuất hiện.

        Sau giờ đọc kinh, trước khi kêu sổ, Dì bên Nhỏ nói với chúng tôi là bữa nay Dì Tư không được khỏe, nên Dì sẽ dạy một mình hai lớp và dặn chúng tôi không được làm ồn ào để Dì Tư nằm nghỉ, có thể ngày mai Dì Tư sẽ hết bệnh và dạy được.

        Tôi nghe mà chán nản trong lòng, nhất là Dì bên Nhỏ này lại khó tánh và sử dụng cây roi thường xuyên hơn Dì Tư của lớp tôi.

        Kể từ đó tôi không cầu nguyện cho Dì Tư đau nữa, vì chỉ khi nào cả hai Dì cùng đau một lượt chúng tôi mới được nghỉ. Mà việc cho hai Dì phước cùng đau một lượt chắc là Chúa không mấy khi làm !



        Click image for larger version  Name:	70d1235752t95521l0.jpg?r=353.jpg Views:	1 Size:	46.1 KB ID:	86404

        Comment


        • Font Size
          #79

          NHẬN DIỆN CUỘC ĐỜI

          Sau hai năm học trường Cầu Đá, tôi đã hết lớp và phải đi xuống học dưới trường nhà thờ Mai Phốp, nơi mà anh kế tôi đã học ở đó một năm rồi. Cuộc sống tôi lại bắt đầu thay đổi và thế giới của tôi rộng hơn với một nơi có chợ búa, nhà thờ, cha sở, dân chúng đông đúc và nhất là căn cứ trú đóng khá lớn của người Pháp.

          Nhà thờ Giáo Xứ Mai Phốt


          Click image for larger version

Name:	images?q=tbn:ANd9GcRxMkoqJP53CvL6DutiFTnCmq6cuHeVhzlosTjzLZCfAPFqCK5QnqyLw6KHfWRZQwbKDGM&usqp=CAU.jpg
Views:	54
Size:	7.9 KB
ID:	86415


          ttps://giaophanvinhlong.net/Ho-Dao-Mai-Phop.html



          Lúc bấy giờ tôi đã 11 tuổi và bắt đầu nhận thức được vài sự kiện trong vùng Mai Phốp.

          Tôi được nhập vào lớp nhì, còn anh kế tôi đang ở lớp nhất tức là lớp cuối cùng của bậc tiểu học. Ở đây trường ốc có quy củ hơn. Trường có từ lớp năm tới lớp nhất và cũng do các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn dạy, dưới sự điều hành và quan tâm của cha sở.

          Cha sở Lê Vĩnh Trình là một con người oai phong lẫm liệt mà lúc đó tôi nghĩ là trên đời này không ai sánh bằng.

          Lúc đó ngài quãng gần 50 tuổi, tóc bạc hoa râm, dáng người tầm thước, thân hình rắn chắc và tướng đi oai vệ.

          Sau giờ làm lễ, cha Trình thường mặc quần sọt xanh, áo sơ mi trắng ngắn tay cho vào quần, mang giày vải trắng và vớ trắng kéo lên tận đầu gối. Trông ngài rất khỏe mạnh. Tôi thấy tất cả mọi người đều sợ cha Trình. Không những chỉ riêng người Việt Nam mà cả những người Pháp cũng khép nép khi phải đối diện với ngài.

          Cha Trình nói tiếng Tây như gió. Mặc dù không biết gì về tiếng Pháp nhưng có mấy lần thấy cha Trình quát nạt cả những sĩ quan Pháp làm tôi vô cùng ngạc nhiên, vì tôi thấy người Pháp bấy giờ uy quyền hơn người Việt Nam rất nhiều.

          Các vị thế trong tôn giáo, chính trị và xã hội lúc đó đã tạo cho cha Trình một con người đầy quyền thế về mọi mặt. Ngay từ lúc còn nhỏ tôi cũng nghe kể lại là cha Trình còn có thể xin tha mạng cho bất cứ ai bị người Pháp bắt giam mà lúc đó gọi là “tội” .

          Sáng nào tôi cũng thấy nhiều người bị lính dẫn đi thành hàng bốn, nói là đi làm “ cỏ quê ”. Hồi nhỏ nghe như thế tôi tưởng là đi nhổ cỏ, nhưng không phải vậy .

          “Cỏ quê” “corvée” trong tiếng Pháp được nói theo cách của tiếng Việt, nghĩa là đi làm tạp dịch.

          Tôi có nghe nói tới một địa điểm nằm phía sau chợ Mai Phốp không xa, gọi là Gò Dương, vì nơi đó có trồng nhiều cây dương là nơi người Pháp bắn những người “tội” khi họ bị tử hình.

          Mặc dù tôi chưa bao giờ được nhìn thấy cảnh bắn người này, nhưng sự kiện đó làm tôi nhớ lại những xác chết trôi sông mà tôi thấy hồi còn bé thơ ở Bưng Trường.

          Cha Trình rất để tâm về việc học hành. Cha thường đi tới lui thăm các lớp học và cũng thẳng tay sửa trị những học sinh bướng bỉnh. Nhất là những đứa nào ăn cắp thì ngài đánh bằng roi mây lằn ngang lằn dọc.

          Tôi đã chứng kiến cảnh cha Trình đánh học sinh mà tôi hãi hùng.



          Click image for larger version

Name:	images?q=tbn:ANd9GcRdpB4NIP6KSI6y-PXB5ePMZoTjj6YjWUP3SwwYfVS3JFhJbRDrq_AnQmu9QmkBUY5-m30&usqp=CAU.jpg
Views:	55
Size:	11.6 KB
ID:	86416



          Trường tiểu học nhà thờ Mai Phốp này có quy củ và đi vào chương trình các môn học hẳn hoi, vì nơi đây chúng tôi được dạy để chuẩn bị thi bằng tiểu học. Nếu ai thi rớt sẽ không được lên ban trung học. Mặc dù trường đã đi vào nề nếp lớp lang, nhưng chưa hẳn là hoàn toàn. Có chuyện sau đây làm tôi nhớ mãi.

          Lúc đó trong lớp nhì của tôi có hai anh vừa dốt lại vừa nghịch ngợm phá phách tên là Ngàn và Ca.

          Dì phụ trách lớp tôi chịu không nổi hai ông tướng này đành phải “tống” lên lớp nhất cho Dì lớp đó có tiếng là nghiêm khắc trị giùm.

          Tưởng là sau khi qua khóa “huấn nhục” để hai anh thuần thục rồi quay về lớp cũ. Không ngờ hai anh đầu bò đầu bứu này lên đó rồi ngồi lại luôn. Cuối năm lại đi thi tiểu học sớm hơn lớp chúng tôi một năm !

          Đúng là chuyện khó tin nhưng có thật và chỉ có thể xảy ra vào thời buổi lúc bấy giờ.

          Trong những năm phải xuống Mai Phốp học, tôi càng mệt nhọc và chán ngán hơn.

          Những ngày đi học, sáng nào tôi cũng phải thức dậy từ 4 giờ sáng cùng với cả nhà.

          Cha tôi và các anh lo đọc kinh sáng và ăn cơm để chuẩn bị ra đồng, còn tôi theo đoàn người quơ đuốc đi bộ 2 cây số dự Lễ sáng ở nhà thờ Mai Phốp.

          Lễ xong còn sớm, tôi qua chợ mua quà ăn sáng và ở lại học tới chiều mới đi bộ về Cầu Đá.

          Mỗi ngày má cho tôi 5 cắc , tiếng miền Bắc gọi là hào, ăn quà sáng, nhưng lúc nào tôi cũng đói và thèm thuồng nên một hôm do sự rủ rê của thằng em họ tên Long, bọn tôi bày trò lưu manh.

          Lúc đó chính phủ sắp phát hành tờ giấy bạc 2 đồng loại mới, và in hình mẫu trong báo, hình in trong báo này rất giống với tiền thật nên hai đứa tôi cắt ra xếp làm tư và mang tiền... giấy báo đi mua quà lúc còn tranh tối tranh sáng khi vừa đi Lễ ra.

          Khi đứng chờ bà bán hàng gói xôi bắp, tôi run quá là run vì chưa bao giờ tôi làm chuyện gian dối đó. Lúc nhận gói xôi bắp từ tay bà bán hàng, tay tôi run như cầy sấy.

          Vừa nhận xong gói xôi, tôi ném tờ hai đồng giả xuống và cắm đầu chạy. Bà bán hàng quá ngạc nhiên vội cầm tờ giấy bạc lên coi và la lên :

          - " Bắt nó ! bắt nó !” Tôi bị tóm lại.

          Thấy tôi run rẩy và sợ quá, bà bán hàng thương cho gói xôi, vì bà biết là tôi đói quá làm liều chứ không phải là lưu manh chuyên nghiệp. Nếu lưu manh chuyên nghiệp thì đâu có run như vậy !

          Cũng may là bà không biết nhà tôi ở đâu, nếu việc này tới tai cha má và chị Hai chắc là tôi phải no đòn. Tôi biết cha tôi rất nghiêm khắc trong các tội như thế này, vì có lần tôi hái trộm quả đu đủ của Ông Tám mà cha tôi đánh tôi một trận đòn nên thân.

          Nhớ lại lúc bấy giờ tôi bị ăn đòn của nhiều người vì cái tội ăn cắp trái cây.

          Trước tiên là những trận đòn ra đòn của cha sở Lê Vĩnh Trình vì tội chọi me.

          Chung quanh nhà thờ và nhà cha sở có mấy cây me rất to và cao, cao còn hơn nóc nhà thờ, và tới mùa thì trái nhiều vô kể.

          Loại “trái cấm” to bằng ngón tay có những mắc nối liền nhau dài chừng 10 phân và có hình cong như cái sừng trâu này là cơn cám dỗ mãnh liệt và triền miên của bọn trẻ con học trò chúng tôi.

          Trái me khi còn sống rất chua phải ăn với muối ớt, khi đã gần chín gọi là “me giốt” thì vừa chua lại vừa ngọt !

          Người lớn, nhất là mấy bà mấy cô, mà nghe nói tới me giốt còn chảy nước dãi đầy miệng, huống gì bọn trẻ con chúng tôi ?

          Mặc dù cha Trình bắt gặp chọi me, hoặc leo lên cây hái trộm me thì bị đòn đến nơi đến chốn, nhưng không một ngày nào trong “mùa me” mà cha Trình lại không có thân chủ.

          Lúc đó tôi nghĩ, trong các thứ tội thì tội gì cũng có thể chừa bỏ sau khi đã làm việc đền tội, riêng cái tội ăn cắp me thì không !

          Đánh chết cũng không chừa !



          Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcR8ag8qb-QG-K31Fzp-IQ_Hsiy0iRM4BbKPHhsOOU962g1J3Q3Q8QORQDkNaUD_lznq7DE&usqp=CAU.jpg Views:	1 Size:	14.7 KB ID:	86411


          Không phải chỉ những trái me giốt trên cành làm khổ chúng tôi mà thôi, nhưng còn những thứ hoa quả ăn được ngay trên mặt đất nữa.

          Nhớ lại năm tôi đang học lớp đệ lục tại Mai Phốp, có lần bà chủ của vườn mía trồng cạnh sân trường bắt gặp bọn học trò chui vào giữa đám mía bẻ trộm. Tôi không nhớ tên đứa nào nhưng trong số đó có trò Lễ !

          Bà chủ vườn vào “mắng vốn” ( mét) với thầy giáo. Thầy bắt chúng tôi đứng lên, giảng một bài mô-ran và bắt xin lỗi bà chủ vườn mía. Lần đó tôi nhớ mãi và rất thích câu kết luận của thầy nói với người đàn bà mặt mày đang đỏ gay vì giận dữ :

          - " Tôi đã rầy các em, nhưng sao bà lại trồng mía ngay cạnh trường học ? Hàng ngày các em nhìn đám mía của bà như mèo thấy mỡ heo làm sao nhịn được ?”.

          Bà chủ nhà nghe nói vậy quày quả bỏ đi ra, sau khi đã liếc ông thầy giáo “dễ thương” của tôi bằng cặp mắt sắc còn hơn dao cạo râu !



          Click image for larger version  Name:	cay-mia.jpg Views:	1 Size:	93.8 KB ID:	86412


          Từ những việc của trẻ con đó, sau này lớn lên tôi nghĩ, cách tốt nhất để “trị” cái tội trẻ con ăn cắp trái cây là... đừng bao giờ trồng cây ăn trái !

          Cả những cây mà thân ăn được như mía, vỏ cây ăn được như quế, rễ cây ăn được như khoai mì, củ ăn được như khoai lang, đậu lạc, hoa ăn được như gương sen, lá ăn được như cây gừa, cây chiếc... cũng không nên trồng.

          Ngược lại nên trồng nhiều hoa hồng vì thân cây có gai, trẻ không dám sờ tới và hoa hồng khoe sắc sẽ tô điểm thêm cho cuộc đời mà có người gọi là “thung lũng nước mắt" này !

          Chiều lại sau khi cả nhà cơm nước xong, cha tôi mang kính vào nằm lên ghế xích đu, tay cầm cuốn sách Giáo lý, gọi anh tôi và tôi tới để trả bài một chương nào đó mà cha tôi đã giao từ ngày hôm qua.

          Nếu không thuộc bài sẽ bị cha tôi bắt cúi nằm dài và đánh thẳng tay. Tôi nhớ chỉ bị ăn đòn của cha tôi trong trường hợp này và tội hái trộm trái cây mà thôi.

          Vì thế, làm gì thì làm tôi cũng phải học một chương sách giáo lý một ngày, và điều này càng làm cho tôi ngán việc học hơn.



          Click image for larger version  Name:	hinh-anh-tuoi-tho-dep-nhat-15.jpg Views:	1 Size:	51.5 KB ID:	86413


          Trong khi đó có thằng bạn trong xóm hơn tôi vài tuổi, nhưng không phải đi học mà đi làm lơ xe. Tên nó là Chín, mà chúng tôi gọi là “Chín ghẻ” vì có một dạo, người nó đầy ghẻ.

          Nhìn nó tôi thèm thuồng và cảm thấy cuộc sống của nó hạnh phúc biết bao. Chẳng những không phải đi học, không phải thức khuya dậy sớm, không phải ăn đòn, còn được chửi thề nói tục thả giàn, lại được tung tăng bay nhảy như con chim tung cánh trên bầu trời bao la !

          Có những hôm nhìn thấy thằng Chín ghẻ đầu đội nón vải có quai dưới cằm, mặc bộ quần áo màu cháo lòng, tay áo xắn lên đang đánh đu phía sau chiếc xe đò chạy đường Vũng Liêm -Vĩnh Long.

          Hình ảnh nó thật ngon lành, tôi đâm ra ước mơ sau này lớn lên tôi sẽ chọn con đường đi làm lơ xe. Nếu được làm lơ xe chạy lên Sài Gòn thì không còn gì hạnh phúc bằng, vì lúc đó thủ đô Sài Gòn là một cái gì quá với sự tưởng tượng của tôi.


          Click image for larger version  Name:	xe-do.jpg Views:	1 Size:	148.4 KB ID:	86414

          Comment


          • Font Size
            #80

            THẢM CẢNH GIA ĐÌNH

            Năm 1953, khi vừa tròn 10 tuổi, một thảm kịch gia đình xảy ra đã làm tôi lớn hơn trước tuổi. Đúng ra chuyện này không xảy ra trong gia đình tôi mà là gia đình Ông Tám tôi.

            Ông Tám là em của Bà Nội tôi. Ông có nhiều người con, và người cuối cùng là Chú út Hữu mà tôi đã nói tới. Câu chuyện này liên quan tới người con thứ tư và thứ sáu mà tôi gọi bằng Cô Tư và Chú Sáu.

            Cô Tư có chồng và 3 con, đứa con gái nhỏ nhất tên Huệ, bằng tuổi tôi.

            Khi tản cư xuống Cầu Đá thì Chú Sáu tôi đi lính cho Pháp. Còn Dượng Tư, chồng của Cô Tư ít khi thấy có mặt ở nhà. Lúc đó tôi còn nhỏ quá nên cũng chẳng biết là Dượng Tư tôi ở đâu và làm gì.
            Một ngày kia Chú Sáu đi trong toán tuần phòng và một người Việt Minh bị sa vào ổ phục kích.

            Khi bị động, người đó chạy thoát thân nhưng Chú Sáu và đám lính rượt theo bắn anh ta té xuống. Chú chạy tới định bắn tiếp theo thì bất thần nghe người đó gọi tên mình “Cậu Sáu Vinh”!

            Chú tôi kịp thời nhận ra đó là tiếng người anh rể của mình, Dượng Tư Bình, chồng của Cô Tư tôi. Chú tôi kinh hoàng chạy lại bồng người anh lên, nhưng vết thương quá nặng và Dượng Tư chết trên tay chú tôi sau khi trối lại:
            • “Cậu Sáu ! Anh không sống được, cậu hãy giúp chị Tư lo nuôi 3 cháu !”
            Không phải nói, ai cũng có thể đoán biết tâm trạng Chú Sáu tôi lúc bấy giờ như thế nào.

            Khi đưa xác Dượng Tư về, bà con và hàng xóm tới đầy nhà tràn ra cả ngoài sân. Nhà tôi kế bên nên chạy qua trước tiên. Người lớn vào nhà trước, trẻ con chúng tôi đứng đầy ngoài sân.

            Tôi thấy mọi người đều khóc, riêng Cô Tư lúc đó khóc té lên té xuống và có mấy bà kè hai bên tay cô tôi. Bất ngờ trong tiếng than khóc rầm rĩ đó, tôi nghe một tiếng khóc rống lên thật to :

            - “Anh Tư ơi! Chính em đã giết anh ! Tha thứ cho em anh Tư ơi !”

            Tôi chen vào nhà thì thấy Chú Sáu tôi đang ôm xác Dượng Tư còn ướt đẫm máu và dính đầy bùn đất mà khóc lóc kêu gào ! Nghe tiếng khóc rống của Chú Sáu, mọi người khóc lóc thảm thiết. Lúc đó có lẽ tôi đã đổ tới giọt nước mắt cuối cùng !

            Thảm cảnh này đã làm tôi quá đau khổ và từ đó tôi thắc mắc nhiều chuyện mà không thể nào trả lời được.
            • Người Pháp là ai ? Lính Pháp là ai ?
            • Việt Minh là ai ?
            • Ai là người tốt ? Ai là người xấu ?
            • Tại sao có cảnh anh em trong một gia đình giết nhau như vậy ?
            • Sau này khi biết những xác chết trôi sông mà trong tuổi ấu thơ tôi thấy ở Bưng Trường là những người bị Việt Minh giết, tôi kết luận Việt Minh xấu vì họ giết người, và tôi tưởng người Pháp tốt.

            Nhưng khi tôi xuống Mai Phốp lại nghe nói có rất nhiều người “tội” bị người Pháp bắn ở Gò Dương, như vậy người Pháp cũng xấu.

            Vả lại lúc bấy giờ tôi vẫn không thể hiểu được những người Pháp từ đâu tới và ở đây để làm cái gì ?

            Tôi không thể trả lời các thắc mắc đó, nhưng có một điều tôi nhận ra rất sớm, có lẽ sớm hơn rất nhiều đứa trẻ cùng tuổi với tôi lúc bấy giờ, đó là dân tộc Việt Nam là một dân tộc đau khổ.

            Chính trong thời gian này có vài sự việc tôi còn nhớ mãi, đó là hiện tượng “tờ giấy bạc xé đôi”.

            Tôi không còn nhớ rõ năm nào, không biết tại sao, khi xài tiền mà không có tiền thối người ta chỉ việc xé tờ giấy bạc làm đôi và có giá trị phân nữa, và tôi đã từng xé nhiều lần !

            Thí dụ tờ 10 đồng, xé đôi thành 2 tờ 5 đồng. Một đồng xé đôi thành 2 tờ 5 cắc !


            Click image for larger version  Name:	image_23339.jpg Views:	25 Size:	120.8 KB ID:	87284


            Hiện tượng này kéo dài mấy năm trời. Tôi cũng còn nhớ ngày người Pháp cuốn cờ rời khỏi Mai Phốp, và nghe nói là rời khỏi Việt Nam luôn.

            Sáng hôm đó có một nghi lễ tại cột cờ trước sân nhà thờ, có rất đông người dự, cả tây lẫn ta, đa số mặc đồ trắng.

            Khi biết là người Pháp rút đi, lúc đó tôi cảm thấy buồn, mặc dù cũng chẳng hiểu làm sao tôi lại buồn.

            Cũng trong thời gian này làng tôi có trận dịch bệnh đậu mùa hoành hành, lúc đó người ta còn gọi là “trái giống”, là chứng bệnh rất dễ lây, làm chết người rất nhanh và nếu bệnh nhân may mắn còn sống sót sẽ bị những nốt sẹo tên mặt.

            Nhớ tới những năm bệnh đậu mùa hoành hành, tôi thấy phải viết lại một câu chuyện buồn. Một câu chuyện mỗi lần nhớ lại tôi vẫn còn thấy hối hận, và nước mắt tôi lúc nào cũng chảy ra. Ngay lúc tôi đang đánh máy những dòng này nước mắt tôi cũng đang chảy ra làm mờ màn ảnh.






            “ THẦY BẢNG MỚI “


            Năm 1955, lúc tôi 12 tuổi và đang học lớp nhì tại Mai Phốp, dì phước dạy tôi lúc đó là Dì Tư Loan.

            Một buổi sáng, có người đàn bà trẻ dẫn đứa con trai vào lớp tôi, người học trò mới này tên là Quỳ. Dì Tư gọi anh là trò Quỳ, lúc bấy giờ chúng tôi có chữ “ trò ” đứng trước tên của mình.

            Quỳ cũng bằng tuổi với tôi, nhưng dáng rất hiền từ như con gái. Người gầy ốm và cao dong dỏng, cổ cao đầu tròn húi cua. Mới nhìn qua trông Quỳ giống như con cò con đang nằm trong tổ, vì đầu trọc và cổ anh khá dài.
            Người học trò lạ mặt ngỡ ngàng và ít nói đứng xớ rớ kế bàn của Dì Tư, tay mân mê viền áo bà ba trắng đang mặc trên người.

            Cái cách Quỳ cài cúc áo làm tôi chú ý vì anh cài cả nút ở cổ, trông có vẽ quê mùa chất phác trong khi bọn“ma cũ” chúng tôi cũng mặc áo bà ba nhưng không cài nút sát cổ, như vậy trông oai và hợp thời trang hơn.

            Nói tóm lại, Quỳ gây cho tôi một ấn tượng khi anh vừa theo mẹ bước chân vào lớp.

            Những ngày tiếp theo Quỳ trở thành một hiện tượng của lớp, anh là người hiền từ hiếm có và giỏi toán một cách đặc biệt, giỏi quá là giỏi ! Cho đến đỗi Dì Tư phải ngạc nhiên.

            Những bài toán Dì Tư cho trong lớp, Quỳ làm một cách dễ dàng trong khi bọn chúng tôi phải è ạch một cách khổ sở, nhất là tôi, là người dốt toán nhất lớp.

            Từ đó, mỗi khi làm toán, Dì Tư gọi Quỳ lên bảng và sau khi giải đáp nhẹ nhàng lanh lẹ, Dì kêu anh
            “dạy” lại cho cả lớp chúng tôi nghe.


            Vô tình trí thông minh của người học trò mới này đã hại anh ta.


            Click image for larger version  Name:	giao-duc-mien-nam-2_1.jpg Views:	15 Size:	44.4 KB ID:	87299


            Đám con trai chúng tôi bắt đầu ghét Quỳ, vì anh ta càng giỏi bao nhiêu thì càng lòi ra sự dốt nát của chúng tôi bấy nhiêu, nhất là tôi là người có lúc nghĩ không biết trên thế gian này còn ai khác dốt toán như tôi hay không !

            Mỗi lần Dì Tư khen Quỳ là y như chúng tôi bị một trận đay nghiến càng làm cho chúng tôi bực tức anh ta. Cả bọn con trai chúng tôi hè nhau gọi Quỳ cái tên đầy mỉa mai là “Thầy Bảng mới” và bày tỏ thái độ tẩy chay anh ta thấy rõ.

            Phải nói tôi là tên đứng đầu trong nhóm “quân dữ” tẩy chay Quỳ, vì anh ta đã “hại” tôi nhiều nhất.

            Trong lớp, tôi kéo bè kéo cánh, không cho đứa nào nói chuyện với Quỳ, giờ ra sân chơi chúng tôi không cho Quỳ nhập bọn đá banh bằng trái banh tennis.

            Có những lúc tôi thấy Quỳ âm thầm đứng trơ trọi một mình ở góc sân trong giờ ra chơi.

            Có hôm thấy Quỳ xin chơi đánh đũa với bọn con gái. Nhìn thấy cảnh đó tôi rất hả dạ và nghĩ :

            “Mầy làm khổ tao trong lớp thì tao làm khổ mầy ngoài sân !”.

            Lúc đó tôi biết là Quỳ rất khổ tâm chịu đựng trong một thời gian khá lâu nhưng không dám nói ra vì bọn ma cũ chúng tôi rất đông.

            Rồi một hôm Quỳ vắng mặt trong lớp.

            Tôi cảm thấy dễ chịu vì sự vắng mặt của [color=red “Thầy Bảng mới” [/color] nhưng cũng chẳng thắc mắc gì.

            Qua hôm sau, trước giờ đọc kinh, Dì Tư bảo cả lớp cầu nguyện cho trò Quỳ bị lên bệnh đậu mùa. Tôi nghe giật mình, tự nhiên cảm thấy hối hận vì đã ngược đãi người bạn hiền lành do sự ghen tức, và thương Quỳ chẳng may bị chứng bệnh nguy hiểm làm chết rất nhiều người lúc đó.

            Tôi quyết tâm sẽ xin lỗi và đối xử thân ái và bảo vệ Quỳ khi anh trở lại lớp.

            Một tuần lễ sau vẫn vắng bóng người học trò hiền từ, tôi càng lo lắng và thong anh nhiều hơn. Tôi nhớ Quỳ nhưng chúng tôi không được phép tới thăm vì bệnh này rất hay lây.

            Hàng ngày trong giờ ra chơi tôi vô nhà thờ đọc kinh cầu nguyện cho Quỳ được mạnh. Sự hối hận vì đã ngược đãi Quỳ cách vô lý đang hành hạ tôi.

            Một buổi sáng, đang giờ học, tôi thấy mẹ Quỳ vào lớp. Tôi đâm ra lo sợ trong lòng. Mẹ Quỳ vào báo tin Quỳ vừa chết đêm qua!

            Tôi gục đầu xuống ghế ngồi khóc lên thành tiếng khi nghe tin đó. Và tôi vẫn khóc về sau này mỗi khi nhớ tới Quỳ, mặc dù đã mấy chục năm trôi qua.


            Click image for larger version  Name:	VinhLongSortieEleves.jpg Views:	2 Size:	37.2 KB ID:	87285


            THỜI KỲ PHÁ NGU


            Tôi thi đậu bằng tiểu học năm 1956, lúc đã 13 tuổi. Đó cũng là năm tôi chụp bức hình đầu tiên trong đời để làm thẻ báo danh lúc vào phòng thi ở quận Vũng Liêm, cách Mai Phốp 6 cây số trên đường xuống tỉnh Trà Vinh.

            Tôi còn nhớ khi chụp hình, ông chủ tiệm chụp hình Tân Tân ở chợ Mai Phốp đặt tôi ngồi trên cái ghế đẩu trước cái máy thật to màu đen có chân đứng. Ông bước tới sửa thế ngồi cho tôi xong trở lại máy và trùm đầu và vai bằng tấm vải đen, bảo tôi ngồi yên dừng chớp mắt và bấm máy.

            Chụp hình xong về nhà mấy ngày sau tôi ăn ngủ không được, vì nôn nóng chờ ngày lấy hình. Khi nhận hình và thấy “bộ mặt”mình trong hình lần đầu tôi thích thú lắm và mang vào lớp kêu mấy đứa bạn cũng vừa chụp hình trong đợt này mang hình ra so sánh coi hình đứa nào đẹp.

            Có đứa khen tôi chụp hình ăn ảnh làm tôi cười híp mắt.

            Năm đó người anh kế của tôi tên là Ngãi cũng đậu tiểu học một lượt, vì năm trước anh thi rớt nên phải học lại chung với tôi.

            Năm tôi vừa thi đậu tiểu học thì cha Trình mở trường trung học đầu tiên tại Mai Phốp, lấy tên là trường Minh Đức, một điều tôi coi là rất may mắn.

            Trường bắt đầu bằng hai lớp đệ thất B1 và B2.

            Việc cha Lê Vĩnh Trình mở trường trung học đầu tiên tại Mai Phốp là sự thay đổi lớn đầu tiên của cuộc đời tôi.

            Cha Trình xây một nhà trường dài nằm ngang sau nhà thờ có ba phòng. Hai phòng làm lớp học và một phòng ở đầu kia làm chỗ ở cho hai thầy giáo người Bắc từ Sài Gòn cha mời xuống dạy học.

            Một thầy lớn tuổi chừng gần 40 là thầy Bùi Sinh Quý và thầy kia nhỏ tuổi hơn là thầy Huấn.

            Trung học là lớp đầu tiên tại xứ này nên đối với tôi lúc đó cái gì cũng mới, trường học mới, thầy giáo cũng mới vì lần đầu tiên tôi học với thầy giáo đàn ông và lại là người Bắc, bạn bè mới,chương trình học cũng mới.

            Có rất nhiều học sinh tại Mai Phốp và các làng lân cận tới học, vì lúc đó không có mấy người có khả năng gởi con đi tỉnh.

            Có nhiều học sinh từ quận Vũng Liêm cũng đạp xe tới học. Từ đó lên tỉnh Vĩnh Long hoặc xuống tỉnh Trà Vinh cũng đều cách chừng 40 cây số. Lên tỉnh học đã xa xôi lại còn tốn kém rất nhiều thứ, không phải như ở làng chỉ phải đóng học phí và ít tiền sách vở.

            Lạ một điều, khi lên tới trung học tôi bắt đầu phá ngu và trở nên thích học và học khá.

            Tôi không phải là học sinh giỏi, nhưng về sinh ngữ Anh và Pháp thì bao giờ tôi cũng nằm trong số ba người giỏi nhất.

            Khi cha Trình mở cửa trường trung học tại Mai Phốp cũng đồng thời ngài giúp tôi mở cánh cửa cho tương lai đời tôi. Nhờ có ngôi trường Minh Đức nhỏ bé ở miền quê đó mà tôi được tiếp tục con đường học vấn và càng về sau càng được học lên cao hơn. Trong khi rất nhiều người trong thế hệ tôi thi đậu tiểu học trước tôi vài năm đã phải bỏ học.

            Từ ngày còn bé ở Bưng Trường, rồi tản cư xuống Cầu Đá và sau này đi học ở Mai Phốp tôi chỉ được học với các nữ tu.

            Sau này lớn lên tôi vẫn nhớ ơn các Dì đã giúp tôi khai tâm về việc học, đồng thời dạy bảo các việc đạo hạnh.

            Hệ thống giáo dục trong các xứ đạo lúc bấy giờ mặc dù chưa được tổ chức hoàn hảo nhưng sự đóng góp của các trường học công giáo và sự hy sinh tận tụy của các nữ tu tại những vùng quê xa xôi hẻo lánh để lo việc giáo dục cho trẻ con là điều tôi muốn nhắc lại và ghi ơn.

            Việc giáo dục và hệ thống tổ chức trường ốc vào thời buổi chiến tranh và trong tình trạng đất nước còn lạc hậu, phương tiện giao thông rất thô sơ như lúc tôi vừa lớn lên là một việc rất khó. Trong tình thế đó một số rất đông trẻ con ở nhà quê phải bỏ học ngay từ bé và lớn lên mù chữ.

            Cũng có một số được đi học một thời gian để biết đọc biết viết rồi vì hoàn cảnh cũng phải dở dang việc học hành khi ở địa phương không còn lớp.

            Gia đình tôi cũng ở trong tình trạng đó, khi còn ở các lớp trong bậc tiểu học, tôi vẫn nghĩ là học hết lớp nhất, hoặc sau khi thi được bằng tiểu học rồi thôi, sẽ ở nhà giúp gia đình trong công việc đồng áng như mấy người anh tôi và một số rất đông trẻ con trong làng.

            Hơn nữa những sinh hoạt thông thường của một làng quê và sự thu hút rất mãnh liệt của cánh đồng bao la bát ngát với những thú vui của ruộng đồng khiến tôi không biết gì khác hơn, và dĩ nhiên là chẳng bao giờ có chuyện đặt vấn đề con đường tương lai mình rồi sẽ ra sao.

            Nhưng sự ra đời của trường trung học Minh Đức đã cho tôi cơ hội lựa chọn.


            TUỔI TRẺ NGÔ NGHÊ



            Những năm đó tầm mắt tôi có dịp mở rộng hơn nhờ những lần tôi được chị Hai cho theo đi chợ trên tỉnh Vĩnh Long, cách nhà 33 cây số.
            Những lần được đi tỉnh này đối với tôi rất đáng ghi nhớ vì đó là dịp mở mắt để được biết cuộc sống ở tỉnh như thế nào.

            Thường là mỗi năm một lần chị tôi đi chợ tỉnh trong dịp mua sắm Tết, chị dẫn tôi theo chỉ với nhiệm vụ đứng tại chỗ coi chừng cái cần xé đựng các thứ đã mua để chị còn đi mua tiếp theo.

            Sau khi mua đủ các thứ cần thiết chị gọi xe lôi tới chở ra bến xe đò gần đó để về Cầu Đá.

            Khi lên Vĩnh Long, cảnh sinh hoạt, nhà cửa xe cộ và sự tấp nập của người dân ở tỉnh làm tôi choáng ngộp và thích thú. Cái gì đối với tôi cũng mới, cái gì cũng lạ, cái gì cũng sang trọng cũng đẹp đẽ và ngay lúc đó tôi có cảm nghĩ rằng cuộc sống ở tỉnh là một đặc quyền dành cho một lớp người nào đó, còn gia đình tôi và cá nhân tôi không bao giờ có thể có cuộc sống như thế được.


            Click image for larger version  Name:	Nga-ba-Nguyen-Hue-nhin-tu-phia-trung-tam.-Ben-trai-la-ben-xe-Vinh-Long-cu-truoc-1975.jpg Views:	15 Size:	139.4 KB ID:	87300


            Có ra tỉnh mới lòi ra sự ngô nghê của tuổi trẻ, nhất là đứa trẻ từ quê mới ra tỉnh lần đầu như tôi thì thật là khờ khạo một cách đáng thương.

            Tôi còn nhớ trong lần đầu lên tỉnh, tôi đi với Long là em họ tôi lên thăm cha của Long đi lính ở đó.

            Trong trại lính có một dãy cầu tiêu máy nằm gần ngoài cổng, và Long dặn tôi sau khi đi cầu xong phải giật nước và chỉ cho tôi cách thức giật nước như thế nào. Đó là lần đầu tiên tôi sử dụng cầu tiêu máy, vì ở nhà quê chỉ có cầu tiêu trên hồ cá tra hoặc là bên bờ sông nước chảy.

            Khi tôi nắm quả nắm bằng sứ lòng thòng xuống ở đầu sợi dây xích sắt nối với cái “máy” bên trên, giật mạnh một phát như lời Long dặn, tự nhiên nước ở đâu tống ra cái ống sắt quá mạnh và chảy ù ù một lúc làm tôi giật mình nghĩ thầm: “Chết cha rồi, mình làm hư máy của người ta rồi, làm sao đây!”

            Tôi lính quýnh không biết làm sao, chỉ cầu trời cho nước ngừng chảy vì với lượng nước tống ra mạnh như thác đổ vậy mà chảy... cả ngày chắc là tôi phải bị rắc rối to.

            Tôi đứng đó mặt mày tái mét, tim đập mạnh nhưng chẳng biết cầu cứu với ai. Nhưng may làm sao, từ miệng ống nước phát ra một tiếng “ù” rất lớn rồi nước ngưng chảy.

            Hú vía ! Tôi mừng thoát nạn. Lúc đó tôi đâu có biết là cầu tiêu máy nó là như vậy, và hỏi lại cũng có nhiều người cũng bị hú vía khi sử dụng cầu tiêu máy lần đầu như tôi.

            Trong lần khác tôi theo chị đi Vĩnh Long vào một tiệm buôn là tiệm Xuân Phát Lợi, tôi thấy trên trần nhà ngay trên đầu ông chủ tiệm người tàu mập mạp và trắng trẻo có cái gì quay tít rất nhanh và cứ quay hoài.

            Tôi đứng nhìn say sưa mà cũng chẳng hiểu tại sao nó quay và quay như thế để làm gì. Tôi cứ thắc mắc nhưng chẳng hỏi ai, rồi không biết lúc nào về sau này tôi mới biết đó là quạt máy.

            Từ những kinh nghiệm ngô nghê đó sau này lớn lên tôi thương sự dại khờ của trẻ con, nhiều khi sự khờ khạo đó rất buồn cười, thí dụ như trên con đường tôi đi học từ Cầu Đá xuống Mai Phốp có 2 cây trụ bằng xi măng cao quảng 70 phân giống như cây kem khổng lồ gọi là “thẻ số ngàn”, bọn học trò chúng tôi thường trèo lên ngồi trên trốc như ngồi trên chiếc ghế.

            Trong một thời gian rất lâu tôi thắc mắc mãi không biết “thẻ số ngàn” đứng đó để làm gì ?

            Có lần tôi hỏi ai đó, họ nói cái thẻ đó là một ngàn thước làm tôi càng thắc mắc hơn, nghĩ thầm:

            ” Làm sao chứa được một ngàn cây thước bên trong bụng cái thẻ chỉ to hơn cái mộ bia một chút này ?”

            Không hiểu cho tới một lúc nào đó tôi mới biết là những “thẻ số ngàn” đó, là cột mốc cái này cách cái khác là một ngàn thước!

            Lúc nhỏ tôi cũng thường nghe người lớn nói tới việc đi “gõ dây thép gió” mỗi khi có tin tức gì khẩn cấp muốn báo tin cho người khác.

            Lúc bấy giờ tôi hiểu một cách đơn sơ rằng, chỉ cần gõ vào những cột dây thép gió(cột điện) dọc theo lộ đá là người khác sẽ nghe và biết tin.

            Có mấy lần tôi dùng hòn đá to thử gõ vào các trụ điện bằng sắt nhưng chỉ nghe phát ra tiếng tiếng “bon..bon.” ngoài ra chẳng thấy có gì khác lạ, điều đó càng làm cho tôi thắc mắc.

            Sau này lớn lên tôi mới biết “gõ dây thép gió” tức là đánh điện tín !

            Thậm chí lúc đó tôi ngô nghê cho đến nỗi thấy cha Trình mặc áo chùng từ cổ xuống gót chân, tôi tưởng là ngài không hề có chuyện đi tiêu đi tiểu như người thường.

            Cho tới một hôm, lúc đó tôi đã 10 tuổi, tôi đứng gần cây trứng cá kế bên nhà bếp cha sở, tôi thấy cha Trình mở cửa bước vào cầu tiêu trên hồ cá tra và tôi thấy... nước chảy nghe ton tỏn xuống mặt hồ. Tôi bàng hoàng vỡ lẽ ra là cha Trình cũng đi tiểu.

            Tôi cảm thấy không vui khi biết điều đó vì từ trước tôi vẫn nghĩ cha Trình như một bậc siêu nhân thì làm gì có chuyện... đó như người phàm !
            Last edited by Thanhbinh; 05-05-2022, 06:09 AM.

            Comment


            • Font Size
              #81

              BIẾN CỐ VĨ ĐẠI


              Cũng trong năm 1957 này, trong đời tôi có một biến cố thật vĩ đại mà tôi nghĩ cả đời tôi chỉ có một không hai, đó là việc tôi đi Sài Gòn !

              Với một đưa trẻ sanh ra trong gia đình nông dân và lớn lên ở miền quê trong thời lửa đạn như tôi mà được đi Sài Gòn lúc 14 tuổi là một việc nằm mơ cũng không thấy !

              Một cơ hội may mắn ngoài sự mong ước nó đến quá bất ngờ làm tôi vui mừng cuống cuồng và háo hức chờ đợi không thể nào diễn tả được.

              Thật vậy, Sài Gòn đối với tôi lúc bấy giờ là một hình ảnh tôi không có thể nào tưởng tượng ra được và chuyến đi Sài Gòn đầu tiên này là chuyến đi làm tôi háo hức đến tột cùng. Mỗi lần nhớ lại tôi đều cám ơn hoàn cảnh và cám ơn người đã cho tôi cơ hội độc nhất vô nhị này.





              Sự việc bắt đầu từ khi cha tôi xin thầy Bùi Sinh Quý làm Bõ đỡ đầu khi tôi chịu phép Thêm Sức. Từ đó thầy Quý thương tôi như một người con. Những ngày nghĩ học tôi hay tới nhà thầy chơi, giúp thầy trong các việc lặt vặt và thầy Quý thường cho tôi quà, phần nhiều là sách vở và tranh ảnh.

              Một hôm tôi tới chơi khi thầy chuẩn bị về Sài Gòn nghỉ một thời gian trong dịp lễ Quốc Khánh vào ngày 26 tháng 10 năm 1957, năm đó là lễ Quốc Khánh đầu tiên nền đệ nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

              Trong lúc ngồi chơi tôi nói với thầy là không biết đến bao giờ tôi mới có dịp đi Sài Gòn một lần cho biết. Tôi chỉ nói lên sự ước mơ thôi nhưng không dám xin thầy cho đi, nhưng thầy Quý tự nhiên nói lên :

              - Vậy Lễ về xin phép cha má, nếu cha má cho thì tối nay xuống đây thầy cho đi Sài Gòn, sáng sớm mai sẽ đi.

              Tôi không dám tin vào tai tôi, nên đã bước lại gần hỏi lại cho chắc

              - Thầy tính cho con đi thiệt hả thầy ?

              Thầy Quý đang thu xếp sách vở quay lại nhìn tôi mỉm cười:

              - Ừ ! thì về xin phép cha má trước đã. Nếu cha má đồng ý thì thầy cho đi !

              Tôi đâu có bao giờ nghĩ là trong đời mình có được giây phút quá bất ngờ như vậy. Lúc đó quảng gần trưa. Tôi vội ra ngoài nhảy thót lên xe đạp chạy như bay về Cầu Đá. Con đường này tôi đi quen rồi, chỉ có 2 cây số thôi mà sao đạp hoài không tới !

              Trong lúc gò lưng đạp xe trên con đường đá sỏi gồ ghề trong lòng tôi lo lắng hằng trăm chuyện. Tôi lo không biết cha má tôi có cho phép đi hay không, nếu cho thì có đủ thì giờ chuẩn bị cho chuyến đi lịch sử này không, áo quần gì để mặc đi Sài Gòn, còn giày nữa, trong đời tôi chưa có một đôi giày đôi dép nào, chỉ có guốc bằng gỗ thôi .

              Mà đi Sài Gòn phải là giày, không thể mang guốc được, rồi tóc chưa cắt.. rồi... và rồi !

              Thật không ngờ trong đoạn đường đạp xe đó tôi có quá nhiều chuyện phải lo trong đầu cùng một lúc.



              Click image for larger version  Name:	19225206_926995540773249_605802502470123618_n.jpg Views:	18 Size:	166.9 KB ID:	90561


              Về tới nhà, tôi hỏi má trước, vì má bao giờ cũng dễ hơn cha. Má nghe cũng quá ngạc nhiên bảo tôi :

              - “ Con phải hỏi cha con, nếu cha cho thì con đi ”!

              Khổ nỗi, cha tôi đi ruộng chưa về, mà từ nhà vô tới ruộng phải băng cánh đồng gần 2 cây số. Má vừa nói xong tôi vụt như bay ra ruộng phía sau nhà và cứ theo bờ đê chạy thẳng vô ruộng, nơi cha và anh tôi đang làm. Vừa chạy vừa cầu nguyện xin Chúa giúp cho cha tôi cũng đồng ý.

              Cha và anh tôi tấy tôi chạy cách bất thường như thế này chắc hẳn là ngạc nhiên không hiểu có chuyện gì.

              Khi tới nơi và sau khi nghe tôi nói, cha tôi ngừng tay, lên bờ ruộng ngồi vấn điếu thuốc rê trong cử chỉ chậm rãi và đĩnh đạc như thường ngày, đâu có biết là tôi vô cùng sốt ruột chờ đợi câu trả lời quyết định.

              Trong gia đình tôi, những sinh hoạt thường nhật thì má lo liệu, nhưng các việc quan trọng bao giờ cha tôi cũng là người quyết định. Dù vậy ý kiến của chị Hai rất có ảnh hưởng.

              Có mấy lần má đồng ý rồi nhưng chị Hai bảo không được là không được. Và tôi đã phải ngậm đắng nuốt cay với chị Hai không biết bao nhiêu lần. Sau khi bật quẹt đốt thuốc cha tôi phà khói lên trời và quay sang hỏi:

              - Con có hỏi má chưa?

              Nghe cha tôi hỏi tôi đã mừng trong lòng vì kinh nghiệm cho tôi biết là sau câu hỏi theo nguyên tắc đó, tiếp theo sẽ là cái dấu "Thuận” đóng bằng chữ đỏ.

              - Con hỏi má rồi, má cho nhưng bảo con hỏi nếu cha cho thì đi!

              Cha tôi nghe thế ngồi trầm ngâm rồi hỏi :

              - Thầy Quý nói đi bao lâu ?

              - Con không nghe thầy nói nhưng chắc là một tuần vì trường nghỉ học 10 ngày.

              Cha tôi gật đầu :

              - Ừ ! Nếu má cho thì đi !

              - Chúa Rất thánh ơi !

              Đời tôi sao mà hạnh phúc ! Tôi có cảm tưởng như vừa được bay lên 9 tầng mây và đang nhìn xuống con người trần gian khổ ải bên dưới. Một cảm giác hạnh phúc quá lớn vồ lấy tôi một cách bất ngờ làm tôi choáng váng.

              Mới có mấy tiếng đồng hồ mà tôi nhận mấy tin động trời liền nhau, từ lời nói của thầy Quý, tới câu nói của má, bây giờ tới câu:

              - " Ừ ! nếu má cho thì đi !” của cha tôi. Câu nói ngắn gọn 5 chữ này có sức mạnh của một phép mầu biến thằng bé ngô nghê như tôi trong phút chốc trở thành con người hạnh phúc nhất trần gian. Tôi vội thưa :

              - " Con cám ơn cha” và định bốc chạy về nhà nhưng anh Năm Nhơn của tôi lúc bấy giờ 19 tuổi, đang làm ruộng với cha tôi, vác cuốc mò tới hỏi:

              - Mầy đi đâu đó hả Lễ ?

              - Em vô hỏi cha cho em đi Sài Gòn !

              Anh Năm ngạc nhiên kêu lên:

              - Trời ! Thiệt à ? mầy đi Sài Gòn thiệt à, mà mày đi với ai ?

              - Thầy Quý cho em đi.

              - Mầy đi bao lâu ?

              - Em không biết nhưng chắc một tuần.

              Anh Năm nhe răng cười trêu tôi :

              - Chuyến này thì “Tư Ếch” đi Sài Gòn!”

              Tôi không trả lời nhưng bắt đầu chạy về nhà vừa nghe anh Năm nói với theo :

              - “ Nhớ coi chừng xe cộ nghe mậy !”.

              Tôi chạy, đúng hơn là tôi bay về nhà. Nhưng tôi không trở lại con đường cũ mà lại “bay” vòng xuống bờ kinh, hai bên là nhà dân chúng có con đường đất chạy cặp theo sông, đường này cũng về nhà tôi được.

              Tôi đã có ý định trong đầu khi đi lối đi này. Như vậy là giấc mộng đã thành sự thật. Tôi được đi Sài Gòn.

              Một sự thực quá sức tưởng tượng của tôi. Vừa cắm đầu cắm cổ chạy, tôi thầm nghĩ không biết trên cõi đời này có ai sung sướng như tôi hay không ?

              Tôi nhớ tới còn quá nhiều việc phải làm, phải chạy về nhà càng nhanh càng tốt. Nhớ lại lúc nãy anh Năm trêu tôi :

              - “Tư Ếch đi Sài Gòn” là trong một vở tuồng trong dĩa hát máy kể chuyện ông Tư Ếch quê mùa đi Sài Gòn lần đầu. Chúng tôi nghe mà cười muốn bể bụng vì sư quê mùa của ông Tư Ếch.

              Tôi nghĩ là chắc mình không đến nỗi như ông Tư Ếch, dù gì thì tôi cũng đã được đi tỉnh Vĩnh Long mấy lần rồi. Còn ông Tư Ếch thì từ nhỏ tới lớn toàn ở nhà quê chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng.





              Hết cánh đồng, tôi xuống tới bờ kinh, nơi có nhà cửa dân chúng ở cập theo hai bên con sông đào. Sở dĩ tôi chọn con đường này tuy có xa hơn một chút nhưng vì đám bạn tôi ở đây. Mặc dù rất gắp về nhà chuẩn bị cho kịp đi xuống nhà thầy Quý tối nay, nhưng tôi không thể không khoe với đám bạn về tin động trời này.

              Tôi ghé vào nhà nhà từng thằng bạn và chỉ nói 6 tiếng :

              - “ Ngày mai tao đi Sài Gòn” rồi lại chạy qua nhà khác. Nếu nó không có ở nhà tôi nói với người lớn :

              - “ Thưa bác, làm ơn nói lại với thằng Inh là ngày mai con đi Sài Gòn ”.

              Có khi tôi còn nhờ đứa này thông tin giùm đứa khác vì tôi không đủ thì giờ ghé nhà từng đứa, vả lại có đứa bạn bên kia sông nữa, tôi nói :

              - ” Mầy nói giùm với thằng Bầu, tao đi Sài Gòn ”!

              Cứ thế tôi làm như người phát thư ghé từng nhà mấy thằng bạn và ghé càng nhiều nhà càng tốt, nên khi tôi về tới nhà thì cả xóm trong ấp An Thành biết là tôi sắp đi Sài Gòn.

              Tuy nhiên, tôi đi với ai và bao giờ đi và ở Sài Gòn trong bao lâu thì họ không biết. Thật ra điều đó không quan trọng, quan trọng là chuyện :

              - “ Thằng Lễ đi Sài Gòn ”.

              Một điều tôi biết chắc là mấy đứa bạn tôi và cả rất nhiều người lớn ở xóm Cầu Đá nữa, chưa ai biết Sài Gòn là gì và chắc là họ sẽ thèm cái hạnh phúc mà tôi đang có.

              Tôi “bay” vô nhà mồ hôi nhễ nhại, thấy má và chị Hai đang nhặt rau chuẩn bị làm cơm chiều, tôi nói ngay :

              - ” Má ơi má! Cha cho con đi rồi ”. Tự nhiên chị Hai tôi làm mặt “ngầu” quay ra phán một câu chết người :

              - “ Không đi đâu hết ! Ở nhà ”! T

              ôi chựng lại và đứng chết trân khi nghe câu đó. Xưa nay chị Hai vẫn là người có uy quyền. Mặc dù tôi không nghĩ là chị vượt qua được quyết định của cha tôi, nhưng ý kiến của chị bao giờ cũng nặng ký, tôi đâm ra lo vì không biết tôi có tội gì nặng đến nỗi chị Hai phạt không cho tôi đi Sài Gòn.

              Tôi rất lo lắng vì chị Hai là người biết những “tội” của tôi rõ nhất. Tôi nhìn má cầu cứu nhưng má quay mặt qua phía khác, tôi chới với nói :

              - “ Nhưng...” Chị Hai cướp lời tôi :

              - ” Không nhưng không nhị gì hết, mầy làm biếng và ở dơ lắm không đi đâu hết. Ở nhà !”

              Nghe nói thế tôi mừng và đoán là má và chị Hai bàn nhau dọa tôi chứ cái tội làm biếng và ở dơ đâu có là yếu tố cản trở tôi đi Sài Gòn. Không lẽ tất cả mọi người đi Sài Gòn đều siêng học và trắng trẻo sạch sẽ cả hay sao ?

              Có lẽ thấy hù tôi như vậy đã đủ nên má lên tiếng :

              - " Đi cắt tóc đi con, rồi về chị Hai tắm cho để còn ăn cơm rồi đi !” Tôi thở phào nhẹ nhõm ! Thì ra má và chị Hai thấy tôi mừng quá nên hè nhau trêu tôi cho vui !

              Tôi chạy qua chú Sáu Vinh nhờ cắt tóc, trong lúc ngồi trên ghế tôi nói :

              - Chú nhớ cắt cho đẹp giùm nhé, ngày mai con đi Sài Gòn đó chú !

              Tôi rất sung sướng và hãnh diện khi nghe chú Sáu tôi hỏi :

              - Con nói gì ? Ngày mai con đi Sài Gòn à, mà đi với ai ?

              - Con đi với thầy Quý, thầy cho con theo lên Sài Gòn coi lễ Quốc Khánh !

              Chú Sáu Vinh trầm trồ :

              - Con có phước quá, chú còn chưa biết Sài Gòn là gì, mà chắc cho tới chết chú cũng không có dịp đi Sài Gòn, nói chi mấy đứa nhỏ!


              Sau đó chú cháu tôi nói chuyện về đề tài Sài gòn cho tới khi chú cắt tóc cho tôi xong. Tôi ngồi chỉ mong chú cắt cho nhanh một chút, nhưng chú vẫn rề rà với cái tông-đơ rỉ sét ngâm trong dầu lửa của chú.

              Cái tông-đơ già nua này mỗi khi chú bóp một đường tóc trên đầu tôi, hất tóc ra thì lần nào nó cũng “ngoạm” thêm dăm ba sợi tóc, có khi hàng chùm giật bung cả gốc rễ lên.

              Nhiều lần tôi ngồi cắt tóc phải cắn răng chịu trận mà nước mắt chảy dài vì chú vừa cắt vừa nhổ tóc đau không chịu thấu. Mặc dù vậy tôi vẫn phải nhờ chú cắt tóc vì chú không lấy tiền, trong khi tới tiệm phải tốn mấy đồng.

              Sau khi hớt bằng tông-đơ xong, tới màn cạo chân tóc bằng con dao thật bén chú liếc vào miếng da nghe sột sạt trước khi cạo. Tôi sợ cái đoạn này vô cùng vì có lần không hiểu vì chú lơ đễnh hay vì tôi ngồi không vững mà chú thẻo một mãng tai tôi, máu me lênh láng ! Vì thế lúc còn trẻ tôi rất ngán việc đi cắt tóc.


              Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcT1uUZRcTEaJWlhgivSbvFnV93s51r3IdyBI1RCwNjtWm-kkmQnS5J2AIpqWER7t-Vnal4&usqp=CAU.jpg Views:	14 Size:	10.1 KB ID:	90562


              Trong lúc tôi cắt tóc thì ở nhà chị Hai chuẩn bị mấy cái xơ dừa để kỳ cọ cho tôi. Lần đó chị vì chuẩn bi cho tôi đi Sài Gòn nên chị kỳ cọ kỹ hơn bằng những cái xơ dừa mới rất cứng làm tôi gần bật máu ra, đau chịu không thấu nhưng không dám kêu vì mỗi lần kêu là ăn một cái vã vào má kèm theo câu nói nghề nghiệp của chị.

              - " Mầy còn la hả ? Coi nè, hờm hố nè ! đồ ở dơ như tù !”

              Trong lúc tôi đang tắm, có vài thằng bạn kế bên nhà tới chơi và tỏ vẻ thán phục về việc tôi đi Sài Gòn. Đứa nào cũng dặn lên đó thấy gì về kể lại cho tụi nó nghe. Tôi khoái chí vênh mặt lên đáp :

              - " Tụi mầy khỏi phải lo, tao sẽ nhớ hết và kể lại tụi bây nghe !” T

              ôi quên nói là trong lúc chị Hai đang kỳ cọ cho tôi dưới cầu bến, có hai bà từ xóm trong đi ngang đứng lại nói chuyện với chị Hai và họ nói có nghe mấy đứa nhỏ cho biết ngày mai tôi đi Sài Gòn, và các bà nhìn tôi đầy vẻ thán phục và thèm thuồng, vì con của các bà là bạn tôi. Lúc đó tôi nghĩ biết đâu trong lòng các bà ước mơ :

              - “ Giá mà con mình được như thằng Lễ !”

              Nghĩ như vậy làm tôi thích thú và nhất là qua các bà này, tôi được biết cái tin tôi đi Sài Gòn được đồn đi rất nhanh, không phải xóm ngoài thôi mà cả xóm An Thành Tây cũng đã biết ! Tôi thích vô cùng.

              Kỳ cọ xong, anh Sáu Ngãi chở xe đạp xuống chợ Mai Phốp cho tôi lựa mua đôi săn-đan.

              Đây là đôi săn-đan đầ tiên trong đời. Từ nhỏ tới lớn tôi vẫn đi chân đất. Tối thì rửa chân và đi guốc vào cho khỏi dơ bẩn mền chiếu. Tôi lựa đôi màu đỏ, đế bằng cao-su trong, đôi săn-đan thơm phưng phức mùi da mới.

              Tôi không biết nó có phải bằng da hay không nhưng cái mùi đó là cái mùi tôi mới ngửi thấy lần đầu tiên và mùi thơm dễ chịu lạ lùng !


              Click image for larger version  Name:	36361837_225484431601676_2356052598538108928_n.jpg Views:	14 Size:	21.3 KB ID:	90563



              Về nhà, tôi lo xếp đồ đạc vào cái cặp da tôi dùng đi học. Việc đầu tiên là xếp bộ quần áo “ăn nói” gồm có một áo sơ mi trắng dài tay và một quần tây dài màu xanh, một cái khăn rằn, bàn chải răng và thuốc đánh răng là cục tròn như đá vôi, khi dùng thì thắm nước và mài bàn chải vào.

              Khi mua săn-đan ve,à tôi cũng nhét vào cặp đợi sáng mai lên xe mới mang vì ở nhà quê này có ai mang giày bao giờ.

              Quãng 5 giờ chiều, má dọn cơm cho tôi ăn để anh Sáu còn chở tôi xuống nhà thầy Quý. Tôi lên ngồi nhưng có ăn được gì đâu, chừng chị Hai nói không ăn cơm thì :

              - " Không đi đâu hết ”, buộc lòng tôi phải cố nuốt một chén cơm cho xong chuyện.

              Trên đường xuống nhà thầy Quý, tôi chỉ mặc áo sơ mi trắng ngắn tay, quần sọt lưng thun đi chân đất, tay xách cặp da và sau khi má cho một ít tiền tiêu, tôi khoanh tay chào má và chị Hai và từ giã ra đi.

              Từ chiều tới giờ má và chị Hai thay nhau dặn dò tôi không biết là bao nhiêu chuyện, nào là đi đường cho cẩn thận, nào là coi chừng xe cộ, nào là phải lễ phép với gia đình thầy Quý, nào là...Nhưng thật tình, tôi không nhớ một điều nào cả.

              Khi xuống tới Mai Phốp trời đã nhá nhem tối, anh Sáu quay về còn tôi xách cặp bước vô nhà lúc thầy Quý đang sắp xếp quần áo vào valise , tôi lên tiếng :

              - Chào thầy, cha má con cho con đi Sài Gòn rồi, con xuống nè !

              Thầy Quý có vẽ ngạc nhiên, yên lặng quay ra nhìn làm tôi nổi da gà, một lúc thầy mới hỏi :

              - Thế Lễ đi thật à ?

              Quỷ thần thiên địa ơi ! Sao thầy Quý lại hỏi tôi câu đó ? Mới hồi trưa này thầy nói cho tôi đi sao bây giờ lại hỏi như thế ? Có gì trục trặc không ? Thầy có cho tôi đi Sài Gòn không? Tôi bàng hoàng đến điếng cả người, miệng mồm há hốc, người nóng ran như lên cơn sốt, nghe như các lỗ chân lông hở ra !

              Tôi gần như té xỉu nên bước tới vịn tay vào thành kệ sách. Trong phút chốc tôi thấy trời như sụp đổ vì nếu tôi không được đi Sài Gòn chắc tôi có thể chết mất vì thất vọng và nhục nhã sau khi đã chạy khoe hết làng trên xóm dưới ! Tôi không biết là thầy Quý có hiểu được chút nào tâm trạng tôi lúc đó hay không. Tôi gượng nói mấy lời, giọng nghe như khóc :

              - Thầy ! Sáng nay thầy nói cho con đi Sài Gòn với thầy !

              Sau câu nói đó tôi đứng nhìn thầy Quý trong lúc thầy đứng yên suy nghĩ. Nếu có người dùng lối so sánh : ‘

              - " Một phút dài hơn thế kỷ ” thì chính là phút này. Giây phút đó tôi hồi hộp không có thể tưởng tượng được vì hậu quả sẽ khác nhau một trời một vực giữa cái gật đầu và cái lắc đầu của thầy Quý . Cuối cùng thầy nói :

              - Thôi được ! Lễ nằm ở ghế bố đó ngủ để sáng mai dậy sớm đi, xe tài nhất lúc 4 giờ. Mà Lễ ăn cơm chưa ?

              - Dạ, con ăn rồi thầy.

              Nếu chưa ăn tôi cũng nói ăn rồi, thực tình lúc đó tôi chẳng còn mừng gì hơn. Vả lại sau giây phút căng thẳng đó thì còn bụng dạ nào mà ăn với uống.



              Click image for larger version  Name:	anh-mau-doc-ve-tre-em-mien-nam-trung-truoc-1975-Hinh-8.jpg Views:	14 Size:	49.1 KB ID:	90564
              Last edited by Thanhbinh; 05-05-2022, 06:11 AM.

              Comment


              • Font Size
                #82

                NÔN NAO CÙNG CỰC


                Lúc này thầy Quý ở trọ nhà ông Mười Tươi, không còn ở bên trường học như lúc đầu. Căn nhà này khá rộng, thầy ở bên trong còn bên ngoài phía trước là văn phòng, có mấy kệ sách và ít bàn ghế, nơi đây cũng có kê sẵn một ghế bố nhà binh chỉ vừa đủ một người nằm. Tôi để chiếc cặp da lên ghế và lên nằm trên ghế bố theo lời thầy nói.

                Suốt đêm đó tôi không tài nào chợp mắt được lấy một phút. Cái cảm giác kích thích và bồn chồn vì sáng mai được đi Sài Gòn lần đầu tiên trong đời, tôi không biết phải diễn tả làm sao cho người khác hiểu được.

                Tôi nằm trằn trọc, thao thức và trăn trở một lúc rất lâu, có lẽ gần nửa đêm, thỉnh thoảng bước ra ngoài đi tiểu rồi lại vô nằm. Khi biết là không thể ngủ được, tôi ngồi lên thắp đèn bóng và tìm sách đọc chờ sáng.

                Tôi lựa trong kệ sách của thầy và cầm lên quyển sách khá to, bìa màu đen, giấy trắng tinh và láng :

                - “ Thành tích 3 năm chấp chánh của Tổng thống Ngô Đình Diệm ”.

                Sách có khá nhiều hình ảnh. Cũng trong sách đó có tấm hình gia đình Tổng Thống và lần đầu tiên tôi biết hai người con của ông Ngô Đình Nhu, là Ngô Đình Trác và Ngô Đình Lệ Thủy. Tôi nằm đọc và đọc mãi vừa nghe tiếng gõ cách quãng 15 phút của chiếc đồng hồ ODO trên tường. Trước khi gõ có mấy nốt nhạc “tính tịnh tinh tình...” phát ra trước rồi tiếng gõ sau.

                Tôi có cảm tưởng đồng hồ này đi quá chậm, tôi nằm mãi mà chưa sáng.

                Thầy Quý dậy lúc 3 giờ sáng định ra đánh thức tôi, nhưng ra tới nơi đã thấy tôi dậy từ lâu. Thầy bảo tôi rửa mặt thay đồ để ra đi cho kịp chuyến xe tài nhất chạy từ Trà Vinh lên ngang qua đây lúc 4 giờ sáng.

                Tôi bật dậy như cái lò xo. Giây phút tôi chờ đợi đã tới.

                Tôi lấy chiếc cặp da ra, mò tìm bàn chải và thuốc đánh răng bước ra sàn nước bên ngoài nhà. Lạ lùng quá, khi tôi đứng lên lại bị chao đảo tí nữa ngã xuống. Thì ra tôi thức và đọc sách suốt đêm làm đầu óc nóng ran lên, chao đảo và mất thăng bằng khi vừa đứng dậy bước đi những bước đầu tiên.

                Rửa mặt đánh răng xong tôi cảm thấy dễ chịu và tỉnh táo ra, vội bước vào nhà thay quần áo. Tôi cởi bộ đồ đang mặc trên người xếp lại và thay vào bộ đồ "đi Sài Gòn“ tôi vừa lôi trong cặp ra.

                Bộ đồ duy nhất này tôi chỉ mặc khi đi lễ ngày Chúa nhật mà thôi nên lúc nào cũng mới và thơm.

                Tôi mặc vào người áo trắng dài tay xong, khi mặc quần ‘‘ăn nói” vào thì mới hay là có tai nạn !

                Không phải là quần của tôi mà là của anh Năm tôi !

                Thì ra chiều hôm qua trong lúc mừng quá, tôi đã vô ý lấy nhầm cái quần của anh Năm tôi cho vào cặp da .

                Sở dĩ có chuyện chết người này vì má may cho ba anh em tôi mỗi đứa một cái cái quần dài xanh bằng vải “sạc kinh” (shark skin) màu xanh y như nhau, chỉ khác nhau kích thước.

                Anh Năm tôi thì cao, và to hơn tôi nhiều. Anh Sáu tôi còn cao hơn nữa !

                Khi tôi xỏ chiếc quần của anh Năm vào, nó rộng thùng thình. Tôi kéo lưng quần lên gần tới vú mà hai ống quần cũng còn lòng thòng một đoạn dài như hai cái vòi voi phủ cả hai bàn chân !

                Tôi điếng người trước cảnh này vội cúi xuống xắn ống lên, nhưng loại vải shark skin mình có hột này lại mềm nhũn, bóng láng lại dầy và nặng, không làm sao có thể xắn lên cho được.

                Cứ xắn lên rồi lại rơi xuống ! Tôi làm thử mấy lần nhưng vô hiệu.

                Chết tôi rồi ! Xe Sài Gòn sắp sửa chạy, còn nhà tôi thì cách đó 2 cây số làm sao về lấy quần khác cho kịp.

                Tôi đang loay hoay mặt mày nóng bừng, lại bất ngờ mắc tiểu, mặc dù tôi vừa đi tiểu xong lúc đánh răng. Tôi càng lính quýnh hơn khi nghe tiếng thầy Quý giục :

                - “ Xong chưa Lễ ơi, thôi nhanh lên đi, kẻo nhỡ xe !”

                Tôi cảm thấy ù tai khi nghe tiếng thầy gọi. Không còn cách nào khác hơn tôi đánh nước liều

                - “ Con xong rồi thầy .” và mang vội đôi săn-đan mới, cài khuy lại cẩn thận.

                Khi tôi đứng lên với lấy cái cặp da thì hai ống quần phủ mất đôi săn-đan và đùn lại một đống trên mặt đất !

                Thầy Quý tắt đèn bước ra, tôi vội vàng theo sau, tay phải xách chiếc cặp da bước đi trong đêm tối. Mặc dù là sáng tinh sương bên ngoài trời khá lạnh nhưng mặt tôi vẫn nóng bừng.





                KHỔ VÌ CÁI QUẦN


                Vừa đi được mấy bước tôi bị vướng víu lạ lùng.

                Đây là lần đầu tiên trong đời tôi mang giày săn-đan nên đôi bàn chân như có đeo hai dề đất sét cứng, có quay cột vào chân, trong khi đó hai cái ống quần “ăn nói” lùng nhà lùng nhùng dư ra hàng tấc, phủ cả đôi săn-đan làm tôi không thể nào bước đi được.

                Tôi cố bước theo cho kịp thầy Quý đang rảo bước đi trước thì chân nọ lại đạp lên ống quần chân kia ! Lúc đó tôi ngầm than thở :

                - “ Trời ơi ! sao đời mình khổ ! Đáng lẽ ra lúc này trong lòng phơi phới hân hoan thì bị hai cái ống quần mắc dịch này nó hành hạ mình !”

                Lúc đó tôi phải gù người xuống dùng tay trái thò xuống trước đùi túm lấy hai ống quần kéo lên, trong khi tay phải đang cầm chiếc cập da. Trong tư thế đó, tôi không thể nào bước nhanh được mặc dù thầy Quý đã bỏ tôi một đoạn đường khá xa.

                Thấy tôi còn lò mò phía sau, thầy quay lại giục :

                - ‘‘ Lễ, đi nhanh lên, muộn rồi sợ nhỡ xe đấy, nhanh lên tí đi nào !”.

                Nghe tiếng gọi, tôi cố chạy theo thầy, nhưng cũng không làm sao chạy nhanh được trong tư thế vừa đi vừa khòm và hai tay đang bận cả hai. Chắc lúc bấy giờ thầy Quý cũng ngạc nhiên tại sao tôi đi quá chậm.

                Trong đêm thầy không thấy gì cả, nhưng nếu thấy được cảnh đó chắc thầy sẽ cười vỡ bụng và thương hại cho thằng bé nhà quê đang khổ vì cái quần.

                Từ nhà thầy ở ra lộ đá quãng 300 thước và phải đi qua nhà thờ Mai Phốp. Khi tới nhà thờ, thầy đứng lại đợi tôi rồi mới tiếp tục đi.

                Từ nhà thờ ra đường cái chỉ một quãng ngắn nữa thôi, bất thần tôi thấy ánh đèn xe hơi chiếu sáng rất gần, như thế là chiếc xe tài nhất đang trờ tới, và ngay sau đó xe chạy qua.

                Lúc đó thầy Quý vừa chạy theo vừa cầm đèn bấm dọi ngay xe và nâng lên hạ xuống mấy lần chủ ý gọi xe dừng lại, nhưng đã trễ, xe chạy qua luôn trong khi thầy trò tôi cũng vừa trờ ra tới lộ.

                Chúng tôi tới muộn chừng 30 giây đồng hồ ! Tôi đoán là thầy Quý không vui, rõ ràng là tại vì tôi là nhỡ chuyến xe tài nhất. Nhưng ở đời, có khi cái rủi ro của người này lại là cái may của người khác.

                Thầy Quý bị nhỡ xe là chuyện rủi nhưng may cho tôi, nhờ đó tôi được cứu thoát. Lúc đó thầy có vẻ tiếc, nói với tôi :

                - " Thôi nhỡ xe tài nhất rồi, tiếc quá vừa ra đến nơi xe đã chạy qua. Thôi mình về nhà nghỉ vì xe tài nhì mãi tới 6 giờ mới lên .”

                Nói xong thầy trò tôi quay trở lại.

                Vô tới nhà, việc đầu tiên là tôi tụt ngay cái của nợ có hai cái vòi voi ra, vất lên ghế bố! Trông nó nằm một đống dài nhằng và vô duyên như cái bao tải !

                Bề dài của nó gần bằng chiều cao của tôi. Nó đang nằm ngửa nhìn tôi trong tư thế giễu cợt và thách thức. Tôi bực quá, cầm chiếc cặp da nện lên cái quần ‘‘ăn nói” mấy cái kêu phình phịch, miệng mắng :

                - ‘‘Tổ cha mầy, mầy đã làm khổ tao !”Trong cơn tức bực tôi “đánh" cái quần mạnh quá phát ra tiếng động khá to khiến thầy Quý hỏi vọng ra :

                - Làm gì ồn thế hở Lễ ?

                Tôi vội nói tránh :

                - Chẳng có gì đâu thầy, con giũ bụi trên ghế bố ấy mà!

                Thầy có vẻ ngạc nhiên nói:

                - Đầu hôm sao không giũ, bây giờ sắp đi rồi giũ gì ? Chừng về lại đầy bụi thôi !

                Nghe thầy nói tôi ngồi lặng thinh lè lưỡi !

                Cởi được của nợ ra xong, tôi mặc lại chiếc quần sọt lưng thun duy nhất vừa thay ra lúc nãy. Mặc vào tôi thấy thoải mái, dễ chịu, mặc dù đi Sài Gòn mà ăn mặc như thế chẳng ra làm sao nhưng không còn cách nào khác hơn. Lúc đó tôi lại nghĩ, đời tôi thật may mắn vì được... nhỡ chuyến xe vừa rồi.

                Nếu không, tôi đã phải mặc cái quần mà tôi có thể bơi trong đó được để lên xe đi Sài Gòn. Không biết là sẽ ăn làm sao nói làm sao khi ban ngày trời sáng tỏ và lúc tôi phải bước ra khỏi xe ! Tôi đành phải xếp cái quần vô tích sự đó cho vào cặp da mang theo đi Sài Gòn, vì dù sao tôi cũng phải mang về trả nó lại cho anh Năm, hơn nữa tôi cũng phải có cái gì nhét vào cặp da, không lẽ lại mang cặp da rỗng đi Sài Gòn.


                Click image for larger version  Name:	Anh-mau-sieu-doc-ve-tre-em-mien-Nam-Trung-truoc-nam-1975_10.jpg Views:	1 Size:	43.1 KB ID:	90566


                Gần tới 6 giờ sáng thầy gọi tôi ra đi. Lần này tôi bước ra đường nhẹ nhàng thơi thới trong chiếc quần sọt lưng thun, mang săn-đan. Thấy tôi ăn mặc đơn sơ quá thầy hỏi :

                - Ủa Lễ, sao ăn mặc thế ? Còn quần dài đâu ?

                Tôi nói tránh đi :

                - Con mặc quần dài không quen sợ ngồi xe nóng thầy à !

                Nghe tôi nói thế thầy có vẽ ngạc nhiên, nhưng cuối cùng nói :

                - Thôi mặc thế cũng được !

                Hai thầy trò tiếp tục rảo bước. Lần này thì thầy Quý chẳng cần phải giục và cũng chẳng phải dừng lại chờ tôi. Lúc dang đi tôi nghĩ, nếu thầy tinh ý ra sẽ tìm hiểu tại sao lần trước tôi đi chậm mà lần này lại bước đi nhanh quá, có lúc còn vượt qua thầy !

                Xe tài nhì là xe Tân Hòa tới đúng giờ. Lần đầu tiên tôi được ngồi trên xe Sài Gòn mà từ trước tới giờ tôi ước ao làm sao có dịp được ngồi trên xe đó. Nhớ lại lúc cùng bọn trẻ chăn trâu, thả trâu ăn gần lộ đá, chúng tôi hay lên lộ chơi và hay nghịch ngợm bày trò chọi xe khi xe chạy qua. Nhưng đặc biệt là bọn tôi không bao giờ chọi xe Sài Gòn vì thấy nó đẹp, nó sang quá làm tôi tiếc không muốn chọi sợ nó hư.

                Bây giờ tôi đang là một hành khách trên chiếc xe đi Sài Gòn. Sau khi xe qua thành phố Vĩnh Long thì trời đã tờ mờ sáng, tôi giương to cặp mắt quan sát cảnh vật. Trước tới giờ tôi chỉ tới chợ Vĩnh Long, trừ ra một lần, lúc còn bé tôi được đi qua họ đạo La Mã viếng Đức Mẹ. Nhưng sáng hôm nay tôi sẽ còn ra khỏi Vĩnh Long, qua bắc Mỹ Thuận và ngồi xe thêm 150 cây số nữa mới tới Sài Gòn ! Còn hạnh phúc nào hơn !

                Xe qua khỏi Vĩnh Long 9 cây số tới bắc Mỹ Thuận. Từ trước tới giờ nghe nói bắc Mỹ Thuận.Vì kẹt xe nên thầy trò tôi đi bắc qua bờ bên kia trước, rồi xe sẽ qua sau. Lúc này trời vừa mới sáng, thầy Quý bảo tôi vào quán ăn điểm tâm trong khi chờ xe tôi qua. Khi bước vô quán kéo ghế ngồi xuống, thầy hỏi tôi

                - Lễ muốn ăn gì ?

                Tôi có biết gì đâu mà nói nên trả lời :

                - Con đâu có biết, thầy ăn gì con ăn nấy.

                Thầy cười đáp lại :

                - Thế ăn bánh bao nhé ?

                - Dạ

                - Uống cà phê sữa nhé ?

                - Dạ.

                Tôi ăn cái bánh bao nóng rất ngon, quá là ngon! Ăn xong tôi còn thèm nhưng ngại không xin cái nữa. Chừng đưa cà phê sữa ra, tôi để ý coi thầy làm sao tôi bắt chước, vì từ nhỏ tới giờ tôi chưa uống cà phê bao giờ.

                Thầy Quý uống cà phê coi rất ngon, thấy vậy tôi cũng bưng ly hớp một hớp. Vừa nuốt qua khỏi cổ tự nhiên tôi không chịu được, sao cà phê đắng quá như uống thuốc bắc, làm tôi buồn nôn.

                Không dằn được tôi phải chạy ra ngoài đường ngồi nôn xuống đất. Thầy Quý thấy vậy thương tôi, bảo không quen uống thì bỏ đi.

                Tôi xin lỗi thầy thì thầy nói có gì mà xin lỗi tại vì tôi chưa quen đó thôi.



                Click image for larger version  Name:	IMG_2412-scaled.jpg Views:	1 Size:	109.9 KB ID:	90567

                Comment


                • Font Size
                  #83

                  THẾ GIỚI MỚI

                  Con đường từ bắc Mỹ thuận lên Sài Gòn ngang qua ngã ba Trung Lương, qua cầu Long An, cầu Bến Lức... cảnh nào đối với tôi cũng lạ mắt.

                  Sau khi qua ngã ba Trung Lương tôi thấy đoàn xe lửa thật dài chạy cặp theo đường lộ xe hơi, đây là xe lửa đầu tiên tôi được trông thấy.

                  Khi tới cầu Bến Lức, bị kẹt xe khá lâu vì phải chờ xe bên kia qua cầu. Lúc dừng xe có rất nhiều cô gái bán khóm đã gọt sẵn và bổ thành từng miếng, có chén muối ớt bên cạnh. Khi có người mua thì cô gái dùng cái que nhỏ cũng làm bằng cùi khóm để quét muối ớt lên miếng khóm rồi trao cho khách.

                  Bà khách ngồi kế bên tôi cắn miếng khóm có xát muối ớt làm nước từ miếng khóm chảy ra ướt xuống tới cầm, bên này nước dãi tôi cũng tuôn ra cuồn cuộn Tôi quay đi nhìn ra hướng khác vừa nghĩ giá mà thầy Quý mua cho tôi một miếng khóm chắc tôi thích không còn gì bằng, nhưng tôi không hỏi xin thầy !


                  Bến phà Mỹ Thuận trước năm 1975. Ảnh tư liệu


                  Click image for larger version  Name:	phamythuan.jpg Views:	1 Size:	22.9 KB ID:	90579


                  http://www.tongphuochiep.com/index.p...guy-n-dinh-b-n


                  Khi xe chạy vào Chợ Lớn và sau cùng vô Sài Gòn ngừng tại bến xe Petrus Ký, tôi thực sự bị choáng ngộp.

                  Tôi không thể nào tưởng tượng Sài Gòn lớn lao, tưng bừng náo nhiệt đến như thế. Nào người, nào xe, nào hàng quán. Lúc nhìn thấy thế tôi tự hỏi không biết còn có nơi nào trên mặt đất này to lớn và đẹp như Sài Gòn hay không.

                  Khi chuẩn bị xuống xe, thầy Quý dặn tôi lúc nào cũng phải đi bên thầy vì sợ tôi bị lạc. Vừa bước xuống, tôi thấy có người tới mang valise của thầy lên xe nhỏ đậu gần đó, tôi tưởng đó là người nhà mang xe đón và đó là xe của thầy, tôi nghĩ:

                  -" Thì ra thầy của mình giàu quá mà mình không biết ”.



                  Click image for larger version  Name:	hinh-6-nguyen-cu-trinh.jpg?w=590.jpg Views:	1 Size:	30.3 KB ID:	90580


                  Trong lúc ngồi xe, thầy chỉ tôi Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, sở thú Sài Gòn, cầu Thị Nghè, đó là 4 nơi tôi biết đầu tiên khi vừa đặt chân tới thủ đô Sài Gòn mà người ta gọi là Hòn ngọc Viễn Đông này.

                  Chừng qua tới cầu Sơn bên kia Thị Nghè, xe rẽ trái vào chủng viện Xuân Bích, thầy trò xuống xe, thầy móc bóp trả tiền và xe chạy, tôi hỏi, thầy cho biết đó là Taxi. Tôi biết Sài Gòn có xe Taxi từ lúc đó.



                  Click image for larger version  Name:	f5bcdf09dbf254facf2f0ed12efe8190.jpg Views:	1 Size:	208.8 KB ID:	90581


                  Sau khi thầy Quý lo một vài công việc, gần trưa chúng tôi về nhà người chị của thầy ở Xóm Mới, quận Gò Vấp. Vô tới nhà và được nghỉ ngơi, tôi mừng vô hạn vì khi đi được một đoạn đường thì hai bàn chân tôi bị quay giày săn-đan cọ rách da, chảy máu . Hai bên ngón chân út cũng bị mềm nhũn như hai trái chối chín và chảy máu đau đớn quá chừng. Thật không gì khổ cho bằng mang giày lần đầu.

                  Nếu hồi sáng, lúc cởi được cái quần “vòi voi’’ ra coi như bỏ được của nợ thì lúc này cởi được đôi săn-đan ra tôi coi như cởi được hai cái gông cùm.

                  Chiều hôm đó trong nhà làm cơm có món ốc bưu xào với chuối xanh và lá tía tô. Lần đầu tiên tôi mới biết món người Bắc này và ăn rất ngon miệng. Lối sống của người Bắc có những cái rất hay.

                  Năm 1954 khi người Bắc di cư vô Nam có một số khá đông về tạm cư trong họ Bưng Trường và cũng có mấy gia đình ở trọ nhà tôi, nhưng lúc bấy giờ tôi còn nhỏ chưa biết nhiều về người Bắc, lúc đó nghe giọng nói hơi khác lạ, tôi lại tưởng họ là người nước nào tới không phải là người Việt Nam. T

                  hầy Quý có người cháu trai tên là Hán, anh lớn hơn tôi 3 tuổi và đang học lớp đệ tứ. Hán sang chơi với tôi và suốt trong thời gian tôi ở Sài Gòn anh đưa tôi đi đây đó. Có điều buồn cười là người Nam chúng tôi đọc chữ ‘‘Hán” ra chữ “Háng”, nên tôi không dám gọi tên anh, chỉ gọi là anh Ba, theo cách gọi của người Nam. Lúc đó tôi lại nghĩ thầm :

                  - “ Sao anh Ba có cái tên kỳ quá ! người miền Nam chúng tôi chẳng bao giờ có người tên là Hán cả !”



                  Click image for larger version  Name:	thao-cam-vien.jpg Views:	1 Size:	152.2 KB ID:	90582


                  Đêm đó tôi ngủ ngon vì thức trọn đêm trước và đi đường xa mệt, cộng với bàn chân bị đau như dần. Sáng ngày thức dậy đã thấy anh Ba ngồi đợi để đưa tôi đi chơi.

                  Thức dậy, tôi nghe hai bàn chân ê ẩm và đau nhức mặc dù mấy chỗ rách da chảy máu hôm qua đã đóng mày đen. Tôi biết không thể nào mang săn-đan được, nên cúi xuống sàn giường định tìm đôi giày gói giấy cất đi, đợi khi nào chân hết đau sẽ mang. Chừng cầm đôi san-đan lên thì hỡi ôi !

                  Đêm qua con chuột chết tiệt nào đã đánh mùi máu tới cắn đứt hết các chỗ có dính máu trên quay săn-dan. Tôi nhìn đôi giày mới toanh bị đứt hết các quay nằm há mồm dưới đất nhìn lên cách đau khổ khiến tôi vừa tiếc của, vừa buồn cười lại vừa giận con chuột ‘‘rủa thầm :

                  - ” “Mẹ, con chuột khốn kiếp ! Ông mà rớ được mầy, ông bẻ cho mầy gãy không còn cái răng !”

                  Từ đó Hán cho tôi mượn đôi guốc và tôi mang guốc suốt những ngày tôi đi dạo phố ở thủ đô Sài Gòn.

                  Nhờ có Hán dẫn đi chơi, tôi được vào thăm khá nhiều nơi như sở thú, chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bến Bạch Đằng, trường đua Phú Thọ, hội chợ Thị Nghè... và nhiều nơi khác nữa. Trong dịp đó tôi được trông thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm đi duyệt binh trong ngày Quốc khánh 26 tháng 10 và cũng chứng kiến cảnh người ta chen nhau chạy sau khi cây cầu nổi bắt ngang sông Thị Nghè trong dịp hội chợ bị sập trong đêm làm khá nhiều người bị chết đuối.





                  Tôi cũng ghi nhớ cảnh sở thú Sài Gòn và những giống thú mà từ xưa giờ chỉ được coi trong hình.

                  Điều này làm tôi vô cùng thích thú vì ngoại trừ con voi là tôi đã có dịp thấy qua trong lần những người bán thuốc cao đơn hoàn tán cỡi voi tới chợ Mai Phốp quảng cáo thuốc, ngoài ra tôi chưa bao giờ thấy qua các giống thú lạ và to như sư tử, cọp, gấu, beo, cá sấu...



                  Comment


                  • Font Size
                    #84
                    TÔ PHỞ ĐẦU ĐỜI

                    Cũng trong dịp đi Sài Gòn đó, tôi được Hán dẫn đi ăn tô phở lần đầu tiên trong đời.

                    Tôi còn nhớ buổi sáng hôm đó Hán chở tôi trên xe đạp tới nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở đường Kỳ Đồng. Sau khi viếng nhà thờ, chúng tôi ra bên ngoài rào nhà thờ, nơi có một xe bán phở bên lề đường, gần bên có mấy cái bàn nhỏ và thấp với mấy cái ghế gỗ nhỏ xíu cao hơn mặt đất chừng 10 phân mà miền Nam chúng tôi gọi là ghế bán cá, tức là các bà bán cá ngoài chợ thường dùng.



                    Click image for larger version

Name:	18312636131_cdd0625d8d_o.jpg
Views:	39
Size:	16.8 KB
ID:	92890


                    Hán gọi hai tô phở tái. Khi tô phở mang ra cùng với đĩa rau có ít ngò gai, húng quế và chanh, ớt... tôi nghe mùi thơm rất lạ và hấp dẫn mà lần đầu tôi mới được biết. Vừa ngửi mùi là nước miếng tôi bắt đầu ứa ra, trong khi Hán giúp tôi các thủ tục trước khi ăn phở.

                    Anh biểu diễn một cách thành thạo nhưng chậm rãi các động tác như nhặt gò gai, húng quế, vài cọng giá sống phủ lên mặt tô phở đang nghi ngút khói, không quên vắt miếng chanh vào.

                    Tôi tưởng như thế đã xong vì lúc này nước miếng tôi đã gần đầy trong miệng và tay phải tôi đã cầm sẵn đôi đũa tre như một kiếm sĩ cầm giáo nơi tay sẵn sàng chiến đấu. Đôi mắt tôi mở to đang theo dõi từng động tác nhỏ nhất của đôi tay Hán.

                    Tôi đã mất hết kiên nhẫn của một thằng bé nhà quê lần đầu tiên được ngửi hương thơm của một món ăn đầy hương vị mà cả đời chưa bao giờ được nếm qua, nhưng Hán lại quá vô tình không hiểu được tâm trạng tôi lúc đó. Tôi đang chờ đợi anh ban hiệu lệnh :

                    - " Rồi đó Lễ, ăn đi em” thì ngược lại anh ta dừng tay ngước lên bắt gặp đôi mắt của tôi đang mở to gần bằng... tô phở đang nhìn … tô phở, anh hỏi:

                    - Lễ có ăn được ớt không?

                    Tôi chẳng để ý nghe câu hỏi của anh vì lúc bấy giờ tất cả tâm trí tôi đang vướng bận về chuyện khác. Tôi vội trả lời một câu mà sau này mỗi lần nhớ lại tôi vẫn còn cảm thấy xấu hổ :

                    - Xong chưa anh ? Em không cần gì đâu, em ăn như vậy được rồi !

                    Tôi ấp úng câu nói đó trong khi cố giữ không cho nước miếng tràn ra khỏi miệng nhưng Hán vẫn vô tình không hiểu điều đó. Có lẽ vì Hán nghĩ là ai cũng như anh đều có thể “ bình thản ” trước một tô phở tái mới vừa bưng ra đang bốc mùi tỏa hương thơm ngào ngạt.



                    Click image for larger version

Name:	17690586723_92473e3374_z.jpg
Views:	43
Size:	21.9 KB
ID:	92889


                    Sau câu trả lời lạc đề đó của tôi, tôi tưởng là cuộc tra tấn đã chấm dứt, nào ngờ Hán vừa từ tốn đặt miếng võ chanh lên mặt bàn, vừa cho tay vào túi quần tây lôi ra chiếc khăn tay màu cháo lòng đã nhàu nát và cẩn thận chùi đi chùi lại các ngón tay còn dính mấy tép chanh chỉ to bằng con kiến, vừa rề rà giải thích cho tôi biết là ăn phở phải có tí ớt mới “sướng !”.

                    Trong khi anh đang say sưa với bài giáo khoa nhập đề khá dài về cách ăn một tô phở, nhưng không một tiếng nào lọt được vào tai tôi, tôi liếc nhìn qua chiếc bàn con bên cạnh thấy một cô gái trạc bằng tuổi tôi ngồi một mình đang xì xụp chiến đấu với tô phở bốc khói, mặc dù cô bé gọi phở sau chúng tôi. Thỉnh thoảng cô bé đưa khăn tay lên xì mũi có lẽ vì ăn phải ớt. Cảnh này càng làm tôi thêm sốt ruột !

                    Lúc này tô phở của tôi vẫn còn bị Hán giam giữ trước mặt anh và nằm sóng đôi với tô phở của anh chưa qua “ thủ tục” ngò gai, húng quế.... Tôi bực mình nhìn vào mặt của Hán, thấy anh ta thật đáng ghét vì tật nói dai.

                    Lúc bình thường đi chơi với tôi, khi cần giải thích về khung cảnh Sài Gòn cho tôi nghe thì anh lại câm như hến, không hiểu mắc chứng gì mà lúc này anh lại nói, và còn nói dai nữa. Rồi cuối cùng Hán cũng ban cho tôi một ân huệ khi anh đẩy tôi phở qua trước mặt tôi sau khi cẩn thận nhét chiếc khăn tay phải gió của anh vào túi quần.

                    Tôi đưa cả hai tay ra, run run đón lấy tô phở có phủ lớp rau bên trên mà tôi biết là sẽ rất ngon mặc dù tôi chưa nếm qua.

                    Lúc này tôi chẳng còn để ý tới những gì chung quanh, thế giới của tôi bây giờ bị thu nhỏ lại chỉ to bằng ... tô phở tái.

                    Tôi kéo dịch cái ghế bán cá lại gần chiếc bàn cho đúng tầm, và không kịp đưa tay làm dấu thánh giá như thói quen từ nhỏ tôi được dạy là bao giờ cũng phải làm dấu trước khi ăn, tôi cúi xuống kề miệng vào thành tô húp một chút nước súp của tôi phở.

                    Một cảm giác đê mê chạy rần vào thân thể sau khi đầu lưỡi tôi chạm với loại nước súp ngon một cách lạ lùng này. Nếu có ai nhìn sẽ cười tôi về cử chỉ kề môi húp phở đó.


                    Click image for larger version

Name:	1451020229-12433112_10207108562305810_415365038_o.jpg
Views:	34
Size:	23.8 KB
ID:	92891

                    Thật ra không phải vì tôi quá thèm mà ăn uống cách bất lịch sự như vậy, nhưng vì lúc đó trong miệng tôi đã đầy nước miếng nếu tôi mở miệng sẽ tràn ra ngoài nên lý do tại sao tôi kê môi vào húp thẳng vào tô phở đó chỉ có một mình tôi biết và tự tha thứ cho chính mình. Ngụm nước súp là tôi hừng chí !

                    Vừa định cho đũa vào tô phở chợt tôi lại nghe cái giọng đáng ghét của Hán từ bên kia bàn :

                    - Ấy ! Lễ, anh chưa cho tương, từ từ đã ! Đợi anh cho tương vào. Ăn phở mà không có tương, mất hết vị.

                    Tôi bị chặn lại trong giây phút bất ngờ nhất nên vừa bực mình vừa xấu hổ nhưng đành phải rụt tay lại ngồi chờ trong khi Hán đưa tay với lấy cái ống bằng nhựa to bằng cổ tay, đen sì sì và đầy cáu ghét nằm ở góc bàn. Trên miệng ống có cái vòi rỗng ruột như cây đinh ở đầu được cắt bằng, lộ ra một cái lỗ nhỏ bằng cây tăm mà tôi biết đó là cái lọ đựng tương.

                    Hán với tay ngang bàn cầm dốc ngược lọ xuống chỉa cái vòi vào tô phở của tôi và bóp phần trên cái lọ nhựa trong sự chờ đợi đã mất hết kiên nhẫn của tôi.

                    Hán cứ bóp… bóp… và bóp mãi nhưng không có mộ thứ gì chui ra khỏi cái lỗ ở đầu chiếc vòi. Cuối cùng chỉ có tiếng gió xì xì vọt ra , thì ra lọ tương đã rỗng tự bao giờ.

                    Hán có vẻ thất vọng, lộ chút bực mình và có lẽ cũng vì mất mặt với tôi nên trút cơn giận lên bà chủ đang lúi húi ở chiếc xe phở , đang có mấy người khách bao vây. Hán cao giọng:

                    - Bà chủ này ! Tương đã hết thì còn để lọ đây làm gì ? Dẹp đi ! Cho lọ tương khác đi.

                    Giọng của Hán rõ ràng là mất lịch sự, như muốn ra lệnh. Nhưng người đàn bà dường như không nghe hoặc là cố ý không nghe, trong khi đôi tay của bà hết chụp cái này bốc cái khác liên hồi trên chiếc xe bán phở nhỏ nhưng đông khách. Không thấy hồi âm, giọng Hán chuyển sang một cung cao hơn :

                    - Bà chủ ! Còn tương không ? Cho một lọ đi chứ, tôi gọi bà không nghe à ?

                    Bà chủ vẫn cúi đầu và bận rộn với số khách đang đứng gần nhìn hau háu vào đôi tay thành thạo của bà đang chuẩn bị các tô phở cho họ. Thấy tình thế có vẽ căng tôi nói với Hán :

                    - Thôi kệ đi anh, ăn phở không có tương cũng được mà! Mất vị chút có sao đâu.

                    Vừa nói tôi vừa xỏ đũa vào tô phở đang nằm trước... miệng, trong tư thế mời gọi gọi vô cùng hấp dẫn. Hán vội đưa tay chận tay cầm đũa của tôi lại :

                    - Không, chờ tí nữa, có ngay ấy mà. Ăn phở mà không có tương còn ra gì !

                    Một lần nữa tôi bị khựng lại. Lúc này tôi nghĩ không phải vì Hán câu nệ vào tô phở có tương hay không, nhưng có lẽ vì anh muốn ăn thua đủ với bà chủ hàng phở không để ý lời anh gọi xin tương đã hai lần. Có lẽ thấy ngồi tại chỗ không ăn thua, Hán đứng lên bước thẳng lại xe và xẵng giọng nói với bà chủ :

                    - Bà chủ cho tương đi. Tôi gọi hai lần rồi bà không nghe à !

                    Người đàn bà trẻ đang bận tay không quay lại nhưng nói nhẹ nhàng :

                    - Cậu làm ơn coi bàn nào có lấy hộ tôi. Tôi đang bận tay quá, cậu thông cảm.


                    Click image for larger version

Name:	1451020229-12436254_10207108562665819_1658280093_o.jpg
Views:	37
Size:	32.2 KB
ID:	92893


                    Mấy người khách đang đứng bên quay lại nhìn Hán. Nghe nói thế Hán nhìn quanh và bước lại bàn có cô bé ngồi một mình lúc nãy. Anh làm hiệu xin mượn lọ tương, cô bé đang ngồi xỉa răng mỉm cười và gật đầu.

                    Vừa gắp miếng phở đầu tiên vào miệng tôi nghĩ trong lòng :

                    - “ Lạy chúa tôi ơi ! trên đời này còn có món gì ngon như thế này nữa hay không ”?

                    Lúc đó tôi chợt nghĩ chắc là ngày xưa các vua chúa và những người giàu sang quyền quý nhất trên đời lúc nào cũng ăn phở. Ăn phở 365 ngày trong năm !

                    Và lạ lùng thay, tô phở mà tôi ăn khi ngồi bệt xuống trên chiếc ghế bán cá sát mặt đất bên lề đường Kỳ Đồng đó là tô phở ngon nhất mà sau này dù có ăn phở ở đâu tôi cũng không bao giờ có lại được cái cảm giác tuyệt vời như thế.


                    Click image for larger version

Name:	1451020229-12422213_10207108561145781_879899547_o.jpg
Views:	41
Size:	22.7 KB
ID:	92892


                    Click image for larger version

Name:	1451020229-12422481_10207108561825798_1578628529_o.jpg
Views:	37
Size:	23.2 KB
ID:	92894

                    Comment


                    • Font Size
                      #85

                      NHỮNG CUỘC " HỌP BÁO "

                      Sau một tuần lễ ở Sài Gòn, tôi trở về quê một mình trong khi Thầy Quý ở nán lại thêm mấy hôm.

                      Trên chuyến xe về tôi vẫn mặc chiếc quần sọt duy nhất đó, chân mang guốc vì đôi săn-đan mới mua và mang chỉ có một lần đã “bỏ xác " ở Sài Gòn.

                      Tôi cũng tiếc cho đôi giày mới nhưng khi nghĩ là chuyến đi Sài Gòn đó đối với tôi thật quý báu không gì sánh bằng, nên dù có mất đôi giày cũng chẳng có gì là thiệt thòi. Vả lại tôi chỉ cần mang giày cho chuyến đi, còn chuyến về này thì cần gì, mang gì chẳng được, có đi chân đất cũng không sao vì về tới quê là tôi lại bắt đầu đi giày da, nhưng là da của hai bàn chân mình !

                      Khỏi phải nói, khi nhập học lại sau kỳ nghỉ Quốc Khánh năm đó, tôi tự nhiên trở thành “trung tâm của Mai Phốp !”

                      Đám bạn trong lớp cả trai lẫn gái vây quanh tôi hỏi chuyện. Tôi đã ‘‘họp báo’’ hàng tháng trời nhưng vẫn còn chuyện nói về chuyến đi Sài Gòn và đám bạn cứ há hốc mồm ra ngồi nghe, thái độ của các bạn càng làm tôi hừng chí nói hăng hơn. Những cuộc ‘‘họp báo’’ như vậy tôi đã dợt trước với nhóm bạn chăn trâu với tôi ở Cầu Đá rồi.



                      Click image for larger version  Name:	1367203639194.jpg Views:	1 Size:	49.0 KB ID:	92897


                      Tôi cố gắng kể lại thật chi tiết và trung thực những gì tôi nghe và thấy trong chuyến đi lịch sử. Chỉ có chỗ nói về sở thú Sài Gòn và mấy con thú như sư tử, cọp, gấu thì tôi cố ý nói nó...to hơn một chút cho tụi bạn ngán chơi. Thí dụ như :

                      - Con sư tử to bằng con bê thì tôi nói bằng con... bò nhỏ ! Mặc dù con bò nhỏ và con bê cũng là một nhưng tôi có cảm tưởng khi nói con bò nhỏ nghe như to hơn con bê !

                      Tôi cũng kể với nhóm bạn học là tôi có coi chiếc tàu chiến rất lớn là tàu "Saint Paul” của Mỹ cặp bến Bạch Đằng trong dịp lễ Quốc Khánh, và khi Tổng thống Ngô Đình Diệm xuống thăm thì tàu có bắn 21 phát đại bác chào mừng. Có đứa con gái chen vào hỏi :

                      - Chiếc tàu chiến lớn như thế nào hả Lễ?

                      Thật tình tôi cũng chẳng biết nó lớn như thế nào, nhìn qua ngó lại tôi nói :

                      - Nó lớn như cái nhà thờ kia kìa !

                      Đứa con gái nghe vậy lè lưỡi tỏ vẻ kinh ngạc, trong khi tôi tự hỏi là tôi so sánh như vậy có thực sự đúng không. Một chiếc tàu chiến của Mỹ thì lớn hay nhỏ hơn cái nhà thờ, tôi cũng không biết nhưng lúc đó chỉ có cái nhà thờ là lớn nhất trong làng nên tôi dùng nó để so sánh. Có vậy thôi !

                      Comment


                      • Font Size
                        #86
                        HAI VỊ LINH MỤC

                        Cuối năm 1957,
                        cha Lê Vĩnh Trình, sau 17 năm ở họ đạo Mai Phốp được đổi đi về coi xứ đạo Cái Bông trong tỉnh Bến Tre và cha Nguyễn Văn Tỏ từ Trà Ôn về thay.

                        Sự thay đổi này vô tình cũng đã ảnh hưởng tới cuộc đời tôi rất nhiều, cả về mặt tôn giáo lẫn việc học hành.

                        Cha Trình và cha Tỏ khác nhau về nhiều phương diện.

                        Sự tương phản quá nhiều về con người và lối sống của hai vị Linh mục mà tôi biết đầu tiên trong đời này đã để lại trong tôi những ấn tượng rất sâu xa.

                        Cha Lê Vĩnh Trình như tôi đã nói là con người oai phong lẫm liệt, thân hình chắc nịch, thích chơi bóng đá, dáng đi đường bệ, lối sống thượng lưu quý phái theo kiểu tây.

                        Lúc đó cha Trình tóc bạc hoa râm và húi cao, đầu chải rẻ ba và tôi thấy chú Út Thông ở gần nhà thờ tới cắt tóc cho cha Trình mỗi tuần một lần đúng vào chiều thứ Bảy.

                        Vì lớp học của tôi nằm ngay sau nhà bếp của cha Trình nên tôi thấy và nhớ rất rỏ việc đó. Vả lại lúc bấy giờ mỗi lần thấy như vậy tôi còn thầm nghĩ :

                        -“ Ông này có phước thật, được vò đầu cha Trình là người tôi sợ như ông trời !”

                        Những lúc không mặc áo chùng đen thì ngài vận đồ sọt, nhìn vào đã thấy khỏe mạnh và oai vệ.

                        Ngược lại cha Nguyễn Văn Tỏ gầy còm, ốm yếu như một người đàn bà không đẹp, có thân hình mỏng, tóc đen và dài chải ngược về sau nhìn từ xa như lúc nào cũng đội bê rê đen !

                        Chẳng những thế, ngài còn bị chứng bệnh thịt dư trong mũi, và cách quãng chừng 5 phút một lần phát ra âm thanh rất lạ 4 tiếng đi liền nhau từng đôi một “khẹt khẹt... khẹt khẹt” , sau đó đưa khăn tay lên xì mũi một thôi một hồi !

                        Ngay từ lúc đó tôi đã nghe người ta gọi ngài là “cha Tỏ khẹt !”, dĩ nhiên là chỉ gọi sau lưng ngài.

                        Cha Tỏ bước đi nhanh nhẹn và nhẹ nhàng thư thái như một dáng đi con mèo. Lúc nào không vận áo chùng thâm thì là chiếc áo khẩu đen và quần lãnh theo kiểu các Mệ người Huế.

                        Cha Trình ra khỏi giáo xứ bằng một đoàn xe hơi và rất nhiều người đưa tiễn, cha Tỏ cỡi xe máy dầu tới nhận xứ. Khi tới họ đạo Mai Phốp này, cha Tỏ mang theo gia đình ông từ Quan với mấy đứa con trai trạc bằng tuổi tôi.

                        Ông từ Quan và những đứa con của ông cũng bệ rạc không kém gì ông chủ của họ.

                        Nói tóm lại, hai vị linh mục này là biểu tượng điển hình của sự oai vệ và sự yếu đuối. Chính vì thế tôi không ngạc nhiên khi thấy sự tương phản về lối sống và tư cách và lối hành xữ công việc của hai con người nắm quyền uy tôn giáo trong họ đạo tôi sống lúc bấy giờ. Việc này có ảnh hưởng tai hại tới đầu óc của một chú bé 14 tuổi như tôi.


                        Nhà thờ chánh toà Mỹ Tho ở góc đường Nguyễn Trãi – Hùng Vương




                        Click image for larger version

Name:	mytho-13.jpg
Views:	36
Size:	149.1 KB
ID:	93753


                        Điều làm tôi ngạc nhiên tới sửng sốt là ngay trong ngày Chúa Nhật đầu tiên sau khi về nhận họ đạo, tôi đã nghe cha Tỏ lên tòa giảng đả kích cha Trình một cách thậm tệ và công khai không cần úp mở !

                        Cha Tỏ nói cha Trình ra đi đã vơ vét hết của cải trong họ và cả bàn ghế trong nhà xứ ! Giọng cha Tỏ rất bực tức, càng bực tứ thì càng "khẹt khẹt... khẹt khẹt.” nhiều hơn.

                        Đó là một bài giảng rất hùng hồn của cha Tỏ để cổ vũ cho sự... lỗi đức bác ái !

                        Mấy ngày sau tôi thấy xuất hiện những chiếc ghế đai vô cùng quái dị được ghép bằng những tấm ván sù sì của các thùng đựng sữa, đóng đinh vào rồi đưa ra ngồi !

                        Những chiếc ghế “dã chiến” này được thay thế hết những chiếc ghế đẹp trong nhà cha sở và hàng ghế giữa trong nhà thờ dành cho Ban Quới Chức.

                        Có nhiều người khách khi tới thăm cha Tỏ ra về bị rách quần vì những cây đinh lởm chởm còn sót lại trên mặt “ghế” trong nhà cha. Lúc đó, tôi chưa biết được các việc của Linh mục với nhau nhưng cách cha Tỏ hành động có ý hạ bệ cha Trình đó tôi thấy nó tác hại cho chính cha Tỏ trước tiên, kế đó nó tác hại cho tôi và tôi nghĩ là cho rất nhiều người.


                        Cảnh buôn bán ở chợ tại Mỹ Tho


                        Click image for larger version

Name:	my-tho-xua-5.jpg
Views:	32
Size:	108.6 KB
ID:	93754


                        Kế đến là việc có liên quan trực tiếp tới tôi trong lần cha Tỏ xuống thăm học sinh của trường trung học Minh Đức chúng tôi mấy ngày sau khi về làm cha sở.

                        Vì biết trước cha Tỏ rất hận cha Trình, mà trường trung học này là công sức của cha Trình gầy dựng nên thầy Quý đã cẩn thận căn dặn chúng tôi phải tỏ ra lễ phép và kính trọng cha Tỏ đúng mức để cha còn thương và lo cho trường học. Thầy cũng nói cho những học sinh nào chưa biết cha Tỏ là ngài có tật khẹt khẹt vì có thịt dư trong mũi, đừng có lấy làm lạ vì chuyện đó và nhất là đừng có cười !

                        Quãng 3 giờ chiều,
                        học sinh cả hai lớp đệ thất và đệ lục chừng hơn một trăm, chen chúc đầy trong phòng học lớn và nôn nao đợi thầy Quý và thầy Công hướng dẫn cha sở mới vào. (Lúc này thày Công xuống dạy thay cho thầy Huấn đã về lại Sài Gòn)

                        Nhìn ra, tôi thấy cha Tỏ mặc áo khẩu đen, quần lãnh, chân mang dép, có hai thầy đi bên cạnh trong cung cách khép nép và cố gắng bày tỏ sự kính nể cha sở mới. Khi cha Tỏ bước vào lớp, chúng tôi vỗ tay chào mừng. Thầy Quý mời cha hiệu tưởng bước lên bục, hai thầy đứng bên dưới.

                        Thầy Quý thay mặt học sinh toàn trường chào mừng cha hiệu trưởng mới và xin cha thương, lo lắng cho học sinh. Thầy Quý nói ngắn gọn và thành khẩn. Khi cha Tỏ vừa đáp lời thì tai nạn xảy ra! Khi ngài vừa nói được mấy lời thì "khẹt khẹt...khẹt khẹt...!"

                        Trong khung cảnh trang nghiêm đó bọn học sinh chúng tôi không đứa nào nhịn cười được ! Tôi đưa tay lên bụm miệng cố gắng nín cười, ngó qua thấy nhiều đứa cũng làm như tôi, có đứa còn dùng răng cắn môi dưới thật chặt trong khi đôi vai đang run mạnh vì sự dồn nén của cơn buồn cười.

                        Lúc đó thầy Quý tái mặt đi và nhìn chúng tôi trừng trừng mặc dù môi thầy cũng đang chúm chím cười nhưng cố nén xuống. Từ thầy tới trò ai cũng biết lúc bấy giờ cười là tự sát nên bằng mọi giá phải... nuốt xuống.

                        Nhưng khổ nỗi, con vi trùng cười rất thích tấn công vào khung cảnh trang nghiêm. Hình như lúc đó con vi trùng cười đã xâm nhập và làm chủ toàn bộ hệ thống thần kinh của hơn trăm học sinh và 2 thầy giáo của chúng rồi, nên sau đợt “khẹt khẹt...khẹt khẹt” thứ hai, cả đám chúng tôi vụt phá lên cười ầm ĩ. Cả thầy Quý là người đã căn dặn chúng tôi đừng cười, bây giờ cũng cười, thầy Công cũng cười mà có vẻ còn cười dữ dội hơn bọn học sinh chúng tôi. Cha Tỏ phẫn nộ quát :

                        - “ Thôi ! Đủ rồi !” và bước xuống bệ ra khỏi lớp đi thẳng trở lên nhà xứ !

                        Cha Tỏ vừa ra tới sân, trong này chúng tôi tự nhiên im bặt. Thầy trò tái mặt đứng chết trân nhìn nhau một giây rồi lại... phá lên cười !

                        Lần này thì trận cười càng dữ dội hơn, thoải mái hơn to tiếng hơn và hình như ai cũng nghĩ là đàng nào thì tai nạn cũng đã xảy ra nên cười một trận cho nó đã để tống ra hết những con vi trùng cười tự nãy giờ đang gậm nhấm tâm can và làm chúng tôi tức ruột không chịu được. Thầy Quý mặt mày méo xệch, đưa tay gỡ kiếng ra lau nước mắt vì cười, thầy Công cũng làm vậy và trong bọn học sinh chúng tôi cũng nhiều đứa đưa tay quệt nước mắt vì hậu quả của trận cười muốn vỡ cả bụng vừa rồi.

                        Phải mất chừng 15 phút sau,
                        trong lớp mới chấm dứt tiếng cười cuối cùng. Thật là một tai nạn khủng khiếp vừa xảy ra nhưng thầy Quý không trách chúng tôi được vì chính thầy cũng cười.

                        Sau khi được trận cười no nê, thầy Quý kêu chúng tôi ngồi yên để nhận định tình thế và tìm phương cứu chữa. Tôi thấy thương cho thầy Quý lúc bấy giờ bị lâm vào tình trạng quá khó khăn khi thầy chọn ra 5 em trong đám học sinh để cùng với thầy làm thành một “phái đoàn” lên xin lỗi cha sở ! Tôi cũng được thầy chọn vào thành phần phái đoàn, có lẽ vì tôi cười hăng nhất.

                        Mỹ Tho xưa kia là một trung tâm mua bán giao thương nổi tiếng bậc nhất miền Nam được biết đến với danh xưng Mỹ Tho đại phố.


                        Click image for larger version

Name:	my-tho-xua-0.jpg
Views:	34
Size:	56.9 KB
ID:	93755


                        Khi phái đoàn sứ giả ra đi, tự nhiên tôi liên tưởng tới phái bộ ... Phan Thanh Giản được vua Tự Đức cử đi qua Pháp xin chuộc lại 6 tỉnh miền Tây hay miền Đông Nam Phần gì đó trong bài học lịch sử mà lúc đó tôi còn nhớ lõm bõm chỗ đặng chỗ mất. Không hiểu tại sao lúc đó tôi lại nghĩ sứ mệnh của phái bộ Phan Thanh Giản lại dễ dàng hơn công việc của phái bộ... Bùi Sinh Quý !

                        Khi “phái bộ” chúng tôi lên gần tới nhà xứ, trống ngực tôi đánh liên hồi, vì ngoài nhiệm vụ khó khăn trước mắt, tôi còn rất hồi hộp khi sắp được bước vào một ngôi nhà mà suốt thời cha Trình còn ở đây tôi chưa được bước chân vào bao giờ mặc dù chính tay tôi, cùng với các học trò, đã ôm không biết bao nhiêu gạch đá để xây ngôi nhà đó. Ngôi nhà cha sở được xây trên một nền bằng đá xanh khá cao và chúng tôi bước lần theo các bậc tam cấp lên tiền đường.


                        Sau khi hàng ngũ chỉnh tề, thầy Quý cầm cái chuông nhỏ lắc ba tiếng rồi bỏ chuông xuống đứng chờ. Lúc bấy giờ con muỗi bay ngang cũng nghe được và trong lòng tôi nghĩ lần này thì cha Tỏ “khẹt khẹt” như lúc nãy hoặc hơn thế nữa chúng tôi cũng không cười, hay đúng hơn là không còn có sức để cười nữa.

                        Một lúc sau cha Tỏ từ trong nhà bước ra trên mặt vẫn còn phảng phất cơn tức bực. Thầy Quý nói lời xin lỗi, cha nói :

                        - “ Được rồi, chúng con về đi, cha đang mệt muốn nghỉ một chút. Khẹt khẹt !”. Thế là phái đoàn chúng tôi ra về tay không.


                        Rạp hát Mỹ Tho xưa


                        Click image for larger version

Name:	my-tho-xua-15.jpg
Views:	32
Size:	113.9 KB
ID:	93756


                        Comment


                        • Font Size
                          #87
                          CẢNH CHỢ CHIỀU


                          Từ sau biến cố đó không bao giờ cha Tỏ bước chân xuống trường chúng tôi nữa, mặc dù ngài vẫn là hiệu trưởng ký tên trong giấy tờ nhà trường.

                          Mấy tháng sau, Thầy Quý từ giã chúng tôi ra đi và trở về Sài Gòn, mặc dù thầy không nói nhưng tôi hiểu được lý do sự ra đi của thầy. Lòng tôi buồn vô hạn khi phải chia tay với con người có mặt từ đầu và có công rất nhiều với ngôi trường Minh Đức. Ngoài ra thầy Quý còn là bõ đở đầu của tôi, thầy rất thương tôi và để lại trong lòng tôi một kỷ niệm nhớ đời, đó là việc thầy dẫn tôi đi Sài Gòn lần đầu tiên.

                          Công ơn thầy Quý, tôi ghi nhớ mãi vì chính thầy đã đưa tay dìu tôi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, và là người đầu tiên cho tôi cơ hội nhìn ra chân trời rộng hơn cái thế giới nhỏ hẹp của một làng quê mà cho tới năm 14 tuổi tôi vẫn còn vị đóng khung trong đó.

                          Khi cha Trình đổi đi, tương lai của ngôi trường Minh Đức trở nên u tối. Sau biến cố “cười”, ngôi trường trở nên buồn thảm.

                          Khi Thầy Quý ra đi, ngôi trường bắt đầu tê liệt vì vài tháng sau thì số học sinh đã rút lui gần phân nửa, một số bỏ học, về quê làm ruộng, một vài người lên tỉnh tiếp tục học. Riêng trong gia đình tôi, lúc đó người anh kế tôi phải bỏ học, tôi được gởi lên tỉnh Vĩnh Long tiếp tục nửa năm sau của lớp đệ lục tại trường trung học tư thục Nguyễn Trường Tộ do cha Nguyễn Ngọc Quang, cha sở Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long làm hiệu trưởng.

                          Về số phận trường Minh Đức, thời gian sau khi thầy Quý ra đi, trường hoạt động vá víu và ảm đạm như cảnh chợ chiều. Cuối cùng chuyện phải tới đã tới, trường đã phải chính thức khai tử sau hai niên khóa 56-57 và 57-58, lúc đó tôi đang học tại Vĩnh Long.

                          Mặc dù ngôi trường Minh Đức yểu mạng, chỉ thọ được 2 tuổi nhưng cũng đã giúp cho một số trẻ con trong làng bước lên ban trung học là ngưỡng cửa của tương lai. Một trường trung học ở tỉnh hay ở thành phố, tự nó đã có giá trị huống gì một trường trung học ở nhà quê lúc đó phải coi đó là một ân huệ.

                          Sau này lớn lên, làm gì và ở đâu tôi cũng nhớ mãi hình ảnh thân yêu của ngôi trường Minh Đức, công ơn của cha Lê Vĩnh Trình, của thầy Quý và các thầy và các bạn học trong thời trẻ đó.


                          Click image for larger version

Name:	images?q=tbn:ANd9GcRxMkoqJP53CvL6DutiFTnCmq6cuHeVhzlosTjzLZCfAPFqCK5QnqyLw6KHfWRZQwbKDGM&usqp=CAU.jpg
Views:	33
Size:	7.9 KB
ID:	93766


                          Hai vị Linh mục Lê Vĩnh Trình và Nguyễn Văn Tỏ để lại trong tâm trí tuổi trẻ tôi những ấn tượng khó quên.

                          Bên ngoài tất cả những việc làm và cá tính của hai người, điều tôi thấy rõ nhất là cả hai vị đầy uy quyền và khiến dân chúng khiếp sợ. Nhất là với đám trẻ con như tôi lúc đó. Điều đáng nói hơn là cả hai vị hay đánh trẻ con và điều này càng làm tôi khiếp đảm và sợ phải đi nhà thờ nhiều hơn !

                          Cha Trình đánh trẻ con khi “có tội” như ăn cắp trái cây, chọi me, trốn học, đánh nhau hoặc có lỗi gì nặng... còn cha Tỏ đánh trẻ vì tâm tính bất thường mang tính cách bệnh hoạn và điều này ngay từ nhỏ làm tôi sợ nhưng không phục ngài.

                          Thí dụ như đánh trẻ con khi tập giúp lễ, hoặc khi trẻ con quay ngang quay ngửa trong nhà thờ. Cha Tỏ cấm trẻ con vào nhà thờ quay mặt ra sau khi có tiếng động, và có mấy lần khi bọn học trò chúng tôi ngồi đầy nhà thờ thì cha Tỏ từ phía sau đập bàn đập ghế la hét ... Đứa nào quay lại nhìn thì bị tát tai !

                          Riêng về cha Lê Vĩnh Trình, phải nói là tôi sợ không có thể nào tưởng tượng được. Với cặp mắt ngô nghê của một đứa trẻ nhà quê như tôi nhìn lên hình ảnh như một vị thần của cha Trình đã là một điều kinh hãi. Thấy ngài đi từ xa đã né tránh đừng nói chi tới sự việc như tôi nhớ lại dưới đây.

                          Lúc bấy giờ tôi 11 tuổi và đang đi học ở Mai Phốp. Những buổi sáng sớm theo đoàn người đi Lễ và sau đó ở lại học tới chiều mới về nhà ở Cầu Đá. Cha Trình có thói quen ngồi tòa giải tội những buổi sáng sớm trước giờ làm lễ và đợi chờ giáo dân tới. Lúc đó trong nhà thờ yên lặng, yên lặng hoàn toàn.

                          Một buổi sáng nọ, tôi ngồi chung với mấy học trò bên nam trong lúc cha Trình đang ngồi tòa phía bên nữ. Ngồi lâu buồn ngủ và lúc giờ chẳng nghĩ ngợi gì, tôi ngáp. Nhưng khổ nỗi không phải là cái ngáp thông thường và lịch sự nhưng là cái ngáp thoải mái và đầy vẻ khoái cảm !

                          Tôi ngửa đầu ra sau, đưa hai tay lên trời ngoác mồm to hết cỡ và phát ra tiếng ngáp kéo thật dài vang dội cả nhà thờ:

                          - “Oooààààmmm”!!.

                          Vừa ngáp xong tôi mới giật mình biết là tai họa sắp xảy ra khi tôi nhìn qua thấy cha Trình bật đứng dậy như cái lò xo và bước nhanh hết tốc lực đi ngang giữa nhà thờ và hướng về phía ‘‘có tiếng động’’!

                          Tôi nghe người bị điện giật một tiếng “bưng!” mặt nóng rần, các lỗ chân lông hở ra to như tàn ong, một chút nước tiểu rỉ ra quần!

                          Bình thường tướng đi cha trình tôi đã khiếp vía thì nói gì tới dáng đi của ngài đến xử tội của tôi lúc đó. Vì ở cách khá xa bên kia và học trò ngồi khá đông nên ngài không biết đứa nào nên dừng lại trên tôi 4 dãy ghế và quát to như tiếng sấm gầm:

                          - Thằng nào?

                          Tôi thấy mấy đứa chỉ xuống chỗ tôi. Cha Trình đi lần xuống ghế tôi.

                          Ngồi bên ngoài là chú Út Hữu của tôi, sau đó là tôi và mấy đứa khác. Lúc đó tôi chẳng còn biết mình là ai, mặt tôi không còn chút máu, người run bần bật như cầy sấy vì lần đầu tiên trong đời tôi mới được chứng kiến cơn thịnh nộ của cha Trình đối với... tôi !

                          Ngài dừng lại ngay đầu hàng điểm mặt chú Út Hữu quát :

                          - Thằng nào ?

                          Chú Út Hữu quay ngang dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải chỉ vào tôi nói:

                          - Thằng này !


                          Vừa nghe thế tôi vội ngã ngửa người ra nằm dài trên ghế vung cả 4 vó lên trời như con ếch mắc vào lưỡi câu la lên một tiếng to còn hơn tiếng ngáp lúc nãy ầm lên cả nhà thờ :

                          - Hổng phải con Ông Cố ơi !

                          Tôi vừa la vừa tống ra quần tất cả chỗ nước tiểu nãy giờ tôi cố giữ lại trong người. Cha trình hỏi tiếp theo:

                          - Vậy thằng nào?

                          Tôi mếu máo đáp vừa chỉ lên trên :


                          - Mấy đứa trên con không biết Ông Cố ơi.

                          Nghe thế, cha Trình lại đi về phía trên và điểm mặt cả đám nghiến răng nói :

                          - Chúng con chết nghe chưa !

                          Nói xong cha bỏ đi. Tôi mừng như người vừa chết đi sống lại. Tôi lảo đảo đứng dậy bước ra khỏi nhà thờ như người vừa qua cơn trúng gió nặng. Quần cụt đen của tôi ướt đẫm, nhưng vũng nước tiểu trong nhà thờ chắc không ai thấy vì lúc đó chỉ có một chiếc đèn măn-xong gần trên cung thánh, không đủ soi chỗ chúng tôi ngồi.

                          Sau này, tôi trách chú Út Hữu:

                          - Sao lúc đó chú lại chỉ con ?

                          Chú cười hề hề trả lời:

                          - Thì mầy ngáp tao nói mầy ngáp chớ sao?

                          Tôi bực mình nói :

                          - Con oán chú cả đời về cái vụ này !

                          Chú lại cười và nói :

                          - Mầy oán rồi làm gì được tao ?!

                          Thiệt tình tôi giận cái ông chú này kinh khủng !

                          Comment


                          • Font Size
                            #88
                            BƯỚC ĐẦU LÊN TỈNH

                            Cuộc đời tôi một lần nữa lại biến đổi với môi trường xa lạ ở tỉnh. Thời gian đầu tôi ở trọ chung với mấy bạn từ Mai Phốp lên Vĩnh Long học trước tôi vài tháng. Sau đó tôi ở trọ với anh thứ Ba của tôi đi lính và ở trong trại gia binh của Tỉnh đoàn Bảo An Vĩnh Long, thời Đại úy Phạm Ngọc Thảo làm Tỉnh đoàn trưởng Bảo an đoàn.

                            Tôi còn nhớ khá nhiều chi tiết về hình dạng và lối sống của vị sĩ quan này. Đại úy Phạm Ngọc Thảo lúc bấy giờ có lẽ ngoài 30 tuổi, dáng người cao nhưng gọn và đẹp trai. Tướng ông lý tưởng cho một cầu thủ bóng đá hoặc bóng chuyền vì chiều cao của ông. Tóc ông lúc nào cũng húi ngắn đúng phong cách nhà binh.

                            Ông đi đứng chậm rãi và trang nghiêm. Tôi không nhớ được nụ cười của ông vì hình như tôi chưa hề thấy ông cười bao giờ.


                            Điểm đáng chú ý nhất nơi Đại úy Phạm Ngọc Thảo là ông có một mắt lé rất nặng (tiếng miền Bắc là “lác mắt”) , và đây là điểm phá tướng của ông. Khi nhớ về ông, tôi vẫn thầm tiếc cho ông và nghĩ thầm giá mà ông Thảo không bị lé mắt chắc ông sẽ là người đàn ông đẹp trai lý tưởng.


                            Click image for larger version  Name:	pham-ngoc-thao.jpg Views:	1 Size:	6.4 KB ID:	94612


                            Nói về uy quyền thì lúc đó Đại úy Phạm Ngọc Thảo là nhân vật số ba trong tỉnh sau Giám mục Ngô Đình Thục và Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba. Lúc bấy giờ tôi có nghe nói ông Phạm Ngọc Thảo là người phía “bên kia” ra đầu hàng với chánh quyền Ngô Đình Diệm, qua trung gian của Linh mục Nguyễn Ngọc Quang, lúc bấy giờ là cha sở nhà thờ Chánh Tòa Vĩnh Long để nhờ giới thiệu với Giám mục Ngô Đình Thục để xin đầu hàng.

                            Ông Phạm Ngọc Thảo đã dò đúng mạch và tôi tin là đã được nghiên cứu rất kỷ.

                            Giám mục Ngô Đình Thục tin dùng Thảo và cho ông dạy học một thời gian trong trường trung học Nguyễn Trường Tộ của nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long. Sau đó một thời gian ông được đồng hóa vào cấp bậc Đại úy trong quân đội và làm Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Bảo An Vĩnh Long. Tôi không biết gì về vai trò Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An của ông Thảo nhưng đời sống tôn giáo của ông làm tôi chú ý.

                            Đại úy Phạm Ngọc Thảo là người đạo đức hiếm có và tất cả những gia đình quân nhân trong trại gia binh này đều ca tụng và truyền miệng nhau về lòng đạo đức của ông mà người ta gọi cách thân thương là "Đại úy mình”

                            Lúc bấy giờ chính tôi cũng ngạc nhiên về vị sĩ quan có lòng đạo quá sốt sắng này. Có nhiều đêm tôi thấy “Đại úy mình“ xuống từng gia đình công giáo hỏi đã lo đọc kinh tối chưa ?

                            Nếu gia đình nào chểnh mảng việc này bị ông khiển trách và bắt ngồi đọc kinh trong khi ông cũng ngồi lại trong giây lát rồi ra đi qua nhà khác. Anh quân nhân công giáo nào mà Chúa Nhật không đi nhà thờ, chẳng may Đại úy Phạm Ngọc Thảo biết được, thì đừng hòng cầu mong bất cứ ân huệ gì nơi ông.

                            Về phần bà Đại úy cũng vậy. Bà có mặt ở tất cả các hội đoàn công giáo như Đạo Binh Đức Mẹ, hội Các Bà Mẹ Công Giáo... Dĩ nhiên là bà Đại úy được bầu làm trưởng trong các hội đoàn đó và bà hoạt động rất hăng.


                            Đại tá Phạm Ngọc Thảo cùng vợ và diễn viên Sandra Dee, tại Universal Studio




                            Click image for larger version

Name:	_105471534_b17d159e-58b2-412b-89bb-1c58f7d59604.jpg
Views:	31
Size:	30.2 KB
ID:	94623



                            Nói chung vào thời Đại úy Phạm Ngọc Thảo làm Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long, cả trại gia binh tôi ở lúc bấy giờ đạo đức như một ... nhà thờ.


                            Phạm Ngọc Thảo nói chuyện với chức sắc tôn giáo. Nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo trong thời gian làm tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre). Ảnh: Tư liệu.



                            Click image for larger version  Name:	pham-ngoc-thao-3.jpg Views:	1 Size:	27.3 KB ID:	94613 Hình minh họa



                            Nhưng điều làm tôi không bao giờ quên được, là cách thức Đại úy Phạm Ngọc Thảo đi lễ ngày Chúa Nhật ở nhà thờ Chánh Tòa Vĩnh Long. Lúc bấy giờ còn là nhà thờ cũ, nằm cặp bờ sông Tiền Giang.

                            Về sau mé sông bị lở nên Nhà thờ phải dời về ngã ba Cần Thơ. Vì mỗi ngày Chúa Nhật tôi cũng đi lễ ở đó nên thường xuyên chứng kiến cảnh nhân vật số hai và số ba của tỉnh đi lễ, ý tôi muốn nói tới Tỉnh Trưởng Khưu Văn Ba và Đại úy Phạm Ngọc Thảo.

                            Đốc Phủ Sứ Khưu Văn Ba lúc bấy giờ đã ngoài 50 là vị tỉnh trưởng dân sự cuối cùng của tỉnh Vĩnh Long. Ông là một người cao to trắng trẻo và oai vệ theo cách thức của một quan chức dân sự.

                            Mỗi sáng Chúa Nhật ông bà Tỉnh Trưởng và hai con trai là Khưu Văn Phước và Khưu Văn Lộc lúc đó đã 18, 20 đi lễ trên chiếc xe “Traction 15” màu đen bóng lộn, có tài xế lái. Tôi thường đứng dựa gốc cây me từ đàng xa nhìn gia đình quý phái này đi lễ.

                            Hai ông bà Tỉnh Trưởng đã đẹp mà cặp con trai của ông bà càng đẹp hơn !

                            Thường thì ông Tỉnh Trưởng mặc com-lê trắng, bà mặc áo dài màu, còn hai cậu ấm mặc đồ tây trắng ủi thẳng tắp. Tài xế đổ xe ngay cửa nhà thờ xong, vội ra sau mở cửa xe.

                            Gia đình Tỉnh Trưởng xuống xe và đi thẳng vào nhà thờ trong sự trang nghiêm và hơi mất tự nhiên vì họ biết là có bao nhiêu cặp mắt đang đổ dồn về họ. Đoàn người quý phái tiến thẳng vào cửa nhà Chúa đang mở rộng, và đi hàng một thẳng lên hàng ghế đầu dành riêng cho gia đình Tỉnh Trưởng ngay trước cung thánh. Mọi người đang có mặt trong nhà thờ quay vào giữa lối đi nhìn !



                            Click image for larger version

Name:	_105471539_20181221_111726.jpg
Views:	32
Size:	27.6 KB
ID:	94624



                            Trong khi đó Đại úy Phạm Ngọc Thảo là nhân vật số ba trong tỉnh cũng đi lễ tại nhà thờ này, nhưng cung cách hoàn toàn khác với gia đình ông tỉnh trưởng.

                            Thường thì ông tới trước gia đình tỉnh trưởng một chút. “Đại úy mình" lúc đi nhà thờ chỉ mặc áo dài đen kiểu như cha tôi và mấy bác nông dân ở quê vẫn mặc, chân ông mang giày săn-đan. Thay vì xe hơi thì Đại úy Phạm Ngọc Thảo đạp chiếc xe đạp cọc cạch. Xe đạp của ông là loại xe cuộc, nhưng tay lái vểnh lên chứ không cong xuống như các xe đua, và trơn trụi không có vè chắn bùn, chỉ có hai cái thắng ở tay.

                            Khi tới nhà thờ Đại úy Phạm Ngọc Thảo dựng xe đạp nơi gốc cây me và cẩn thận móc túi lấy chìa khóa để khóa xe đạp cho yên tâm trước khi bước vào nhà Chúa. Lúc đứng nhìn ông lui cui khóa cái xe đạp, tôi đoán chắc là ông biểu diễn cho người ta nhìn, chứ có thằng ăn cắp mạt số nào mà lại đi “chọt” chiếc xe đạp của vị sĩ quan chỉ huy toàn thể quân nhân trong tỉnh này ! Bố bảo cũng không dám !

                            Sau khi thử lại lần chót là khóa xe không bị bung ra vì vô ý, Đại úy Phạm Ngọc Thảo bước đi bằng những bước chân nhẹ nhàng như con mèo, tiến vào nhà thờ và quỳ lẫn lộn giữa đám đông trong một hàng ghế nào đó gần cuối nhà thờ để cầu nguyện. Nếu không để ý chẳng ai biết sự có mặt của nhân vật số ba của tỉnh đang có mặt trong nhà thờ.



                            Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcS81OnyoZKOXuM2DVRMa9tXsFkSDH-gTxW1Cg&usqp=CAU.jpg Views:	1 Size:	8.5 KB ID:	94614


                            Một hôm tôi vô tình nghe được một câu chuyện do một chú trong ban Quân Nhạc kể lại. Chú ấy nói có nghe Thượng sĩ Trưởng ban Quân Nhạc là Biện Công Tước thuật lại trong lần Tổng Thống về thăm tỉnh Vĩnh Long vừa rồi, có Đức cha Ngô Đình Thục, và phái đoàn của tỉnh, trong đó có Tỉnh Trưởng và Đại úy Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Bảo An Phạm Ngọc Thảo, lên bắc Mỹ Thuận đón Tổng Thống.

                            Khi Đức cha và Tổng Thống đi ngang sau lưng, Thượng sĩ Tước có nghe Đức cha nói với Tổng Thống một câu :

                            - “Thằng Thảo nó được lắm”. Thượng sĩ Tước về thuật lại cho anh em nghe và nói thêm :

                            - “Chắc là chuyến này Đại úy mình sẽ được lên lon” !

                            Đúng như vậy ! Không bao lâu sau đó Đại úy Phạm Ngọc Thảo được thăng lên Thiếu tá và được bổ nhiệm là Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) và Đại úy Trần Văn Năm về thay ông làm Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An ở Vĩnh Long.

                            Lần cuối cùng tôi còn được thấy Phạm Ngọc Thảo là năm 1962, khi đó tôi đã vào học trong Chủng Viện Vĩnh Long, một buổi xế trưa, Thiếu tá Tỉnh Trưởng Kiến Hòa ghé vào chủng viện thăm Linh mục Giám Đốc Trung Tâm Nhân Vị Nguyễn Văn Tự. Lúc đó cha Tự dạy tiếng La tinh, tiếng Pháp trong chủng viện Vĩnh Long.

                            Trong lần đó Thiếu tá Phạm Ngọc Thảo rất oai vệ trong chiếc Mercedes màu đen có tài xế lái. Anh tài xế này tên là Cứ, là người tài xế trước kia của Phạm Ngọc Thảo khi còn ở Vĩnh Long.

                            Không ai có thể ngờ vị Tỉnh Trưởng oai vệ đó chính là “Đại úy mình” người đã từng đạp chiếc xe đạp cọc cạch đi lễ Nhà thờ Chánh Tòa Vĩnh Long khi còn làm Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An.

                            Con đường hoạn lộ của Phạm Ngọc Thảo từ đó lên như diều gặp gió. Không bao lâu sau, ông được thăng lên Trung tá rồi Đại tá. Nhưng khi ông Diệm bị phe đảo chánh sát hại năm 1963, ông Phạm Ngọc Thảo bị thất sủng và đi làm Tùy Viên Quân Sự tòa Đại sứ Việt Nam bên Hoa Thịnh Đốn.

                            Không bao lâu sau, Phạm Ngọc Thảo lộn về và cùng với một vài chính khách dân sự làm cuộc đảo chánh ở Sài Gòn.

                            Cuộc đảo chánh bất thành, ông trốn chạy và về sau bị bắt và giết chết. Tôi không chú ý lắm các chi tiết này nhưng điều tôi ngỡ ngàng là lúc đó người ta nói Phạm Ngọc Thảo là một tên Việt cộng gộc, có anh hay em gì đó là Phạm Ngọc Thuần làm đại sứ của Bắc Việt tại một nước cộng sản.

                            Thảo đóng vai gián điệp nhị trùng, giả vờ đầu hàng phía Quốc Gia, nấp bóng Giám mục Ngô Đình Thục, để len lỏi vào chánh quyền miền Nam.



                            Click image for larger version  Name:	_105471536_20181221_111535.jpg Views:	1 Size:	17.9 KB ID:	94615


                            Sự thật như thế nào về con người của Phạm Ngọc Thảo tôi không rõ, nhưng về sau này, khi nghe biết về các hoạt động “không bình thường” của Phạm Ngọc Thảo tôi đâm ra nghi ngờ thái độ đạo đức quá đáng của ông ta lúc ở Vĩnh Long. Tôi hồ nghi rằng, lòng đạo đức đó không chân thật nhưng là loại đạo đức “có hậu ý ”!

                            Thực ra nếu tôi xét đoán sai về lòng đạo đức của ông, tôi sẽ mắc tội. Xin vong linh ông tha tội cho tôi ! Nhưng cái cách Phạm Ngọc Thảo bày tỏ lòng đạo đức một cách quá lộ liễu trước mặt Đức cha Ngô Đình Thục lúc đó, cộng với những vụ rửa tội tập thể và tràn lan lúc bấy giờ, và nhất là các vụ bỏ đạo tập thể và tràn lan sau khi ông Diệm bị lật đổ đã cho tôi lý do để hoài nghi về sự chân thật của ông!


                            Riêng việc ông có rong ruổi trên “xa lộ công danh” l úc bấy giờ theo cái kiểu "con đường nào cũng tới... Vĩnh Long”, tôi không lấy làm lạ. Vì lúc ông Ngô Đình Diệm còn là tổng thống đã có biết bao nhiêu người tai to mặt lớn khác cũng chen lấn nhau trên con đường Quốc lộ 4 gồ ghề và hay kẹt cầu, kẹt bắc đó, từ Sài Gòn đổ dồn về Vĩnh Long để mong được chầu Giám mục ngô Đình Thục. Không riêng gì ông Phạm Ngọc Thảo.

                            Về phần ông Tỉnh Trưởng Khưu Văn Ba, sau đó không lâu xe ông bị Việt cộng phục kích và ông bị giết chết trên con đường Vĩnh Long-Cần Thơ. Khi ông chết tôi đang học ở trường trung học Nguyễn Trường Tộ, nơi mà ông Phạm Ngọc Thảo có thời gian dạy học khi ông vừa mới ra "đầu hàng".

                            Sau khi ông Khưu Văn Ba chết, Thiếu tá Phước về làm tỉnh trưởng Vĩnh Long.

                            Từ đó Vĩnh Long bắt đầu chế độ Tỉnh trưởng quân nhân. Về sau này có một con đường mới mở trong tỉnh Vĩnh Long mang tên con đường Khưu Văn Ba và tôi tin chắc là khi cộng sản chiếm miền Nam họ đã đổi tên con đường này rồi.


                            Click image for larger version  Name:	saigon_1_11_1966_2.jpg?w=768.jpg Views:	1 Size:	59.1 KB ID:	94616

                            Comment


                            • Font Size
                              #89
                              BƯỚC ĐẦU LÊN TỈNH


                              Sau khi thi đậu trung học đệ nhất cấp năm 1960, tôi qua Mỹ Tho học trường tư thục Rạng Đông vì anh tôi đổi qua đó. Tôi học nhảy lớp đệ tam để thi tú tài một và năm sau tôi xong ban tú tài lúc 19 tuổi.

                              Bắt đầu từ đó tương lai cuộc đời rộng mở trước mắt tôi và tôi là người đậu bằng tú tài đầu tiên trong làng. Tôi làm đơn thi vào đại học y khoa.

                              Nhưng cũng chính trong thời gian này tôi suy nghĩ rất nhiều về một hướng đi cho tương lai. Tôi nghĩ tới việc muốn làm Linh mục, vì tôi nghĩ là trong cương vị một Linh mục, tôi sẽ có dịp phục vụ số người cùng khổ hữu hiệu hơn.

                              Cái nhìn của tôi về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, trong đó có kiếp sống lầm than của người dân quê thấp cổ bé miệng bị đủ mọi thứ thế lực đè nén, đã ảnh hưởng rất nhiều tới sự lựa chọn của tôi. Tôi đã nhìn thấy và cảm thương cảnh người dân, nhất là nông dân bị thiệt thòi về nhiều phương diện. Họ bị đè nén bởi nhiều thế lực khác nhau. Từ phía thực dân Pháp tới giới chức cầm quyền và ngay cả một số giới lãnh đạo tôn giáo nữa.

                              Người dân ở thôn quê phải chịu cảnh một cổ hai tròng mà chẳng biết kêu ai, chỉ biết cúi đầu cam chịu để tránh hậu quả tệ hại hơn.

                              Việc huấn luyện những người lớn tuổi như tôi để trở thành Linh mục lúc đó là một ngoại lệ vì những người muốn đi tu phải bắt đầu từ nhỏ khi vừa lên ban trung học. Tôi tìm tới cha giám đốc chủng viện trình bày ý nguyện của tôi và cha giám đốc chủng viện Vĩnh Long lúc bấy giờ là cha Trương Thành Thắng thu xếp cho tôi vào học tiếng La Tinh và tìm hiểu thêm về chí hướng làm Linh mục tại tiểu Chủng viện Vĩnh Long, nằm không xa trường Nguyễn Trường Tộ bao nhiêu.

                              Khi tôi thưa với cha má về ước muốn làm Linh mục, cha tôi sửng sốt nhưng rất vui mừng nói với tôi :

                              - " Bây giờ con lớn khôn rồi, hãy tự quyết định về phần con, cha rất mừng khi con có ý định đó, nhưng đã theo tiếng Chúa gọi thì hãy đi cho tới cùng ”.

                              Từ đó tôi bắt đầu giai đoạn mới trong cuộc đời, với môi trường xa lạ của Chủng viện Vĩnh Long.


                              Click image for larger version  Name:	30536015025_9c86c21ba6_c.jpg Views:	1 Size:	49.4 KB ID:	94619

                              https://giaophanvinhlong.net/Thong-B...Vinh-Long.html

                              https://giaophanvinhlong.net/nhung-h...vinh-long.html


                              Tháng 8 năm 1963 tôi chính thức được nhận vào tu học theo học một chương trình 7 năm nội trú trong đại Chủng viện Sài Gòn, lúc bấy giờ cha Phạm Văn Thiên làm giám đốc.

                              Năm đó cũng là kỷ niệm giáp 100 năm thành lập Chủng viện Thánh Giuse này. Tôi vào nhập học hơn hai tháng thì xảy ra biến cố đảo chánh 1-11-1963


                              Click image for larger version  Name:	dai-chung-vien-thanh-giuse-sai-gon-150-hinh-thanh-va-phat-trien.jpg Views:	1 Size:	109.4 KB ID:	94620



                              https://www.giaophanbaria.org/van-ho...hat-trien.html

                              Comment


                              • Font Size
                                #90

                                CUỘC ĐẢO CHÁNH

                                Tôi còn nhớ trưa ngày lễ Các Thánh 1-11, lúc đứng trên lầu 3 của Đại Chủng viện nhìn xuống, thấy một số khá đông binh sĩ, có người chạy, có người leo rào, có người cởi bỏ quân phục dọc theo căn cứ hải quân ở bến Bạch Đằng.

                                Lúc đó chúng tôi biết có biến động nhưng chưa biết là sự gì. Khi chúng tôi vào nhà nguyện trong giờ kinh chiều, bắt đầu có nhiều tiếng đại bác nổ rất gần. Tiếp theo là tiếng súng đủ loại nổ rân ran làm chúng tôi phải bỏ dở buổi kinh chiều và xuống trú ẩn trong nhà kho kiên cố dưới hầm nhà nguyện.

                                Lúc đó, đài phát thanh lập đi lập lại lời kêu gọi tham gia đảo chánh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng do Trung tướng Dương Văn Minh cầm đầu, xen vào giữa các bản nhạc hùng.

                                Ông Dương Văn Minh này, tôi không biết có phải là :

                                - Một thứ khắc tinh của dân tộc Việt Nam hay không, mà mỗi lần tên ông được nhắc đi nhắc lại trên đài phát thanh thì y như rằng có chuyện xui xẻo xảy ra cho đất nước.

                                Lần đầu vào ngày 1-11-1963, tên ông được gắn liền với bao nhiêu sự xáo trộn trong nước tiếp theo sau cuộc đảo chánh.

                                Dương Văn Minh và TT Ngô Đình Diệm




                                Click image for larger version  Name:	ngc3b4-c491c3acnh-die1bb87m-vc3a0-dvm.jpg?w=470&h=590&zoom=2.jpg Views:	1 Size:	29.1 KB ID:	94872

                                Lần thứ hai vào ngày 30-4-1975, tên ông lại được vang trên làn sóng điện một lần nữa và trở thành tiếng kèn đưa ma chế độ Việt Nam Cộng Hòa.


                                Click image for larger version  Name:	Anh-dang-kem-bai-bao-tren-bao-dien-tu-Dai-bieu-nhan-dan.png Views:	1 Size:	272.3 KB ID:	94873


                                Đêm đó, chúng tôi thức dưới hầm và theo dõi cuộc binh biến qua chiếc máy thu thanh đặt giữa phòng. Các tiếng nổ của đạn pháo binh và tiếng súng nhỏ, khi thưa khi nhặt.

                                Khoảng gần nửa đêm, khi nghe tiếng súng nổ giòn như pháo Tết gần sát ngay bên chủng-viện, chúng tôi biết là phe đảo chánh đang tấn công thành Cộng Hòa chỉ nằm cách chúng tôi bằng con đường Thống Nhất.

                                Đến gần sáng ngày 2-11, tiếng súng thưa dần rồi im bặt, tôi biết là phe đảo chánh đã thành công. Lúc bấy giờ, mặc dù không liên can gì về chuyện chính trị, nhưng tôi vẫn cầu mong cho tổng thống được bình yên.

                                Sáng ngày 2-11, chúng tôi ra khỏi nơi trú ẩn và đi nhặt miểng đạn pháo binh nằm rải rác khắp nơi trong khuôn viên của chủng viện. Con đường Cường Để lúc đó tấp nập những quân nhân súng ống đạn dược đầy người di chuyển tới lui, tạo nên cảnh nặng nề chết chóc.

                                Một số đông thường dân cũng e dè nấp theo các vách tường nhìn ngó ra đường theo dõi sự việc. Nhìn xa hơn, tôi thấy thành Cộng Hòa bị hư hại khá nặng.

                                Sau khi biết là cuộc đảo chánh đã thành công, tôi càng nóng lòng muốn biết về số phận của tổng thống.

                                Tôi không phải đợi chờ lâu, vì mấy ngày sau có tờ báo được dán lên bảng trong phòng đọc sách của Chủng viện, có bức hình nhòe nhoẹt và đầy máu me của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

                                Trong hình, ông Diệm mặc áo đen, đầu được kê lên cái chậu hứng máu. Một hàng chữ lớn chạy hết bề ngang trên trang nhất :[b][size=4][color=red][i]

                                - “Anh em Diệm - Nhu đã tự sát !”

                                Lúc ấy, mặc dù chưa có một nguồn tin nào khác để kiểm chứng nhưng tôi cũng không tin là Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã tự sát như tờ báo đã đăng.

                                Thực ra, hai ông đã bị sát hại vào sáng ngày 2-11-1963 trên chiếc xe thiết giáp chạy từ Nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn về Bộ Tổng Tham Mưu, như các tài liệu về sau này đã tiết lộ.

                                Có nhiều sách vở, báo chí viết về cuộc đảo chánh năm 1963, kể cả hồi ký của một vài người trực tiếp nhúng tay trong biến cố đó. Các tác giả ngoại quốc, khi viết về các vấn đề Việt Nam cũng có đề cập tới cuộc đảo chánh này.

                                Tôi có đọc qua một số các sách đó và nhận thấy phần đông các tác giả tường thuật diễn tiến cuộc đảo chánh đều giống như nhau, chỉ khác ở chi tiết.

                                Có một điều không thấy ai nói tới, hoặc cố tình không nói lên, hoặc không nhận thấy được :

                                - Tại sao Tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát ?

                                Các tài liệu liên quan tới cuộc đảo chánh cho thấy kế hoạch đảo chánh được soạn thảo và nghiên cứu rất kỹ, cả về phía những kẻ chủ mưu trong chánh quyền Kennedy tại Hoa Thịnh Đốn, lẫn nhóm tướng tá thừa hành tại Sài Gòn.

                                Tuy nhiên có một điều ai cũng thấy là người Mỹ không hề dự trù sau khi lật đổ xong sẽ giết chết ông Diệm. Điều này không phải vì họ có lòng nhân đạo, nhưng vì sợ tai tiếng và phản ứng bất lợi trong dư luận.

                                Chánh quyền Kennedy lúc bấy giờ cũng thừa biết rằng, cho dù cố gắng ném đá giấu tay nhưng trước sau rồi ai cũng biết chính người Mỹ giật dây cuộc đảo chánh này.

                                Như vậy nếu ông Diệm bị giết chết, Chính quyền Mỹ sẽ bị kết án và gặp nhiều phản ứng bất lợi. Về nhóm tướng tá âm mưu đảo chánh, họ không thể tự quyết định việc gì ngoài sự chỉ đạo của người Mỹ, mà đại diện thường trực để theo dõi, ra lệnh và thưởng công bằng tiền mặt cho họ là Trung tá mật vụ Lucien Conein.

                                Như vậy, sinh mạng của Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng không phải do nhóm sĩ quan đảo chánh có quyền quyết định.

                                Vậy tại sao ông Diệm lại bị giết chết ?



                                Click image for larger version  Name:	3176238648_08810093f4_b.jpg Views:	1 Size:	67.1 KB ID:	94874


                                Cho đến nay, chưa có ai lên tiếng công khai nhận mình đã giết ông Diệm. Phần nhiều các tài liệu đều quy tội cho Trung tướng Dương Văn Minh, vì ông này ra lệnh cho Đại úy Nhung bằng cách giơ lên hai ngón tay ở bàn tay phải, dấu hiệu giết cả hai, khi viên sĩ quan cận vệ này theo đoàn xe đi đón ông Diệm tại Nhà thờ Cha Tam.

                                Đoàn xe do Tướng Mai Hữu Xuân dẫn đầu và chính Đại úy Nhung là người đã giết hai anh em ông Diệm - Nhu trên chiếc xe thiết giáp.

                                Về chi tiết vụ sát hại này, các tài liệu có nhiều điểm khác nhau. Đại úy Nhung, người được nhắc tới nhiều nhất và được coi là người đã cầm súng bắn chết hai ông Diệm - Nhu, sau cuộc đảo chánh được lên cấp thiếu tá, nhưng đã bị thủ tiêu sau đó ít lâu trong lúc ông Nguyễn Khánh đang cầm quyền.

                                Những người còn sống, thì hoặc giữ thinh lặng, hoặc đổ lỗi qua lại theo cái kiểu “cối đổ cho chày, chày đổ cho cối”, tạo cho cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm cho tới nay vẫn còn nhiều mờ ám .

                                Ai trong số các tướng đảo chánh ra lệnh giết ông Diệm trong buổi sáng ngày 2-11-1963 ?

                                Chuyện đó tôi không bàn ở đây, nhưng theo tôi nhận xét, đây là một quyết định thật vội vã.

                                Sau khi ông Diệm gọi điện thoại cho nhóm tướng lãnh đảo chánh ở Bộ Tổng Tham Mưu xin đầu hàng, số phận hai anh em Diệm-Nhu được định đoạt kể từ lúc đó.

                                Cú điện thoại bất ngờ này đã đặt nhóm tướng tá đảo chánh vào một tình thế khó xử và bắt buộc họ phải có một quyết định.

                                Nói cách khác, chính ông Diệm tự tuyên án tử hình cho ông và người em là Ngô Đình Nhu qua cú điện thoại này.

                                Tình thế lúc bấy giờ thật đặc biệt, không phải nhóm đảo chánh sợ ông Diệm dùng kế hoãn binh để gọi quân trung thành về lật ngược thế cờ như trong cuộc đảo chánh bất thành hồi năm 1960 do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu. Điều mà họ lo sợ nhất là lúc họ phải đối diện với Tổng thống Ngô Đình Diệm khi họ dẫn ông về tới Bộ Tổng Tham Mưu.

                                Khi đó, họ sẽ phải ăn nói xử sự xưng hô làm sao với ông ? Họ không thể chịu đựng được cái mặc cảm tội lỗi khi phải trực diện với con người đã ban cho họ tất cả mọi thứ trên đời, kể cả binh quyền mà họ đã dùng để phản bội lại ông.

                                Trong bọn họ, có người xuất thân hèn mạt, chỉ là lính khố xanh, khố đỏ; nhờ theo hầu ông, nịnh nọt với ông, mà được quân hàm cao để có quyền hành sai khiến binh lính phản bội lại ông.

                                Họ không biết phải xử sự thế nào với một ‘‘tù nhân’’ mà ngày hôm qua họ vẫn còn run sợ khi phải đứng trước mặt ông.

                                Họ không biết xưng hô thế nào với con người mà hôm qua đây họ dùng lối xưng hô kính cẩn nhất trong ngôn ngữ Việt Nam :

                                - Gọi ông bằng “Cụ” và xưng mình là “con”.

                                Những thằng mặc áo nhà binh : (từ trái qua phải) Tôn Thất Đính, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Trần Thiện Khiêm.



                                Click image for larger version  Name:	5724999666_47d1870e10_b.jpg Views:	1 Size:	37.5 KB ID:	94875

                                https://hon-viet.co.uk/ChoToiNayDaQu...iTucTraLoi.htm


                                Hơn nữa, có thể Dương Văn Minh và nhóm tướng tá đảo chánh cũng lo sợ con người uy nghi đó.

                                Khi bị dẫn về và đối mặt với những kẻ phản bội, rất có thể ông Ngô Đình Diệm sẽ điểm mặt gọi tên từng người trong bọn họ :

                                - “ Dương Văn Minh

                                - Trần Văn Đôn

                                - Lê Văn Kim

                                - Mai Hữu Xuân

                                - Tôn Thất Đính

                                - Trần Thiện Khiêm, Đỗ Mậu... Ta đã lầm. Ta không ngờ bọn mi là lũ phản loạn, bọn mi đã dùng chính ân huệ ta ban cho để ám hại ta !”

                                Từ nhận xét trên, tôi kết luận Tổng thống Ngô Đình Diệm chết vì chính cái uy nghi cao cả của ông. Có thể về sau này, con người ra lệnh giết ông Diệm cũng bị lương tâm cắn rứt, nhưng rồi đã âm thầm cầu nguyện,

                                - “Thưa cụ, xin cụ hiểu và tha thứ cho con. Không phải con muốn giết cụ, nhưng chính cụ đã đặt con vào tình thế lúc bấy giờ không thể nào có quyết định khác hơn”.

                                Vice President Johnson, Ngo Dinh Diem, and Ambassador Frederick Nolting in South Vietnam's Presidential Palace in 1961 (Wikipedia).



                                Click image for larger version  Name:	johnson-diem-nolting.jpg Views:	1 Size:	81.9 KB ID:	94876

                                Comment

                                Working...
                                X