Announcement

Collapse
No announcement yet.

Quyền Đầu Phiếu

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Quyền Đầu Phiếu


    Một ngọn lửa lớn của phong trào Dân Quyền ở Mỹ vừa tắt. Dân biểu John Lewis (1940-2020) là người có công đẩy mạnh đạo luật Voting Rights Act (Quyền Đầu Phiếu) ra đời ngày 6 tháng 8, 1965, cách đây đúng 55 năm.

    Ngày nay người Việt ở Mỹ ít ai nghĩ đi bầu là điều gì quá khó khăn. Nếu bạn là công dân, bạn chỉ cần ghi danh qua internet là sẽ nhận được thẻ cử tri gởi đến tận nhà. Nhưng hơn nửa thế kỷ trước, nếu bạn thuộc thành phần thiểu số da màu thì muốn bỏ phiếu không đơn giản tí nào. Để hiểu vì sao, ta cần đi lùi về những năm Hậu Nội Chiến và thời kỳ Tái Thiết vào thập niên 1860-1870.

    Một trong nhiều bức ảnh của John Lewis trong trại giam sau các cuộc biểu tình bất bạo động. Nguồn: Police Dept., Jackson, MS

    Sau Nội Chiến, nước Mỹ chỉnh đốn lại Hiến Pháp qua ba Tu Chính Án quan trọng. TCA 13 bãi bỏ chế độ nô lệ; TCA 14 bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân bất kể “chủng tộc, màu da, tình trạng nô lệ trước chiến tranh…”; TCA 15 cho phép mọi người (đàn ông) được quyền đi bầu — một người nô lệ trước kia chỉ được tính bằng 3/5 người da trắng, nay trị giá ngang bằng. Thay đổi cách đếm đầu người này khiến nhiều dân da trắng tại các tiểu bang miền Nam lo lắng cán cân quyền lực sẽ nghiêng về đảng đối nghịch.

    Để suy giảm ảnh hưởng của cách đếm phiếu mới, nhiều tiểu bang bèn đặt ra một số luật nhằm gây trở ngại cho người da màu— như “literacy test” đòi hỏi cử tri phải biết đọc biết viết, hay “poll tax” bắt cử tri nộp “thuế đi bầu”. Mặc dù trên lý thuyết những đạo luật này được áp dụng cho mọi người, nhưng trên thực tế nó nhắm vào người da đen là chính, bởi đa số người nô lệ ít học hoặc mù chữ. Poll tax cũng là một cách làm khó dễ người nghèo (bất luận màu da) khiến họ không thể đi bầu.

    Một số tiểu bang miền Tây, nơi có nhiều di dân Á Châu cư trú, cấm cả người da vàng bỏ phiếu.


    Vài câu hỏi trong bài thi “Literacy Test” của tiểu bang Louisiana năm 1964. Bao nhiêu người Việt sẽ bị loại, không được đi bầu? Nguồn

    Từ năm 1888, nhiều tiểu bang miền Nam bắt đầu áp dụng luật Jim Crow Laws để tách biệt xã hội ra làm hai thế giới riêng — Trắng và Đen. Cơ chế “segregation” này được định nghĩa là “cách biệt nhưng ngang hàng” (separate but equal) và được Tối Cao Pháp Viện thời đó chấp thuận. Mặc dù trên nguyên tắc người da đen có những quyền căn bản ghi trong Hiến Pháp, nhưng trên thực tế ở cấp tiểu bang và địa phương họ vẫn bị đối xử phân biệt — từ trường học đến nhà thương, từ nhà băng đến nhà hàng. Thậm chí họ còn bị đe doạ đến tính mạng hay giết công khai bởi những nhóm như Ku Klux Klan mà lắm khi thành viên còn là cảnh sát viên trong làng. Vì thế nên trong suốt nhiều thập niên rất ít người da đen dám đi bầu hoặc ra tranh cử. Đơn cử, năm 1910 tỉ lệ đàn ông da đen ở Louisiana ghi danh đi bầu chỉ có 0.5%.

    Tình trạng bất bình đẳng này kéo dài đến thập niên 1950-60 thì các phong trào dân quyền bắt đầu trỗi mạnh với những nhân vật nổi cộm như Martin Luther King Jr., Rosa Parks, Malcolm X… Con một gia đình tá điền gốc nô lệ, John Lewis là một trong những người sớm tham gia vào phong trào này sau khi được nghe Martin Luther King diễn thuyết trên radio; lúc ấy Lewis mới 15 tuổi.

    Khi là sinh viên Thần Học tại trường American Baptist Seminary ở Nashville, Tennessee, Lewis và đồng môn tham gia những cuộc biểu tình bất bạo động, gọi là sit-in, bằng cách đến các tiệm ăn ở downtown và ngồi vào chỗ cấm người da đen. Sau những cuộc sit-in như vậy Lewis đều bị hốt về đồn. Nhưng ông vẫn kiên trì. Sau nhiều tháng trời biểu tình bất bạo động, cuối cùng các tiệm ăn tại Nashville phải nhượng bộ, chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử với thực khách.

    Tháng 5, 1963, trong một cuộc biểu tình sit-in ở Jackson, Mississippi, ba sinh viên bị đám đông đổ đường, ketchup và mustard lên đầu. Ảnh: Fred Blackwell/AP

    Năm 1961, Lewis và 12 người bạn, trong đó có 7 người da trắng, quyết định đi xe đò từ Washington, D.C. xuống New Orleans để thử nghiệm phán quyết của Tối Cao Pháp Viện năm 1960 xác định luật phân biệt chỗ ngồi trên xe bus là vi hiến. Trên chuyến đi mệnh danh Freedom Rides ấy, Lewis đã bị một số người da trắng hành hung bằng gậy gộc, ống sắt, dây xích, ném đá… Tại Mississippi, Lewis đã phải ngồi tù 40 ngày vì tội “quấy rối trật tự công cộng” khi ông sử dụng nhà vệ sinh của người da trắng. Nhà đấu tranh bất bạo động trẻ tuổi được nhiều người biết đến kể từ đó.

    Tháng 3 năm 1963, Lewis được gia nhập nhóm “Big Six” lãnh đạo cuộc xuống đường vĩ đại ở Washington, D.C. Chỉ mới 23 tuổi, Lewis đã được vinh dự nói chuyện trước 250,000 người trước khi Martin Luther King bước lên bục với bài diễn văn lịch sử “I Have a Dream” của ông. Cuộc biểu tình này đã dẫn đến đạo luật dân quyền Civil Rights Act 1964, cấm mọi hình thức phần biệt màu da trong tất cả sinh hoạt xã hội. Có thể nói đây là đạo luật quan trọng nhất cho người thiểu số ở Mỹ kể từ ngày lập quốc; tuy nhiên, nó vẫn chưa bảo đảm họ quyền bầu cử tự do.

    John Lewis, diễn giả trẻ tuổi nhất tại cuộc biểu tình ở Washington, D.C. năm 1963. Nguồn: Bettman Archives

    Ngày 7 tháng 3 năm 1965 các nhà đấu tranh quyết định làm một cuộc đi bộ 87 cây số, từ Selma, Alabama, đến thủ phủ Montgomery để gây áp lực. Vừa vượt qua cây cầu vào quận Montgomery, mang tên một nhà lãnh đạo Ku Klux Klan là Edmund Pettus Bridge, đoàn người đã bị cảnh sát Alabama cùng một nhóm côn đồ theo lệnh thống đốc George Wallace tấn công bằng dùi cui, gậy gộc, súng nước và lựu đạn cay. John Lewis bị đánh nứt sọ. Gần 60 người phải vào nhà thương. Sự kiện này được chiếu lên TV. Báo chí đặt tên cho ngày đó là Bloody Sunday — Chủ Nhật Máu Me. Hai hôm sau, Martin Luther King dẫn một đoàn người đi chuyến thứ nhì, nhưng chỉ đến chân cầu thì ông quay về để tránh đụng độ. Một tuần sau, trên truyền hình trực tiếp tổng thống Lyndon Johnson ra trước Quốc Hội và đề xuất dự luật Voting Rights Act sau khi đã bàn thảo kế hoạch với nhóm đấu tranh.

    Ngày 21 tháng 3, Lewis và King cùng một số lãnh đạo tôn giáo, kể cả đạo Do Thái và Ki Tô Giáo Chính Thống, dẫn đầu cuộc tuần hành thứ ba. Lần này họ được tổng thống Johnson hứa đem Vệ quân Quốc gia đến yểm trợ. Khi đoàn người đến Montgomery con số đã tăng lên cả chục ngàn. Ngoài người da đen và da trắng còn có một số da nâu và da vàng. Đêm hôm đó họ cắm trại ngoài bìa thành phố và tổ chức ca nhạc dã chiến. Nhiều nhạc sĩ nổi danh đến ủng hộ — Harry Belafonte, Joan Baez, Tony Bennett, Nina Simone, Peter Paul and Mary…
    J
    oan Baez (ôm đàn) và ban tam ca Peter, Paul and Mary tại cuộc biểu tình ở Montgomery, Alabama. Ảnh: Morton Broffman


    Đúng như dự tính, cuộc tuần hành Selma March đã gây tiếng vang lớn. Nhờ nó mà Lyndon Johnson thuyết phục được Quốc Hội thông qua Voting Rights Act; những chiêu thức gây khó khăn cho người da màu như “literacy test” hay “poll tax” bị cấm hẳn. Từ đó đến nay đạo luật này đã được chỉnh sửa nhiều lần để cập nhật với tình hình xã hội thay đổi. Tổng thống Johnson giãi bày:

    Dù chúng ta thông qua đạo luật này hôm nay không có nghĩa cuộc chiến đã chấm dứt. Những gì xảy ra tại Selma chỉ là phần nhỏ của một phong trào lớn hơn đang lan toả đến mọi thành phần cũng như mọi tiểu bang trên nước Mỹ… Không chỉ người da đen, mà thật ra tất cả chúng ta phải cố vượt qua những hệ luỵ và di sản của nạn kỳ thị bất công. Và chúng ta rồi sẽ vượt qua.”

    Tổng thống Lyndon B. Johnson ký ban hành đạo luật Voting Rights ngày 6/8/1965. Nguồn: National Archives
    Trong lá thư tuyệt mệnh được soạn để đọc tại đám tang của mình, John Lewis viết:

    Suốt cuộc đời, tôi đã làm hết sức mình để minh chứng rằng con đường của bất bạo động, của lòng nhân từ và của hoà bình là con đường tốt lành nhất. Giờ đến phiên bạn gióng tiếng chuông tự do.”

    Dân biểu John Lewis trên cây cầu lịch sử, 14/2/2015. Ảnh: Bill Clark


    -ianbui
    Vietopian

  • Font Size
    #2
    Ngày hôm nay chúng ta người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ có quyền đi bỏ phiếu , có mấy ai biết rằng bằng sự tranh đấu của họ - những người da đen - giúp chúng ta có tiếng nói bình đẵng trong xã hội Mỹ, được tham dự các cuộc bầu cử. Xin đừng kỳ thị họ.

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by Cao Nguyên View Post
      Ngày hôm nay chúng ta người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ có quyền đi bỏ phiếu , có mấy ai biết rằng bằng sự tranh đấu của họ - những người da đen - giúp chúng ta có tiếng nói bình đẵng trong xã hội Mỹ, được tham dự các cuộc bầu cử. Xin đừng kỳ thị họ.
      đám bán cà rem nói là do chum làm chứ không có ông mỹ đen nào làm hết .. hahah

      Comment


      • Font Size
        #4
        Originally posted by tctd View Post

        đám bán cà rem nói là do chum làm chứ không có ông mỹ đen nào làm hết .. hahah
        ..tiền 1400 mỗi em cũng của Chum để lại

        Comment


        • Font Size
          #5
          Originally posted by Cao Nguyên View Post

          ..tiền 1400 mỗi em cũng của Chum để lại
          của chum lại có chữ ký của chú 7 đờn . không biết chum đâu rồi ? hahaha

          Comment


          • Font Size
            #6
            Originally posted by tctd View Post

            của chum lại có chữ ký của chú 7 đờn . không biết chum đâu rồi ? hahaha
            Ngoài tiền bác Bảy, gia đình bác đã nhận tiền của bav1 Niu sòm chưa???

            Comment


            • Font Size
              #7
              Originally posted by Cao Nguyên View Post
              Ngoài tiền bác Bảy, gia đình bác đã nhận tiền của bav1 Niu sòm chưa???
              chưa đuợc mà cũng không biết đuợc không .. nhưng còn ác bé thì biết chắc rồi . tui nghe nói ác bé đến tháng 7 lận

              Comment


              • Font Size
                #8
                Originally posted by tctd View Post

                chưa đuợc mà cũng không biết đuợc không .. nhưng còn ác bé thì biết chắc rồi . tui nghe nói ác bé đến tháng 7 lận

                Chúc mừng ác bé có tiền xài dài dài
                tui cũng nhận thư của ISR báo cho biết là sẽ có 1200 cho hai người do kkhai thuế chung...tiền sẽ gởi vào tuần sau.

                Comment

                Working...
                X