Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đào được những đồng tiền cổ, giải mã vụ cướp biển bí ẩn thế kỷ 17

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Đào được những đồng tiền cổ, giải mã vụ cướp biển bí ẩn thế kỷ 17



    Những đồng xu thế kỷ 17. Hình minh họa. Nguồn: The Trustees of the British Museum/Wikipedia.
    ShareLoạt đồng tiền cổ được phát hiện ở tiểu bang Rhode Island, New England có thể giúp giải mã bí ẩn liên quan đến tên cướp biển khét tiếng Henry Every của thế kỷ 17.


    Một số đồng tiền xu được khai quật từ vườn cây ăn trái ở vùng Rhode Island và New England có thể giúp giải mã một trong những cướp biển khét tiếng lâu đời nhất hành tinh. Theo Washington Times.

    Henry Every, tên cướp biển giết người đến từ Anh quốc từng là tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất thế giới sau vụ cướp trên con tàu chở người hành hương về Ấn Độ từ Mecca.


    Henry Every – tên cướp biển giết người khét tiếng hồi thế kỷ 17. Hình: Wikipedia.
    Ban đầu, Jim Bailey, nhà sử học và chuyên gia dò tìm kim loại, đã tìm thấy những đồng xu Arab từ thế kỷ 17 còn nguyên vẹn trên một đồng cỏ ở Middletown, tiểu bang Connecticut. Ông tiếp tục phát hiện thêm những đồng xu khác ở Rhode Island và New England. Jim Bailey sử dụng máy dò kim loại để tìm kiếm trong khu vực. Ông chia sẻ rằng ban đầu khi phát hiện đồng xu bạc màu sẫm ông cho rằng đó là tiền Tây Ban Nha nhưng khi nhìn kỹ hơn ông phát hiện dòng chữ Ả Rập nổi tên đồng xu.

    Những đồng tiền cổ tìm thấy có thể giải thích cách cướp biển Henry Every biến mất.

    Theo các tài liệu lịch sử, ngày 7-9-1695, Henry Every chỉ huy cuộc đột kích và bắt giữ tàu Ganj-i-Sawai, thuộc sở hữu của Hoàng đế Ấn Độ Aurangzeb, khi đó ông là một trong những người quyền lực nhất thế giới. Trên tàu chở đầy người hành hương và lượng lớn vàng bạc trị giá hàng triệu USD. Đây được xem là một trong những vụ cướp biển lớn nhất mọi thời đại. Các thành viên trong băng đảng của Henry Every đã tra tấn, giết đàn ông Ấn Độ và hãm hiếp phụ nữ, trước khi trốn đến Bahamas.

    Dưới áp lực của Ấn Độ, Vua William III của Hoàng gia Anh treo thưởng khoản tiền lớn cho ai bắt giữ được Henry Every. Đây là cuộc truy lùng toàn cầu đầu tiên dành cho một cá nhân. Cho đến nay, các nhà sử học chỉ biết rằng Every đã trốn đến Ireland năm 1696.


    Báo cáo do Tòa án Bộ Hải quân tối cao phát hành năm 1696 sau phiên tòa xét xử thủy thủ đoàn của Henry Every. Hình: Thư viện Đại học Michigan/Wikipedia.
    Nhà sử học Bailey cho rằng việc phát hiện những đồng tiền cổ ở Mỹ cho thấy Every và các thành viên trong băng đảng đã đến Mỹ, nơi hắn ta và thủy thủ đoàn chi tiêu những đồng tiền cướp được, trong lúc chạy trốn.

    Nghiên cứu xác nhận đồng xu kỳ lạ được đúc vào năm 1693 ở Yemen. Kể từ đó, các nhà phát hiện khác đã khai quật thêm được 15 đồng tiền cùng thời đại, trong đó 10 đồng ở Massachusetts, 3 đồng ở Rhode Island và 2 đồng ở Connecticut. Một đồng khác tìm thấy ở North Carolina – là nơi một số người trong băng đảng của Every lần đầu tiên lên bờ, theo ghi chép sử sách.

    Sarah Sportman, nhà khảo cổ học ở tiểu bang Connecticut, cho biết một số thành viên trong băng đảng của Every có thể đã tìm cách định cư ở New England, giống như một kế hoạch rửa tiền. Henry Every có thể đã hóa trang thành người buôn bán nô lệ và lẩn trốn sự truy lùng của nhà chức trách cho đến khi qua đời.

    Kevin McBride, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Connecticut, cho biết: “Nghiên cứu của Jim là hoàn hảo. Điều này thật tuyệt vời, thực sự là một câu chuyện thú vị.”

    “Tôi đã mất trí,” Mark Hanna, phó giáo sư lịch sử của đại học University of California-San Diego và là chuyên gia về vi phạm bản quyền ở Mỹ thời kỳ đầu, nói vậy khi lần đầu tiên nhìn thấy những bức ảnh về đồng xu của Bailey. Hanna, tác giả của cuốn sách phát hành năm 2015 “Pirate Nests and the Rise of the British Empire” cho biết: “Tìm được những đồng tiền đó đối với tôi là một điều rất quan trọng. “Câu chuyện của Henry Every có ý nghĩa toàn cầu. Vật nhỏ bé này có thể giúp tôi giải thích điều đó.”

    Bailey, người cất giữ những thứ có giá trị nhất không phải ở nhà mà ở trong một chiếc két an toàn, nói ông sẽ tiếp tục đào. “Không phải đào vì tiền, mà những lúc như thế, tôi luôn có cảm giác hồi hộp, như đang đi săn lùng,” ông nói. “Điều duy nhất tốt hơn việc phát hiện những đồng tiền này là đằng sau câu chuyện của sự thất lạc chúng, từ xa xưa.” (Đ.T.)
Working...
X