Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Những chiếc máy (có thể cứu mạng) nên có ở nhà

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Những chiếc máy (có thể cứu mạng) nên có ở nhà



    Sức khỏe luôn là một vấn đề hàng đầu cần được quan tâm, khi có sức khỏe sẽ làm được nhiều thứ. Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, sức khỏe lại càng được chú trọng nhiều hơn nữa. Khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, chúng ta hoàn toàn có thể trang bị cho bản thân và gia đình những chiếc máy theo dõi để kịp thời cập nhật về tình trạng sức khoẻ. Bài viết này được tham khảo trên trang Facebook của bác sĩ Wynn HuỳnhTrần, hiện đang sống và làm việc ở miền Nam California.

    Máy đo huyết áp (Blood pressure monitor)

    Các nghiên cứu cho thấy, bệnh cao huyết áp (HA) chính là nguyên nhân của chứng đột quỵ (do vỡ mạch máu), bị trụy mạch tim (nghẽn mạch máu do xơ vữa động mạch), hay bị suy thận mãn tính (do hư cầu thận), và các bệnh về tim mạch khác. Bệnh cao huyết áp cũng làm gia tăng sự tử vong khi bệnh nhân có những bệnh mãn tính khác như ung thư, cao mỡ, hay tiểu đường.

    Tuy nhiên, chúng ta thường ít quan tâm để ý và không thường xuyên tiến hành đo huyết áp, thường chỉ đo huyết áp khi đi khám bác sĩ mà thôi. Tốt nhất là nên biết cách đo huyết áp tại nhà để theo dõi về tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên hơn.

    Cách sử dụng: ngồi im thả lỏng trong 3-5 phút, đo bên tay trái hoặc tay phải, nhớ ngồi cùng một tư thế và đo cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ cho kết quả chính xác hơn.

    Cách đọc chỉ số: Máy đo huyết áp sẽ có 3 chỉ số: 2 số đầu là huyết áp khi tim bóp lại và khi tim thả lỏng, số cuối cùng là nhịp tim. Nên ghi hết 3 số vào sổ để theo dõi. Nói cách khác, chỉ số đầu tiên là huyết áp cao hay thấp, chỉ số thứ 2 là van tim hở hay hẹp và chỉ số thứ 3 là nhịp đạp của tim trong 1 phút.

    Đối với tiêu chuẩn huyết áp:
    • Huyết áp bình thường trong khoảng 120/80
    • Huyết áp cao khi đo trên 140/90
    • Huyết áp lên đến 180/100 có rủi ro vỡ mạch máu dẫn đến đột quỵ
    • Huyết áp thấp là dưới 90/60
    (* Đây là tiêu chuẩn của Tây y, riêng cá nhân tôi thì áp dụng tiêu chuẩn huyết áp theo tuổi của môn Khí công y đạo của thầy Đổ đức Ngọc ở Toronto, Canada)

    Đối với nhịp tim:
    • Nhịp tim bình thường là 60-100
    • Nhịp tim trên 100 cộng thêm các triệu chứng như khó thở, tim đập thình thịch thì gọi ngay 911 hoặc đưa đến bệnh viện.
    [Ai đang uống thuốc trị huyết áp cao cũng cần đo 2-3 lần/ngày để kiểm tra xem thuốc đang uống có giúp hạ huyết áp hay không, có cần đổi thuốc hay hạ liều lượng xuống khi huyết áp đã trở lại bình thường. Hiện nay, từ các trang mạng và ngay cả bác sĩ đều khuyến cáo là PHẢI UỐNG THUỐC SUỐT ĐỜI, tin hay không tùy ở nhận định của mổi người. Riêng cá nhân tôi, nếu có bệnh là phải uống thuốc và phải hết bệnh và khi hết bệnh thì ngưng, tại sao lại cứ phải tiếp tục uống, vì ngay cả thuốc bổ uống dài ngày sẽ trở thành thuốc độc, chuyện này thì ai cũng biết cả!]

    Máy đo đường huyết (Blood glucose monitor)


    Đây là chiếc máy không thể thiếu đối với những ai bị tiểu đường. Với người không bị tiểu đường, máy cũng rất quan trọng khi cảm thấy bị mệt mỏi, té xỉu, để biết được bản thân có đang bị tụt đường huyết hay tăng đường huyết hay không.

    Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà, ít nhất là 1-3 lần/tuần. Tốt nhất là thử nghiệm trước khi ăn vào mỗi giờ nhất định.

    Ngoài ra, cũng nên thử nghiệm chỉ số đường huyết phần trăm bám vào hồng cầu gọi là Hemoglobin Ha1c (6.5% trở lên là tiểu đường). Xét nghiệm chỉ số Ha1c mỗi 3-6 tháng một lần cộng với việc kiểm tra hàng ngày sẽ cho biết chính xác bệnh tiểu đường có kiểm soát hay không, nếu đang uống thuốc.

    Cách sử dụng: tùy vào mỗi máy mà có sự hướng dẫn khác nhau. Quan trong nhất là đọc theo chỉ dẫn trên máy, đút que thử vào máy, và chờ đến khi có dấu hiệu bỏ giọt máu vào.

    Cách đọc: Cần biết khi đo là đã ăn hay đang đói vì kết quả đọc khác nhau.

    Khi đói:
    • Chỉ số đường huyết bình thường là 70- 99 mg/dl khi đói
    • Khoảng 100-125 mg/dl là sắp bị tiểu đường
    • Trên 126 là có thể mắc bệnh tiểu đường
    • Lượng đường dưới 54 mg/dl là nguy hiểm, có thể gây mệt mỏi và té xỉu
    Chỉ số đường huyết sau khi ăn:
    • Dưới 140 mg/dl là bình thường
    • Trong khoảng 140-199mg/dl là tiền tiểu đường
    • Trên 200mg/dl sau khi ăn 2 giờ là có thể tiểu đường
    Máy đo oxygen trong máu (pulse oximeter)


    Máy này rất quan trọng cho những ai có bệnh về phổi như COPD, viêm phổi mãn tính, bệnh suyễn, hay gần đây là Covid-19.

    Cách dùng: kẹp ngón tay trỏ hay ngón giữa vào giữa máy, bấm công tắc, và đợi kết quả.

    Cách đọc: máy sẽ có 2 chỉ số: số phần trăm là chỉ số oxygen trong máu và số sau là nhịp tim.
    • Chỉ số oxygen bình thường là trên 95%. Tuy nhiên, với người bệnh phổi thì chỉ số bình thường có thể là trên 90%.
    • Nếu chỉ số tụt dưới 95% và có thêm triệu chứng khó thở, mệt mỏi, thì bệnh nhân nên liên lạc với bác sĩ ngay.
    • Chỉ số dưới 90% thường sẽ cần oxygen hỗ trợ. Với bệnh Covid-19 thì chỉ số này rất quan trọng, phải được kiểm tra.
    • Chỉ số nhịp tim 60-100 là bình thường.
    Máy đo thân nhiệt (Thermometer)


    Đây là chiếc máy cần thiết cho mọi người, nhất là những lúc thấy nóng hay ớn lạnh trong người, cần có chiếc máy để đo chính xác. Hiện nay có máy dùng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ chính xác.

    Cách dùng: Bấm nút dò và nhắm vào trán cho đến khi nghe tiếng bíp và hiện ra nhiệt độ đo. Khi đo nhiệt độ, nhớ ghi ra vị trí đo, ví dụ: nhiệt độ trên trán là 36 độ C.
    • Nhiệt độ bình thường là từ 36.1 đến 37.2 độ C ( khoảng 97 - 99 độ F)
    • Trên 38 độ C (100.4 độ F) là sốt
    Máy cung cấp oxygen (Oxgen concentrator/generator)

    Oxygen concentrator/machine cũng là nó. Đây là chiếc máy cần thiết cho những ai bệnh phổi mãn tính hay viêm phổi cấp tính cần oxygen, như trường hợp bệnh Covid-19. Các nghiên cứu chỉ ra dùng oxygen sớm và kịp thời sẽ làm giảm tổn thương lên tim phổi do giảm áp lực làm việc lên 2 cơ quan này và khả năng hồi phục bệnh sẽ tốt hơn. Máy này thường chạy bằng điện, có thể có pin dự phòng trong vài giờ nếu mang lên máy bay.

    Cách dùng: Gắn điện, bật công tác, và gắn ống thở vào đầu ra. Khi dùng nasal cannula thì phải đeo chắc vào đầu, có hai đầu ra oxygen chĩa thẳng vào sâu trong mũi để khi ngủ không bị lệch ra ngoài.

    Sau khi bật máy lên thì dùng tay chỉnh lượng oxygen thở qua máy cho đến khi thấy đỡ hơn và máy đo oxygen trên ngón tay chỉ ra oxygen trên 90%. Nếu đã dùng oxygen mà vẫn không thấy đỡ hơn và chỉ số oxygen vẫn không cải thiện thì phải gặp bác sĩ ngay.

    Nguồn: Facebook Bác sĩ Wynn Tran: https://www.facebook.com/huynhtranmd...58770126121183
    Những chiếc máy (có thể cứu mạng) nên có ở nhà ==
    Posted by Huynh Wynn Tran on Monday, January 4, 2021






  • Font Size
    #2
    Animation Thank You GIF by MillMotion

    Comment


    • Font Size
      #3
      Người ta nói: Xe càng cũ thì thường xuyên vào garage, người càng lớn tuổi phải thường xuyên tới thăm BS.

      Nhưng chắc chắn những vật dụng nhỏ này, sẽ giữ được mạng sống quý giá của chúng ta, trước khi BS tới nhà. Thanks bạn trungthuc!

      Comment


      • Font Size
        #4
        o nha bay gio quang trong la phai may de do sot thoi ,de phong ngua covid-19 hahaha

        Comment


        • Font Size
          #5
          Originally posted by hoatuyet View Post
          Người ta nói: Xe càng cũ thì thường xuyên vào garage, người càng lớn tuổi phải thường xuyên tới thăm BS.

          Nhưng chắc chắn những vật dụng nhỏ này, sẽ giữ được mạng sống quý giá của chúng ta, trước khi BS tới nhà. Thanks bạn trungthuc!
          Cá nhân tôi trươc kia cũng nghĩ như vậy, cứ độ hơn 1 tháng là đi kiếm b/s để coi sức khỏe mình có tốt hay không, nhưng nay thì giảm hẳn rồi, 6 tháng trở lên mới ra xin b/s cho đi xét nghiệm tiểu đường A1c, mở máu, vitamin D, thận hay gan. Còn ở nhà, sáng thức dậy nếu không thấy gì khó chịu trong người thì ăn sáng xong pha cà phê sửa đá uống, nếu thấy khó chịu hay đau nhức gì là lấy máy đo đường ra đo trước, nếu con số bình thường thì thôi, nếu cao thì lấy tiếp máy đo huyết áp để thấy 3 con số có gì lạ hay không, nhờ vậy mà tôi lúc nào cũng "tâm ổn thân khỏe".
          Bây giờ mà nghe người này bị đột quỵ, người khác tim ngưng đập thật khó hiểu và đáng thương, vì họ coi thường sức khỏe, không bận tâm nghe ngóng các dấu hiệu, triệu chứng bất thường trong cơ thể, đợi đến khi nặng rồi thì bó tay...chịu chết! Cứ nhắm mắt tin vào sự chỉ dẩn, khuyên bảo, nhắc nhở của bác sĩ để rồi mất mạng một cách đáng tiếc. Ngay cả những người nổi tiếng cũng "dính" chuyện này như tỷ phú Steve Jobs không hề biết mình bị ung thư tuyến tụy cho đến giai đoạn chót, như nghệ sĩ Chí Tài có bệnh tiểu đường đang uống thuốc nhưng chắc ít tự kiểm tra sức khỏe nên gục chết sau khi đi tập thể dục về và bao nhiêu người khác bị đột quỵ, đứng tim mà không hề biết rằng, bệnh gì cũng phải có các triệu chứng, dấu hiệu báo trước, tiếc thay lại thường bị bỏ sót qua vì họ không bận tâm!! Sức khỏe con người thay đổi theo từng giây, từng phút, đừng cho rằng hôm qua b/s nói sức khỏe rất tốt, tháng rồi kết quả xét nghiệm cũng tốt, để rồi mất mạng một cách vô lý và đau đớn như vậy. Xin lổi vì hơi dài dòng, đã dốt mà hay lắm chuyện, xin cám ơn đã đọc.

          Comment


          • Font Size
            #6
            Originally posted by trungthuc View Post

            Cá nhân tôi trươc kia cũng nghĩ như vậy, cứ độ hơn 1 tháng là đi kiếm b/s để coi sức khỏe mình có tốt hay không, nhưng nay thì giảm hẳn rồi, 6 tháng trở lên mới ra xin b/s cho đi xét nghiệm tiểu đường A1c, mở máu, vitamin D, thận hay gan. Còn ở nhà, sáng thức dậy nếu không thấy gì khó chịu trong người thì ăn sáng xong pha cà phê sửa đá uống, nếu thấy khó chịu hay đau nhức gì là lấy máy đo đường ra đo trước, nếu con số bình thường thì thôi, nếu cao thì lấy tiếp máy đo huyết áp để thấy 3 con số có gì lạ hay không, nhờ vậy mà tôi lúc nào cũng "tâm ổn thân khỏe".
            Bây giờ mà nghe người này bị đột quỵ, người khác tim ngưng đập thật khó hiểu và đáng thương, vì họ coi thường sức khỏe, không bận tâm nghe ngóng các dấu hiệu, triệu chứng bất thường trong cơ thể, đợi đến khi nặng rồi thì bó tay...chịu chết! Cứ nhắm mắt tin vào sự chỉ dẩn, khuyên bảo, nhắc nhở của bác sĩ để rồi mất mạng một cách đáng tiếc. Ngay cả những người nổi tiếng cũng "dính" chuyện này như tỷ phú Steve Jobs không hề biết mình bị ung thư tuyến tụy cho đến giai đoạn chót, như nghệ sĩ Chí Tài có bệnh tiểu đường đang uống thuốc nhưng chắc ít tự kiểm tra sức khỏe nên gục chết sau khi đi tập thể dục về và bao nhiêu người khác bị đột quỵ, đứng tim ma không hề biết rằng, bệnh gì cũng sẽ có các triêu chứng báo trước, tiếc thay lại thường được bỏ qua vì không bận tâm!! Sức khỏe con người thay đổi theo từng giây, từng phút, đừng nên cho rằng hôm qua b/s nói sức khỏe rất tốt, tháng rồi kết quả xét nghiệm cũng tốt, để rồi mất mạng một cách vô lý và đau đớn như vậy. Xin lổi vì hơi dài dòng, đã dốt mà hay lắm chuyện, xin cám ơn đã đọc.
            haha...đó là chia xẻ kinh nghiệm trong cuộc sống mà bác. Mình lượm cái hay đầu này, thêm vào cái hay của đầu kia, để dành cho cuộc sống của riêng mình, đó là điều quý nhất, phải không bác? Thanks!


            Comment


            • Font Size
              #7
              Nhân tiện đây, cho phép tôi bổ sung vài ý nữa (lại nhiều lời nữa!!). Trước đây, tôi cũng như nhiều người khác, cứ độ hơn 1 tháng là chạy ra khám bác sĩ để được chẩn đoán cho dù không có bệnh gì cụ thể cả. Y như rằng cứ mổi lần gặp là nhận được một giấy giới thiệu đi thử máu chỉ sau vài ba câu hỏi của bác sĩ và lật xem hồ sơ bệnh. Nếu không đi thử tiểu đường thì cũng được đi thử cholesterol, gan, thận,... cho dù một hai tháng trước đã được thử rồi và có kết quả luôn nữa. Tuy nhiên bà bác sĩ này không bao giờ đọc cho nghe con số cụ thể, thí dụ đường huyết là bao nhiêu mà cứ phán: "đường cao", "mở cao", v..v.. và mình chỉ biết vâng vâng, dạ dạ mà thôi! Sau này rút kinh nghiệm, xin bản copy các kết quả (bà buộc là phải ký tên ghi rõ là "bệnh nhân yêu cầu bản copy" trong khi luật lê cho phép bệnh nhân có quyền xin bản copy này hoàn toàn FREE, xin các bạn nhớ lấy!). Trong kết quả xét nghiệm máu này có nói rỏ chỉ số tiêu chuẩn là bao nhiêu, nếu cao hay thấp là bao nhiêu để cho mình nắm biết về tình trạng đường huyết, cholesterol, gan, thận có vấn đề gì xấu hay tốt.
              Sau khi tìm hiểu qua môn Khí công y đạo Toronto của thầy Đổ đức Ngọc ở Canada và một số bài viết về y khoa ở VN, tôi mới hiểu được chỉ số đường huyết mà bác sĩ Tây y đang áp dụng là đã được điều chỉnh nhiều lần từ con số 140 (lúc đói buổi sáng) xuống còn 100. Nhờ vậy mà có hàng triệu người khác từ chổ chưa mắc bệnh, lại buộc phải uống thuốc trị tiểu đường mà không hề biết, chỉ nhắm mắt nghe theo lời chỉ dẩn "vàng ngọc" của bác sĩ. Xin nói rõ ở đây, bác sĩ không có nói sai, làm sai vì họ phải tuyệt đối tuân theo những chỉ dẩn của ngành y tế để tránh bị tước bỏ bằng cấp cũng như bị rút giấy phép hành nghề nếu họ làm khác đi.
              Bạn nào nếu được cho đi thử đường huyết, nhớ xin thử hemoglobin A1c chớ không nên thử máu bình thường về đường huyết và phải xin bản copy để tham khảo thêm qua bạn bè, con cháu trong nhà!!
              Tôi thiết nghĩ, nếu có bệnh thì nên uống thuốc để dứt bệnh, nhưng phải hết bệnh, nếu không dứt, phải xin đổi thuốc khác hoặc thêm hay bớt liều lượng cho phù hợp. Còn bảo là "uống thuốc suốt đời", xin lổi là không có tôi trong đó. Như bệnh cao huyết áp, theo sách vở, chỉ dẩn của bác sĩ thì bệnh nhân PHẢI uống thuốc suốt đời!! Xin lổi, huyết áp cao mà không có kèm triệu chứng như nhức đầu bưng bưng, khó chịu, tim đập nhanh,... vậy làm sao dám gọi là huyết áp cao??? Nếu không tin, các bạn thử đo huyết áp bình thường, ghi xuống 3 con số, sau đó tự nhiên nổi giận lên, quát tháo ầm ĩ đôi ba phút, sau đó ngồi xuống đo lại sẽ thấy con số khác biệt liền (dỉ nhiên là cao). Huyết áp tùy thuộc thái độ, tâm tính, nhất là từ món ăn (mặn, cay quá) mà ra; nếu biết điều tiết thì làm sao huyết áp cao được? Hơn nữa cứ nhậu nhẹt liên miên, rượu vào tim đập nhanh, máu dồn lên nảo, thì làm sao mà không bị đột quỵ được!!!
              Đây chỉ là vài kinh nghiệm mà cá nhân tôi đã rút tỉa trong thời gian qua và chia sẻ cho các bạn đọc chơi, không nên lấy những chuyện này mà đi tra hỏi bác sĩ, sẽ bị rầy ngay vì dể đụng chạm đến tự ái nghề nghiệp của họ. Hơn nữa cũng không phải là khuyên bảo các bạn phải tin vào những gì đã nói ở đây vì chuyện mà tôi thấy đúng, chưa chắc sẽ đúng với các bạn.
              Nếu bạn nào đang hưởng Medicare, khi đến bác sĩ lấy thuốc, nếu có refill, nên xin thuốc 3 lần thuốc cho 3 tháng, sẽ trả tiền có 1 lần. Thí dụ thuốc generic chỉ trả có 1.30 USD (thay vì 3.90 USD) và brand name là 3,70 USD (thay vì 11.10 USD), dỉ nhiên nếu phải copay là giá thuốc sẽ khác tùy theo bảo hiểm đã mua.

              Comment

              Working...
              X