Announcement

Collapse
No announcement yet.

“Tôi là người độc nhất còn lại để kể chuyện cho quý vị”

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    “Tôi là người độc nhất còn lại để kể chuyện cho quý vị”




    Tác giả: Larry Engelmann

    Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

    12-4-2021

    Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4

    Tôi tập hợp sĩ quan, binh sĩ vào năm cái xe jeep. Làm gì được bây giờ? Ai nấy đều đã bỏ đi. Người ta bảo có người thấy tướng Phú ngoài phi trường. Chúng tôi lái ra phi trường. Đầu tiên, quân cảnh không chịu cho tôi vào. Sau, họ mở cổng. Khắp chung quanh tôi là lính không quân, tôi gặp cả ông tướng không quân cũng đang dáo dác tìm tướng Phú. Ông ta bảo: “Ông Phú đã đi, rồi ông Lý cũng đi thì tại sao chúng tôi còn ở lại đây. Đi thôi!” Nhưng lúc ấy tôi nào có đi đâu. Tôi chỉ đi tìm người chỉ huy của tôi thôi!

    Rồi tôi nhận điện thoại của đại tướng Cao Văn Viên tại phi trường. Ông bảo: “Tướng Phú đâu?” Tôi nói “Tôi không được rõ, chính tôi cũng đang tìm ông ấy!” Ông nói: “Vậy anh cứ ở lại phi trường để kiếm ông ấy cho tôi.” Tôi bảo: “Vâng, tôi sẽ ở đây.”


    Chúng tôi đợi chờ trông ngóng mãi vẫn chẳng thấy tướng Phú đâu. Sau bảy ngày không ăn không ngủ, tôi qụy xuống vì suy nhược. Lính và các sĩ quan của tôi bèn đẩy tôi vào một chiếc máy bay trong khi các toán lính khác rút đi. Chiếc máy bay thay vì đi Phan Rang để thiết lập bộ chỉ huy ở đấy, đã bay thẳng về Sàigòn. Khi tôi tới Sàigòn thì tướng Phú đã ở đấy rồi. Tôi về nhà. Hôm sau đi tiểu ra máu, sức khoẻ sa sút. Tôi đi khám bệnh. Bác sĩ cho thuốc, bắt tôi nghỉ ngơi, nhưng tôi vẫn đi làm.

    Một lần nữa tôi cố liên lạc tướng Phú để xem phải làm gì. Câu đầu tiên ông ấy bảo tôi là: “Lý ơi, chúng ta bị phản bội rồi.” Tôi hỏi: “Bởi ai vậy?” Ông ta nói: “Bởi Thiệu. Thiệu đã cho chúng ta vào bẫy. Ông ta đã đẩy mọi chuyện cho chúng ta. Ông ta bảo tất cả là lỗi chúng ta. Chính ông ấy ra lệnh cho chúng ta rút quân, bây giờ ông ấy lại tuyên bố mọi sự đều do lỗi chúng ta cả!” Ông Phú muốn chuẩn bị một tờ trình để chứng minh chúng tôi chẳng có tội lỗi gì, để giải thích rõ chúng tôi đã điều khiển các chiến dịch ấy như thế nào, tại sao chúng tôi không lấy lại Ban Mê Thuột, tại sao chúng tôi triệt thoái.

    Vì thế tôi sửa soạn một tờ trình dầy cộm cho tướng Phú.

    Tôi đến thăm tướng Phú và tướng Trưởng, Tư lệnh vùng 1, bấy giờ đang ở trong bịnh viện. Tướng Trưởng ôm lấy tôi mà khóc. Ông bảo: “Lý ơi, chúng ta mất hết fôi!” Tướng Trưởng yêu đất nước, yêu đồng đội và yêu Quân đoàn I của ông. Nhưng bây giờ, tất cả không còn gì nữa.
    Khi gặp lại tướng Phú, tôi thấy ông đang giận dữ. Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến ông giận dữ tổng thống. Sau khi trao cho ông tập báo cáo tôi đã soạn xong, ông ký tên, tôi đi gặp tướng Khuyên để đưa tờ trình này cho ông Thiệu và ông Cao Văn Viên. Nhưng sau đó, không bao giờ tôi nghe nói gì về tờ trình này nữa.

    Tôi hỏi tướng Khuyên: “Chúng ta phải làm gì bây giờ. Chúng ta đã mất tất cả chưa?”. Ông nói: “Không. Chúng ta sẽ tập trung lại, vạch lại ranh giới, ông sẽ nắm lại Quân đoàn II.”

    Nhưng tôi tự nghĩ ông tướng này không nói hết sự thật. Bây giờ chúng tôi không còn có thể làm như vậy được nữa. Nếu ông ấy bảo thế từ lúc tôi còn ở Pleiku, thì còn có thể được. Bây giờ tôi chỉ huy được ai. Lính thì không, địch đầy rẫy, chỗ nào cũng có địch quân.

    Tướng Khuyên hỏi: “Nếu ông ở địa vị tôi, ông sẽ làm gì?” Câu hỏi đột ngột làm tôi chấn động, vì tôi nhận ra rằng tôi không còn có thể nghĩ được bất cứ giải pháp khả thi nào để giải quyết vấn đề của chúng tôi lúc này nữa.

    Khi vê nhà, vợ tôi và tôi nghe tiếng phi cơ liên tục cất cánh mỗi đêm. Chúng tôi biết văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ đang di tản người ra khỏi xứ. Tin tức đưa đến chúng tôi mỗi ngày do đó chúng tôi đều biết những ai đã ra đi. Tôi đến gặp một người bạn là Tư lệnh Sư đoàn 2(?) Ông ta và tôi vẫn cố gắng thu thập lại lính tráng để tái tổ chức Sư đoàn 22 và Sư đoàn 23.(?) ()

    Nhưng bỗng lúc ấy, chúng tôi lại nhận được những tin tức toàn là tin tổn thất. Tôi đi gặp tướng Hiếu một cấp chỉ huy cũ của tôi và là một tướng lãnh hết sức lương thiện trong quân đội.

    Tôi hỏi tướng Hiếu tình hình Quân khu III ra sao. Ông trả lời: “Chúng ta phải tái tổ chức và nỗ lực mà chặn những cuộc tiến công chiến xa của địch quân”. Vài ngày sau, ông bị giết.




    Tôi đi ra đi vào từ Vũng Tàu đến Sàigòn nhiều lần, cuối cùng liên lạc được một số bạn hữu của tôi bên tòa Đại sứ Mỹ. Họ điện thoại bảo tên tôi đã có trên danh sách những người ra đi. Tôi đến tòa Đại sứ Mỹ, vào bằng cổng hậu vì người ta quá đông, họ đã để cho tôi vào. Tôi gặp tướng Charles Timmes, một bạn rất tốt của tôi. Ông bảo ông đã nhận được lệnh Hoa Thịnh Đốn đưa Cao Văn Viên đi, tên tôi được sắp kế tên ông Cao Văn Viên, vì tôi đã cứu được nhiều người Mỹ trên cao nguyên.

    Do đó tôi đưa gia đình trực hệ, gồm vợ và các con đến đợi ở điểm hẹn, rồi được đón vào Tân Sơn Nhứt bằng xe buýt tòa Đại sứ. Chúng tôi chờ ở phi trường cho đến hôm sau.

    Chúng tôi rời Việt Nam bằng chiếc máy bay C-130, bay đến trại tỵ nạn ở Guam. Đó là ngày 25 tháng Tư.

    Khi rời đi, tôi biết tất cả đã mất. Trước kia tôi nghĩ có thể Cộng sản và Mỹ có thỏa thuận, nhưng điều ấy sai. Chúng tôi nghe nói người Mỹ đã bán đứng chúng tôi để kiếm những đồng minh khác.

    Tôi nghĩ khi Kissinger đi Trung Quốc bắt tay với Mao Trạch Đông, đấy đã là chung cuộc của Việt Nam. Tôi biết sau đó Việt Nam chẳng còn hy vọng gì. Sau khi người Mỹ đi Bắc Kinh bắt tay với Trung Cộng, họ không cần Việt Nam nữa.

    Đối với tôi, đấy là chuyện người ta đã bán đứng chúng tôi. Chúng tôi chẳng có gì để nói về chuyện ấy cả. Tôi nghĩ đáng lẽ Tổng thống Thiệu phải thấy được điều này mà chuẩn bị từ trước. Nhưng ông đã không thấy, do đó đối với tôi, Thiệu không phải là một lãnh tụ giỏi.

    Bây giờ đây quý ông thử nghĩ: Nếu quý ông là người Việt Nam và quý ông yêu quê hương xứ sở mình, tất nhiên sẽ phải hỏi tại sao người Mỹ hành xử như thế? Đây chính là câu hỏi mà tôi đặt ra cho người Mỹ: Tại sao người Mỹ đã đối xử với bạn hữu của mình như thế?

    Nhiều người bảo chúng tôi đã bị bán đứng. Tôi đành phải buồn bã mà đồng ý đúng là như vậy.

    Nguồn: Blog Phan Ba

  • Font Size
    #2
    ... câu hỏi: Tại sao người Mỹ đã đối xử với bạn hữu của mình như thế?
    theo tui ...
    nếu nghĩ VN là bạn hữu hay đồng minh của Mỹ thì không tìm được câu trả lời ...
    dùng chữ "đối tác làm ăn" của Việt + thì may ra.

    Làm ăn là quan trọng ... Mỹ không thích chiến tranh ...
    nên ... sau mấy năm Mỹ mới tham gia các thế chiến ...
    trước đó thì ... bận chuyện làm ăn.

    sau khi cướp chính quyền Bảo Đại ở miền bắc ...
    HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập ... do Mỹ viết giùm ...
    và ... Mỹ công nhận chính quyền HCM nhưng Liên Sô thì không.

    Mỹ không dứt điểm Bắc Hàn ...
    mà quay sang đài thọ mọi chi phí cho Pháp trở lại VN ...

    rồi miền nam có VNCH
    rồi miền nam có VNCH 2

    ... khi người Mỹ đi Bắc Kinh bắt tay với Trung Cộng, họ không cần Việt Nam ...
    họ xài VN ... chớ cần VN bao giờ ...
    brothers in arms
    Click image for larger version  Name:	A1-11-324x235.jpg Views:	1 Size:	12.2 KB ID:	29552

    huynh đệ tương tàn
    về sau họ có gặp lại nhau không?

    Comment


    • Font Size
      #3
      Ah ... sau 45 năm ...

      'Hai người lính' hội ngộ lịch sử sau 45 năm-Kỳ 1: Điểm hẹn: Quảng Trị


      02/04/2018 | 06:30
      Giây phút hội ngộ ở sân bay Phú Bài của nhà báo Chu Chí Thành và “người mẫu ảnh” Bùi Trọng Nghĩa​. Ảnh: Triệu Đô.
      TP - 45 năm trước họ gặp nhau ở đất lửa Quảng Trị để có được bức ảnh độc đáo. Câu chuyện hội ngộ của họ một lần nữa gây xung động đặc biệt cho người chứng kiến, khiến phải thông tin đầy đủ đến bạn đọc. Bởi đó không còn là chuyện riêng của họ mà là chuyện lớn của đất nước này...
      Một ngày đầu năm 2018 dương lịch, ông Bùi Trọng Nghĩa - người lính Sài Gòn trong ảnh Hai người lính mà tôi quan tâm viết không chỉ một bài, điện thoại cho tôi: “Đài Truyền hình Quảng Trị mời tôi dự giao lưu nhân 45 năm Hiệp định Paris, có cả anh Tạo anh Thành. Tôi có nên đi không?”.
      “KHÚC CA HÒA BÌNH”- MỘT NGUYÊN CỚ
      Tạo trong câu của ông Nghĩa tức Nguyễn Huy Tạo - anh bộ đội, người lính còn lại trong ảnh. Còn Thành là Chu Chí Thành - tác giả bức ảnh trứ danh đó, chụp cách nay tròn 45 năm.





      Thực ra hồi tháng Năm năm ngoái, ngay khi người viết bài này tìm ra người lính Sài Gòn trong ảnh Hai người lính, báo Tiền Phong đã mong sớm tổ chức hội ngộ cho họ. (Xin đọc loạt bài Cuộc gặp người lính Sài Gòn trong ảnh Hai người lính, tháng 5/2017. Cuộc tìm ra người lính Hà Nội thì diễn ra trước đó một năm rưỡi). Báo muốn một cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa sau chừng ấy dâu bể, can qua, sau thời gian dài không manh mối hoặc thông tin không chính xác rằng họ đều đã chết. Nhưng rồi vì lý do tôi sẽ đề cập sau, mà chuyện này chưa thể thực hiện sớm.
      Thì bây giờ có cơ hội? Nhân một chương trình giao lưu nghệ thuật tên là Khúc ca hòa bình tối 26/1/2018.



      Hai bức ảnh cách nhau 45 năm.

      Ông Nghĩa nói trong điện thoại: “Do báo Tiền Phong, do cô mà mọi người biết tôi. Tôi nghĩ nay ai mời, muốn gặp thì tôi đều nên hỏi ý kiến cô, mới gọi là có trước có sau”.
      Tôi động viên ông đi, vì nhiều lý do. Ông đã xuôi xuôi thì lại nảy mối lo để vợ đau yếu ở nhà không yên tâm. Họ có con trai 26 tuổi nhưng cậu này đi làm suốt ngày.
      Phó Giám đốc Đài Truyền hình Quảng Trị - anh Võ Nguyên Thủy điện thoại nhờ tôi thuyết phục ông Nghĩa nhận lời vì “hai người lính” chính là điểm nhấn của chương trình Khúc ca hòa bình. (UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp một số dơn vị tổ chức. Truyền hình Quảng Trị và VTV8 đồng sản xuất để phát sóng).
      Sau cùng tôi cũng thuyết phục được ông Nghĩa sắm sửa bộ hành ra Quảng Trị một phen. Ở đó ít nhất ngoài Chu Chí Thành còn có tôi từ Hà Nội vào nên vợ con ông nói, thế thì họ hoàn toàn yên tâm. Chả là từ hồi tôi kết nối được hai vị Thành - Nghĩa, họ thỉnh thoảng chuyện trò, thăm hỏi nhau trên điện thoại.
      BA NGƯỜI BA MŨI TIẾN VỀ THÀNH CỔ
      11 giờ 10 phút trưa 25/1/2018, người Sài Gòn “gộc” Bùi Trọng Nghĩa đáp chuyến bay 1372 của Vietnam Airlines từ TPHCM ra Phú Bài, Huế. Theo kế hoạch, người của truyền hình Quảng Trị sẽ đón ông về Trung tâm Dịch vụ-Hội nghị tỉnh nghỉ ngơi trong khi chờ giao lưu tại Quảng trường Giải phóng.
      Trước đó, 19 giờ 30 tối 24/1, nhà báo Chu Chí Thành lên chuyến tàu SE1 khởi hành từ ga Hà Nội. Cũng từ Hà Nội, chiều 25/1 Nguyễn Huy Tạo lên tàu SE9 cùng thủ trưởng cũ - Đại tá Trần Long, sĩ quan tham mưu của Trung đoàn 48 tức Trung đoàn Thạch Hãn đóng tại Quảng Trị thời điểm 1973. Tôi đi ô tô vào.
      Ba người ba mũi tiến về thành cổ. Nguyễn Huy Tạo vào muộn nhất do nhà có đại sự. Bùi Trọng Nghĩa lần đầu trở lại Quảng Trị sau 45 năm, chuyến đi mà về sau vợ ông thuật lại với tôi: “Ổng vui lắm”. Còn Chu Chí Thành thì mong cuộc hội ngộ này từ lâu, từ tháng Năm năm ngoái khi nghe thông báo về “đại chương trình, đại kế hoạch” của báo Tiền Phong.

      Đến Quảng Trị tối hôm trước, ngay sáng sau tôi cùng mấy anh bạn trẻ quay phim, đạo diễn của Hà Nội và Đài Quảng Trị lên đường đi Huế đón Bùi Trọng Nghĩa. Bởi chúng tôi dự định ghi lại cuộc hội ngộ này một cách xứng đáng.
      Muốn có sự đặc biệt, đón tại chân cầu thang máy bay chứ không chỉ ở sảnh, tôi phải nhờ Đình Thắng, Trưởng ban Kinh tế của báo. Thắng theo dõi ngành giao thông vận tải nhiều năm. Thế là chỉ ít phút đã thấy người có chức trách của Tổng Cty Cảng Hàng không Việt Nam ngoài Hà Nội điện thoại cho tôi nói đồng ý trợ giúp, đã liên hệ Cảng vụ Huế để chúng tôi có được sự đặc cách.
      Tưởng được phép thì cứ thế phi thẳng ra máy bay, hóa ra chúng tôi phải qua kiểm tra an ninh ngặt nghèo trước khi được tổ an ninh hộ tống đến nơi cần đến. Nhờ ít phút thư giãn chờ máy bay hạ cánh mà lần đầu tiên trong đời có dịp ngắm nghía quang cảnh sân bay Phú Bài từng biết qua những trang sách chiến tranh đọc từ hồi bé.
      Tiết trời Huế hôm ấy, 25/1/2018 se se lạnh. Nhà báo Chu Chí Thành mặc áo khoác màu xám còn tôi vận quần bò và áo khoác bò cho có vẻ dã chiến, năng động so với tuổi. Trên tay ông Thành khư khư chiếc áo khoác màu đen. Chả là trước đó, hỏi han hành trang của ông Nghĩa, được biết ông không hề có áo ấm do lâu lắm có đi xa đâu, tôi nói với ông Thành, có thể chuẩn bị món quà nhỏ này không. “Yên tâm, không chỉ áo ấm mà tôi sẽ mang vài chiếc sơ-mi tặng cậu ấy”. Bây giờ, sợ ông Thành cũng hay quên đồ như mình nên tôi khuyên cứ để áo trong ô-tô khỏi ôm ra máy bay cho khổ, tay ông còn bận máy ảnh, và chỉ lạnh ít phút thôi, từ máy bay bước xuống lại lên xe buýt ra sảnh luôn mà.
      GẶP LẠI
      Thế rồi chiếc máy bay màu xanh dương điểm họa tiết hoa sen cũng nhô lên khỏi ngọn cây, từ từ lăn bánh trên đường băng rồi quành về hướng chúng tôi đứng. Tổ an ninh nhắc chúng tôi không được nôn nóng. Sợ mất an toàn.

      Được phép, mấy chàng quay phim lập tức cùng Chu Chí Thành áp sát cầu thang. Tôi nói, cứ túm tụm cửa trên thế này, nhỡ ông “hành khách đặc biệt” lại chọn cửa dưới thì sao. Nên là quyết định đi về phía ấy và dặn nhớ để ý, thấy tôi vẫy thì liệu mà chạy lại!
      Cuối cùng cũng thấy người Sài Gòn bước xuống trong chiếc áo pul xanh quần tây thẫm. Bèn ra sức vẫy mấy ông trẻ nhưng họ chả thèm để mắt như đã hẹn! Quay với chả kiếc! Về sau họ kể: Đang mỏi cổ ngóng, với máy móc lỉnh kỉnh trên tay thì thấy một người đàn ông bước xuống hỏi Đón ông Nghĩa phải không? Đoán đây là ông Phú- thành viên ban tổ chức, người được Đài Quảng Trị thông báo sẽ bay cùng ông Nghĩa nên họ tưởng ông Nghĩa đi ngay sau. Ông Phú hóa ra là Trình Quang Phú, người nổi tiếng ở Phú Yên mà tôi từng gặp vài bận.
      Từ bậc cầu thang cao cao, hành khách Nghĩa nhận ra tôi, có vẻ ngỡ ngàng xong cũng nở nụ cười ấm áp bước xuống đường băng. Muốn nhường giây phút quan trọng cho hai nhân vật chính với sự chứng kiến của các loại ống kính nên tôi lui đi, chả nói gì mấy chỉ cười chào là chính.
      Sau này vợ ông Nghĩa kể, ông cực bất ngờ khi thấy hai “đại nhà báo” hiện ra ở Phú Bài. Ông cứ tưởng về đến Quảng Trị chúng tôi mới gặp nhau!

      Trên xe buýt ra sảnh sân bay.

      Nhìn thấy người nổi tiếng Chu Chí Thành, ông Nghĩa cười tươi tiến đến, tay chỉ vào ông Thành rồi ra dấu với tôi, ý là nhận ra ai đây rồi! Ông Thành cũng nhanh nhẹn tiến lại ôm vai người quen cũ, tíu tít: “Nhận ra anh à? Qua ảnh hay thấy động tác thì nhận ra? Em ra được đây là mừng quá rồi. Khỏe nhỉ, tốt quá. Ôi trời, bốn nhăm năm rồi...”.
      Ông Nghĩa nói nhận ra ông Thành nhờ ảnh (in báo). Nom ông xúc động ra mặt. Ông Thành chủ động ôm vai, bắt tay còn ông Nghĩa dùng cả hai tay để bắt lại tay ông Thành. Có lúc, hai người đồng thời chỉ sang tôi theo một cách mà tôi hiểu vì sao. Đúng là cơ duyên đã khiến tôi gặp được từng người- Thành, Nghĩa để rồi hôm nay lại được chứng kiến cảnh ngộ cảm động này.
      Ông Thành ôm vai ông Nghĩa trước, chìa tay ra trước còn ông Nghĩa dùng cả hai tay để bắt (lại) tay ông Thành. Về sau ông Thành kể lại với tôi: “Nghĩa siết tay tôi rất chặt”.

      Xe bon trên đường phố Huế bình yên. Người Sài Gòn càng lúc càng phấn khích, cứ quay trái quay phải, nhấp nhổm chỉ nơi đó nơi kia, ôn lại kỷ niệm tới Huế hồi trai trẻ, đi chơi với bạn bè ở sân banh Tự Do, cửa Thuận An, Mang Cá; đá bóng phía An Hòa, An Cựu...Sân bay Phú Bài thì ra vô thường xuyên nhưng đều trước 1975 chứ từ đó tới nay, tịnh không trở lại Huế lần nào.
      Bữa cơm hội ngộ của chúng tôi diễn ra ở 38 Nguyễn Lương Bằng cắt phố Tố Hữu. Nghe các ông trẻ quay phim và Chu Chí Thành kể lại lý do không thể “túm” được ông Nghĩa đi từ cầu thang máy bay xuống để mà ghi hình, tôi kết luận: “Cuối cùng tôi vẫn có duyên với chàng Nghĩa nhất!”.
      Với anh bộ đội Tạo thì lại không duyên được bằng.
      Được biết tàu của ông Tạo sẽ vào ga Đông Hà tờ mờ sáng 26/1, tôi không cần để chuông báo thức cũng vùng dậy rất sớm, rồi 3h kém 15 sang gõ cửa phòng ông Thành- Nghĩa. Ông Thành nhổm dậy bảo: Tàu đến muộn 1 tiếng nên cứ nghỉ ngơi thêm đi. Đúng một tiếng sau lại sang thì gọi không được. Ngạc nhiên xuống sảnh đợi đến 20 phút mới biết tất cả họ- đạo diễn, quay phim đã lẳng lặng đi không gọi mình như đã hẹn, còn ông Thành và Nghĩa nghe ai đó giải thích linh tinh thế nào mà tưởng tôi tự dưng lại chọn ngồi nhà, khiến ông muốn lộn lên phòng tìm tôi đành thôi. Tôi cáu quá. Đánh đường vào đây có phải để ngủ đâu, đi chơi đi bời đâu. Tôi đã đi Huế đón ông thủy quân lục chiến thì đương nhiên với ông bộ đội cũng vậy, vả lại chúng tôi đã mong chờ cuộc này từ năm ngoái
      tienphong.vn



      Comment


      • Font Size
        #4
        'Hai người lính' hội ngộ lịch sử sau 45 năm: Chuyện ở chốt Long Quang
        03/04/2018

        TP - Họ đã trở lại chốt Long Quang ở xã Triệu Trạch nổi tiếng - nơi 45 năm trước diễn ra cuộc hòa hợp chóng vánh giữa hai đội quân, dẫn đến có cú bấm máy lịch sử. Một sự trở lại xứng đáng.
        Phút chạm mặt đầu tiên

        Sự cố đưa đón khiến tôi không được tận mắt chứng kiến cảnh anh bộ đội lần đầu gặp lại người lính Việt Nam cộng hòa nhưng ráp nối lời kể của mỗi người và xem lại đoạn phim thì được biết cuộc chạm mặt này cũng xuôi xẻ cả.




        Phút chạm mặt đầu tiên của hai người lính ở ga Đông Hà rạng sáng 26/1/2018. (Bên phải là ông Nguyễn Huy Tạo, bên trái: Bùi Trọng Nghĩa. Đứng giữa là Đại tá Trần Long, Chủ nhiệm Trinh sát của Bộ tư lệnh Cánh Đông năm 1973). Ảnh: CHU CHÍ THÀNH..

        Trong đêm, Bùi Trọng Nghĩa và Chu Chí Thành đi dọc đường ray ga Đông Hà đón hai người lính Hà Nội. Đại tá Trần Long được Đài Quảng Trị mời theo gợi ý của Nguyễn Huy Tạo vì ông Long cũng rất nặng tình với mảnh đất Quảng Trị. Tôi hay trêu ông là “Người lính già đầu bạc/ Kể mãi chuyện Nguyên Phong” (thơ Trần Nhân Tông) vì cứ có dịp là ông lại ôn chuyện chiến trường hết sức say sưa.

        Họ nói gì phút đầu gặp mặt?
        Đương nhiên là hỏi thăm sức khỏe, hỏi có nhận ra (nhau) không? “Anh ra khi nào?”- ông Tạo hỏi. Còn ông Nghĩa: “Nghe nói anh bận lắm. Vậy vô đây là mất công mất việc của anh. Nhưng anh vô được là quí rồi. Anh em mình còn sống đến giờ này là mừng rồi, tưởng đâu...”.
        Trước đó, buổi trưa, trên ô tô từ Huế về Quảng Trị tôi cứ đùa ông lính Sài Gòn rằng có nhận ra nhiếp ảnh gia Thành thật không đấy, hay nãy giờ lại tưởng đang hội ngộ anh bộ đội?
        Hơn 4 giờ sáng về đến khách sạn, trời tối mịt nhưng họ không ngủ lại, mà bốn người đàn ông ngồi trong phòng của hai người lính Hà Nội đến sáng bạch, hỏi han, kể chuyện gia đình, chuyện chiến trường... Ông Tạo tả: “Hai ông anh nói hết phần hai thằng em!”.
        Tôi, ông Thành, ông Tạo và ông Long đều từng gặp nhau ở Hà Nội. Riêng tôi gặp ông Nghĩa ở Sài Gòn 7 tháng trước. Với “hai thằng em” thì đây là giây phút đầu tiên của họ!


        Long Quang - Cảnh đó người đây
        Về xã Triệu Trạch, người đón chúng tôi là ông Phan Tư Kỳ, nguyên xã đội trưởng thời điểm 1972-1973. Một cựu du kích nữa - Lê Quốc Thạnh. Nom gương mặt khắc khổ, dáng đi bộ tất tả, dáng đạp xe của ông Kỳ và bộ quần áo xanh ông mặc trên người thì ngỡ như ông chưa ra khỏi cuộc chiến.
        Nguyễn Huy Tạo phăm phăm đi trước, nói với Chu Chí Thành: “Em sẽ chỉ cho anh (nơi họ gặp nhau xưa) vì vừa đến đây em đã có cảm giác được dẫn đường” (bởi đồng đội của ông).
        Nói Triệu Trạch “nổi tiếng” bởi là một địa bàn bỏng rẫy thời chiến tranh. Nhà nước phong “xã Anh hùng” từ 1976, còn chốt thép Long Quang được Bộ VHTTDL xếp hạng Di tích Quốc gia. Chốt thép Long Quang chính là thôn Long Quang của xã - mắt xích quan trọng, vị trí tiền tiêu bảo vệ Cửa Việt trong đội hình phòng ngự của Bộ Tư lệnh Cánh Đông, hỗ trợ phía đông cho lực lượng bảo vệ thị xã -Thành cổ.


        Bức ảnh nổi tiếng, chụp 45 năm trước.



        Bức ảnh hội ngộ mà nhiều bạn đọc hẳn mong chờ. Ảnh: DPV.

        Trong trí nhớ của Chu Chí Thành, Long Quang - chốt tiền tiêu của cả hai phía, trước khi ông đến vào đầu năm 1973 là nơi giao tranh quyết liệt “nhưng sau khi quân giải phóng bẻ gẫy các đợt lấn chiếm của phía Sài Gòn thì khá yên ổn. Tuy nhiên hai bên vẫn bố phòng nghiêm ngặt. Phía Sài Gòn dựng lô cốt dã chiến, bao tải cát chạy dài theo công sự. Phía quân giải phóng thì giao thông hào chạy suốt tuyến. Rõ nhất là những quả đạn DKB rải dài dọc tuyến như công khai cảnh báo đối phương”.
        Du kích Thạnh, sau hòa bình làm Bí thư Đoàn xã, rồi Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã kể về những trận quyết tử bảo vệ vùng giải phóng. Dân quân du kích như ông phối hợp bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực của Trung đoàn 64 và 48 thuộc Sư đoàn 320b, Trung đoàn 101 Sư đoàn 325 đẩy lùi các cuộc phản kích mang biệt danh “Sóng Thần” 36, 37, 39 và 45 của phía bên kia.



        Nhà báo Chu Chí Thành tặng bức ảnh kỷ niệm cho "hai chú em" và cựu xã đội trưởng Phan Tư Kỳ (áo xanh). Ảnh: DPV.

        Long Quang xưa chang chang cồn cát. “Cây thì chỉ có cây dương”- ông Tạo nhớ vậy. Còn nay, nơi đây là một dãy đê chắn cát, với rừng phòng hộ trồng tràm hoa vàng. “Đã đến đã thấy đã chụp ảnh”- trí nhớ của anh bộ đội Tạo cộng hưởng với chỉ dẫn của hai du kích khiến tất cả chúng tôi cuối cùng dừng chân tại một góc của khu rừng phòng hộ và rú, ngoài tràm còn có cây tự nhiên mọc lúp xúp. Đó là nơi diễn ra cú bấm máy lịch sử 45 năm trước! Mấy tấm bia mộ này hồi đó chưa có, mà đất này chính là nơi đặt sân khấu của đoàn văn công năm ấy- ông Phan Tư Kỳ cho biết.
        Lại nói chuyện văn công. Ngay những phút đầu gặp mặt, anh bộ đội Tạo đã hỏi anh lính Sài Gòn Nghĩa có nhớ chuyện văn công hát Tiếng đàn Ta lư (trong những ngày hòa hợp ngắn ngủi đó - xem bài Những tình tiết mới quanh bức ảnh Hai người lính, báo Tiền Phong tháng 2/2016và loạt bài Cuộc gặp người lính Sài Gòn trong bức ảnh Hai người lính, 5/2017).
        Ông Tạo kể lại điều từng kể với tôi rằng cho đến sau này ông vẫn muốn gặp lại ông trưởng đoàn văn công. Ngay hồi đó ông đã hỏi vì sao cho hát Tiếng đàn Ta lư đầy nhạy cảm thì ông trưởng đoàn trả lời Các anh đánh giặc bằng súng đạn còn chúng tôi đánh giặc bằng tiếng hát.
        Phan Tư Kỳ vừa gặp chúng tôi, lập tức ôn chuyện Tiếng đàn Ta lư: “Miềng lúc đó hơi dở. Lúc đó có cả đại úy, thiếu tá của hắn sang, mà miềng lại hát Anh thắng trận miền Tây Khe Sanh. Đồn Tà Cơn hôm nào bốc cháy...Hát có hơi mạnh. Nên hắn bỏ hắn chạy cha nó mất...”.
        Ông vừa nói vừa cười, cứ nhắc đi nhắc lại dù chưa ai hỏi. Ông Tạo bèn nhìn tôi nói “Thấy chưa”. Tôi: “Nhỡ chỉ là do ông ấy trót đọc báo Tiền Phong (có kể chi tiết này) thì sao”. Và hỏi thẳng ông Kỳ điều đó. Ông khẳng định mình không thể quên: “Lúc nớ lẽ ra ta nói hòa một tí thì hay hơn là hát Tiếng đàn Ta lư”.
        Theo Đại tá Long, giai đoạn đó Đoàn văn công Quân khu 5 hay diễn ở đây. Du kích Thạnh thì kể, Tiếng đàn Ta lư ông cũng được nghe, và là Đoàn văn công Trị Thiên Huế hát. Nhưng có hát đúng bữa hai người lính chụp ảnh không thì ông “không biết”. Chắc đây là bài tủ được biểu diễn nhiều lần. Ông Thạnh tả văn công vừa hát vừa chỉ xuống phía thủy quân lục chiến: “Một hai ba bốn năm sáu ngàn, tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia...”.
        Hôm nay, hai du kích ngẩn ra khi nhà báo Thành, phút ban đầu, chỉ hai đàn ông trung niên Tạo - Nghĩa, hỏi biết ai đây không, có nhận ra không. Khó. Dù theo ông Kỳ và Thạnh: “Du kích bọn tôi cũng hay ra chơi với thủy quân lục chiến trong ngày hòa hợp, y như bộ đội”.
        Không thể nhớ hết những gương mặt từng gặp 45 năm trước nhưng các cựu du kích thừa nhận hai người đàn ông trước mặt nom giống hệt ảnh. Những người khác cũng tò mò ngắm nghía họ xong rồi so sánh đối chiếu với ảnh và thích thú chỉ ra sự tương đồng.
        Chỉ vào ảnh, ông Kỳ hồn nhiên gọi “anh giải phóng” “thằng thủy quân lục chiến”. Ông Nghĩa cười “Thì biết rồi”. (Ý nói vấn đề là bây giờ thấy thế nào kia? Có đúng hai người chụp ảnh hồi đó không).
        Trong túi ông Thành có một cuộn dày mang từ Hà Nội vào, giờ là lúc ông mở ra: Ảnh Hai người lính, Tay bắt mặt mừng phóng to, để tặng người trong cuộc và hai cựu du kích.
        Chung quanh chỉ có đất cát, có cỏ cây chen lá đá chen hoa nên ông Thành đặt ảnh xuống đó. Lần lượt họ- ông Thành, ông Nghĩa, ông Tạo quỳ xuống ký tên lên hai bức ảnh. Tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ quên cảnh này. Bởi không hề đơn giản để có được nó, dù Bắc Nam liền một dải gần nửa thế kỷ nay. Và kể cả khi tôi đã lần lượt tìm ra rồi kết nối ba người họ.
        Chiều hôm trước thì là một cuộc hội ngộ thú vị nữa mà tôi sẽ kể ở phần sau. Cả chuyện “hai người lính” đã trở thành nhân vật đinh trong chương trình Khúc ca hòa bình như thế nào.
        Cuối cùng họ cũng có bức ảnh hội ngộ tuyệt vời sau 45 năm. Như nhiều bạn đọc mong mỏi. Không khí thật đặc biệt, với sự tham góp rôm rả của những người chứng kiến. Nào là tay đặt đâu, mắt nhìn đâu cho giống bức ảnh hồi xưa; rồi bối cảnh đã chuẩn, đúng vị trí ngày xưa chưa, cây lá chung quanh đủ đẹp thơ mộng chưa. Vân vân.
        Và không chỉ nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành được dịp bấm bức ảnh mong chờ bấy lâu mà những người khác cũng không muốn bỏ lỡ. Như tôi chớp được một lô: Khoảnh khắc hội ngộ của tất cả họ chứ không chỉ hai người lính. Một trong số bức tự nhiên nhất là ảnh chính của bài báo này.

        Chỉ vài tháng trước khi tôi chụp Hai người lính, thị xã Quảng Trị tan hoang. Hai người thực sự đã bước ra từ cõi chết. Chính lúc đấy họ hồn nhiên sung sướng nhất- như Huy Tạo nói: vốn là người lính chỉ biết nhằm đối phương mà bắn nhưng giờ hòa bình rồi, không phải làm công việc đó nữa.Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng. Lúc này là giờ phút thể hiện sự bao dung của người chiến thắng. Không hề nghĩ người cầm súng bên kia thù địch với mình nên tôi đã chụp bức ảnh và giữ đến giờ. Đời người ta, chỉ một khoảnh khắc cũng rất ý nghĩa. Nhất là khoảnh khắc đặc biệt thì nó quyết định tư tưởng, tâm thế của một người, nhân cách của họ. Ai trong đời có những giây phút quan trọng mà quyết định đúng đắn thì người đó rất hạnh phúc. Tôi cảm thấy tôi là một trong những người hạnh phúc. Cựu phóng viên chiến trường CHU CHÍ THÀNH

        Comment

        Working...
        X