Announcement

Collapse
No announcement yet.

Mỹ Không Cắt Đứt Đường Mòn HCM Dẫn Đến Biến Cố 30.04.1975?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Mỹ Không Cắt Đứt Đường Mòn HCM Dẫn Đến Biến Cố 30.04.1975?

    Click image for larger version

Name:	dmhcm31.gif
Views:	537
Size:	122.0 KB
ID:	31372




    * CIA thống kế quân số, chiến cụ của CSBV chuyển qua đường HCM.
    * White House: Chỉ cắt đứt đường mòn HCM nếu miền Bắc không chịu đàm phán
    * CIA-DIA dự báo vào tháng 03.1974: QKII sẽ không giữ nổi nếu bị tấn công...
    * CIA: Chiến tranh tại Việt Nam làm rạn nứt quan hệ Liên Xô và Trung Cộng


    Phần trình bày sau liên quan đến các tiểu mục trên được tóm lược dựa vào các tài liệu từ các cơ quan như Tòa Bạch Ốc, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại giao, Cơ quan CIA, DIA được giải mật và công bố trên Thư Viện CIA (2016-2017) về kế hoạch của CSBV chuẩn bị mở cuộc tổng tấn công miền Nam 1975.


    ** Quân số và chiến cụ CSBV qua đường mòn HCM

    Theo bản văn của Tòa Bạch Ốc được phổ biến trên Thư viện CIA: " Thống kê về nhân lực và Nguồn cung cấp của Cộng quân << Statistics on Enemy Manpower and Supplies >>: "Trong hơn một thập kỷ qua , những người Cộng sản đã sử dụng rộng rãi lãnh thổ Nam Lào như một tuyến đường chính để xâm nhập người và vật dụng vào miền Nam Việt Nam. Hệ thống hậu cần phức tạp này - được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh - với chiều dài con đường hơn 1.500 dặm và mạng lưới đường mòn khá công phu. Đường mòn này được xây dựng và bảo trì bởi khoảng 40.000 - 50.000 binh sĩ hậu cần cộng với lực lượng an ninh và quốc phòng.

    Trong năm năm qua, Cộng sản đã sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh để xâm nhập ít nhất 630.000 lính quân đội Bắc Việt vào Nam Việt Nam. Cùng thời điểm này, với một tuyến đường vận chuyển công phu qua Campuchia, được sử dụng để di chuyển vũ khí và đạn dược cần thiết phục vụ cho chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Từ năm 1965 có khoảng 100.000 tấn thực phẩm đã được chuyển qua Lào cho các lực lượng Cộng sản. Số lượng vũ khí được vận chuyển vào miền Nam Việt Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh trong năm năm qua vượt quá 400.000.
    Khoảng 50.000 tấn đạn dược hoặc tương đương 600 triệu viên đạn, chúng cũng được vận chuyển qua Lào."


    * Công dụng của các cảm biến điện tử

    Công dụng của các thiết bị (con bọ/bug) hay cảm biến điện tử, và việc cài đặt . Theotrang US History:" Hàng rào McNamara; << McNamara Line >>:Các cảm biến (bọ) có khoảng 20.000 cái tất cả, có thể đo địa chấn hoặc âm thanh, một số được cắm một nửa thiết bị sâu trong lòng đất, một số khác được thả bằng dù để chúng sẽ được treo trên cây. Có ba loại chính:


    - Loại Acoubuoy, dài 36 inch và nặng 26 pound, được ngụy trang và thả xuống đất bằng dù;
    - Loại Spikebuoy, dài 66 inch và nặng 40 pound, cắm trên mặt đất như phi tiêu cắm trong bãi cỏ với ăng ten được ngụy trang giống với cỏ dại;
    - Loại ADSID (Máy phát hiện địa chấn xâm nhập bằng không khí),giống như loại Spikebouy nhưng nhỏ hơn, kích cỡ là 31 inch và nặng 25 pounds -loại cảm biến này được sử dụng rộng rãi nhất.


    Ngoài 3 loại trên, còn có loại cảm biến khác được thiết kế để thâu nhận được mồ hôi và nước tiểu. Còn loại có tên “Black Crow" được cài đặt để có thể thâu nhận được khí thải động cơ xe tải từ khoảng cách 10 dặm."

    * Thu nhận tín hiệu từ khu vực đường mòn HCM

    Theo bản nghiên cứu của Đại Học Montclair:" Câu chuyện đằng sau hàng rào điện tử << THE STORY BEHIND THE MCNAMARA LINE. >>: Các xe chuyển vận trên Đường mòn Hồ Chí Minh chủ yếu bằng xe tải. Một loại máy bay mới được phát triển để phá hủy xe tải. Những máy bay này gọi là những pháo cơ, được trang bị các thiết bị quan sát ban đêm như hệ thống truyền hình mức ánh sáng thấp và máy dò bức xạ hồng ngoại. Các thiết bị này đặt trên máy bay có thể phát hiện ra từ người, đến các đốm lửa khi nấu ăn, những xe cộ vừa mới tắt máy. Một loại cảm biến nhiệt khác phát hiện tia đánh lửa mỗi khi đề máy cho xe nổ. Các mục tiêu trên một khi bị phát hiện sẽ bị phá hủy bởi súng bắn nhanh và viên đạn có kích thước là 40 mm. Với tốc độ bắn lên tới 6.000 viên đạn mỗi phút, những khẩu súng này có thể hoạt động ở độ cao từ 5.000 đến 1.000 feet, vượt ra ngoài tầm bắn súng phòng không của đối phương cỡ nòng nhỏ. Loại súng được trang bị cảm biến và súng tự động được gọi là PAVE SPECTER. Phía Không quân cho biết pháo cơ PAVE SPECTER có thể phá hủy 68 xe tải trong một giờ.''

    "Ngoài các thiết bị định vị mục tiêu từ trên không, còn hàng loạt các cảm biến dưới mặt đất được rải và cài đặt trên đường mòn hoặc treo trên cây. Một khi bị phát hiện và có sự đụng chạm vào cảm biến, thời thiết bị sẽ tự hủy. Các thiết bị loại này được vận hành bằng pin và có thể vận hành kéo dài vài tháng. Một số cảm biến phát hiện sự chuyển động hoặc âm thanh. Dữ liệu thu nhận từ các cảm biến này được truyền đến các máy thu âm đặt tại các trạm dưới mặt đất, hoặc trên máy bay, bay trong khu vực. Từ các trạm này, dữ liệu thu nhận được sẽ chuyển đến một trung tâm xử lý tại một căn cứ quân sự thuộc tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan."

    Theo các tin tức nêu trên, phía Mỹ nắm vững từ quân số, đến quân dụng phía CSVN chuyển vận từ miền Bắc vào miền Nam tại sao Mỹ không ngăn chặn hay phá hủy.Bản văn của Tòa Bạch Ốc trích dẫn sau cho biết lý do.

    ** Việc tập kích miền Bắc hay việc cắt đứt đường mòn HCM tùy thuộc vào các cuộc thương nghị.

    THE WHITE HOUSE - MEMORANDUM - TOP SECRET/SENSITIVE EYES ONLY - November 25, 1970 - MEMORANDUM FOR HENRY A. KISSINGER- FROM: Winston Lord

    -Theo bản văn của Tòa Bạch Ốc được phổ biến trên Thư Viện CIA : " SV Văn thư về việc Leo thang? << The White House- Memorandum: ESCALATION? 25.11.1970 >>: Bây giờ chúng ta tính đến viễn cảnh về một loạt kế hoạch khác cho các cuộc tập kích, hoặc cho duy trì các vụ đánh bom, hoặc thả mìn phong tỏa cảng Hải Phòng, hoặc cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh với các lực lượng trên mặt đất-sustained bombings, or mining Haiphong Harbor, or sealing the Ho - Chi Minh Trail with ground forces. Về mặt lý thuyết, một khi phía bên kia không chịu đàm phán, chúng ta phải dùng biện pháp quân sự, trong khi chúng ta vẫn còn một số phương án khác-If the other side will not negotiate, the theory goes, we must move militarily while we still have some assets."

    Tại sao Mỹ không cắt đứt đường mòn HCM và việc tập kích ra miền Bắc hay cắt đứt đường mòn HCM tùy thuộc vào các cuộc thương nghị? Phải chăng qua chiến tranh tại Việt Nam, đã làm rạn nứt mối quan hệ giữa hai nước Liên Xô và Trung Cộng? Câu trả lời sẽ không thuyết phục người đọc nếu không kèm tài liệu dẫn chứng cụ thể thời bạn đọc sẽ cho là viết theo cảm tính, tin giả (fake news)... Vì lý do này, người viết có thói quen thường kèm xuất xứ, ghi lại nguồn chính của các tài liệu dẫn chứng vào bài viết để bạn đọc dễ dàng đối chiếu. Hy vọng phần trình bày sau sẽ giải đáp được phần nào về câu hỏi nêu trên.(Theo tài liệu giải mật cho biết phía VNCH có đưa ra kế hoạch tiến quân ra miền Bắc, nhưng bị Mỹ từ chối. Người viết sẽ trình bày vụ này khi thuận tiện).


    ** Chiến tranh tại Việt Nam làm rạn nứt quan hệ Liên Xô và Trung Cộng

    *Ngày 04.07.1965 - TT Johnson đọc diễn văn tại John Hopkins đưa ra đề nghị đàm phán:" Hòa bình không cần binh đao <<Peace without Conquest.>>"...trong cuộc thảo luận hoặc thương lượng với các chính phủ liên quan- in discussion or negotiation with the governments concerned".

    * Ngày 08.03.1965 - Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng << U.S.Marines land at Da Nang >>


    * Ngày 13.08.1965 cơ quan CIA báo cáo: "Phản ứng của phía Liên Xô về việc Đàm phán << Soviet Attitude Toward Negotiations -p7 >>: Sự cân nhắc thận trọng của Kosygin vào cuối tháng 2 về một giải pháp cho Việt Nam "tại bàn hội nghị" đã gây ra phản ứng giận dữ từ phía Bắc Kinh và sự phản đối trong riêng tư từ phía Hà Nội, qua việc các nhà lãnh đạo Liên Xô cho biết không có triển vọng thực tế nào vào các cuộc đàm phán cả-the Soviet leaders decided that without realistic prospects for negotiations there was nothing to be gained by further public initiatives.. Việc phía Liên Xô phản bác hòa đàm khiến cho phía Trung Quốc có cớ cáo buộc rằng họ đang hy sinh lợi ích của Hà Nội - Such proposals would only expose the USSR to Chinese accusations that it was sacrificing Hanoi's interests and capitulating to US pressure. Chính sách của Liên Xô về việc đàm phán do đó vẫn không thay đổi kể từ mùa xuân năm ngoái và người Nga cho biết họ không có cách nào khác một khi cuộc không kích chống lại miền Bắc Việt Nam còn tiếp tục."

    * SINO-SOVIET RELATIONS: FROM WORSE TO WORST

    Theo Thư viện CIA " Intelligence Memorandum - Sino-Soviet Relations - Top Secret: "Quan hệ Xô-Trung: Từ xấu đến tồi tệ nhất << Sino-Soviet Relations: From worse to worst p.10 >>: Các cơ quan truyền thông của Mạc-Tư-Khoa đã tuyên truyền rất nhiều về đề tài "thông đồng" giữa Trung Quốc và Mỹ nhằm bôi nhọ Bắc Kinh, đặc biệt cáo buộc Bắc Kinh về hành vi phản bội Bắc Việt. Phía Liên Xô nghĩ rằng đường lối này được sử dụng có thể đem lại hiệu quả tốt với những người Cộng sản và với các lực lượng tiến bộ khác, cho nên Mạc-Tư-Khoa tiếp tục tấn công vào mặt này. Các cuộc không kích gia tăng vào miền Bắc Việt Nam vào tháng 12 đã mang đến cho Liên Xô một cơ hội tốt hầu có lý do thay đổi chủ ý. Liên Xô đã tiến hành công tác tuyên truyền làm gia tăng sự nghi ngờ của Hà Nội (với Bắc Kinh) và còn làm mất uy tín của Trung Quốc bằng cách nhấn mạnh rằng, sự phản ứng quá yếu của Bắc Kinh đối với các cuộc thả bom, làm gia tăng quan hệ Trung-Mỹ trước chuyến thăm (TQ) của Tổng thống Mỹ. Tờ báo Sao Đỏ của quân đội Liên Xô đã buộc tội Chu Ân-Lai rằng ông ta có thể đã có thể "ngăn chặn các cuộc thả bom " chỉ bằng cách là hủy bỏ chuyến viếng thăm của " người bạn mới tại Tòa Bạch Ốc" (Bổ túc thêm TT << Nixon arrives in China for talks >> là ngày 21.02.1972)


    ** Cuộc chiến mùa xuân 1975

    NATIONAL SECURITY COUNCIL- SECRET / SENSITIVE - URGENT ACTION MEMORANDUM FOR: SECRETARY KISSINGER -- FROM: WILLIAM L. STEARMAN - SUBJECT: North Vietnamese Intentions - October 19, 1973

    Theo bản văn của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (19.10.1973) phổ biến trên Thư Viện CIA: " Toan tính của Bắc Việt << National Security Council-North Vietnamese Intentions >> : Theo ước tính tình báo quốc gia về triển vọng ngắn hạn tại Việt Nam đã đi đến kết luận rằng việc Cộng sản mở cuộc tấn công vào mùa khô năm 1974 là gần kề, từ phạm vi nhỏ, sau đó sẽ tăng tốc trong những tháng tới. Chúng tôi tán đồng với ước tính về ý định của Hà Nội có khả năng sẽ leo thang - tạo ra các cuộc tấn công từng địa phương - làm tăng cơ hội mở ra chiến tranh toàn diện."

    " Đó là sự lựa chọn thực tế và Hà Nội sẽ lựa chọn mục tiêu mở cuộc tấn công lớn vào mùa khô này, và rằng Hà Nội sẽ mở cuộc tấn công sớm, hơn là chờ đợi để tấn công vào mùa khô 1974-1975. Quyết định của Hà Nội về thời gian sẽ dựa vào tình hình ở miền Nam và dựa vào lập trường của phía Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc."

    "Tuy nhiên, phía các quốc gia Cộng sản dường như đang thúc giục phía CSBV kiềm chế, phải cân nhắc về khả năng Hoa Kỳ sẽ lại tham gia vào cuộc chiến. Về tình hình viện trợ quân sự từ Liên Xô và Trung Quốc vẫn tiếp tục nhưng có lẽ sẽ giảm số lượng. Liên quan đến phản ứng của Hoa Kỳ, Hà Nội nhận xét về cơ hội các lực lượng Mỹ trở lại tham gia cuộc chiến "là nhỏ". Cuộc chiến tại Trung Đông có thể làm giảm thêm nỗi lo về sự trả đũa của Hoa Kỳ với Hà Nội, nhưng phía Bắc Việt không loại bỏ hoàn toàn khả năng việc Hoa Kỳ tái tham gia vào cuộc chiến."

    "Nếu Hà Nội không phát động cuộc tấn công trên toàn quốc vào mùa khô này, theo NIE dự đoán sẽ có các cuộc đụng độ qui mô nhỏ, để đo lường khả năng chiến đấu và phòng thủ lãnh thổ của quân đội VNCH . Tuy nhiên, tỷ lệ cao về một cuộc tấn công lớn sẽ diễn ra khi mùa khô 1974-1975 đến gần."

    " Chúng tôi đồng tình với kết luận ghi trong bản ước tính và đồng ý với các nhà phân tích, đã dự liệu việc địch quân sẽ sớm mở cuộc tấn công hơn là trì hoãn. Chúng tôi đồng ý rằng Bắc Việt có ý định - như là một ưu tiên hàng đầu: - để giải quyết tình hình ở miền Nam theo hướng có lợi cho họ và việc mở ra cuộc chiến toàn diện là gần như không thể tránh khỏi - ít nhất là trong vòng 18 tháng tới. Chúng tôi xem Vùng I là khu vực đe dọa lớn nhất. Tuy nhiên, một khi không có sự hỗ trợ từ trên không của Hoa Kỳ, hoặc Mỹ không tiếp tế cho QLVNCH sẽ khiến phía Cộng sản có lợi thế đáng kể."

    Để bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về tình hình quân sự của VNCH theo đánh giá bởi 3 cơ quan Bộ Ngoại Giao, CIA và DIA thực hiện vào tháng 3.1974 tiêu đề : "Đánh giá khả năng quân sự của Miền Nam Việt Nam << South Vietnam: A Net Military Assessment >>: Kết quả sẽ ra sao nếu có cuộc tấn công trên quy mô lớn lại nổ ra ở miền Nam Việt Nam trong vài tháng tới? Nếu Cộng sản phát động một cuộc tổng tấn công, chúng tôi tin rằng họ sẽ chiếm giữ một số lãnh thổ lâu dài. Chính phủ Việt Nam có thể sẽ không ngăn chặn được cuộc tấn công của Cộng sản nếu Hoa Kỳ không cung cấp hỗ trợ vũ khí đạn dược trong quy mô lớn. Hơn nữa, tác động tâm lý về sự thành công của Cộng sản của cuộc tấn công có thể đáng kể hơn so với tác động về phương diện quân sự. Do đó, tình huống có thể xảy ra là phía Chính phủ Việt Nam sẽ không thể giành lại thế chủ động nếu không có sự hỗ trợ của không quân và hải quân của Hoa Kỳ."
    Trở về điều kiện Mỹ " cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh.Về mặt lý thuyết, một khi phía bên kia không chịu đàm phán, chúng ta sẽ phải dùng biện pháp quân sự ". Điều này cho thấy đúng như tuyên bố củaTướng Westmoreland năm 1995 tại Nam Cali rằng: " ...chúng tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường (HCM) dù chúng tôi dư sức làm điều đó,... vi` việc cắt đứt con đường này sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều". Và như viết ở trên, dù đã được cảnh báo rằng nếu " Mỹ không tiếp tế cho QLVNCH sẽ khiến phía Cộng sản có lợi thế đáng kể", nhưng quân viện cho VNCH vẫn không được phía Mỹ tiến hành. Phải chăng để hoàn thành mục tiêu chiến lược của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam nên << Mỹ bức tử VNCH để hợp tác với Tàu chống Liên Xô >>? (Việt Báo ngày 03.03.2021)
    Bổ túc thêm về ý kiến cho rằng nếu như Quân Lực VNCH còn mạnh thời Mỹ sẽ tạo ra vụ "Lam Sơn 719" thứ hai để làm tiêu hao lực lượng của Miền Nam Việt Nam hầu Mỹ dễ bề thao túng. Xin tùy quyền thẩm định của bạn đọc.



    Đào Văn


    Ghi chú: Các hàng chữ trong ngoặc kép <<--->> là nguồn của bản văn Anh ngữ.
Working...
X