Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Đại Sứ Martin Bị Chỉ Trích Về Cuộc Di Tản Tại Sài Gòn Tháng 04.1975

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Đại Sứ Martin Bị Chỉ Trích Về Cuộc Di Tản Tại Sài Gòn Tháng 04.1975

    Click image for larger version

Name:	Graham-Martin.jpg
Views:	594
Size:	18.7 KB
ID:	33435

    Về chiến dịch di tản tại Sài Gòn trước biến cố tháng 4.1975, theo thư viện CIA có lưu bài báo của tờ << New York Times ... >> : " Ông Martin đã bị chỉ trích gay gắt về cách điều hành cuộc di tản, trong đó hàng ngàn người Việt Nam làm việc cho Hoa Kỳ và hàng trăm tài liệu mật bị bỏ lại - Mr. Martin was sharply criticized for his handling of the evacuation, in which thousands of Vietnamese who worked for the United States and hundreds of classified documents were left behind. Một số quan chức cáo buộc rằng ông đã làm trầm trọng thêm tình hình khi không ra lệnh cho quân đội Mỹ rời Sài Gòn- Some officials charged that he had aggravated the situation by not ordering American troops out of Saigon". Việc di tản tiến hành ra sao, tưởng nên đọc lại kế hoạch và diễn tiến chiến dịch di tản khỏi Sài Gòn hồi tháng 4.1975. Phần tóm lược sau dựa vào các bản văn được loan tải trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao, thư viện online của CIA và cơ quan truyền thông Bộ Quốc Phòng (Media Defense Gov.)


    ** Kế hoạch di tản của Bộ Quốc Phòng
    Theo tài liệu viết về cuộc di tản tiêu đề: << Defense.Gov:HISTORY’S LARGEST AERIAL EVACUATON >>: "Chương này tập trung vào các giai đoạn đầu tiên của tiến trình di tản khỏi Sài Gòn. Do kết quả kiểm nghiệm từ cuộc di tản tại Pleiku, Đà Nẵng, và một số thành phố khác, do đó, Cơ quan Tùy viên Quốc phòng (DAO) phải điều chỉnh lại kế hoạch của mình đồng thời phải tự lo liệu việc phòng thủ. Việc cắt giảm nhân sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã bắt đầu. Một trong những bước đầu tiên là khuyến khích những người phụ thuộc và những người trong danh sách nhân sự không cần thiết, phải chuẩn bị cho khởi hành trước. Chính phủ Việt Nam vẫn yêu cầu phải có chiếu khán và thị thực xuất cảnh đối với bất kỳ người Việt Nam khi rời khỏi đất nước. Yêu cầu về “giấy tờ” buộc những công dân Mỹ có người thân quốc tịch Việt Nam phải trì hoãn trên diện rộng, yếu tố này gây cản trở cho toàn bộ cuộc di tản. Ngoài ra, bộ máy hành chính của hệ thống Dịch vụ Dân sự Hoa Kỳ, với tất cả các thủ tục và biện pháp bảo vệ hiện hành, đã gây ra trở ngại đáng kể trong việc buộc nhân viên Hoa Kỳ rời khỏi đất nước.
    Trong những ngày đầu tiên của tiến trình cắt giảm, tất cả các máy bay hiện có đã được sử dụng. Bao gồm các máy bay thương mại cũng như các máy bay của Bộ Chỉ huy Không vận Quân sự và các máy bay ký hợp đồng được chỉ định cho chiến dịch “Babylift”.

    * Di tản bằng đường biển (từ miền Trung vào miền Nam)

    " Vào ngày 1 tháng 4, Trung tâm Kiểm soát Sơ tán bắt đầu hoạt động, đúng lúc này phải đối mặt với những vấn đề ngày càng gia tăng. Vì không ai có thể đoán trước được rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam xảy ra một cách chóng mặt như vậy.
    Cuộc di tản người tị nạn đi khỏi các Quân khu 1 và 2 được chứng minh là một cơn ác mộng đối với cả chính phủ Việt Nam và phía Mỹ. Số tàu thuyền tham gia có tám tàu đã ký hợp đồng với Bộ Chỉ huy Quân sự Sealift, cùng với một số tàu của Hàn Quốc, Trung Hoa Dân Quốc, Anh và Philippines. Hải quân Việt Nam cam kết sử dụng mọi tàu có sẵn để di tản binh lính, quân dụng và hàng hóa.

    Việc di tản người tị nạn tại miền Trung ban đầu dự tính là chở đến Cam Ranh và Nha Trang, nhưng khi Quân đội Bắc Việt Nam tiến công quá nhanh đã đe dọa các cảng này. Cho nên tàu thuyền chở những người tị nạn phải tiến về phía Nam. Một số đổ bộ vào Vũng Tàu (chủ yếu là quân đội), còn lại chở đến đảo Phú Quốc để giảm bớt lượng người tị nạn ở Sài Gòn."

    * Di tản bằng đường hàng không (từ Sài Gòn ra nước ngoài)

    "Trong bài phát biểu trước quốc dân vào ngày 11 tháng 4, Tổng thống Ford hứa sẽ di tản các công dân Việt Nam thuộc nhiều thành phần khác nhau. Bài phát biểu của Tổng thống Ford nhằm củng cố và xác nhận lời hứa với Đại sứ Martin là sẽ di tản tất cả các nhân viên phái bộ Hoa Kỳ và gia đình của họ, vì một số người ở Sài Gòn lo sợ rằng nếu bị bỏ rơi, thời họ sẽ gặp nguy hiểm bởi những người CSBV. Có khoảng 17.000 nhân viên trong đoàn Mission, tính trung bình có bảy thành viên mỗi gia đình, như vậy con số sẽ là khoảng 119.000 người Việt Nam phải di tản. Ngoài ra còn có các nhóm khác của Việt Nam đã cam kết được di tản, vì vậy tổng số có thể tăng lên khoảng 200.000. Trong khi đó các phương án của Kế hoạch CINCPAC 5060 (biệt danh là TALON VISE) ban đầu không xác định số lượng cụ thể những người di tản khỏi Việt Nam là bao nhiêu.
    Về thủ tục giấy tờ để xuất ngoại, vào ngày 19 tháng 4, Đô đốc Noel Gayler, trong chuyến thăm với Đại sứ Martin, đã đề nghị rằng chỉ cần “một tờ giấy đơn giản do người bảo trợ ký cam kết rằng người cùng đi theo là thân nhân và họ sẽ phải chịu trách nhiệm khi rời VNCH.” Đề nghị đã được chấp thuận, bản cam kết được soạn thảo, phổ biến, và được sử dụng vào chiều hôm đó.Theo Thiếu tướng Smith, "Điều này đã giải quyết được tất cả các trở ngại về thủ tục giấy tờ và khiến nhiều người Mỹ không còn lý do gì để ở lại Việt Nam".


    01/4 - 19/4.1975 -"Kể từ ngày 1 đến ngày 19 tháng 4, số người được di tản (có giấy phép) khoảng 5.000 người và bắt đầu tăng vào sáng ngày 20 tháng 4, vì rào cản giấy tờ đã được gỡ bỏ."
    21.04.1975 -"Bộ chỉ huy Không vận quân sự đang chuẩn bị cho đợt không vận tối đa. Tùy viên Quốc phòng đã yêu cầu 26 phi vụ (mỗi phi vụ tối thiểu 72 ghế) cho đến ngày 21 tháng 4. Bộ chỉ huy Không vận quân sự đã phê duyệt 21 phi vụ (mỗi phi vụ 94 ghế). Phi cơ C-I41 có thể chở hơn 94 quân nhân với trang bị chiến đấu."
    22.04.1975- "Rạng sáng ngày 22 tháng 4, Trung tâm Kiểm soát Di tản thông báo rằng 20 chiếc C-14I sẽ đến với khoảng thời gian 90 phút trong ngày. Hai chiếc đầu tiên sẽ vận chuyển hàng hóa, và phần còn lại sẽ chở 94 hành khách mỗi chiếc. Vào đêm nay, 20 chiếc C-130 bay từ căn cứ không quân U-Tapao, Thái Lan, mỗi chiếc có khả năng chở 75 hành khách."

    * Ước tính sai kế hoạch

    25.04.1975 - "Đến ngày 25 tháng 4, số người di tản lên đến 6.000 người. Tại Nhóm Hoạt động Hỗ trợ của Hoa Kỳ-7th AF, lập kế hoạch đưa 200.000 người di tản khỏi Việt Nam sẽ được hoàn thành vào ngày 25 tháng 4 năm 1975. Kế hoạch 200.000 trở thành Phương án V của chiến dịch "FREQUENT WIND". Phương án này giả định rằng khu vực cảng tại Sài Gòn hoặc tại Vũng Tàu (cùng với tuyến đường bộ Sài Gòn-Vũng Tàu) sẽ vẫn an toàn. Nhưng thực tế giả định trên được chứng minh là sai, và nỗ lực lập kế hoạch đã trở nên lãng phí-Since the assumption proved false, the planning effort went to waste."
    "Về giới hạn trọng tải chuyên chở hành khách, thông thường giới hạn ở mức 94 hành khách với chiếc C-141 và 75 khách đối với C-130. Nhưng khi bắt đầu chiến dịch FREQUENT WIND, các quy tắc thời bình đã được bãi bỏ và tải trọng tiêu chuẩn là 180 hành khách được áp dụng cho cả hai loại máy bay trên."
    "Kết quả cuộc di tản tính đến ngày cuối cùng cộng lại, có tổng cộng 1.422 phi vụ đến Sài Gòn, một con số khá ấn tượng. Về phần tổn thất khi thi hành chiến dịch, bị mất 3 phi cơ, gồm một chiếc A-7 của Hải quân, một chiếc AH-lJ của Thủy quân lục chiến, và một chiếc CH-46, tất cả đều bị rơi xuống Biển. Về nhân sự, có hai thủy thủ đoàn trên chiếc CH-46 bị mất tích."


    ** Kế hoạch di tản của Bộ Ngoại giao
    Theo thư viện của Bộ Ngoại Giao có ghi lại nội dung các bức diện trao đổi giữa Đại Sứ Martin với TS Kissinger, Phụ tá cố vấn TT Ford Scowcroft , và Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ Vùng Thái Bình Dương Đô Đốc Gayler.

    18.04.1975 -<<Martin to Kissinger>>:" Chúng tôi sẽ giảm số người trong cộng đồng người Mỹ ở đây xuống còn 2.000 người vào thứ Ba. Để thực hiện được điều này, chúng tôi sẽ cắt giảm một số thủ tục. Tôi đã đặt mục tiêu là 1.700 người Mỹ còn lại ở đây trước ngày Thứ Ba 22 tháng 4, theo giờ Washington. Có thể có sự sai sót nhỏ về mục tiêu đã đề ra. Chúng tôi sẽ giảm thiểu dưới con số 2.000 trong điện tín của ông. Tôi hy vọng sẽ giảm hơn nữa trong những ngày tiếp theo."
    19.04.1975 -<<Kissinger to Martin >>: "Về tình hình quân sự xung quanh Sài Gòn và mưu đồ của phía Hà Nội đã đến mức tôi phải yêu cầu ông giảm ngay số người Mỹ hiện diện xuống mức 1.100 vào ngày Thứ Ba"
    21.04.1975 -<< Kissinger to Martin >>:" Ông nên biết rằng chúng tôi hoàn toàn không liên quan gì đến sáng kiến của Pháp. You should know that we have had absolutely nothing to do with the French initiative. Chúng tôi sẽ đánh giá cao việc ông cung cấp thông tin cho chúng tôi về họ (Pháp) trong phạm vi ông tìm hiểu về họ".
    Đối với Liên Xô, chúng tôi đã đề nghị một lệnh ngừng bắn tạm thời (khoảng hai tuần) để di tản người Mỹ và một số người Việt Nam và bàn về các thỏa thuận chính trị. Chúng tôi đã ghi nhận một số dấu hiệu về sự quan tâm nghiêm túc nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức nào."
    22.04.1975 -<<Martin to Kissinger>>:" Đến nửa đêm nay, chúng tôi dự kiến sẽ giảm xuống dưới 1.500 người trong tổng số công dân Mỹ còn lại, và có thể xuống 1.000 người vào nửa đêm ngày mai. Đây là một mục tiêu hoàn toàn không thể đạt được nhưng đội ngũ nhân viên tận tâm làm việc đã đạt được con số này. Vào tối hôm sau, chúng tôi sẽ giảm số lượng cần thiết, bao gồm cả nhân viên Ngoại giao đoàn và những người khác. Hôm nay tôi vừa nói chuyện với Tướng Carey, Tư Lệnh Lực Lượng mặt đất, và tôi nghĩ mọi thứ sẽ ổn thỏa."
    23.04.1975 -<<Martin to Kissinger >>: " Kể từ khi Hương đột ngột trở thành Tổng thống, tôi không nghĩ rằng ông ta có bất kỳ quyết định chắc chắn nào về các câu hỏi được đưa ra trong điện tín của ông. Tương lai của ông ta sẽ được quyết định một phần bởi những tác động và áp lực bên ngoài, đa phần trong số đó sẽ nằm ngoài khả năng kiểm soát của ông ta-will be partly determined by outside influences and pressures, many of which will be beyond his ability to control.." (Ghi chú: "các câu hỏi được đưa ra trong điện tín" của TS Kissinger chưa được giải mật ).

    25.04.1975 -<< Martin to Scowcroft >>(Phụ tá Cố vấn TT Ford): " Tổng thống Hương đã khăng khăng rằng Thiệu phải rời khỏi đất nước trước khi ông ta đưa ra quyết định cuối cùng về việc chuyển giao quyền lực cho Big Minh-President Huong was insistent that Thieu be out of the country before he made his final decision on the transference of power to Big Minh. Chúng tôi xét thấy thực sự rất có ích lợi trong tiến trình chuyển đổi suông sẻ, tôi đã đồng ý để tạo điều kiện cho họ sớm ra đi khỏi Việt Nam."
    26.04.1975 -<<Martin to Kissinger >>:"Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tạm trú cho người tị nạn Việt Nam khi đến Philippines, đến Guam, và bây giờ chở họ đến Wake sẽ bị chậm lại nếu thiếu sự chuẩn bị. Sẽ rất hữu ích nếu ông để ý đến vụ này ở Guam trước khi nó trở thành một vấn đề chính trị".
    28.04.1975 -<<Kissinger to Martin>>:" Nhận định của tất cả các cơ quan sáng nay, chúng ta có thể chỉ còn ít nhất từ một đến ba ngày trước khi quân đội sụp đổ và Tân Sơn Nhất trở nên không sử dụng được. Tất nhiên, điều này có sự khác biệt với con số 757 của ông."
    29.04.1975 -<< Kissinger to Martin>>:" Tổng thống đã họp với Hội đồng An ninh Quốc gia và đưa ra các quyết định sau:


    A. Nếu sân bay mở cửa cho các phi cơ vận tải hoạt động hôm nay, ông phải tiếp tục di tản những người Việt Nam có nguy cơ cao bằng phi cơ vận tải. Ông cũng phải di tản vào cuối ngày cùng với tất cả nhân viên Mỹ tại Tân Sơn Nhất cũng như tất cả nhân viên khác, trừ một số tối thiểu tại trụ sở sứ quán.
    B. Đây sẽ là ngày cuối cùng của cuộc di tản bằng phi cơ vận tải khỏi Tân Sơn Nhất.

    C. Trường hợp một khi phi trường không sử dụng được, ông phải ngay lập tức sử dụng trực thăng để di tản tất cả những người Mỹ còn kẹt lại tại khu vực DAO và khu vực tòa sứ quán.
    29.04.1975 -<< Martin to Scowcroft >>:"Tướng Smith nói với tôi rằng ông ấy hy vọng sẽ khởi hành vào khoảng 18:15 giờ địa phương. Chúng tôi cho đặt một tấm bảng dấu hiệu lớn và hy vọng sẽ có đủ ánh sáng trong khuôn viên tòa sứ quán để thuận tiện cho việc máy bay CH55 có thể hạ cánh vào ban đêm. Chúng tôi sẽ ở tại đây trước bình minh."
    " Tôi đã nhờ Đại sứ quán Pháp bảo vệ tài sản của chúng ta. Hiện tại ông ta không chắc chắn rằng chính ông ta liệu sẽ được an toàn hay không. Tôi đề nghị ông liên hệ Bộ yêu cầu Chính phủ Pháp chính thức đảm nhận việc này."
    29.04.1975 -<<Martin to Scowcroft ->>:" Tư lệnh Hạm đội 7 đã nhắn tin cho tôi cách nay khoảng chừng một tiếng rưỡi, ông ta cho biết sẽ ngừng ứng trực từ 23:00 giờ và sẽ tái ứng trực vào lúc 8 giờ sáng mai. Tôi trả lời rằng tôi không muốn ở đây thêm một đêm nào nữa."
    29.04.1975 -<<Martin to Scowcroft & Gayler (Tư lệnh TBD) >>: " Rất hoan nghênh đã có 19 phi vụ CH46. Bây giờ tạm yên lặng, không có gì trong 20 phút qua. Chúng tôi cần 30 phi vụ CH53 như yêu cầu trong tin nhắn trước của tôi. Có vẻ như tình hình này, tôi sẽ phải ở lại đây thêm một phần của ngày 30 tháng 4. Nhưng tôi chắc chắn không hề muốn nghỉ lễ Lao động tại đây."
    29.04.1975 -<<Graham Martin, left Saigon>> :" Đại sứ tại Việt Nam, Graham Martin, rời Sài Gòn trên chiếc trực thăng quân sự CH-46 lúc 2058Z, ngày 29 tháng 4 năm 1975. Những thành viên cuối cùng của Lực lượng An ninh Mặt đất thuộc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ rời khu phức hợp tòa đại sứ quán 2346Z. Trong Chiến dịch Frequent Wind Operation, từ 02:52 ngày 29 tháng 4, đến 00:54 ngày 30 tháng 4, quân đội Hoa Kỳ đã di tản 7.806 công dân Hoa Kỳ và công dân nước ngoài khỏi miền Nam Việt Nam."

    ** Tranh cãi về cuộc di tản

    Tiếp theo bài báo của tờ NYT nêu trên:" Năm 1976, ông (Martin) nói với một tiểu ban Đối ngoại của Hạ viện rằng những lời buộc tội là "sự xuyên tạc thô bạo về 10 ngày cuối cùng của ông ở Sài Gòn" cần phải đánh giá cẩn thận, nhất là về tình hình biến động vào thời điểm đó như thế nào. " Những giờ cuối cùng của Mỹ ở Việt Nam được trình bày trong cuốn "Decent Interval" một cuốn sách của Frank Snepp xuất bản năm 1977, tác giả là nhà phân tích cấp cao của Cục Tình báo Trung ương tại Việt Nam từ năm 1977 đến năm 1973. Ông Snepp cáo buộc rằng các quan chức sứ quán đã không lập kế hoạch đầy đủ về cuộc di tản - Mr. Snepp charged that embassy officials had failed to plan adequately for the evacuation, và ông Martin đã cố gắng đàm phán để chấm dứt chiến tranh một cách hòa bình- Mr. Martin had attempted to negotiate a peaceful end to the war - trong khi phớt lờ các báo cáo tình báo rằng Bắc Việt Nam muốn chiến thắng toàn diện-while ignoring intelligence reports that North Vietnam wanted total victory "


    Về cuộc điều trần trước Tiểu Ban Đối Ngoại Hạ Viện của Đại Sứ Martin, theo bản văn lưu trên thư viện CIA << Testimony of Ambassador Graham Martin >>: " "Hamilton hỏi Martin liệu ông có cảm thấy mình đã nhận được đánh giá tình báo đầy đủ trong những ngày cuối cùng hay không. Martin trả lời rằng ông ta đã nhận được báo cáo từ CIA về tình hình nhưng độ tin cậy của báo cáo đó đã bị nghi ngờ bởi trưởng cơ quan. Trên thực tế, người ta đã đặt câu hỏi nhiều đến mức trưởng cơ quan đã không chuyển báo cáo cho Washington- In fact, it was questioned so much that the COS did not forward the report to Washington. Martin sau đó nói rằng điều này có thể được xác minh bởi Ủy ban vì nhân viên phụ trách phần hành cũng có mặt trong phòng này, và tên của anh ta là Frank Snepp".


    Về cáo buộc " hàng ngàn người Việt Nam làm việc cho Hoa Kỳ và hàng trăm tài liệu mật bị bỏ lại" nêu trên, theo bản điều trần của " COMMITTEE ON INTERNATIONAL RELATIONS HOUSE OF REPRESENTATIVES :
    - Ông HAMILTON. Thưa ngài Đại sứ, các kế hoạch có bao gồm người Việt Nam cũng như người Mỹ không? - Mr. HAMILTON :Mr. Ambassador - Did the plans cover Vietnamese as well as Americans ?
    - Đại sứ MARTIN. Từ khởi đầu cuộc di tản không bao gồm người Việt Nam vì chúng tôi không có thẩm quyền chuyên chở họ vào Hoa Kỳ, cũng như không thương lượng với bất kỳ nước láng giềng về việc di tản họ. They did not initially cover the number of Vietnamese that were actually evacuated because we had no authority to move them into the United States nor had we negotiated any arrangements with neighboring countries to take them. " Trong cuộc điều trần này Đại sứ Martin tường trình trước Ủy Ban Bang Giao Quốc Tế Hạ Viện rằng " Người Việt Nam đã chiến đấu với lòng quả cảm đáng kinh ngạc tại Xuân Lộc. The Vietnamese fought with incredible bravery at Xuan Loc. Dưới sức ép về hỏa lực của địch dữ dội, trong khi một sư đoàn Việt Nam, lại có cấp số đạn dược chỉ bằng 1/10 cấp số đạn dược của một một sư đoàn Mỹ khi không tác chiến. When a Vietnamese division, under intense pressure, has one tenth of the ammunition to expend which an American division would have had for a similar unit on an inactive front." ( Dòng chữ phía trên: "các câu hỏi được đưa ra trong điện tín" của TS Kissinger chưa được giải mật. Trường hợp này, cũng như báo cáo liên quan đến cuộc đối thoại giữa TT Nguyễn Văn Thiệu và ông Hoàng Đức Nhã vẫn chưa được giải mật <<Report of a Conversation Between South Vietnamese President Thieu and the Presidential Private and Press Secretary (Hoang Duc Nha)>> Khi thuận tiện người viết sẽ gửi đến bạn đọc chi tiết cuộc điều trần này, và về việc TT Thiệu làm khó phía Mỹ cuối năm 1972).

    Như trên cho thấy mọi việc từ các diễn biến về quân sự, chính trị, đến ngoại giao của nước sở tại, vị đại sứ phải trực tiếp báo cáo với Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao. Cho nên lời cáo buộc rằng " ông Martin đã cố gắng đàm phán để chấm dứt chiến tranh một cách hòa bình", điều này đúng hay sai xin nhường lại để bạn đọc nhận định.


    Đào Văn
Working...
X