Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nguyên nhân nào dẫn đến chứng bị co giật mí mắt?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Nguyên nhân nào dẫn đến chứng bị co giật mí mắt?

    Có rất nhiều thứ kỳ lạ diễn ra trong cơ thể một cách ngẫu nhiên mà giới khoa học gia vẫn chưa thể tìm ra được lời giải đáp, nhưng có lẽ chứng bị co giật mí mắt không tự chủ được xem là kỳ lạ nhất, thậm chí nó còn khiến cho người ta cảm thấy khó chịu vô cùng.

    Cho dù là đang dán mắt vào màn hình máy tính hay đang tập trung vào một công việc nào đó thì chắc chắn ai trong chúng ta cũng từng trải qua hiện tượng gọi là myokymia, còn gọi là chứng bị co giật mí mắt. Phần lớn các hiện tượng này diễn ra như một cơn co giật nhẹ trong vòng một vài giây hoặc có thể kéo dài từ 1 đến 2 phút. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nặng hơn, nó có thể kéo dài trong vài giờ, vài ngày hoặc lâu hơn. Khi gặp phải chứng myokymia, mí mắt của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng, nó có thể là mí mắt trên hoặc dưới của mắt phải hoặc mắt trái, hoặc có thể là cả hai mắt. Có nhiều yếu tố có thể gây ra ảnh hưởng đến mắt nhưng nguyên nhân chính dẫn đến chứng myokymia này vẫn chưa được xác định cụ thể. Các chuyên gia về mắt đã nêu ra một số yếu tố có thể gây ra cơn co giật bao gồm:
    • Căng thẳng, mệt mỏi
    • Sử dụng rượu, bia hoặc thuốc lá
    • Sử dụng nhiều chất kích thích (caffeine)
    • Thiếu ngủ
    • Kích ứng mắt hoặc căng mắt
    • Làm việc/tiếp xúc lâu trong ánh sáng cường độ cao
    • Khô mắt
    • Dị ứng mắt
    • Thiếu chất dinh dưỡng (magiê thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt và thị lực)

    Cá biệt có một số trường hợp bị co giật mi mắt nặng có thể gây ra những cơn co giật dữ dội ở cường độ cao, khi lực co thắt đủ mạnh có thể khiến cho cả hai mắt bị nhắm lại hoàn toàn. Đây được xem là một trường hợp rất đặc biệt của chứng bị co giật mí mắt. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do rối loạn chuyển động của các cơ bắp chung quanh mắt.

    Co giật mí mắt có thể là dấu hiệu của tình trạng bị viêm mắt, khô mắt hay bị tăng nhãn áp, hoặc một số trường hợp hiếm hoi là do rối loạn hệ thần kinh. Ngoài ra, co giật mắt cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc động kinh và rối loạn tâm thần. Nhưng cũng đừng quá lo lắng vì hầu hết các trường hợp bị co giật mí mắt này không quá nghiêm trọng và sẽ tự biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần khi chúng ta có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý đồng thời hạn chế lượng caffeine nạp vào cơ thể.

    Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải bất cứ dấu hiệu nào dưới đây thì đừng nên bỏ qua mà hãy nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra ngay:
    • Cơn co giật xảy ra liên tục và kéo dài trong vài tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm
    • Mỗi khi cơn co giật xảy ra đều làm cho mắt nhắm lại và khó mở ra như ban đầu
    • Ngoài vùng mắt bị co giật thì các vùng khác trên mặt và cơ thể cũng bị ảnh hưởng
    • Mắt bị sưng, đỏ hoặc chảy dịch
    • Sụp mí mắt (một hoặc cả 2 mắt)
    (Theo Howstuffworks)
Working...
X