Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Qua Cơn Mê

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #16
    MỘT CHUYẾN VƯỢT THOÁT - CON ÐƯỜNG DÀI VÔ ÐỊNH



    Một ngày vào khoảng trung tuần tháng 3/78, bọn Trại cắt cử một Toán khoảng 20 người đi lấy tre trong 4 ngày ở một cánh rừng cách Trại khoảng dưới 10 cây số. Vùng nầy cách xóm chừng chục nhà dân, ở rải rác khoảng hơn cây số.

    Ngày đầu đi lấy tre, tôi đã gặp lại người HSQ cũ, trước ở trong Ban Tiếp liệu của Ðơn vị ,Anh ở xóm nhà dân gần vị trí chúng tôi. Anh em gặp nhau thật mừng, tôi hẹn gặp anh ở rừng tre. Tôi yêu cầu anh ấy giúp cho ít lương thực vì cuộc sống ở đây thiếu thốn quá. Anh ấy đồng ý và chỉ nhà, hẹn đêm sau tôi sẽ ra lấy.

    Ðêm ấy tôi suy nghỉ miên man và cho rằng đây là thời cơ tốt nhất để vượt thoát.

    Vì rằng chúng tôi đã ở ngoài sự canh phòng nghiêm nhặt trong Trại.

    Ngày thứ hai tôi đã liên kết được 3 anh em , Ð. Úy M. (KQ) V. (VBÐL) NG. (ÐÐT.Phan lý Chàm)).

    Sau khi nói rõ kế hoạch và quyết định vượt thoát vào đêm mai [18/3/78] khi trăng vừa lên, khoảng 9 giờ. Ðêm nay tôi sẽ bò ra Ấp lấy lương thực. Cả ba anh em đều đồng ý với tôi, một chuyến vượt thoát đã được hoạch định.

    Tôi phải ra Ấp đêm nay để lấy lương thực,. Một cơ hội thật quý báu đang trong tầm tay, bằng mọi giá chúng tôi phải thực hiện một cuộc vượt thoát trước mũi kẻ thù. Do vậy với mọi nghị lực và ý chí tôi quyết phải chu toàn nhiệm vụ của mình trong đêm nay.

    Tôi không dám chờ trăng non lên vì ánh trăng là người bạn đường không mấy tốt cho công việc của mình.

    Lẩn vào đêm tối tôi ra khỏi vị trí của mình, tìm một góc khuất tôi quan sát mọi vật chung quanh. Sau đó tôi lẩn mình theo các lùm cây, nhắm hướng ngọn đèn dầu leo lét nơi căn nhà đầu xóm. Tôi đã tránh được chốt gác của bọn bộ đội, định hướng rõ ràng vị trí cho đường về.

    Cũng thật may, tôi đã đến đúng nhà người bạn và anh ấy đang ngồi bên ngọn đèn dầu để chờ. Anh em không thể nói chuyện nhiều vì thời gian quá cấp bách, tôi hỏi sơ về địa hình và dân tình, tôi đã có một số yếu tố thật cần thiết. Anh ấy cho tôi một số thực phẩm khô chỉ đủ dùng khoảng 3, 4 ngày cho 4 người .

    Tôi lại biến mình vào đêm tối, trước khi trăng non vừa lên. Tôi về lại vị trí của mình thật an toàn và lo chôn giấu số lương thực thật kín đáo.



    Click image for larger version  Name:	2009_04_28_ganhphan-gif.jpg Views:	1 Size:	25.6 KB ID:	137308


    Ngày hôm sau vào buổi trưa nghỉ ngơi, bốn anh em chúng tôi lại họp mặt thêm một lần chót để cùng nhau thống nhứt ý cho cuộc vượt thoát đêm nay.

    Khoảng 9 giờ đêm, điểm hẹn là con suối nhỏ, khô cách lán 40m, tôi cố trầm tỉnh và chấp tay cầu nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát hộ trì cho chúng tôi . Còn khoảng nửa tiếng đến giờ ra đi, tôi đến chỗ anh bạn thân là Đại úy PVT để từ giả . Anh cầu chúc cho chúng tôi ra đi bình an .

    Đến giờ hẹn chúng tôi gặp nhau và cùng vượt thoát ra xa chỗ lán đóng quân, để tránh đuổi theo chúng tôi làm vài động tác giả và đi về hướng tây . Chúng tôi nghe tiếng chó sủa và vài tiếng súng nổ từ vị trí canh gác của bộ đội canh chừng, có lẽ bọn chúng đang rượt theo chúng tôi . Chúng tôi cố gắng chạy nhanh nhưng tránh những khoảng trống, theo tôi biết đây là khoảng giữa Mật khu Tam Giác Sắt và Lê Hồng Phong .

    Khoảng 11 giờ đêm thì chúng tôi thấm mệt và nghe tiếng nước chảy róc rách từ con suối . Ngồi nghỉ chân một lúc thì nghe tiếng thú rừng uống nước và ánh đèn của những thợ săn thú . Vì vậy chúng tôi nhanh chóng thoát khỏi nơi này .

    Lẫn trong bóng đêm, chúng tôi đi về hướng tây nam vùng Tam Giác Sắt và xuôi về hướng nam . Vừa đi vừa chạy, tránh những vùng có dân cư và những chòi có ánh đèn . Trời đã mờ sáng, anh em ai cũng mệt mỏi . Đến một điểm cao, rừng cây thưa thớt có thể quan sát mọi hướng, chui vào một bụi rậm để một người quan sát canh gác còn bao nhiêu ngủ lấy sức .

    Đến quá xế trưa tất cả đều thức giấc . Chúng tôi đem khoai mì luộc ra ăn, và nước mang theo chỉ còn lại một ít, vì mì có muối nên ăn vào lại càng khát nước . Chúng tôi không dám uống nhiều chỉ thấm giọng cho đỡ khát . Và nước có thể cầm cự cho đến tối nay . Gặp lúc tháng ba trời khô hạn nên những con suối trên đường chúng tôi đi qua đều cạn nước .

    Còn đang lo lắng về nước uống, chợt nhìn xuống bên dưới phía xa xa thấy hai người cỡi ngựa có mang súng dài lủng lẳng nhìn dáo dác như tìm kiếm ai đó . Chúng tôi chợt hiểu, việc đào thoát của chúng tôi đã được báo động đến mọi địa phương, hình như là lực lượng biên phòng đang cỡi ngựa đi tìm . Chúng tôi nằm im và một lúc, sau đó họ bỏ đi nơi khác .

    Chúng tôi cũng vội rời vị trí này xuôi về hướng tây nam khoảng 10 cây số nữa để tìm nguồn nước . Qua nhiều con suối cạn không có dấu hiệu có nước, nhưng anh em quyết tâm tìm ra con đường sống . Cả ngày ăn khoai mì luộc, cơn khát như cháy cổ họng . Đêm xuống dần, nhờ ánh sao đêm chúng tôi thấy lờ mờ cảnh vật phía trước, những con thỏ, nai chạy vụt qua trước mặt, chúng tôi quyết định đổi hướng đi về hướng đông, hướng biển .


    Click image for larger version  Name:	KÝ+ỨC+VỀ+CHẾ+ĐỘ+VIỆT+CỘNG+CỦA+MỘT+NGƯỜI+LÍNH+VNCH+SAU+NGÀY+30+THÁNG+4,1975+(Tử+Liễm).PNG Views:	1 Size:	462.8 KB ID:	137309


    Khoảng 2 giờ sau chúng tôi thấy cảnh vật đổi khác có màu xanh của lá tươi, hình như rẫy, vườn thì phải . Đằng xa có nhà và có anh đèn nhỏ như điếu thuốc . Anh em ai cũng mừng vì có thể tìm ra nước, chúng tôi thận trọng tiến tới với khoảng cách mỗi người vài mét . Chúng tôi thận trọng bò vào trong rẫy quan sát thì thấy không một bóng người .

    Bò thêm một đoạn ngắn chúng tôi thấy một ao nước không rộng lắm, trên có cây lá, hình như là rau muống nước . Không ai bảo ai, cả bốn mái đầu đều chúi xuống dòng nước mát lạnh và uống cho đã khát .

    Lúc đi chúng tôi đã chuẩn bị một ít bình để đựng nước nên lúc này chứa đầy . Cách ao không xa, chúng tôi thấy một cái chòi, như là nơi nghỉ tạm trong ngày của chủ rẫy . Chúng tôi dặn dò không được để lại dấu tích gì ở đây vì sợ bị phát giác .

    Vào chòi chúng tôi thây nồi cơm nguội còn lại không nhiều, nồi nhỏ đựng ít cá kho, vài trái dưa leo, ít củ khoai lang luộc nằm lăn lóc bên cạnh . Nếu ăn hết mấy thứ này thì sáng chủ rẫy lại họ sẽ biết có người ăn .

    Vì đói quá chúng tôi ăn sạch những thứ này và nói với nhau ngụy trang như thú rừng ăn . Sau khi xóa hết mọi dấu vết, chúng tôi rời xa khỏi rẫy càng xa càng tốt, chúng tôi lại đổi hướng về những cánh rừng . Trời gần mờ sáng, ai nấy đều mệt nhoài, chúng tôi kiếm nơi kín đáo thay phiên nhau canh gác để ngủ .

    Qua một ngày một đêm chúng tôi đã đi khá xa hướng về vùng Bình Tuy, Rừng Lá, Long Khánh, theo ước đoán chúng tôi cách đường QL1 khoảng từ 15 đến 20km .

    Chúng tôi khi còn ở trong tù có nghe bàn tán về những cánh quân bên ngoài như Phục Quốc Quân, chúng tôi hy vọng tìm gặp để nhập cuộc tiếp tục chống cộng .

    Lúc đầu chúng tôi tính đi về hướng Lâm Đồng vượt biên giới qua Lào, và từ Lào sẽ qua Thái Lan, phải mất 2 tháng đi bộ . Đến lúc này chúng tôi mới thấy quá khó khăn về mọi mặt nên tìm phương án khác, và phương án tìm Phục Quốc quân để tham gia chiến đấu cũng là một .


    Click image for larger version  Name:	k2_5_jlkc.jpg Views:	1 Size:	308.4 KB ID:	137311


    Trên đường đi, thỉnh thoảng chúng tôi cũng gặp người dân đi làm, có khi vài chiếc xe bò kéo gỗ, những lúc gặp thế này, chúng tôi thường tránh né không cho họ thấy . Đã qua ngày thứ sáu, tính lại chúng tôi đã đi khá xa, có thể nếu cắt ra quốc lộ chúng tôi sẽ gặp vùng Rừng Lá, Long Khánh .

    Anh em bàn với nhau nếu đi nữa sẽ vô ích và không lợi, thôi thì dùng phương án phân tán mỏng trà trộn vào đô thị và tìm cách vượt biên . Chúng tôi chia làm 2 nhóm, tôi đi với Ng.. còn M. đi với V..

    Cùng sống bên nhau trên 3 năm giờ chia tay, ai cũng ngậm ngùi, tôi thầm mong các bạn được may mắn tìm về được bến bờ tự do . Bắt tay từ giã, tôi cùng Ng. tách ra đi riêng sau nhóm của M và V một tiếng .

    Sau khi chôn giấu hết mọi thứ, đi tay không, cắt thẳng ra hướng đông về hướng QL1 .

    Chúng tôi giả dạng như người đi làm rẫy xa ra đường . Chừng vài tiếng thì thấy có vài người đi làm rẫy, hai chúng tôi vẫn bình thản nói cười, thỉnh thoảng đưa tay chào họ cũng được họ chào lại .

    Chừng một tiếng sau , chúng tôi thấy QL1, nhà cửa hai bên đường rất thưa thớt, và không ai để ý đến vì chúng tôi đã thay đồ tù nên trà trộn vào dân dễ dàng chẳng mấy ai nhận ra .

    Ra đến đường, chúng tôi thấy có quán cà phê ven đường, lèo tèo dăm cái bàn xiêu vẹo .

    Tôi nháy mắt hỏi Ng. có tiền không ? Anh gật đầu, chúng tôi vào quán ngồi ở một góc khuất nhìn ra đường, trong quán chỉ có một ông già ngồi hút thuốc . Gọi vài điếu Nông Nghiệp và hai ly cà phê nhỏ, dù không đậm đà lắm nhưng chúng tôi thấy rất ngon .

    Tôi tìm cách hỏi để biết về tình hình xe cộ về Sài Gòn thì được biết khoảng 15 cây số nữa là tới Long Khánh .

    Tôi bàn với Ng. là nên về Sài Gòn cùng tôi nhưng anh cương quyết không chịu, anh muốn về quê anh Phan Lý Chàm để thăm vợ con . Cuối cùng tôi chia tay với anh trong ngậm ngùi .

    Sau này được biết anh về sống tại Đồng Trên Sông Mao giả thầy Chang làm ruộng nuôi vợ con . Đến năm 1981 vì bị người xấu tố giác anh bị bắt nhốt tại Công An huyện Bắc Bình, Bình Thuân, và anh cũng qua được Mỹ theo diện HO, còn hai bạn khác không biết thế nào .


    Click image for larger version  Name:	11006452_1113407045352708_5233046140173077573_n.jpg?_nc_cat=108&ccb=1-7&_nc_sid=cdbe9c&_nc_ohc=Z8Y_KvUKaCQAX8RhQ_h&_nc_ht=scontent-ort2-2.xx&oh=00_AT-cifAMMMX9h4n4D1Cbkzmuh8Dmrvm56wGKzjoN1pAQfQ&oe=6369EAED.jpg Views:	1 Size:	131.5 KB ID:	137310


    Tôi đưa tay đón xe về Sài Gòn, một chiếc xe hàng ngừng lại trên chở đầy người tài xế bảo tôi lên nhanh . Vào trong xe tôi thu mình ở một góc xe và lén nhìn mọi người . Tất cả đều lam lũ, hình như tất cả đều đi buôn lậu .

    Một số nhìn tôi, sau đó họ thì thầm bàn tán và họ mang đến cho tôi trái bắp luộc, bánh mì, chuối và gói thuốc vàm cỏ .

    Có người còn dúi vào túi tôi một số tiền, bắt tôi phải nhận . Họ còn nói cậu cứ cầm lấy mà tiêu, em tôi cũng như cậu nhưng còn ở trong tù cải tạo .
    Tôi lý nhí cám ơn tất cả mọi người, nước mắt như muốn chảy ra vì quá cảm động, có lẽ họ nhận ra tôi là người tù cải tạo .

    Cuối cùng tôi cũng về đến gia đình ở Sài Gòn vào xế trưa của một ngày vào hạ tuần tháng 3-78, sau nhiều năm vất vả trốn tránh, tôi quyết định vượt biên bằng đường bộ sang Thái Lan và may mắn đã thành công . Cuối cùng tôi đã tìm được mảnh đất tự do .

    Mặc Nhân Thế

    Comment


    • Font Size
      #17
      NGƯỜI TÙ BINH ĐÊM GIAO THỪA


      PHẦN MỘT



      Tôi nhấc cái bao cát Mỹ lên cao, trút tất cả gia tài vào khoảnh quần trây-di ống túm của thằng Đực. Từ : lọ dầu nhị thiên đường, thẻ bài cạo gió - đến bọc ớt khô, đường chảy, thuốc rê, mắm ruốc, vân vân...

      Thằng Đực vừa cột ống quần, vừa đưa tay đuổi ruồi. Những con ruồi xanh mất dạy, ốm tong teo - cứ chực chui vào mũi, vào tai, vào miệng...đám tù binh rách nát. Có con cả gan bu thẳng lên mu tay thằng Đực. Chúng nhao nhao kêu tíu tít, chổng đít dành nhau hút chất bầy nhầy trong các mụn ghẻ, làm thằng Đực trân mình..., muốn són đái.

      Tôi đứng bám vào hàng rào kẽm gai.

      Hàng rào ngăn ngang, chia hai khu vực giam giữ khác nhau.

      - Bên này : tù chính trị.

      - Bên kia : tù hình sự.

      Thằng Đực thuộc tù hình sự. Nó bị bắt từ năm 1976 đến nay.

      Án :

      - "Tập trung cải tạo", không ghi thời hạn

      - Bởi tội danh :

      - " Hành hung nhân viên công lực."

      Khi hỏi, tại sao đánh cán bộ ? Nó lầm lì ngước mặt lên mây xanh, như nói chuyện với đất trời :

      - " Mẹ, tại y cà chớn, tui quánh cho bõ ghét..."



      Click image for larger version

Name:	image.jpg
Views:	65
Size:	55.9 KB
ID:	138963

      https://www.rfa.org/vietnamese/in_de...022140446.html


      Tôi thương thằng Đực, vì nó thường chui rào qua khu chính trị, tìm tôi để xin thuốc hút. Nhiều lúc, tôi cũng đói meo, nhờ nó tiếp tế cho một ít.

      Xin qua xin lại nhiều lần, riết rồi thân nhau, coi nhau như anh em ruột thịt. Thằng Đực hút thuốc như ống khói tàu. Nó vừa được vợ thăm nuôi tuần trước, vài tuần sau, người ta thấy nó cầm bọc ny-long đi lượm tàn thuốc khắp nơi. Tàn thuốc lượm về, nó ngắt bỏ chỗ đã hút, rồi trút phần thuốc còn lại vào túi. Chịu khó như thế, chẳng bao lâu nó được một túi thuốc lá tổng hợp rất ngon lành. Từ :

      Thuốc rê, xuân lộc, hoa mai, đà lạt, tam đảo...đến bến thành, "sài gòn giải phóng."..
      rồi có cả : samit, đân-hiu, ba số, vân vân...

      Trời ơi, hương vị đậm đà ! Mặc tình cho thằng Đực phun hơi nhả khói.


      Chiều nay, chiều 28 Tết.
      Chốc nữa, tôi và mười chín bạn tù khác sẽ được tha, để ngày mai trở về với gia đình. Chỉ còn vài tiếng đồng hồ thôi, khi cánh cửa các "lán" tù khép chặt lại, tôi sẽ thật sự xa thằng Đực, không biết bao giờ mới gặp lại.

      Chốn thâm sơn cùng cốc này, dẫy đầy chướng khí.

      Mấy tháng đầu đến đây, tôi đã trải qua cơn sốt rét rừng tàn khốc. Thằng Đực phải đào tìm một loại rễ cây rừng, về bó vào tay tôi để chận cữ rét.

      Buổi chiều, khi hết giờ
      "lao động" , nó nhảy ùm xuống dòng sông Đrây, lặng lẽ bơi ra xa, trầm ngâm đưa những mụn ghẻ toang hoác ra nhử cá. Chất lầy nhầy tanh tanh của ghẻ lở, vậy mà lôi cuốn được đám cá đói lạc loài nào đó.

      Chúng đến rỉa mồi, và thằng Đực trân mình chịu đau...cho đến khi...lòn tay phía dưới, bắt dính các chú cá mới thôi. Lần đó, nó nấu cho tôi nồi cháo giải cảm tuyệt vời, ngon nhất trần đời.




      Click image for larger version

Name:	1-224.png
Views:	59
Size:	314.4 KB
ID:	138964


      Trại tù Xuyên Mộc
      là một trong những trại tù nổi tiếng khắc nghiệt ở miền Nam.

      Hàng ngày, bọn tôi phải vào sâu trong rừng,
      "lao động" nặng nhọc.

      Bữa ăn chính chỉ có le que vài lát khoai mì chua lè, hoặc dăm trái bắp đá nhai muốn rụng răng. Đói quá, bọn tôi nhắm mắt lại, tưởng tượng đến mâm cao cỗ đầy trên bàn tiệc, để cố nuốt chúng vào bụng. Nhưng càng nuốt, chúng càng dội ra, nóng ran cả cổ họng.

      Đói quá, bọn tôi quơ luôn cả cỏ dại cây hoang cho vào nồi. Có đứa ăn nhằm nấm độc, ói mửa suốt đêm, rồi...nằm xuôi tay chờ tử thần đến mang đi.

      Thằng Đực may mắn hơn tôi, nó được vợ thăm nuôi đều đặn theo mỗi chu kỳ. Quà thăm nuôi của nó chẳng nhiều, chỉ quanh đi quẩn lại:

      - Khô, mắm ruốc, đường chảy, nước tương, thuốc hút...
      Nhưng , theo nó, tình nghĩa của con Út (tên vợ nó) tràn trề.. Quan trọng ở chỗ thương yêu với nhau, lúc sa cơ thất thế như thế này. Tôi bất hạnh hơn nó, ngày nào cũng nằm chèo queo, ngó ra cổng trại giam, trông tin vợ từng phút từng giây.

      Càng trông vợ, càng nghĩ quẩn. Tôi nghĩ đến những mối tình gãy gánh giữa đàng. Những người đàn bà nhẹ dạ, đành tâm sang ngang, từ chồng bỏ con trong cảnh lao lung.

      Tôi nghĩ đến Tuyết, vợ tôi, đang chới với giữa dòng đời khốn khổ. Liệu nàng có đứng vững được bằng đôi chân hiền thục, trước phong ba phũ phàng của thời cuộc ?

      Chiều xuống dần. Mặt trời vắt ngang trên các ngọn bằng lăng, chiếu ánh sáng gay gắt xuống trại tù. Thằng Đực gãi háng sột soạt. Những mụn ghẻ tượng mủ xanh, chực vỡ ra, lầy nhầy một cách xót xa.

      Chợt, nó lần xuống đáy quần, lôi ra lá thư chi chít chữ. Như một con sóc ranh mãnh, nó lẹ làng giúi vào túi áo tôi.

      - Anh về, nhớ ghé nhà em. Tắm một chập cho sạch sẽ, mát mẻ. Đây là địa chỉ.

      Nhớ qua thẳng cầu chữ Y. Quẹo bến Phạm Thế Hiển. Nhà em ở cuối bến. Có con hẻm đi vào... Tôi ờ ờ, rít hơi thuốc lá thật sâu, rồi ém khói lại trong buồng phổi.

      Tôi muốn thâu ngắn hình ảnh thằng Đực vào tim, vào lòng. Tôi muốn giữ kỷ niệm với nó. Những kỷ niệm đầy ắp tình thương, đầy ắp cay đắng ngọt bùi. Tiếng còi bỗng vang lên. Tiếng gã trật tự quát tháo ầm ĩ. Tù binh nhốn nháo khắp nơi. Họ chạy vội ra sân, ngơ ngác nhìn xung quanh. Gã trật tự chắp hai bàn tay lại, đưa lên ngang mồm, làm loa :

      - Hai mươi tù sắp trả tự do, tập họp. Chuẩn bị, chuyển trại.

      Thằng Đực bỗng nẩy người lên, dang rộng đôi tay, nhào thẳng vào lòng tôi. Nó ôm tôi cứng ngắc, như sợ mất nhau. Nước mắt nó tuôn ra, lăn dài xuống má tôi, miệng tôi...mằn mặn.

      - " Về Bến Tre, nếu thất nghiệp. Anh nhớ lên con Út, vợ em. Con Út có vựa trái cây ở Phạm Thế Hiển. Nó sẽ bày anh cách mần ăn, kiếm sống. "

      Tôi ờ ờ, tìm cách đẩy nó ra, chạy vội đến gã trật tự. Tôi không thèm quay đầu nhìn lại thằng Đực. Bởi tôi sợ tôi mềm lòng. Rồi sẽ tệ hơn nó, khóc rống lên như một đứa con nít.



      Click image for larger version

Name:	yZSQHQ.jpg
Views:	59
Size:	10.3 KB
ID:	138965

      Comment


      • Font Size
        #18
        PHẦN HAI


        Bến Phạm Thế Hiển tấp nập và dọc ngang những căn túp lều ổ chuột. Con hẻm vào nhà Út rối rắm như hang mối, chằng chịt những lối đi chia năm xẻ bảy. Tôi phân vân trước những lối đi.

        Lối nào cũng chật hẹp, tối tăm và ẩm ướt một cách nhớp nhúa. Tôi lật lá thư ra, hỏi thăm từng người. Cuối cùng, anh bán vé số dạo tình nguyện dắt tôi đến một khoang xe cũ, phía trước có vô số vỏ chai ngổn ngang.

        - Đấy ! Nhà cô Út đấy ! Vào đi. Khom lưng xuống ! Coi chừng đụng cái trần cửa nghe cha nội !


        Nhà Út là một khoang xe đò cũ lâu đời. Vòm thấp, lỗ chỗ dấu mục nát. Chủ nhà phải che thêm vài tấm cạc-tông để tránh mưa gió. Tôi chui vào khoang xe. Khoang xe như một hang động mù mờ. Nếu không có ngọn đèn dầu leo lét trên bàn, tôi sẽ vấp ngã lung tung, bởi những đồ vật nằm vô trật tự trên sàn nhà. Một bà già đang ngồi nhai trầu bỏm bẻm, chào tôi.

        - Thưa bác, cháu muốn gặp cô Út. Bà già chỉ chiếc ghế trống.

        - Cậu là khách quen của con Út ư ? Ngồi chơi, chờ chút. Nó mắc ...đi khách.

        Tôi lúng túng, nhìn vào phía trong. Tấm ri-đô màu cứt ngựa chắn ngang. Những cử động kỳ quái nào đó...đằng sau, dồn dập. Tiếng thiếu nữ lầu bầu, lẫn với tiếng quần áo loạt soạt, tiếng cài khuy áo... Rồi, tiếng gã đàn ông cười khoái trá. Giọng cười như xé toạc không gian, bay vút vào đầu tôi, khiến tôi choáng váng, quay cuồng.

        Tôi vội đứng dậy như lò xo, lấy lá thư ra, buông xuống mặt bàn.

        - Có thư gửi cho cô Út. Tôi chỉ nói có bấy nhiêu lời. Xong, cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng ra khỏi con hẻm. Tôi không muốn nhìn thấy Út. Không muốn nhìn thấy người thiếu nữ hiền thục mà thằng Đực luôn mang ấn tượng đẹp đẽ trong lòng.

        Bây giờ, nàng đang làm cái nghề tệ hại nhất, xót xa nhất của một kiếp người.



        Click image for larger version

Name:	7MFHpj.jpg
Views:	61
Size:	14.7 KB
ID:	138971


        PHẦN BA


        Cồn Dơi hiện ra trong ánh sáng nhá nhem cuối ngày. Mùi trái cây thoang thoảng. Mùi hương cau thơm thơm, làm khứu giác của tôi chùng xuống, nôn nao một cách lạ kỳ. Chỉ còn khoảng đê ngắn nữa, tôi sẽ tới nhà. Sẽ gặp lại Tuyết, gặp lại con thơ, gặp lại hình ảnh thân yêu ngày nào. Rồi, việc gì xảy ra ? Tuyết vẫn còn nguyên vẹn như xưa ? Hay như con đò tách bến sang sông ? Hay như dòng nước bỏ nguồn ra biển ?

        Tôi lại nhớ đến con Út. Nhớ cái vựa trái cây tưởng tượng của nàng. Nhớ giọng cười khoái trá của gã đàn ông dâm đãng. Nhớ từng điếu thuốc thơm, từng keo mắm ruốc, từng con khô cá sặc mặn mòi...Nhớ những bữa cơm "huy hoàng" ăn ké với thằng Đực. Bữa cơm đẫm giọt mồ hôi, đẫm giọt nước mắt tủi nhục của con Út.

        Chỉ còn khúc quanh, chừng mươi bước nữa, tôi sẽ đứng trước cây vú sữa ở sân nhà. Tôi sẽ gặp lại túp lều nhỏ bé quen thuộc. Túp lều do chính tay tôi đẽo từng lỗ đủng đỉnh, chuốt từng mảnh cau tươi, và hì hục dựng lên đường hoàng - trước khi khăn gói vào tù.

        Túp lều được chị tôi thương tình cho phép cất tạm, trên bờ đất ngoằn ngoèo những rễ cây chôm chôm.

        Tôi đứng nép vào cây vú sữa, hồi họp nhìn vào sân nhà. Thôi rồi, tất cả đã thay đổi hoàn toàn. Túp lều thân yêu ngày xưa, giờ không còn nữa. Thay vào đấy là mái nhà khang trang, vách ván kín đáo.



        Click image for larger version

Name:	XyeHOS.jpg
Views:	57
Size:	14.3 KB
ID:	138972


        Và trời ơi ! một gã đàn ông xa lạ nào đó, đang ngồi tỉnh queo, hút thuốc trước cửa. Gã mặc áo thun, quần đùi - chừng như có vẻ quen thuộc với căn nhà, từ lâu, rất lâu.

        Nghĩa là...không còn gì nói nữa. Tôi đã thua. Và đã thua một cách thảm hại. Sẽ không còn nguyên do nào để ở đây, để nhìn thấy nỗi đau vô cùng đang thấm dần vào gan ruột. Tôi phải đi. Đi khỏi đây. Về phương trời xa lạ nào khác dung thân, sống chuỗi ngày tàn. Nhưng, trước khi bỏ đi, tôi phải gặp người chị, chân thành nói lời cám ơn, từ tạ.

        Phải gặp con tôi, đặt vào gò má thương yêu của nó một nụ hôn cuối cùng.


        Băng qua đoạn mương cụt đầy lá khô, tôi quyết định bước vào nhà chị. Vừa tới cửa, chị tôi mừng rỡ reo to, rồi ôm chầm lấy tôi, nghẹn ngào.

        - Em mới về đấy ư ? Sao ? Có khổ lắm không ? Lao động có cực không ?

        Tôi đẩy chị ra xa, lạnh lùng như kẻ xa lạ :

        - Tôi muốn gặp con tôi lần cuối, trước khi tôi rời khỏi nơi đây... Chị trợn mắt nhìn tôi, nhìn tôi từ đầu tới chân. - Hả ? Đi Đâu ? Mày muốn bỏ vợ bỏ con hử ?

        - Ai bỏ ai thì tự biết lấy. Vậy chớ....thằng cha nội nào ngồi bên nhà tôi đó ? Tôi gằn giọng :

        - Chị nói đi...Thằng cha nội nào ? Chị vểnh môi, ngạc nhiên. Rồi...nhào đến ôm chầm lấy tôi, cười khà khà :

        - Thằng quỷ ! Đó là Hai Lộc. Anh ruột con Tuyết. Nó từ thành phố dọn về đây gần ba năm nay. Nó cất nhà, thờ ông bà. Cái chòi đủng đỉnh của vợ chồng mày đã mục từ lâu, sập mẹ rồi !

        Tôi há to mồm, nuốt từng lời chị.

        Những lời chị tuôn ra, lúc này, giống những ngọn roi quất vào lòng tôi, khiến tôi bật khóc lên như đứa con nít.

        - Hai Lộc ? Hai Lộc hả ? Trời ơi ! mười năm rồi, không gặp nhau. Ảnh lạ quá ! Nhìn không ra. Còn vợ tôi ? Con tôi ? Hiện tại, ở đâu ? -

        Trời ơi, trước giờ em không được thư của mấy đứa cháu sao ?

        - Có được thư từ chi đâu ? Sao ? Chị cứ nói đi...

        - Con Tuyết bịnh nặng hơn sáu tháng qua. Nó bị trụy tim, nằm bịnh viện khá lâu. Nó đang nghỉ tạm nơi nhà cô bảy ở Mỹ Tho.

        Nghe được bấy nhiêu lời. Tôi phóng thật nhanh ra sân, xách vội chiếc xe đạp của Hai Lộc đang dựng bên gốc vú sữa. Tôi đạp lia lịa, băng qua khu vườn tối om om, chạy thẳng ra Bến Tre, rồi...nhảy xuống phà Rạch Miễu, vượt qua sông Tiền mênh mông, để về Mỹ Tho gặp Tuyết, kịp giờ đón giao thừa.


        Tuyết nằm trên giường, xanh xao vàng vọt như một tàu lá rũ. Cơn bệnh vật ngã nàng, làm thay đổi toàn diện nhan sắc. Nhưng, nó đã không thể vật ngã được, không thể thay đổi được lòng thủy chung của nàng.

        Tôi sà xuống, ôm nàng hôn như mưa bão điên cuồng. Tuyết cười rạng rỡ, nụ cười tràn đầy nước mắt. Thứ nước mắt của hạnh phúc vô cùng.

        Đêm đó, tôi dìu Tuyết thức dậy cùng đón giao thừa. Chúng tôi như sống lại những ngày đầu tiên vừa mới quen nhau, những ngày hạnh phúc nhứt trên đời.

        Và đêm đó, tôi đã ngủ một giấc thật say sưa. Trong giấc ngủ, tôi chợt thấy thằng Đực hiện ra. Nó hiện ra với thân thể đầy mụn ghẻ tanh hôi, nhưng tay vẫn khư khư ôm lấy cái bọc ny-long nhầu nát.

        Và cứ thế, nó lang thang khắp các "lán" tù, nhặt tàn thuốc vụn để quên đời...


        PHẠM HỒNG ÂN


        Click image for larger version

Name:	QdkO1Z.jpg
Views:	56
Size:	13.7 KB
ID:	138973

        Comment


        • Font Size
          #19
          TÔI Ở TRẠI TRỪNG GIỚI A20


          Tôi phải sống, sống để nhìn đời, sống để hy vọng nhìn thấy đất nước đổi thay. Với tinh thần bất khuất của người lính chiến trong tôi vẫn còn. Hy vọng một ngày tươi sáng cho quê hương trong tôi chưa tắt và mãi mãi không thể nào tắt được.....

          Cái vui và nỗi buồn xen lẫn vào nhau khiến nội tâm tôi bị chao đảo ghê gớm.

          Vui là thoát khỏi địa ngục cộng sản, buồn là... vĩnh biệt quê hương biết bao giờ mới có ngày trở lại, khi tôi viết bài này thì đã hơn 32 năm rồi tôi chưa một lần trở về.


          https://www.youtube.com/watch?v=G7CQAO3R0Lw



          Sau biến cố tù “ cải tạo ” trại Suối Máu nổi dậy đêm Giáng Sinh 24 rạng 25 tháng 12 năm 1978, một số anh em bị công an “chấp Pháp” vc bắt giải giao về nhà tù Chí Hòa tại Sài Gòn trong đó có tôi.

          Chúng tôi bị giam trong xà lim khu ED mỗi người bị giam một xà lim riêng nên hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài, không ai nhìn thấy ai và cũng không biết những người bị bắt chung với mình đang ở đâu.

          Tôi bị giam ở trại Suối Máu khoảng 3 năm

          - Năm đầu vợ tôi có đi thăm vài lần rồi... thôi.

          Ba năm tù đói khổ, mỗi buổi ăn chỉ 1 chén bo–bo với nước muối.

          Cuộc nổi dậy của tù nhân đêm Giáng Sinh 1978, tôi bị công an giam trong thùng sắt “conex” và bị đánh đập mỗi khi chúng hỏi cung.

          Những TRẬN ĐÒN THÙ trút lên thân thể ốm yếu tưởng rằng tôi không thể sống nổi, bây giờ về nhà tù Chí Hòa lại tiếp tục bị đánh mỗi lần hỏi cung, lúc bị tra tấn, tôi nhìn quanh mong tìm thấy được vật cứng hoặc bén nhọn như dao, kéo gì đó tôi sẽ đổi mạng với chúng.

          Bằng cách nào đó, bọn chúng biết tôi có học một khóa Tình Báo nên khép tôi vào tội làm việc cho CIA Mỹ.


          TRẠI TRỪNG GIỚI A20

          Sau 4 hoặc 5 tháng nằm xà lim Chí Hòa, tôi lại bị chuyển đến một trại nằm sâu trong núi ở tỉnh Phú Yên, trại này [ không phải trại tù “cải tạo” bình thường mà là trại “Trừng Giới”

          - Trại giam giữ tù chính trị Phục Quốc có án từ 10 năm đến chung thân

          - Và thành phần chống đối “Không thể cải tạo được” như tôi

          - Với lời hăm dọa: (Các anh đến đó mang luôn hồ sơ “Chết” đi theo!)

          Trại này có bí số “A20” thuộc xã Xuân Phước tỉnh Phú Yên, nằm sâu trong rừng núi thuộc vùng 2 của VNCH trước kia.

          - Mùa hè thì gió Lào nóng như thiêu đốt

          - Mùa đông thì rét buốt đến nỗi bò heo chết la liệt.


          https://www.youtube.com/watch?v=bVfRrANysy8



          Khi mới chuyển ra đây tôi bị ghép chung với 24 người tù khác thành một đội để phát quang, nghĩa là dọn dẹp cây cỏ gai góc cho sạch một ngọn đồi để trồng khoai mì, nhưng thực chất là để chôn người.

          Từ khi dọn sạch ngọn đồi cho đến 3 năm sau ngọn đồi dày đặc những ngôi mả của tù :

          - Chết vì lao phổi

          - Vì kiệt sức

          - Vì suy dinh dưỡng...

          Nghĩa là đủ kiểu chết.

          - Linh Mục Luân và

          - Linh Mục Vàng

          Thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cũng chết ở trại này.

          Ở trại tù A20 Xuân Phước, mọi tù nhân đều bị lao động khổ sai

          - Đào mương

          - Vét cống

          - Cuốc đất trồng khoai mì

          - Kéo cày thay trâu, v.v.

          - Mỗi người chỉ nhận được một chén khoai mì H34 với nước muối cho một bữa ăn, loại khoai mì H34 chỉ để dùng trong kỹ nghệ chế biến, cho heo ăn, heo cũng không thèm ăn.

          Gần 8 năm tù... tôi chỉ ăn toàn bắp, khoai mì H34 với nước muối.

          Vào dịp tết âm lịch, mọi tù nhân được ăn hai bữa cơm, mỗi bữa 2 chén cơm nhỏ với một cục thịt heo lớn bằng ngón tay, và chỉ có thế.

          - Mẹ chết

          - Vợ bỏ

          - Tứ cố vô thân không ai thăm hỏi

          - Sức lực không còn

          - Thêm vết thương tinh thần quá lớn làm thể xác tôi suy sụp thấy rõ.


          Click image for larger version  Name:	81TcDZ.jpg Views:	11 Size:	48.2 KB ID:	139130


          Một hôm đang lao động, tôi ngã gục vì kiệt sức, may nhờ có Bác sĩ Trần quý Nhiếp, Thiếu tá Nhảy Dù ở chung một nhà tù với tôi cứu chữa kịp. Không có thuốc men gì cả, Anh Nhiếp châm cứu tôi bằng những cây kim làm bằng giây điện thoại lượm được khi đi lao động.

          Tình trạng đói khát và lao động khổ sai này nếu kéo dài... có lẽ tôi không thể nào sống được.

          Một hôm đang đào ao cá trong trại, tôi gặp anh Phương ở đội Văn Thể (Văn nghệ–Thể thao) anh Phương là một kép hát cải lương (hiện còn ở VN), bị án tù 10 năm về tội “Phản cách Mạng” khi tham gia vào một phong trào phục quốc sau 30/04/1975.

          Anh này biết rõ tôi có nghề Ảo thuật, nên khuyên tôi ghi danh vào đội Văn Thể để tránh lao động ngoài nắng, chỉ còn con đường này may ra mới có thể sống sót để trở về với 4 đứa con, mà đứa lớn nhất khoảng 13, 14 tuổi (năm 1981).


          Click image for larger version  Name:	Screenshot_2022-05-16_163657.png Views:	11 Size:	179.7 KB ID:	139131

          Gần cuối năm 1982,
          một anh trong đội Văn Thể gọi tôi lên nhận quà của gia đình gởi.

          Phản ứng đầu tiên là tôi giận dữ và cay đắng nói với anh ấy :

          - “Anh còn cách nào đùa giỡn hay hơn nữa không?!”.

          Ai cũng biết, nhiều năm nay tôi là “con Bà Phước” , những ai không có bà con, họ hàng thân thích, không hề nhận được chút quà bánh nào từ bên ngoài gởi vào, anh em đều gọi là con Bà Phước.

          Nhưng thật tình tôi có quà thật, quà của “ Vợ ” gởi ! một gói quà nhỏ gần 2 ký lô, trong chứa thức ăn để dành được lâu ngày vì người tù không có điều kiện để nấu nướng. Một anh bạn khác nhìn thấy tôi đang mân mê gói quà trên tay, anh mừng rỡ nói:

          - “Mầy cũng có... quà hả ?!” câu nói đầy thiện ý, mừng giùm cho bạn nhưng sao tôi nghe... cay đắng :

          - “Mầy mà cũng có quà nữa sao?”.

          Cuối năm 1982, tôi có tên trong số người được thả về, trại tù cấp phát $70 đồng tiền VC lúc đó, số tiền chỉ đủ để đỡ đói lúc đi đường thôi.

          Tôi được công an trại tù chở bằng xe ra tới Ga xe lửa La Hai, từ đây tôi đón Tàu về Biên Hòa.

          Trên đường đi,
          mỗi khi tôi ăn uống gì xong, khi gọi tính tiền, những người bán hàng đều trả lời :

          - " Có người trả rồi

          Tôi năn nỉ mãi người bán hàng cũng không chịu nói là ai đã trả tiền dùm, tôi đành phải cám ơn người bán. Một chút xúc động về tình người làm tim tôi cảm thấy ấm áp, cái cảm giác mà tưởng chừng đã tê liệt suốt những năm tháng tù tội.

          Hành trang của tôi khi ra khỏi trại tù cộng sản chỉ vỏn vẹn một bàn chải đánh răng đã cùn, một bộ đồ mặc trên người với hàng trăm mảnh vá, trên lưng áo cũng như hai bên ống quần còn nguyên dấu hai chữ “cải tạo” bằng sơn đen to tướng.

          Nhưng cũng nhờ thế, ai thấy cũng muốn giúp đỡ, ăn uống gì xong người bán đều trả lời :


          -" Đã có người trả tiền !”

          https://www.youtube.com/watch?v=sTA-sOA3vrU
          Last edited by hoalucbinh18; 02-05-2023, 03:02 AM.

          Comment


          • Font Size
            #20
            Về đến chợ Biên Hòa lúc 04 :00 giờ sáng, có người chỉ cho tôi tìm mấy xe hàng chở Dưa Hấu, họ sẽ đi Bình Giã chở Dưa lúc 06:00 giờ.

            Người Tài xế tốt bụng cho tôi đi nhờ xe về Bà Rịa.

            Hơn 08:00 giờ sáng xe tới Bà Rịa, tôi lững thững đi bộ về “Nhà”. Khi ngang qua một tiệm bán Bún Bò Huế, một người gọi tên tôi :

            -" Ê, Phi Ô vào đây !”

            Tôi quay lại thấy X. “Pháo Binh”. Anh bạn này được thả về trước, trên tay cầm xấp vé số , lôi tôi vào quán, lần đầu tiên sau gần 8 năm tôi mới được ăn một tô bún bò ngon như thế.

            Hai người ăn xong, đang xỉa răng thì X. ngập ngừng :

            -“ Trước hết, mầy hãy bình tĩnh nghe tao nói ! Tôi biết X. sẽ nói gì... vì từ lâu tôi đã chuẩn bị tinh thần để nghe chuyện này. X. tiếp :

            - “Sau khi tao nói xong, mày muốn về thì... về, còn như không muốn về thì... mầy theo tao, ở tạm nhà tao rồi tính sau !”...

            Và với giọng trầm buồn X. kể những điều nghe, biết về “ VỢ TÔI ".

            Tôi ngồi nghe X. kể với gương mặt giá băng và bất động, duy chỉ có ánh mắt là không thể nào dấu được nỗi xúc động !

            Thằng X. thương bạn nhưng không biết phải làm sao !

            X. gọi café sữa đá cho hai đứa. Tôi không thể nào uống nổi một hớp dù chỉ là một hớp nhỏ. Không gian như ngừng đọng, khi thằng X. lay khẽ tay, tôi như chợt tỉnh, nói nhỏ với X. như nói với chính tôi:

            - “ Tao phải về, từ lâu tao chưa được gặp con tao, tụi nhỏ bây giờ chắc... lớn lắm !”

            Tôi về gặp các con chưa được một tháng mà đã có ý định bỏ nhà đi nhiều lần, cho dù chưa biết phải đi đâu !

            Nhà này là nhà cũ của cha mẹ “vợ”, khi còn trong tù tôi khai “hộ khẩu” ở đây.

            Tôi có một căn nhà nhỏ ở xã Võ Đắt (Bình Tuy) nơi tôi đóng quân ở đó trước 30 tháng 04 năm 1975 đã bị vc tịch thu khi miền nam mất.

            Quê tôi tận xứ Huế xa xôi, thời chiến tranh Việt–Pháp, Việt Minh liên khu 5 muốn mời Ba tôi tham gia kháng chiến, Ba tôi từ chối nên phải trốn một mình vào Sài Gòn lúc đó tôi mới 2 tuổi, và cả hai mẹ con tôi bị Việt Minh giữ làm con tin trong vùng rừng núi Quảng Nam.

            Đến năm tôi 10 tuổi hai mẹ con tôi trốn thoát được, dìu dắt nhau vào Sài Gòn tìm cha. Vài năm sau cha tôi chết, mẹ và tôi sống nhờ vào nhà của người quen cho đến ngày tôi vào lính.

            Sau gần 8 năm tù vc thả tôi ra, căn nhà cũ của cha mẹ vợ là nơi duy nhất để tôi tạm nương thân.

            Nhưng tình người cũng đã đổi thay, tôi phải từ biệt các con để ra đi, cho dù đi bất cứ đâu !

            Ngay cả bữa cơm trưa và chỗ ngủ tối hôm đó tôi cũng không có.!

            Tình nghĩa đảo điên theo vận nước,

            Đồng tiền đánh đổi cả nhục vinh.

            Hỡi ơi canh bạc đời đen đỏ,

            Mỹ nhân hề... chén rượu tàn canh!

            Lê Phi Ô


            Click image for larger version

Name:	21768207_1013872492097829_8627130104444590430_n.jpg
Views:	56
Size:	71.0 KB
ID:	139142


            Khu nhà lồng chợ ban đêm người ta dọn hàng về nên có nhiều sạp bỏ trống

            Tôi vào đó ngủ nhờ đêm nay rồi ngày mai tính sau.

            Đang tìm chỗ thì may cho tôi, gặp một anh lính cũ. Anh em tâm sự với nhau rồi anh ấy rủ tôi xuống chợ cá ăn cháo, cả ngày không ăn gì nên tôi không từ chối.

            Sau đó anh giới thiệu cho tôi một việc làm ngay trong đêm đó, anh ấy ngập ngừng giây lát rồi nói:

            – Việc làm cũng không nặng nhọc gì nhưng... không được sạch sẽ lắm!

            Tôi nói :

            – Ở tù còn được thì bất cứ việc gì anh cũng làm được, chú yên tâm!

            Tôi được giới thiệu cho một anh Tài Xế xe đò nhỏ chạy đường Bà Rịa–Bình Giã.

            Cứ 2 giờ sáng thì xe chở Cá từ Long Hải lên, tôi phụ chuyền mấy giỏ cá từ mui xe này qua mui xe kia.

            Công việc này ít người muốn làm nên tôi mới có chỗ, mỗi lần đỡ giỏ cá từ trên cao rồi lại đưa lên mui xe khác thì nước cá đổ cả lên đầu xuống tới chân, công việc chỉ 2 giờ là xong.

            Rồi đi tìm nhà nào có giếng để xin vào tắm, những tháng mùa Đông, 4 giờ sáng mà tắm ngoài trời như vậy đôi khi lạnh cắt da nhưng cũng phải tắm.

            Ngày thứ nhì tôi ra khỏi nhà đi “bụi đời” lại có việc làm ngay nên không bị đói như ngày đầu tiên.

            Rồi ban ngày tôi phải tìm việc gì đó để làm thêm mới đủ ăn ngủ :

            - Chẻ củi thuê

            - Khuân vác đồ nặng

            - Phụ dọn dẹp hàng quán khi họ dọn ra cũng như phụ dọn dẹp lúc họ về

            Nghĩa là bất cứ việc gì của một người Cu–ly thì tôi đều làm hết.

            Rồi ra cầu Cỏ May khiêng vác muối từ trong nhà kho xuống xà–lan, mỗi bao muối 50kg

            - Vác té lên, té xuống cũng phải làm, mỗi người phải vác ít nhứt 50 bao muối một ngày mới đủ ăn.

            Đoạn đường từ kho muối ra tới bờ sông khoảng 50 thước, ở dưới đất trải đá dăm trộn lẫn muối hột, đá dăm cắt lòng bàn chân rỉ máu lại thêm nước muối vừa đau vừa rát, mang dép không được vì mồ hôi pha lẫn nước muối làm trơn trợt nên dép bị đứt quai liên tục, thỉnh thoảng bị trợt té nên phải đi chân trần, cũng không mang giày Ba–ta được vì muối lọt vào kẽ giày làm đau chân, hơn nữa đâu có tiền mua giày.


            Click image for larger version

Name:	28d3011215794db5ad0fb4530ab35f61.jpg
Views:	47
Size:	55.7 KB
ID:	139143


            Chị Th. có chồng đi tù như tôi, anh ấy mới được vc thả về, thấy tôi vất vả quá, muốn giới thiệu cho tôi một cô buôn bán khá giả ngoài chợ nhưng không hề cho tôi biết trước.

            Một hôm có người nói lại với tôi, Cô ấy bị mấy người Chị la rầy dữ quá:

            - “ Mầy còn con gái, bộ ế lắm sao mà lấy ông ấy, có xót thương lắm thì giúp đỡ bằng cách khác. Ông ấy có 4 đứa con... còn bị vợ bỏ, mầy lấy về để nuôi con người ta... hả ? Sao ngu vậy !”.

            Tôi lặng lẽ bỏ chợ Bà Rịa đi chỗ khác thật xa, mỗi tháng khi trời sáng trăng tôi đạp xe khoảng 15, 20 cây số về Bà Rịa thăm con độ mươi phút rồi lại đi.

            Đêm đó tôi ra ngủ ngoài nghĩa trang “Việt Hoa” , nơi đây đã từng chôn 92 người lính TQLC chết trận Bình Giã năm xưa.

            Tôi cảm thấy ấm áp vì gần gũi được chiến hữu của mình cho dù họ đã chết !

            Mộ của mẹ tôi cũng chôn ở đấy, vì đêm sáng trăng nên có nhiều người đi chùa, có người nhát gan, khi ngang qua thấy tôi họ tưởng là ma nên hét toáng lên rồi bỏ chạy.

            Một vài lần tôi bị du kích xã bắt vì tội ngủ bậy, họ đem về xã giam vài ngày rồi thả ra. Rồi lại bị bắt, có lần họ đưa tôi ra sông toàn là cây đước nước ngập đến ngực bắt tôi đắp “đùn” (ao cá) để họ nuôi tôm.

            Đôi khi tôi cũng muốn được bị họ bắt đi đắp ao, mỗi lần như thế tôi được họ cho ăn cơm với cá khô hoặc mắm cà, và cũng nhờ thế tôi tiết kiệm được một ít tiền để lỡ không có việc làm lại có tiền mua gạo.

            Có người ở xã Phước Tỉnh, Phước Hải hoặc Long Hải, các xã này thuộc vùng biển, họ khuyên tôi xuống đó gánh cá thuê đồng thời tìm cách vượt biên, nhưng tôi ở được vài tháng thì bị công an “bảo vệ chính trị” bắt giam và trục xuất tôi về lại Bà Rịa.

            Cũng có người khuyên tôi đi chỗ khác chứ Bà Rịa trước 30/04/75 tôi phục vụ tại Phòng nhì Tiểu Khu Phước Tuy là phòng Tình Báo nên bọn vc địa phương rất ghét, bọn chúng hở một chút là tìm cách trù dập tôi.

            Nhưng tôi không thể xa Bà Rịa được vì ở đây còn các con tôi, thỉnh thoảng có thể gặp chúng được, hơn nữa nơi đây tôi còn có cơ hội vượt biên bằng đường biển.


            Click image for larger version

Name:	images.jpg
Views:	45
Size:	8.2 KB
ID:	139144


            Đối diện nghĩa trang Việt–Hoa có một nghĩa trang khác, có từ hồi Pháp thuộc, nghĩa trang này lâu đời nên Mã nhiều vô kể hơn 10 ngàn cái.

            Nhiều người vào đây xúc cát để về xây nhà nên mả bị sập lòi cả xương người.

            Có một khoảng trống tương đối rộng vì bị xúc trộm cát, mả cũng bị họ đập bể để lấy gạch, đá xi măng về lót chuồng heo. Tôi che một cái chòi nhỏ bằng lá buông trên khoảng đất trống đó để làm chỗ ở, ở đây không sợ mấy đứa nhỏ vào đây ăn cắp vặt vì bọn nhóc sợ ma.

            Bọn du kích xã và công an vc có lẽ thấy tôi khổ quá, chúng vào chòi mấy lần dòm ngó thấy tôi ngủ trên một sạp tre, bàn ăn cơm là tấm bia mộ và cái bếp để nấu cơm bằng mấy cục gạch ghép lại, trên vách lá một bộ áo quần cũ đang phơi và một bộ đang mặc trên người.

            Có lẽ bọn chúng thấy quanh đây không ai nghèo mạt rệp như tôi nên cũng chán quá không muốn vào làm khó tôi nữa vì thế tôi cũng được yên thân.



            Click image for larger version

Name:	Dalai-Lama-n%C3%B3i-v%E1%BB%81-CS.jpg
Views:	48
Size:	71.3 KB
ID:	139145


            Trước ngày mất Nước, đời lính tuy gian khổ nhưng tôi cân nặng 55kg, khi ở tù mà cộng sản gọi là “học tập cải tạo”, ngày được thả ra tôi nặng 37kg, và 2 năm tiếp theo tôi lên được 39kg.

            Mười hai năm làm lính trận thân thể tôi được trui rèn trong lửa đạn và ý chí bất khuất sẵn có của người lính chiến đấu cho chính nghĩa, cho nên với gần 8 năm tù đói khát về thể xác và bị khủng bố tinh thần đã nhiều lần kiệt sức tôi vẫn sống.


            Ngày trở về lại thêm một lần chịu đựng vết thương tinh thần quá lớn cộng với sự đói khát vì miếng ăn rình rập tôi từng ngày, từng giờ, cũng không khuất phục được tôi.

            Đôi khi bị bịnh vì dầm mưa dãi nắng không đi làm được chỉ ăn cháo với muối rồi gạo cũng hết nên cũng không có cháo mà ăn đành nhịn đói, dù chưa hết bịnh cũng ráng lết tấm thân đi làm.

            Tôi phải sống, sống để nhìn đời, sống để hy vọng nhìn thấy đất nước đổi thay.

            Với tinh thần bất khuất của người lính chiến trong tôi vẫn còn. Hy vọng một ngày tươi sáng cho quê hương trong tôi chưa tắt và mãi mãi không thể nào tắt được.



            Click image for larger version

Name:	4b30a87b8b1dcc63130f94d87422e6fa12d9d8ba248f0644866bb04355b4e73c.gif
Views:	46
Size:	250.1 KB
ID:	139146

            Comment


            • Font Size
              #21
              Như thường lệ, tôi cầm cần ra sông câu cá. Nếu câu được nhiều thì tôi bán bớt để mua gạo, nếu ít thì... ít ra cũng ăn được vài ngày.

              Trời chạng vạng tối thì tôi về, đang sửa soạn thì có 2 người đến hỏi tôi làm gì ở đây, tôi bảo là tôi câu cá. Ngần ngừ một chút họ lại hỏi :

              - “ Muốn đi không” ?

              Tôi chưa kịp trả lời... họ lôi tôi vào một bụi rậm rồi nói như ra lệnh :

              “Ngồi yên trong này, không được đi đâu hết, không nghe lời... chết ráng chịu”.

              Tôi bảo tôi chỉ câu cá, ngày nào tôi cũng câu ở đây, mấy anh để tôi về. Họ không trả lời và bắt tôi ngồi chờ, thỉnh thoảng tôi hỏi thì họ bảo chờ!!!

              Khoảng 10 giờ tối,
              ngoài sông có ánh đèn Pin chớp chớp, trong này họ chớp đèn lại và tôi nghe tiếng máy ghe tiến dần vào bờ. Trong lúc đó các bụi rậm phía sau lưng tôi xuất hiện lố nhố người .

              Khi 2 chiếc ghe nhỏ ngoài sông vừa cặp bờ thì mọi người ùa xuống và leo đầy cả 2 ghe. Tôi biết đây là ghe [b][size=4][color=red][i] “Taxi” chở người ra ghe lớn để vượt biên, tôi mừng quá cũng chạy theo và leo lên ghe nhỏ, 2 người giữ tôi trong bụi cũng biết tôi là loại muốn vượt biên nên không cần để ý đến tôi nữa (nếu tôi không muốn đi họ cũng bắt buộc tôi đi vì thả ra họ sợ bị “bể”).

              Hai chiếc ghe nhỏ chở khách cột giây vào nhau chiếc trước chiếc sau cách nhau 10 thước để không chạy lạc. khoảng 90 phút sau thì ra cửa biển, khi gặp ghe lớn tất cả trèo qua ghe lớn, mọi người bị lùa xuống hầm ghe, tôi xin cho tôi ở trên mui để tôi có thể giúp gì được không.

              Ghe bắt đầu chạy ra cửa biển Vũng Tàu, nhóm tổ chức gọi tên một người rồi họ chạy tới chạy lui kể cả chui xuống hầm để gọi... thì ra, anh Hoa Tiêu để hướng dẫn ghe đi không có mặt.

              Rồi tiếng gọi, rồi tiếng chửi thề... Tôi hỏi thì họ cho biết người Hoa Tiêu vắng mặt không biết vì sao. Tôi bảo để tôi làm hoa tiêu cho, có người hỏi tôi :

              - “Anh có chắc là anh làm Hoa Tiêu được không ?”,
              để cho họ yên tâm tôi bảo tôi là Hoa Tiêu bên Hải Quân.

              Họ mừng quá, có anh lấy bình cà phê rót mời tôi một ly. Đang uống thì trong họ có người gọi lớn :

              - “Ông Thầy !”
              rồi nhào đến ôm tôi, còn hôn vào má tôi nữa.

              Tôi nhìn kỹ thì hóa ra là Việt, một người lính thuộc dưới quyền của tôi khi xưa, rồi anh giới thiệu tôi với mọi người làm tôi cứ tưởng tôi vẫn đang là lính như những ngày khói lửa chiến tranh.

              Qua đêm sau tôi luôn luôn cặp kè với anh Tài Công, tôi bảo đêm nay mình sẽ cho ghe đi giữa 2 giàn khoan dầu lửa của Liên Xô.

              Khi nhìn thấy ánh đèn điện líp líp mặt nước từ xa, mấy người phục tài tôi quá.

              Sở dĩ tôi biết tọa độ của 2 giàn khoan là vì những người vượt biên trước họ gởi thư về cho biết.

              Tôi cũng không phải là Hải Quân, tôi nói như vậy để họ tin tưởng tôi chứ thật ra cái Địa Bàn của Bộ Binh và cái Hải Bàn của Hải Quân hình thù thì khác nhau nhưng phương hướng thì sử dụng giống nhau, hơn nữa chúng tôi đi vào tháng 5 thì biển êm, độ dạt của nước biển không lớn.



              Click image for larger version

Name:	1809_9e4cacb5c0520dd.jpg
Views:	89
Size:	17.1 KB
ID:	139149

              https://www.tinduc.vn/nguyen-ly-hoat...-ban/a269.html


              Trưa hôm đó chúng tôi ra đến hải phận quốc tế, gặp chiếc Tàu buôn của nước Anh tên Gold Orly, tôi dùng 2 chiếc áo thun trắng đứng trên mui ghe đánh tín hiệu (morse) S.O.S và được họ cứu vào Singapore.

              Cái vui và nỗi buồn xen lẫn vào nhau khiến nội tâm tôi bị chao đảo ghê gớm. Vui là thoát khỏi địa ngục cộng sản, buồn là... vĩnh biệt quê hương biết bao giờ mới có ngày trở lại, khi tôi viết bài này thì đã hơn 32 năm rồi tôi chưa một lần trở về.


              Xa xôi lòng mãi hướng về,

              Mong ngày hội ngộ trên quê hương mình.

              Mơ ngày đất nước hồi sinh,

              Ngày về hôn đất có mình có ta.

              – “ Ô hay du tử phương xa,

              Cớ sao lại để lệ nhòa... ướt mi !”

              Lê Phi Ô

              Click image for larger version

Name:	nlDPQ_001.jpg
Views:	40
Size:	4.8 KB
ID:	139148

              Comment


              • Font Size
                #22

                HỒI KÝ MỘT QUÂN NHÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐI TÙ " CẢI TẠO " Ở TRẠI BA SAO - NAM HÀ


                Click image for larger version  Name:	0-120.jpg Views:	1 Size:	40.2 KB ID:	143941


                Sau 1975, rất nhiều câu chuyện kể về đời đi tù cải tạo cộng sản, nhưng không phải ai cũng đủ sức để nhìn lại, nhớ lại ngục tù ấy, ghi lại thành sách chi tiết về mình, về bạn tù.

                Dưới đây là một phần hồi ký của một quân nhân VNCH, vẫn ấp ủ một ngày nào đó sẽ xuất bản trọn vẹn – bởi ông vẫn còn kẹt lại ở trong nước.

                Mời quý vị đọc để nhớ, hiểu thêm phần nào tâm trạng của những người lính miền Nam bị đày ải giữa vòng vây thù địch như thế nào.

                Tên nhân vật trong phần trích, tạm thời được thay đổi để giữ an toàn cho tác giả.



                Click image for larger version  Name:	255379-229683223820331-1701785454-n.jpg Views:	1 Size:	30.0 KB ID:	143942


                Thế là ra Bắc đi tù cho biết với người ta…

                Có điều, sau nhiều năm Minh mới nhận ra…

                Trước kia, anh thường mơ về mẹ, về những người thân, mơ về tuổi thơ với hào nước có cá lia thia, có bắt dế ven đường… Nhưng chẳng hiểu sao, trước ngày bị đưa ra Bắc và cả khi sống sót trở về, anh không thể mơ được một giấc mơ nào từ lành đến dữ…

                Chẳng có thứ gì khác xuất hiện trong mộng ngoài bối cảnh và chi tiết của tù với tù.

                Hóa ra, với cách giam giữ của cộng sản, ngay cả giấc mơ thì hỡi ôi, cũng đã bị cầm tù !

                Trở lại chuyện tù lưu đày xứ Bắc.

                Xe di chuyển không băng ngang Hà Nội nhưng ngang Hải Dương, xe đoàn tách ra làm vài tốp…

                Một số quay ngoắt lên mạn ngược.

                Năm xe chở đầy tù, đa phần từ K3 Long Khánh hướng về Nam. Khi xe băng qua một cầu phao, một ai đó thốt lên :

                - “ Cầu phao Phủ Lý…”.

                Nhưng rồi xe di chuyển thêm đến một đoạn đường quanh co, một bên là vựcCó người liếc nhanh bảng chỉ đường rồi thì thào :

                - “ Chết cha… Qua Tàu !”. Sau này mới biết trong lúc nhập nhoạng, anh ta đọc nhầm bảng Chi Nê-Hòa Bình thành China !

                Vừa đến trại, dưới ánh đèn pha rọi thẳng vào mặt, từng tốp bị đọc tên và theo hướng dẫn của bọn cai tù đưa vào phòng giam.

                Những phòng giam mới quét vôi còn nồng và hai dãy, hai tầng…

                Tầng dưới là bục xi măng còn bên trên bằng gỗ. Nền xi măng lạnh toát nên ai cũng muốn trèo lên nằm trên. Sau này, khi giành nhau nằm phía dưới bệ xi măng, nghĩ lại chuyện ngày đó, không ai không đỏ mặt…

                Nằm co quắp vì lạnh, chẳng ai ngủ được dù trải qua chuyến hành trình dài đầy mệt mỏi. Ai cũng lo lắng và bỡ ngỡ khi thấy “cắc ké kỳ nhông” có phải vương hầu khanh tướng gì ở miền Nam đâu mà cũng bị đưa ra Bắc ?

                Mỗi phòng nhồi đến cả 6,7 chục mạng. Ai cũng than trời mà không hề biết rằng chỉ vài ngày nữa thôi, họ sẽ phải bị nhồi nhét trong cũng căn phòng ấy với nhân số gấp đôi, hoặc thậm chí hơn thế !


                Click image for larger version  Name:	25507673_2057268930966510_8491626218020975803_n.png Views:	1 Size:	269.9 KB ID:	143945

                Sáng hôm sau, chỉ hơn năm giờ, tiếng kẻng báo thức vang lên…

                Vài tên tù hình sự miền Bắc gánh nước nóng đến tận phòng phát cho mỗi người được hơn nửa lít. Ai cũng nhanh chóng đánh răng rửa mặt và thêm chút an tâm.

                - Gì thì gì, ngay cả đánh răng, rửa mặt, làm vệ sinh… cũng phát nước nóng khi sợ dân Nam không quen khí hậu lạnh miền ngoài, còn gì đáng trông đợi hơn?

                Và sau đó cả ngày, không có miếng nước uống nào được cấp phát. Bèn kêu rêu thì có ngay câu trả lời của gã tù hình sự vốn dĩ là tướng cướp thành Nam, bây giờ là đội trưởng bếp trại khiến tất cả đều ngỡ ngàng :

                - “Nước uống sáng nay phát rồi, tiêu chuẩn mỗi ngày có thế thôi…”.

                Hóa ra, thứ mỗi sáng âm ấm ấy, là nước uống !


                Click image for larger version  Name:	8677026ebba01f43092ebaa60469802ae37c2eb88357d749fcad4c878a6deac1.jpg Views:	1 Size:	39.8 KB ID:	143946

                Comment


                • Font Size
                  #23
                  Hơn tám giờ, bắt đầu tập trung ở sân trại làm thủ tục nhập trại…

                  Đến lúc đó, tất cả tù nhân miền Nam đều có dịp nhìn quanh và cứ ngỡ mình đang ở xứ sở của Tề Thiên Đại Thánh khi thấy bao quanh trại là những ngọn núi nhọn hoắc và mây lờ mờ quyện lấy các mõm đá tai mèo…

                  - “ Cứ như phim thần thoại… Đây là đâu nhỉ ?”

                  Một ai đó, hẳn cả đời ở miền Tây chưa thấy núi nào ngoài núi Chứa Chan Gia Lào, buột mồm nói.

                  Click image for larger version  Name:	dia-diem-du-lich-ha-nam-8.jpg Views:	1 Size:	17.0 KB ID:	143949


                  Một cán bộ nữ, khi tù khai địa chỉ, lên giọng phàn nàn :

                  - “Ngụy quân ngụy quyền chúng mày chỉ độc rườm rà, rắc rối…”.

                  Đó là khi anh ta khai hộ khẩu vợ con gia đình ở “Huỳnh Tịnh Của-Gia Định”.

                  “Vẹm cái” trừng mắt nhắc nhở :

                  - “Chúng mày ngu thế, chỉ cần nói ‘Huỳnh Tịnh’ là biết nó đương nhiên là ‘của’ xứ Gia Định rồi, việc gì phải rắc rối, chẳng lẽ Huỳnh-Tịnh ‘của’ Mỹ à ?”.

                  Người bị mắng đỏ mặt tía tai lui xuống, tưởng mình đang ở xứ sở nào khác xứ Việt Nam ta !

                  Cũng từ đó, tù miền Nam lưu đày ra xứ Bắc hiểu luôn một chân lý :

                  Chớ có mà cãi… nếu không muốn thiệt thân.

                  Trong các tác phẩm tấu hài hiện nay, có một thứ thuổng ra từ hiện thực của tù VNCH ở xứ Bắc thiên đường xã nghĩa.

                  - “Hồ Văn Tẻn đâu ?”.

                  Mụ vẹm phụ trách hồ sơ hét lên như cố tạo ấn tượng quyền lực với cánh tù đang co ro trước mặt. Vài lần hét… như đã hết khí lực, mụ cúi xuống dò lại lần nữa. Thoắt mụ đỏ mặt…

                  - “Họ và Tên” trở thành Hồ Văn Tẻn, hài hước và khó tin nhưng… có thực. Thế mới đểu !


                  Click image for larger version  Name:	EEKWxj2.jpg Views:	1 Size:	20.1 KB ID:	143948


                  Thủ tục xong cũng hơn 3 giờ chiều. Tất cả được cấp cho mùng mền, chiếu và hai bộ quần áo tù một dài một ngắn. Trại có một giếng lớn, tựa giếng làng miêu tả trong sách cụ Toan Ánh, và tắm…

                  Khu đối diện, gọi là khu A có vẻ kín cổng cao tường và canh gác cẩn mật hơn.

                  Sau này Minh mới biết khu này để giam các vị đại tá VNCH và các bộ trưởng, dân biểu, nghị sĩ miền Nam. b]

                  Huỳnh Thiện Hùng, [/b] lôi trong gói quà gia đình gởi do xe tải chở ra, có một trái mít mốc meo, tách lấy một hột quyết định trồng trong khuôn viên phòng giam.

                  Anh đùa :

                  - “ Có trái ăn thì về…”. Ai cũng cười. Có kẻ sầm mặt mắng anh :

                  -“Cái miệng ăn mắm ăn muối, mít trồng cầu ba đến năm năm mới có trái… Chú mày nói kiểu đó, tụi mình ngày nào mới về ?”.

                  Hùng xịu mặt khi nhận ra kẻ ấy nói đúng.

                  Có điều chẳng ai ngờ, cây mít Hùng trồng ở phòng 8 khu B, trại A, Trại Nam Hà Ba Sao KBTB63NH, lại chẳng những tù có trái ăn mà thậm chí hột của nó, tiếp tục trồng lại ăn được luôn cả trái của đời con cháu nó… Thế mới đểu !

                  Ngay hôm sau, tất cả tù mới được quy tập lên hội trường để nghe trưởng trại nói chuyện và sau đó có :

                  - “ Cán bộ giáo dục” từ Bộ Nội vụ ở tận Hà Nội về “đả thông tư tưởng” trước khi “cố gắng học tập tốt lao động tốt” mà về với… ông bà !


                  https://www.youtube.com/watch?v=EQeR3UCSOUY


                  Giám thị trưởng là một tên trung tá có gương mặt một sát thủ, tên là Xuyên.

                  Gã vẫn có tật, không phải, gọi là bệnh mới đúng, hệt như các đồng đội, đồng chí của mình…

                  Gã nói rất nhiều dù chẳng hiểu mình đang nói gì và cũng không tin lắm vào điều mình nói… Nói có sai, mà thường thì sai bét be, bố thằng tù nào dám cãi…

                  Chắc gã nghĩ thế nên khẳng định trước hàng quân như đinh đóng cột, đầy quyết tâm như đang đấu tố địa chủ thời cụ Năm Cát Hanh Long :

                  - “Đảng và Nhà Nước đưa các anh ra đây, để được gần ánh mặt trời ấm áp, để cùng nhau góp sức cải tạo cánh đồng đã hoang hoá gần tám chục năm nay… để có thành quả mà về với gia đình…”.

                  Một ai đó thốt lên, nhỏ nhưng rõ mồn một :

                  -“ Gần mặt trời quá, chết thiêu chắc luôn !”

                  Và cũng hướng ấy, một giọng Bắc di cư còn rõ hơn :

                  -“ Ở ngoài Bắc, đất hẹp người đông mà có đất bỏ hoang cả thế kỷ… bắt tụi mình khai phá thì toi mẹ nó rồi !”.



                  Click image for larger version  Name:	31131131_1942484072657507_83270490908250546_n.jpg Views:	1 Size:	50.9 KB ID:	143950


                  Trung tá Xuyên đỏ mặt tía tai, nhìn về phía ai đó đã phát ngôn phạm thánh và phạm thượng…

                  Vô ích, chẳng ai dại làm kẻ anh hùng vào thời khắc này. Bọn lính lác, cán bộ tôm tép nịnh bợ bèn nhao nhao lên :

                  -“Thằng nào phát biểu đó. Đập bỏ mẹ nó đi, bọn ngụy ác ôn này…”.

                  Vẫn chẳng ai trong đám tù miền Nam lên tiếng nhưng môi ai cũng dường như mỉm cười.

                  Gã thượng tá Thuần, đại diện Bộ Nội vụ ghé tai nói nhỏ với trung tá Xuyên. Gã gật đầu rồi rời bục diễn giả hầm hầm bỏ đi…

                  Gã thượng tá ngay lập tức lên tiếng khỏa lấp bằng một loạt bài thuộc lòng về chiến thắng vĩ đại và cuộc kháng chiến thần thánh đã đem đến kết cục trái ngược đầy ngọt ngào chen lẫn cay đắng cho kẻ nói và người nghe.

                  - “Các anh về, cán bộ sẽ phát giấy viết cho các anh, viết thu hoạch…” Ngài thượng tá cố ôn tồn nói.

                  - “Thu hoạch là cái gì cán bộ ?” Tân, trung úy CSDC mới được cử làm trưởng phòng của Minh hỏi.

                  - “Thì khai lý lịch, khai những tội lỗi đã gây ra với dân tộc với đất nước với đảng… Có gì nói cho bằng hết, càng thật thà khai báo càng nhanh được nhà nước khoan hồng…”


                  Click image for larger version  Name:	23519127_1551568238233133_3717750301517044564_n.jpg Views:	1 Size:	57.6 KB ID:	143951

                  Thuần nói, nhưng ánh mắt của lão lóe lên tia nhìn hí hửng, kiểu ánh nhìn của một gã lừa đảo mới may mắn bắt gặp được vài kẻ dại khờ.

                  Chắc kỳ này ở tù lâu đây, ai cũng nghĩ vậy nên gần như toàn bộ chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.

                  Tuy vậy vẫn có người ngủ mớ, khóc thút thít, thở dài, nghiến răng kèn kẹt hoặc rên hừ hừ như đang bước vào luyện ngục…


                  Click image for larger version  Name:	image.gif Views:	1 Size:	237.0 KB ID:	143952

                  https://saigonnhonews.com

                  Comment


                  • Font Size
                    #24
                    T
                    NOEL Ở CẨM - NHÂN

                    Tháng 7/1976 tàu Sông Hương cập bến Hải Phòng.

                    Chúng tôi, khoảng ba ngàn tù cải tạo, cựu sĩ quan của QLVNCH, được chuyển lên tạm nghỉ một ngày ở Sáu–Kho.

                    Trong chuyến đi này,
                    đội ngũ hành khách tù binh đã hao hụt mất hai người.

                    Một người bị trượt chân, rớt từ sàn tàu xuống nước chìm luôn ở Tân Cảng, Sài Gòn đêm khởi hành. Người thứ nhì chết trên tàu giữa biển khơi


                    Click image for larger version

Name:	1975.jpg
Views:	46
Size:	36.9 KB
ID:	147362


                    Trước đây, trong tháng 6/1976,
                    cũng đã có vài chuyến tàu chuyển tù, ghé bến Sáu–Kho.

                    Nhưng trí tò mò của dân địa phương, nhất là những đứa trẻ con, vẫn bị lôi cuốn bởi hình ảnh khác thường của đoàn hành khách mới tới.

                    Người từ phương Nam ra,
                    đi từng cặp một, tay trái của người đi bên phải, còng với tay phải của người đi bên trái.

                    Mọi người vai mang nặng, đa số đều mặt mày buồn rầu, xanh xao, thân hình gầy ốm, tong teo.

                    Họ nối đuôi nhau đi thành hàng im lặng, cúi đầu không nhìn ai. Hai bên đường họ di chuyển là những họng súng AK với lưỡi lê tuốt trần. An ninh thật là nghiêm ngặt.

                    Đoàn tù được lùa vào khu đất rộng, có sáu cái nhà vòm dài và cao bằng tôle.

                    Xung quanh khu nhà vòm này là bãi cỏ cháy khô, hôi thối, vì đây là bãi đại tiện lộ thiên, công cộng, của xóm dân cư lao động gần đó. Quanh đây, dày dặc hố bom B52 khổng lồ.

                    Nước trong hố bom màu cà phê sữa lợt, mặt nước lác đác bèo tấm.


                    Click image for larger version

Name:	ce1baa3i-te1baa1o5.jpg?w=470.jpg
Views:	36
Size:	21.6 KB
ID:	147363

                    Sau khi được cởi khóa cái còng,
                    tôi gởi ba–lô cho anh bạn tù Ngô Văn Niếu giữ giùm.

                    Tôi lang thang trên sân cỏ Sáu–Kho, rồi tạt vào căn nhà vòm của những tù binh cấp úy. Vừa bước qua cửa đã có người nhận ra tôi rồi. Anh ta ôm chầm lấy tôi, xuýt xoa :

                    - “ Thái Sơn ! Anh còn sống ư ? Độ đây ! Em nghe đồn anh chết ngày ba mươi. Vậy mà anh còn đây. Ôi ! mừng quá ! Anh ngồi xuống đi !”

                    Anh Phạm Xuân Độ là đại úy sĩ quan chỉ huy hậu cứ của Liên Đoàn 23 Biệt Động Quân. Chúng tôi quen nhau lâu lắm rồi, từ ngày Độ mới từ Lực Lượng Đặc Biệt chuyển sang Biệt Động Quân.

                    Độ cầm tay tôi, cao giọng giới thiệu với bạn của anh ta :

                    - “ Đây là Thái Sơn, đàn anh của tớ. Xin giới thiệu với các bồ, để các bồ quen biết một đàn anh, đúng nghĩa một đàn anh .”

                    Nghe anh Độ quảng cáo ồn ào như thế, những người bạn của anh ta liền tỏ thiện cảm với tôi ngay.

                    Họ kéo tôi ngồi xuống manh chiếu góc nhà. Họ mời tôi hút thuốc lào. Họ tíu tít hỏi tôi ở trại nào trong Nam? Tôi có quen, có gặp người này, người kia hay không?

                    Sau khi quân đội ta tan rã, nhiều cấp chỉ huy trở thành những cái bia hứng chịu phỉ nhổ của người dưới. Tuy thế, cũng có nhiều cấp chỉ huy trở thành nỗi luyến tiếc cho thuộc cấp, mỗi khi họ nói về kỷ niệm một thời đã qua.

                    Cũng may, cái cung cách chỉ huy nghiêm khắc tại mặt trận và thân ái hòa đồng ở hậu cứ của tôi, không làm thuộc cấp ghét bỏ hay hận thù.

                    Vì thế mà hôm ấy, ở một nơi nghìn trùng xa Sài Gòn, vào cái thời buổi không còn gì nhục nhã hơn, thật khó tin còn có người lễ phép mời mình ngồi uống ly cà phê nấu bằng cơm cháy pha với đường thẻ, rồi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm oanh liệt, vàng son.


                    Click image for larger version

Name:	201512475_1436539696713277_488277053113237675_n.jpg
Views:	38
Size:	90.3 KB
ID:	147364

                    Một người vừa sà xuống chiếu, nhìn tôi gật đầu chào thân thiện. Tôi vội vàng gật đầu chào lại. Người sĩ quan này da ngăm ngăm. Má anh ta có cái nốt ruồi bằng hạt đậu. Dáng anh ta quen quen... Tôi ngờ ngợ đã gặp anh ta ở đâu đó ? Anh bạn mới, giọng Bắc trầm trầm, tự giới thiệu :

                    - “ Tôi tên là Trần Gia Toản, 'Toản Thuốc Lào'.

                    Tôi là em ruột của Trần Gia Toàn cùng khóa với anh. Tôi là bạn thân của Độ. Tôi có rất nhiều bạn Biệt Động Quân. Bạn tôi ai cũng thương anh và phục anh lắm. Tôi đã nghe tên anh nhiều lần. Nay có dịp gặp anh, thật là hân hạnh.”

                    Tôi chợt hiểu, thì ra anh ta là em ruột của Trần Gia Toàn, bạn cùng Khóa 20 Võ Bị của tôi.

                    https://www.youtube.com/watch?v=Tikj8uqSEUk


                    Anh em nhà này giống nhau quá, hèn nào tôi thấy anh ta trông quen quen. Những người tuổi trẻ thích nói thật, không vòng vo, quanh co. Hiểu nhau rồi thì chúng tôi dễ trở thành thân.

                    Từ hôm ấy tôi có thêm một số bạn.

                    Những người bạn mới lấy mì gói ra, giấy bao mì gói trở thành củi, cái lon Guigoz trở thành nồi, vỉ cơm cháy trở thành cà phê. Bỗng nhiên, tôi thành người khách quý của nhóm bạn tù cấp úy trong góc một căn vòm Sáu–Kho hôm ấy.

                    Ăn mì xong, chúng tôi chuyền tay nhau ca cà phê cơm cháy. Uống cà phê mà không kèm theo khói thuốc thì không đúng “gu”.

                    Anh em mời tôi hút thuốc lào. Khi biết tôi chưa tập hút được thuốc lào, thì chỉ nháy mắt sau tôi đã có một bao thuốc lá Sài Gòn Giải Phóng.

                    Qua trao đổi với họ,
                    tôi được tin tức của vài sĩ quan cấp úy cùng đơn vị như :

                    - Chú Lý Ngọc Châu

                    - Chú Trần Cao Chánh

                    - Cchú Nguyễn Ngọc Khoan...

                    Tôi cũng có tin những bạn cũ đã chết vì vượt trại như :


                    - Quách Hồng Quang và Lê Hữu Thịnh.

                    Buổi chiều, chúng tôi bị lùa xuống các hố B52, nước màu cà phê sữa, để tắm rửa. Lúc lên bờ, đỉa đói còn bám từng chùm, lủng lẳng trên vế trên đùi, chúng tôi giựt mãi chúng không chịu nhả ra.

                    Sau khi được phát mỗi người một gói lương khô Trung Cộng, đoàn tù được lệnh chuẩn bị đội ngũ chờ xe lửa để lên đường.

                    Nghe đâu, người ta sẽ đưa chúng tôi lên mạn ngược, vùng biên giới Trung Hoa, thuộc tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang...



                    "Học Tập Cải Tạo" Bắt Đầu tại Miền Bắc Việt Nam

                    Click image for larger version

Name:	REEDUCATION-CAMPS-copy2.jpg
Views:	38
Size:	20.1 KB
ID:	147365

                    Chuyến xe lửa Hải Phòng–Yên Bái khởi hành lúc nửa đêm. Chúng tôi được dồn lên những toa chở súc vật.

                    Cứ bốn mươi người một toa, khóa trái bên ngoài. Diện tích của toa xe chỉ đủ chỗ cho chúng tôi ngồi hoặc đứng chứ không thể nằm.

                    Mỗi toa có bốn cái cửa tò vò to bằng bàn tay xòe nơi bốn góc. Tôi chui vào chiếm một góc và thò mũi ra lỗ cửa tò vò để thở.

                    Ngồi kế tôi là Thiếu tá Hoàng Đình Mẫn nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 Biệt Động Quân.

                    Thiếu tá Mẫn là vị tiểu đoàn trưởng già nhất của liên đoàn tôi. Ông Mẫn với tôi thương nhau như anh em.

                    Xe chạy được khoảng một giờ thì không khí trong toa bắt đầu ngột ngạt. Lúc lên xe, trưởng đoàn vệ binh có chỉ định anh cựu đại úy tên là Thu làm trưởng toa. Từ đầu hôm, anh Thu chiếm cái góc có thùng phuy vệ sinh.

                    Giờ này, thùng cứt đái bắt đầu bốc mùi. Anh Thu bước tới góc cuối toa, và ra lệnh cho tôi nhường chỗ cho anh.

                    Tôi chưa kịp phản ứng thì anh Thu đã dện một đạp vào mặt ông già Mẫn để dành cái cửa sổ. Lúc đó ông Mẫn đang ghé mũi vào cửa tò vò hít khí trời. Ông Mẫn vừa ôm mặt, vừa chửi rủa.

                    Anh Thu có dáng dấp của một võ sĩ. Anh không cao lắm nhưng rất “đô” con.

                    Anh cởi áo và vắt những dòng mồ hôi vừa nóng vừa nồng trên đầu tôi vì lúc đó tôi ngồi dưới chân anh. Rồi anh ngồi xuống bên tôi, thò mũi ra lỗ tò vò. Mồ hôi của anh nồng kinh khủng.

                    Tôi nhè nhẹ đẩy anh ra xa tôi một chút. Anh hậm hẹ

                    - “ Đù mạ! Lộn xộn ăn đòn à con ! Mày nhỏ con, tao cho ngồi cạnh để đỡ choán chỗ. Biết điều thì ngồi êm ! Cục cựa ông bẻ răng à !”

                    Anh Thu ngồi chồm hổm, nách anh choàng qua gáy tôi. Mùi hôi nách làm tôi tắc hơi. Tôi lách đầu cho mũi tôi ghé vào một góc cửa sổ. Tôi hít lấy, hít để, cái không khí thơm mùi đòng đòng, lúa mới ngoài kia. Chợt anh trưởng toa hẩy mạnh vai, mặt tôi đập vào thành xe nghe “kịch!” một cái, đau tới hoa cả mắt.

                    - “Ê... ê... ê... anh này chơi ác quá vậy?”

                    Trong lúc quýnh quáng, tôi quýu lưỡi, nói xàm như một đứa bé.

                    Chưa xong, hai bàn tay hộ pháp của tên du côn chẹt cổ tôi, tống tôi vào góc xe:

                    - “ Ngồi im ! Cục cựa ông bóp chết!”.

                    Tôi chợt cảm thấy có cái gì đó ứ nơi cổ. Mặt tôi nóng dần. Tay tôi run run. Tôi hít vào một hơi dài, rồi thở ra từ từ.

                    Tôi ra chiều ngồi êm, nhưng tay tôi mò tìm... mò tìm... Tôi tìm được nó rồi !


                    Cái nĩa U.S bằng inox, tôi cài nó trong cái túi bên hông ba–lô...

                    Cú đâm quyết định bị trệch mục tiêu vì thế ngồi quá chật. Cái nĩa đâm sượt mắt trái của anh võ sĩ, rạch một vết rách sâu trên trán anh. Tay trái tôi hất mạnh một cái cùi chõ ngay cằm anh.

                    Anh chưa kịp la lên thì cái nĩa đã nằm dưới yết hầu.

                    Tôi ghì ngược cái nĩa bằng cả hai tay ngay yết hầu kẻ thù.

                    Nhiều lần đánh lộn thời học sinh, cũng như trong chiến trận sau này, tôi đã áp dụng thành thạo những đòn cận chiến học từ tuổi lên mười ở Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù Chèm Vẽ (1951–1954).

                    Hồi đó nhà tôi ở sát cạnh bãi tập thể chất của lính Nhảy Dù Liên Hiệp Pháp trước cổng Đông làng Vẽ.

                    Ngày ngày chứng kiến tân binh học cận chiến, tôi thuộc nằm lòng những thế dao găm đâm ngang, đâm dọc, đâm ngược, đâm xuôi...

                    Hơn hai mươi năm sau,
                    trong một góc toa xe chở súc vật, tôi phải xử dụng cái thế đâm ngược lợi hại này, với một cái nĩa, để hạ một đồng đội. Tôi chỉ cần nhấn mạnh thêm năm phân, rồi xoay hai tay theo chiều kim đồng hồ là cái yết hầu của thằng du côn sẽ bị móc ra khỏi cần cổ nó.

                    Tôi nghe tiếng:

                    - “Em lạy anh, tha cho em!”

                    Tôi lơi tay, nhổ nước miếng vào mặt anh võ sĩ và nói nhỏ :

                    - “ Cút về bên cái cầu tiêu của mày mà ngồi. Tên tao là Vương Mộng Long, tao đã từng là Tiểu đoàn trưởng Biệt Động Quân. Sau khi xuống ga, mày có thể tìm tao bất cứ lúc nào.”

                    Ông võ sĩ trưởng toa ôm trán đầy máu bò về hướng đầu toa, trả lại cái cửa tò vò cho mười anh tù ở cuối toa thay phiên nhau ló mũi ra để hít chút không khí mà sống.

                    https://www.youtube.com/watch?v=RCjlxO-03MI

                    Comment


                    • Font Size
                      #25

                      Tàu đi ngang cầu Phú Lương–Hải Dương,
                      tôi xin anh em cho tôi được ngồi lâu hơn một chút nơi cửa sổ để ngắm nhìn cây cầu tuổi thơ của tôi. Tôi đã đi qua cây cầu này bằng đôi chân trần tuổi lên sáu, từ vùng [color=red ] “Tề” [/color] chạy giặc trở về thành phố Hải Dương đổ nát điêu tàn.

                      Trong trí nhớ non nớt của tôi chỉ còn :


                      - Cầu Phú Lương đồng nghĩa với cầu Đen. Cầu dài lắm, những cái vài khổng lồ sơn đen, lính gác cầu cũng là lính Ma–rốc da đen. Tôi qua cầu một ngày cuối năm 1948.

                      Từ ấy tôi không còn thấy nó. Cho mãi tới đêm nay, tháng 7/1976 tôi mới có dịp qua cầu lần nữa. Hôm nay, cầu Phú Lương có vẻ đen hơn ngày xưa, vì tôi qua đó vào lúc nửa đêm, trời tối đen như mực.

                      Tôi nhìn cây cầu nơi chôn nhau cắt rốn từ cái cửa tò vò của một toa xe chở súc vật. Trong toa xe chở súc vật này là những sinh vật ưu tú của một dân tộc anh hùng.

                      Những sinh vật ưu tú ấy đang bị chuyển hóa thành súc vật. Những con vật này đang tranh sống. Chúng đang giết lẫn nhau để sống.


                      Cầu Phú Lương cũ – 1921-1935 (Nguồn Intenet)



                      Click image for larger version

Name:	410px-C%E1%BA%A7u_Ph%C3%BA_L%C6%B0%C6%A1ng_1921_-_1935.jpg
Views:	27
Size:	13.8 KB
ID:	147372

                      https://ongngoaibinhduong2012.wordpr...uong-tuoi-tho/


                      Toa xe lao nhanh. Động cơ hơi nước phì phà “xình xịch!... xình xịch!...” Bánh sắt rít trên tà vẹt nghe “ken két!... ken két!” rợn người.

                      Những thanh sắt vài cầu loang loáng sát thành xe. Rồi tôi không nhìn được gì thêm, nước mắt đã rơi, nước mắt bốc thành hơi, đôi mắt cay...

                      Trời mờ sáng thì tàu đi ngang Vĩnh–Phúc–Yên, những hố bom B52 còn như rất tươi trên ruộng lúa, dọc hai bên đường tàu. Những đoạn đường sắt ở đây cũng thấy như mới được đắp vá. Không khí trong xe ngột ngạt hơn.

                      Chúng tôi thay nhau cái lỗ tò vò với tốc độ mau hơn, quyền được thở giảm bớt. Người được thở tự đếm, “một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, hết!” rồi ngồi nhích sang một bên, nhường cho người kế tiếp.

                      Chúng tôi chia nhau từng giây không khí để sinh tồn.

                      Đôi người đã khóc, đôi người vẫn cười. Giờ phút ấy có lẽ không ai còn nhớ đến vinh quang. Nơi góc cuối của một toa xe chở súc vật, mười sĩ quan QLVNCH chia sẻ nhục nhằn để sống.

                      Ba góc còn lại của toa xe không có cái trật tự tự nguyện này. Đã có chuyện không hay. Có ai đó nơi đầu toa bị ngộp thở. Tiếng người nói xôn xao:

                      - “ Làm hô hấp cho anh ấy đi ! "

                      Có tiếng la to :

                      - “Anh bộ đội ơi! Có người xỉu ! Anh bộ đội ơi!”

                      Tàu vẫn chạy xình xịch, xình xịch... tiếng kêu cứu loãng trong không gian, không lời đáp lại.

                      Xế trưa hôm đó chúng tôi vào ga Yên Bái. Đang phiên thở hít của tôi, tôi nghe tiếng người gọi nhau :

                      - “ Tù tới ! Tù tới !”

                      Qua cửa sổ, tôi thấy ánh mắt tóe lửa của vài người dân đang vội vàng cúi lượm những viên đá xanh lót đường tà vẹt. Thấy không ổn, tôi thụt mũi vào trong toa. Tôi nói với Thiếu tá Trần Ngọc Báu, Trưởng Phòng 2 Tiểu Khu Pleiku là người kế phiên hít thở :

                      - “ Đừng ló mặt ra, dân nó ném đá đó !”

                      Anh Báu không tin. Vì tôi ngồi sát cửa với Báu, tôi nghe rõ tiếng reo :

                      - “ Thằng Mỹ mày ơi !”

                      Rồi anh Báu ôm mặt. Mặt anh đầy máu ! Một cục đá xanh đập vỡ mũi anh. Hình như hai cái răng cửa đã nhảy ra khỏi miệng anh. Khuôn mặt Tây lai của anh biến thành cái mặt nạ máu me bầy nhầy.


                      Click image for larger version

Name:	89638820_243647356676673_1580925093121359872_n.jpg
Views:	39
Size:	39.0 KB
ID:	147370


                      Cái cửa được bít lại ngay bởi cái thùng đựng đạn trung liên chứa nước của ông già TĐT/TĐ81/BĐQ.

                      Đoàn xe lửa bị một trận mưa đá tấn công tới tấp. Cho tới khi vài viên đá lạc vào toa của vệ binh thì tôi nghe tiếng súng bắn chỉ thiên, tiếng đá chạm thành toa mới ngưng.

                      Đoàn xe ra khỏi ga chừng hai trăm mét thì ngừng bánh.

                      Tù được lệnh xuống xe. Tôi là một trong những người đạp đất sớm nhứt. Không đội ngũ, đoàn tù bị lùa lên xe Zin chở về nơi nào đó đã định. Hai bên đường, có những người dân mặc trang phục Dao, Tày, Thái, Mán, Thổ, Mường... ngơ ngác trông theo.

                      Tới một ngã ba, cứ một xe rẽ về trái, thì xe kế tiếp rẽ về phải.

                      Thì ra, đoàn tù được chia làm đôi, một nửa đi về đông bắc qua hồ Thác Bà, nửa còn lại qua sông Hồng đi về hướng tây. Chiếc xe chở tôi đi về hướng đông bắc.

                      Anh bạn cùng khóa, cùng binh chủng, Ngô Văn Niếu cũng ngồi trên cùng một xe với tôi.

                      Đoàn 776 không đủ phương tiện đưa hết đoàn tù đi trong ngày. Chúng tôi được chia ra thành nhiều đợt lên ca nô vượt hồ. Toán của tôi là toán chót, lên ca nô sau toán đầu hai ngày, hai đêm.


                      Click image for larger version

Name:	tubinhvc-chamsoc.jpg
Views:	39
Size:	40.7 KB
ID:	147369

                      Hồ Thác Bà rộng lắm, mỗi chiều cả chục cây số. Ca nô đưa chúng tôi đi ngược lên đầu nguồn sông Chảy, lướt chậm trên di tích của một thung lũng cổ. Trong đám đọt cây khô giữa làn nước trắng, một gác chuông thánh giá đứng lẻ loi, phần dưới của nhà thờ chìm trong nước. Nắng mai từ đỉnh núi hướng đông chiếu xuống mặt hồ, làm cho những đợt sóng lăn tăn lấp lánh như dát bạc...

                      Chúng tôi đến cuối hồ Thác Bà, hạ trại nơi không xa một xã người Tày.

                      Xã đó tên là Cẩm Nhân. Xã thuộc huyện Yên Bình, Yên Bái, tỉnh Hoàng Liên Sơn, cách biên giới Việt–Trung gần 50km.

                      Bên bờ hồ, nơi một bãi lau sậy được đặt tên là Trại 3 Liên Trại 4, tôi và anh bạn TĐT/BĐQ Ngô Văn Niếu nằm cạnh nhau.

                      Lán trưởng của tôi lại là anh đại úy tên Thu đã có lần tôi gặp cách đó hai ngày, trên chuyến xe lửa Hải Phòng–Yên Bái.

                      Anh nhìn tôi như kẻ lạ, như chưa từng thấy nhau. Nhìn cái băng trên trán anh tôi nghĩ anh thật là chóng quên.

                      Tối đầu tiên ở đây, anh Nguyễn Tuyên Thùy (K10VB) cho tôi biết một tin buồn :

                      - Có ông thiếu tá dược sĩ tên là Duy vừa uống thuốc tự tử. Dược Sĩ Duy được bó chiếu chôn bên cạnh hồ. Như vậy, trong Nam, gia đình anh Duy sẽ là những người đầu tiên biết chồng con họ đang ở đâu.

                      Anh Nguyễn Tuyên Thùy đến đây từ tháng trước. Anh còn nói rằng :

                      - “Nghe đâu, có vài ba người chết ngộp trên chuyến xe lửa từ Vinh ra Yên Bái hồi tháng trước...”

                      Anh nói chuyện người chết, người sống nghe nhẹ như không. Mà thực vậy, lúc này sinh mạng một người tù thua trận nhẹ như không...



                      Click image for larger version

Name:	ngoi-tu-village.jpg
Views:	31
Size:	31.5 KB
ID:	147371


                      Sáng hôm sau anh Thu tập họp đồng đội trước lán để truyền lại nội quy của trại cho những người mới tới. Anh phân tích rõ tội nào sẽ bị hình phạt gì.

                      - Những tội cải thiện linh tinh sẽ bị cảnh cáo, cúp phần ăn.

                      Tội phát ngôn bừa bãi có thể bị cùm, bỏ đói...

                      - Tội vượt trại có thể bị xử bắn...vân vân. Anh cảnh cáo rằng nếu ai đụng vào chai dầu lửa treo ở đầu giường anh thì sẽ biết tay anh.

                      Tôi đi quanh trại, la cà trò chuyện cùng vài người quen. Những vị này, thời chiến tranh Đông Dương, đã có dịp qua đây, như :

                      - Trung tá Nguyễn Hữu Phú cựu tham mưu trưởng BCH/BĐQ/QLVNCH

                      - Thiếu tá Hoàng Đình Mẫn Tiểu Đoàn Trưởng TĐ81/BĐQ

                      - Thiếu tá Bùi Ngọc Long Tiểu Đoàn Trưởng Địa Phương Quân Tiểu Khu Quảng Đức

                      - Thiếu tá Nguyễn Tuyên Thùy TCCTCT/TTM.

                      Nhưng những đàn anh lớn tuổi này cứ duỗi ra mỗi khi tôi hỏi họ về địa thế, dân tình quanh khu Thác Bà.

                      - “ Đường xa diệu vợi lắm ! Đừng dại mà trốn trại ! Mất mạng đó em ơi !” tôi cứ nghe các anh ấy can ngăn như thế mỗi khi tôi tỏ ý muốn... đi.

                      Cuối cùng tôi gặp Đặng Quốc Trụ, người bạn cùng khóa, anh ta đã từng là tiểu đoàn trưởng của Trung Đoàn 48/SĐ18 Bộ Binh. Nghe tôi ngỏ ý tìm bạn đồng hành để đi Lào, anh Đặng Quốc Trụ hưởng ứng ngay...

                      https://www.youtube.com/watch?v=bL80e4O3jXM


                      Comment


                      • Font Size
                        #26
                        Chúng tôi chưa biết rõ xã Cẩm Nhân nằm ở nơi nào trên bản đồ Việt Nam thì toán trốn trại đầu đã nhổ neo.

                        Bốn đại úy gồm một ông ở Tổng Thống Phủ và ba ông pilots.

                        Đi được ba ngày thì bốn Papillons bị bắt lại.

                        Tòa án giữa đồng được thiết lập. Không có lời buộc tội nào từ phía cai tù, mà chỉ có quân ta kết tội lẫn nhau.

                        Nghiêm khắc nhất là
                        một cải tạo viên, nguyên là phi công trực thăng, đã đề nghị xử bắn những người đi trốn để anh ta được yên tâm cải tạo (!)

                        Vài người nữa lên phát biểu ý kiến xin trại phạt nặng những kẻ vô kỷ luật để làm gương cho những kẻ khác . Ban chỉ huy trại cũng không ý kiến. Tòa giải tán. Không ai dám hé răng bàn tán về những gì đã xảy ra. Bốn anh trốn trại bị cùm trên đồi, gần ban chỉ huy trại.

                        Hai ngày sau, toán trốn trại thứ hai ra đi. Toán này gồm có hai người và được coi là có “ kí lô ” . Họ là :

                        - Đại úy Biệt Kích Trần Trung Ginh và Đại úy Nhảy Dù Tôn Thất Ủy (Ủy là tùy viên của Tướng Lưỡng, Tư Lệnh SĐ Dù/QLVNCH).

                        Sau khi phát giác có thêm một vụ trốn trại nữa, cán bộ Chính Trị Trại 3 tập họp tất cả chúng tôi lại, răn đe :

                        - “ Các anh sẽ phải trả giá. Không ai thoát khỏi mạng lưới của nhân dân. Cứ trốn đi ! Tôi thách các anh đấy!”


                        https://www.youtube.com/watch?v=DUMnMO26KcM



                        Giữa đêm đó Vương Mộng Long và Đặng Quốc Trụ khăn gói lên núi.

                        Cái bật lửa của bác BĐQ già Hoàng Đình Mẫn nằm trong hành trang của tôi, và chai dầu lửa của anh đội trưởng tên Thu cũng nằm trong hành trang của tôi.

                        Vài ngày sau khi tôi và Trụ vượt trại, Trại 3 Liên Trại 4 bị giải tán, tù nhân được chia cho các trại 5, 7, 9 kế bên.

                        Một đoàn tù từ bên hướng tây sông Hồng được đưa về đây xây Trại 3 mới.

                        Cái đêm 08/08/1976 tôi và Đặng Quốc Trụ trốn trại lần đầu là một đêm mưa, khởi đầu trận bão số 6 khốc liệt.

                        Trận bão này gây nên mưa gió kéo dài hơn một tuần lễ. Mười ngày sau chúng tôi bị mất hướng, luẩn quẩn trong rừng tre, rồi bị vây bắt lại.

                        Tên Việt Cộng chấp cung tôi đã thẩm vấn tôi câu đầu :

                        - “ Có phải anh Thu cho anh chai dầu lửa để anh đi trốn hay không ?”

                        Tôi “thành khẩn” khai báo :

                        - “ Thưa cán bộ không ạ! Tôi ăn trộm nó khi anh đội trưởng còn ngủ.”

                        Tên cán bộ ngạc nhiên lẩm bẩm:

                        -“ Lạ nhỉ ? Vậy là anh Thu bị phạt oan, nhưng không hiểu tại sao anh ấy không tự biện bạch ?”

                        Từ đêm chui rào khỏi Trại 3, tôi không có dịp gặp lại anh Thu, không rõ đã có hậu quả gì đến cho anh sau khi tôi đi.

                        https://www.youtube.com/watch?v=-AnhGy5SqMY



                        Click image for larger version  Name:	IX4aJO.jpg Views:	1 Size:	34.5 KB ID:	147468


                        Tôi và Trụ được đưa về nhốt ở Trại 4 Liên Trại 4.

                        Tại đây đã có 2 “đồng bọn” đang nằm cùm, đó là Trần trung Ginh và Tôn Thất Ủy.

                        Cuối năm ấy tụi tôi được tha ra khỏi cùm để về đội lao động.

                        Nhiều dân trốn trại đã được qui tụ về đây trước đó. Trong số ấy có một băng Võ Bị, gồm :

                        - Trần Tấn Hòa (Dù K20)

                        - Nguyễn Văn Nghiêm (Dù K20)

                        - Trần Đăng Khôi (Dù K16)

                        - Hồ Văn Hòa (BĐQ K16)

                        - Chu Trí Lệ (SĐ23 K16)

                        - Trần Anh Đặng Quốc Trụ được đưa về Đội 10 dưới quyền đội trưởng Lâm Kỳ Sáng (cựu trung tá), tôi về Đội 11 dưới quyền Đặng Kim Bảng (cựu đại úy).


                        Click image for larger version  Name:	images.jpg Views:	1 Size:	12.1 KB ID:	147469


                        Vừa chui vào lán, tôi đã nghe giọng Bắc Kỳ quen :

                        - “ Mừng đại ca, đại ca có nhận ra em không ?”

                        Dù lúc đó là buổi chiều mùa đông, trong lán tranh tối tranh sáng, tôi vẫn nhận ra ngay Toản Thuốc Lào.

                        - “Quên sao được hả chú ! Mới tháng trước đây, chúng mình chia tay nhau ở Sáu–Kho...”

                        Ngay lúc ấy người đội trưởng bước vào, anh ta nói tôi sẽ được cử đi gánh gạo tiếp tế chiều nay cùng với đội ở bên Cẩm Nhân.

                        Sau nhiều ngày nằm cùm, mới đi được hai cây số đường đồi tới chợ Cẩm Nhân, chân tôi đã muốn rã ra rồi.

                        Đến Hợp Tác Xã Nông Nghiệp tôi gặp hai anh bạn cùng khóa là Nguyễn Xuân Hoè và Minh Vồ, mừng mừng tủi tủi, hai anh này ở trại khác, cũng đi gánh gạo chiều nay.

                        Bên kia đường, có một người vừa đưa tay vẫy tôi.

                        Tôi tìm trong óc xem có phải anh ta cùng khóa với mình không ? Không !

                        Hóa ra đó là anh Thu !

                        Thấy anh, tôi nhớ chuyến tàu hôm nào từ Hải Phòng đi Yên Bái. Tôi nhớ ra chai dầu lửa anh cố tình treo trên lối ra vào của lán tù Trại 3.

                        Đêm vượt trại, chỉ cần dơ tay, tôi đã nẫng được chai dầu một cách nhẹ nhàng.

                        Tôi định đưa tay vẫy lại cái vẫy tay của anh Thu, thì đoàn tù gánh gạo ấy đã đi xa rồi.

                        Hôm đó, tiêu chuẩn chung của trại, trọng lượng cân đo, đúng 150kg cho một chuyến hai người. Toản cao hơn tôi, Toản đi sau, tôi đi trước.

                        Chúng tôi phải hò “Dô ta !” để lấy đà đứng lên.

                        Toản hò “Dô... ta !” rồi, nhưng Toản không đứng lên. Toản cúi xuống lượm cái gì đó.

                        Tôi hỏi :

                        - “ Sao không đi Toản ?”

                        Toản cười :

                        - “ Em có quà cho đại ca.”

                        Anh ngước mắt lên, vui sướng đưa cho tôi cục kẹo đường đen :

                        - “ Em lượm được cục kẹo, anh ăn cho hồi sức đã mất trong nhà cùm .”

                        Tôi cảm động, nhận cục kẹo đường đen to bằng đầu ngón tay út.

                        Toản cười :

                        - “ Anh có nhớ hôm nay là Noël đó không ?”

                        Tôi cắn cục kẹo làm hai, đưa cho Toản một nửa:

                        - “ Merry Christmas !”

                        Thấm thoắt đã mấy chục năm đi qua. Tôi thấy buồn khi nhìn Noël trở lại.

                        Tôi thấy buồn khi nhớ ra, bây giờ tôi không còn sức để gánh chung cùng bạn một gánh gạo nặng 150kg trên đoạn đường đồi dài 2km nữa rồi !

                        Noël nào tôi cũng nhớ tới buổi chiều đi gánh gạo, nhớ cái vẫy tay của anh Thu, nhớ chai dầu lửa, nhớ cục kẹo đường đen ở Cẩm Nhân, và nhớ Trần Gia Toản cùng những người bạn tù thuở ấy...

                        Vương Mộng Long, K20/VBQGĐL

                        (Seattle, Noël 2004)



                        Click image for larger version  Name:	Screen%2BShot%2B2021-06-24%2Bat%2B11.28.12%2BAM.png Views:	1 Size:	236.9 KB ID:	147470

                        Comment


                        • Font Size
                          #27
                          CHUYẾN TÀU 30 TẾT


                          Click image for larger version

Name:	TauLuaVeDem2.jpg
Views:	31
Size:	38.4 KB
ID:	152106


                          Chiều hăm chín Tết năm 1978,
                          Trại Cải Tạo Huy Khiêm của tỉnh Thuận Hải rộn hẳn lên vì ngày mai cho tới mồng Hai Tết, đoàn tù khổ sai của Việt Nam Cộng Hòa tạm nghỉ lao tác, được đổi khẩu phần Tết với đường, thịt heo, cơm trắng không độn và một bao thuốc "có cán".

                          Nhưng quan trọng nhất vẫn là cái danh sách phóng thích tù nhân vào mỗi dịp Tết về, sẽ được "cán bộ" gọi trong buổi sinh hoạt hôm nay.


                          Click image for larger version

Name:	180089913_10161358472270620_4774669313904292044_n.jpg?_nc_cat=103&ccb=1-7&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=vcnDi_9vc5AAX9qCkC8&_nc_ht=scontent-ord5-2.xx&oh=00_AfDLEWBh2-REJmuIHgT5zGpwfmEsb6QfKXuuMQeFmAmXvg&oe=6407121E.jpg
Views:	21
Size:	114.6 KB
ID:	152107

                          Đúng 1 giờ trưa chiều Ba Mươi Tết năm đó, trại có mười người được nhận giấy phóng thích về nguyên quán trình diện.

                          Quỹ trại không có tiền cho tù nhân mua giấy xe đò xe lửa, nên ai lo mạng nấy bằng cách lội bộ, từ Huy Khiêm tới Ga Suối Kiết xa chừng 30 cây số.

                          Tám giờ tối cả bọn tới nhà ga thì đã lỡ chuyến tàu chợ, nên đành phải chờ chuyến tàu suốt Bắc-Nam, Nam Bắc vào lúc 11 giờ khuya cuối năm.

                          Trong bọn chỉ có tôi về Phan Thiết, còn lại đều ở rất xa tận Sài Gòn, Nha Trang... Chia ly rồi sắp chia ly nữa, anh em chỉ đành ngậm ngùi trao gởi, hứa hẹn.


                          Trong khoảnh khắc năm cũ sắp tàn, mọi nhà cài then đóng cửa đón mừng năm mới, thì chúng tôi cũng đang chờ phút giây thay đổi của đất trời.

                          Ga Suối Kiết nằm cheo leo trong rừng lá, cạnh vách núi Ông cao ngất hùng vỹ, bao quanh vài chục nếp nhà lá lụp xụp của các công nhân hỏa xa và dân làm gỗ. Có lẽ hôm nay mọi người đã về quê ăn Tết nên xóm nhỏ thật đìu hiu không có một chút sinh khí, chứng tỏ nàng Xuân chưa ghé chốn này.


                          Cũng may Suối Kiết là một ga lớn trên tuyến đường xe lửa Nam-Bắc, nên tất cả các chuyến tàu chợ và suốt đều phải ngừng lại, dù khách có hay không.

                          Về đêm, núi rừng càng buốt cóng lạnh căm. Bộ quần áo trận năm nào dù đã được đắp thêm chục mảnh vá, vẫn không ngăn nổi cái sắt se xa xót, như từ một cõi mộ địa, theo cái lạnh xâm chiếm tâm hồn những bóng ma đang lạc lõng trong đêm Xuân, không biết rồi sẽ về đâu, để kiếm chút hơi ấm của tình quê.


                          Trong cái hiu hắt của đêm buồn, cũng đủ để mọi người nhìn rõ hình ảnh của sự cô đơn nơi ga lẽ, từ những thanh sắt han rỉ tróc sơn trước quầy bán vé, cho tới hàng ghế gỗ mọt đầy vết bẩn.

                          Tất cả bỗng dưng được trùng phùng một cách ngẫu nhiên với những người tù không bản án, những quân, công, cán, cảnh của VNCH bại trận, vừa được phóng thích trong đêm Tết quạnh quẽ, buồn rầu.

                          Phải vui lên một chút để mừng năm mới, thay vì mượn rượu phá thành sầu, cả bọn lại chụm đầu vào nhau, rít chung vài bi thuốc lào ăn Tết, trong khi bên ngoài gió núi lồng lộng thổi, tạt sương muối vào mặt mũi da thịt, khiến cho cơn lạnh đói càng thêm hành hạ mọi người.



                          Click image for larger version

Name:	179982244_956400794935764_8440021857487717175_n.jpg?_nc_cat=102&ccb=1-7&_nc_sid=dbeb18&_nc_ohc=rsgT0qkCUIwAX8a1153&tn=bKqo6GpxEnvzDVB7&_nc_ht=scontent-ord5-2.xx&oh=00_AfA-JwkJCvB7PJA77-ImEIc8P9cTBJ8z2IeQC4O9AzKafA&oe=6406EFAC.j
Views:	26
Size:	100.6 KB
ID:	152108

                          Hình như Giao Thừa sắp đến trong mông mênh cùng tận, như những năm nao, tôi lại âm thầm lâm râm cầu nguyện cho mẹ già, em gái, cho vợ con, bạn bè, đồng đội, đồng bào... được may mắn an bình trong buổi hổn mang dâu bể.

                          Hởi ơi giờ này không biết mẹ già em thơ, vợ con... có còn như những ngày Xuân dấu ái trước năm 1975, giao thừa đi lễ chùa, xin xăm hái lộc, nhà có vui Xuân đón Tết hay gia đình cũng lại như tôi, tại sân ga nơi rừng núi thẳm tăm tối lạnh lẽo này, cô đơn, đói lạnh và nhục nhã trùng trùng.


                          Kỷ niệm xưa từng mảng lại trôi bềnh bồng trên mắt, lén lút dẩn dắt đưa tôi về thuở hoa niên, khi những cánh hoa phượng đỏ ối nối hàng, dọc theo con đường Nguyễn Hoàng dẫn vào lớp học, đã bắt đầu rụng rơi lã tã giữa các trang lưu bút, trên từng rèm mắt ô môi, cũng là lúc bọn học trò nghĩ hè làm gã giang hồ lãng tử, trên những chuyến tàu hỏa chui Phan Thiết-Sài Gòn rồi Sài Gòn-Phan Thiết, đi hoài vẫn không thấy chán.

                          Rồi những ngày dài chinh chiến, định mệnh lại đẩy đưa tôi về chốn cũ Long Khánh-Bình Tuy-Phan Thiết.

                          Tuy tàu hỏa đã bị gián đọan nhưng suốt con đường sắt từ Mường Mán về Gia Ray, con đường mòn Võ Xu tới Suối Kiết, kể cả những suối rạch, bải đá ven sông La Ngà, đều là những lối lại qua quen thuộc, đã cùng tôi chắt chiu suốt đoan đường tuổi trẻ.

                          Làm sao quên được những ngày dừng quân ở Văn Phong, Mường Mán ngày ngày ngồi ngâm nga tách cà phê đen ngon tuyệt nơi quán lẽ ven sông, ngó nhìn các chuyền tàu xuôi ngược.

                          Giờ đây cảnh xưa vẫn nguyên vẹn, riêng tôi thì ôm một tầng trời sầu thảm không đáy, lạc lõng trên quê hương hận thù với kiếp sống nào hơn loài cỏ cây.

                          Rồi thì tàu cũng đến, chúng tôi chia tay trong nước mắt, cuối cùng ai nấy hấp tấp lên tàu như kẻ trốn nợ trong đêm trừ tịch, giữa tiếng còi tàu lanh lãnh thét vang, phá tan cảnh tịch mịch của rừng núi âm u, nghe sao quá ảo nảo lạnh lùng.



                          Click image for larger version

Name:	EiXDKm.jpg
Views:	23
Size:	4.8 KB
ID:	152109

                          Chuyến tàu suốt Sài Gòn-Phan Thiết đêm nay ế ẩm, nhiều toa hành khách vắng ngắt lạnh tanh, không như ngày thường chen chân không lọt.

                          Có lẽ mai là mồng Một Tết Nguyên Đán, nên ai cũng muốn ở nhà để xum họp với gia đình.

                          Đất trời buồn mênh mông quá, thêm gió thổi vi vút từ hai bìa rừng thả hơi lạnh khắp nơi, nhưng tôi vẫn muốn ngồi ngoài hành lang để được nhìn lại quang cảnh cũ Trong các toa tàu, đèn đóm tối om, dăm ba hành khách nằm dài trên ghế như đã ngũ tụ lâu rồi.


                          Mặc kệ, tàu vẫn chạy xiết trên đường sắt như con thú điên, với hai ánh đèn pha phá tan màn đêm tăm tối. Hỡi ơi cuộc đời sao oan nghiệt quá, trong lúc nhà nhà đang đầm ấm chờ đón chúa xuân, thì tôi trong một tối ba mươi tết, buồn rầu nơi toa xe lửa lạnh lẽo này, yên lặng nép mình trong cô quạnh, để đón một mùa Xuân vàng úa nữa, sắp rơi xuống bờ vai của cuộc đời.

                          Trong giờ phút năm cũ sắp tàn, con tàu cũng hối hả lướt qua từng ga: Vắng Sông Dinh, Sông Phan, Suối Vận, Mường Mán rồi Phú Hội vừa đúng 12 giờ rưỡi sáng. Thế là năm mới đã qua và tôi cũng đã lỡ dịp nghiêng mình chào đón nàng Xuân mới trên quê hương mình.


                          Click image for larger version

Name:	hpbGLd.jpg
Views:	25
Size:	17.3 KB
ID:	152110

                          Trên tàu, ai nấy đều thức dậy, đang chuẩn bị xuống ga Phan Thiết. Tất cả đều xa lạ, hờ hững, buồn rầu, im lặng như bóng tối, không ai chúc nhau một lời ngắn ngủi dù là ngày Tết.

                          Bỗng đâu đấy nơi một thôn xóm nào đó, dọc theo con đường sắt vang lên mấy tràng pháo chuột, bóng sáng lập lòe như muốn đuổi theo con tàu, khiến cho hồn thêm buồn rầu thương tiếc.

                          Nỗi náo nức thầm kín vừa lóe lên, chợt tắt hẳn khi nghĩ đến thực tại não nùng.


                          Hỡi ôi ! mấy chục năm về trước, tôi, người lính trẻ xa nhà vẫn đam mê chạy đuổi theo những giọt mưa Xuân giữa trời lửa loạn.

                          Nay trong buổi Xuân về, người lính già lội ngược thời gian tìm vết ngày thơ như còn giấu đâu đó, nơi vòm trời đồng đội, và em, và những Tết cuối cùng trong quân ngũ, để ngẩn ngơ bàng hoàng xúc động, như thể vừa bước chân lên con tàu về quê hương, của những Tết ấm yên hạnh phúc đầu đời.



                          Click image for larger version

Name:	4b30a87b8b1dcc63130f94d87422e6fa12d9d8ba248f0644866bb04355b4e73c.gif
Views:	23
Size:	250.1 KB
ID:	152111


                          Nên có bài thơ buồn tặng bạn bè trong đêm trừ tịch nơi quê người :
                          Sáu nhăm tuổi vẫn đời phiêu bạt
                          như thuở rong chơi buổi thiếu thời
                          gác trọ buồn hiu mình với bóng
                          nỗi sầu thiên cổ cháy tim côi

                          Ngao ngán hoàng hôn trong ngục đá
                          võ gầy mộng ảo bước lang thang
                          ai đem thương nhớ vào trong lệ
                          khiến tuổi xanh mơ đã ố vàng

                          Một sáng tàn Thu rời xóm học
                          một chiều cô lạnh giã từ nhau
                          một ngày về phép buồn ly cách
                          nhìn chiếc xe hoa rẽ lối nào

                          Từ đó trăng xưa mờ tuổi mộng
                          đạn bom ru điệu máu quân hành
                          rừng khuya bản thượng dài cô tịch
                          chờ giấc chiêm bao cũng lạnh tanh

                          Bước chân lận đận đời chinh chiến
                          vẫn chẳng nguôi ngoai nỗi đoạn trường
                          rượu có làm hờn sôi thệ nguyện
                          nhưng không xóa hết lệ thương vương

                          Rồi nuốt thêm đau ngày rã ngũ
                          súng gươm gãy rỉ khóc bên đường
                          tuổi tàn đời quẩn theo tiền kiếp
                          nghiên bút chôn vào cõi gió sương

                          Quê người chạy giặc mờ nhân ảnh
                          thăm thẳm chia xa những bến đời
                          em một bờ sông, ta ngỏ lạ
                          tha phương quán gió đếm mưa rơi

                          Quanh quẩn tìm nhau trong cổ mộ
                          bạn bè dâu bể biết còn ai
                          những thằng tri kỷ về lòng đất
                          muốn nhớ nhìn mây để thở dài

                          Phan Thiết quê xa trời bảng lảng
                          Mường Giang, biển mặn nước chung dòng
                          đứng nghe bầy sếu kêu ra rả
                          bừng dậy niềm đau ngập nhớ mong

                          Thơ viết nghìn trang chưa thấy đủ
                          mẹ ơi, trăm nẻo cứ mong tìm
                          chiều chiều mẹ đứng bên cầu nhỏ
                          đáy mắt già nua dõi bóng chim

                          Mấy chục năm ròng trên xứ lạ
                          tóc xanh rồi bạc vẫn chưa về
                          chinh y, vó ngựa thời say tỉnh
                          dò dẫm tàn theo khúc nhạc mê

                          Soi gương ngơ ngẩn buồn thê thảm
                          mấy chục năm xa, vẫn muộn phiền
                          tủi thẹn nhìn ngày qua tháng lại
                          biết về đâu hỡi bước cô miên?

                          Nhớ Đêm Ba Mươi Tết

                          Từ Xóm Côn Hạ Uy Di

                          HỒ ĐINH

                          https://www.youtube.com/watch?v=-pi5UUG7fbk

                          Comment


                          • Font Size
                            #28

                            Ở MỘT NƠI DỄ TÌM THẤY THIÊN ĐƯỜNG



                            Click image for larger version  Name:	m%C6%B0a+v%C3%A0+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+m%E1%BA%AFt-9.PNG?format=750w.png Views:	1 Size:	575.9 KB ID:	153996



                            Mời quý vị và các bạn đọc một câu chuyện có thực. (Ban biên tập BTVC)

                            ***

                            Để nhớ L., một bạn tôi đã chết trong tù . Thiếu Tá Huỳnh Văn Phú

                            Chúa nói yêu ta,

                            Mác nói yêu ta,

                            Em cũng nói yêu ta.

                            Chúa hứa hẹn một thiên đường,

                            Mác hứa hẹn một vườn hồng,

                            Em thì hứa sẽ yêu ta suốt đời.

                            Nhưng…

                            Thiên đường chưa tới

                            Vườn hồng chẳng thấy.

                            Chỉ thấy máu, mồ hôi, nước mắt,

                            Những vòng rào kẽm gai và hận thù,

                            Còn em thì mãi mãi ….

                            Mãi mãi bỏ ta đi lấy chồng.


                            Bài hát này tôi đã nghe Lượng, bạn tôi, hát nhiều lần trong tù. Đã 9 năm qua, bây giờ ghi lại những câu hát trên, lòng tôi vẫn còn mang nguyên nỗi xúc cảm thật khó diễn tả.

                            Theo thời gian, phần thì trí óc tôi đã cùn mằn, phần khác tôi không còn dịp nào để nghe ai hát lại bài hát ấy nữa, có thể tôi đã ghi lại không hoàn toàn đúng và cũng chẳng biết ai là tác giả.

                            Có điều, ngay giây phút này, tôi vẫn hình dung rất rõ khuôn mặt của Lượng, người bạn tù cùng quê hương Nha Trang, cùng đơn vị TQLC và cùng ở tù chung một trại suốt từ Nam ra Bắc :

                            - Long Giao

                            - Biên Hòa

                            - Yên Báy

                            - Hoàng Liên Sơn

                            - Vĩnh Phú rồi lại trở về Nam ở Xuân Lộc, Long Khánh năm 1982.

                            Những ngày sống ở trại tù Xuân Lộc, Lượng thường hay hát bản nhạc ấy.

                            Giọng hát của anh thật truyền cảm, hai mắt anh nhắm nghiền, anh hát như thể lúc hát, anh đang ngậm trái tim trong miệng.

                            Tôi nghĩ, phải xúc động lắm, anh mới hát được như thế.

                            Nhất là câu cuối “ Còn em thì mãi mãi… bỏ ta đi lấy chồng” , anh láy đi láy lại nhiều lần để chấm dứt bản nhạc.




                            Click image for larger version  Name:	hinh-anh-phong-canh-tam-trang-buon-ma-dep_060207201.jpg Views:	1 Size:	22.4 KB ID:	153997



                            Thời còn học Trung học ở Nha Trang, tuy không cùng trường nhưng tôi và Lượng rất thân, chúng tôi cùng đá banh cho một đội bóng và thường đi tắm biển với nhau.

                            Lượng đi lính trước tôi hai năm.

                            Anh chơi đàn Guitare các loại cổ điển. Ngón đàn anh cũng tàm tạm chứ chưa được “nhuyễn” lắm, còn hát thì tôi chẳng bao giờ nghe anh hát.

                            Chỉ có trong khoảng thời gian bọn tù chúng tôi được đưa từ Vĩnh Phú vào Nam, tôi mới thấy anh hát.

                            Thời gian đó là năm 1983, lúc này Lượng đã biết chính xác Thủy, vợ Lượng đã bỏ Lượng và hai con, lập gia đình với người đàn ông khác. Lượng lấy vợ năm 70, 71 gì đó. Vợ Lượng là một thiếu nữ có nhan sắc tuyệt đẹp của một người mang hai giòng máu Pháp–Việt.

                            Tôi không rõ Lượng đã gặp Thủy trong trường hợp nào. Tôi ít có dịp gặp vợ Lượng bởi vì thời gian đó, đơn vị TQLC chúng tôi đang hành quân thường trực tại chiến trường Quảng Trị, chẳng mấy khi tôi gặp Lượng ở Saigon để có thể đến thăm gia đình anh ấy.

                            Vả lại, lúc hành quân, bọn tôi phải “cày cục” mãi mới bắt được cái phép dăm ba ngày về thăm nhà mà tôi và Lượng thì hầu như chẳng bao giờ đi phép cùng thời gian.

                            Sau ngày mất nước, khoảng tháng 5/75, trước khi chui đầu vào tù, tôi tới thăm Lượng. Và đó là lần cuối cùng tôi gặp vợ Lượng.

                            Họ có với nhau hai con, đứa con trai đầu lòng của Lượng hình như phát triển không được bình thường. Điều này đã gây không ít khổ tâm cho Lượng.



                            Click image for larger version  Name:	278287240_357511896418824_4818007641154594007_n.jpg Views:	1 Size:	101.6 KB ID:	153998

                            Suốt 7 năm tù đày ở ngoài Bắc, vợ Lượng không hề đi thăm chồng lần nào. Chỉ có bà chị cả của Lượng ra thăm một lần duy nhất năm 1981.

                            Hôm ấy, chỉ một ngày sau khi được bà chị ra thăm, Lượng sang phòng giam của đội tôi, mang theo một bọc nylon nhỏ đựng một lon sữa bò gạo và một con cá khô sặc. Anh đưa cho tôi:

                            - Tao vừa được thăm nuôi hôm qua, không có gì nhiều, mày cầm lấy hai món này để sáng Chúa Nhật có “cái gì” mà bỏ vào bụng với người ta. Mày cũng hiểu, tao phải ân nghĩa với bạn bè nên…

                            Anh bỏ lửng câu nói. Tôi hiểu chữ “ân nghĩa với bạn bè” anh vừa nói.

                            Trong tù, người nào được gia đình thăm nuôi thường mời bạn bè đến ăn một bữa cơm hoặc chia xẻ cho nhau lon gạo, tán đường, con cá khô v.v..

                            Đối với tôi, được bạn bè “sớt” cho một lon gạo, con cá khô là một hạnh phúc lớn.

                            Tôi nghĩ đến ngày Chúa Nhật sắp tới, tôi sẽ không phải mò lên thư viện Trại ôm mấy cuốn sách Mác Lê khô khan về nằm chèo queo đọc, mong cho ngày trôi qua nhanh và quên cơn đói hành hạ.



                            Click image for larger version

Name:	vanews3376-17.png
Views:	16
Size:	883.9 KB
ID:	154003


                            Tôi nói với Lượng :

                            - Cám ơn anh rất nhiều (Mặc dù cùng lứa tuổi và ngang lớp nhau nhưng Lượng vào Võ Bị trước tôi hai khóa nên tôi gọi Lượng bằng anh và xưng tôi, ngược lại Lượng vẫn xưng hô “mày, tao” với tôi như thủa còn học Trung học).

                            Thế là tôi có một “Beautiful Sunday” rồi.

                            - À, bà xã ra thăm hả ? có mang được cháu nào theo không ?

                            Lượng lắc đầu :

                            __ Không, bà chị tao đi từ Nha Trang ra thăm.

                            Tôi ngạc nhiên :

                            __ Ủa, chị Liên ra thăm hả ? Anh vẫn nhận được tin thường xuyên của bà xã chứ ?

                            Lượng ngập ngùng, lộ vẻ không vui:

                            __ Chẳng mấy khi tao nhận được thư của vợ tao. Bặt tin từ hai năm nay rồi, không hiểu vì lý do gì. Chán quá !

                            Chữ “chán quá” anh thốt ra theo sau một tiếng thở dài. Tôi tò mò:

                            __ Bà chị có biết điều ấy không?

                            Lượng trầm ngâm một lát rồi nói:

                            __ Nếu biết thì hôm qua bả đã không hỏi tao rằng vợ tao có ra thăm tao không.

                            Nói thật với mày, sự liên lạc giữa vợ tao và gia đình chị tao ngoài Nha Trang sau ngày tao vào tù không được mật thiết lắm. Bà chị tao thì ở Nha Trang, vợ tao thì ở Saigon, phần khác có lẽ vì cuộc sống bên ngoài cũng vất vả, khó khăn nên ít liên lạc nhau.



                            Click image for larger version  Name:	278667069_1020439665239649_6648536168509267954_n.jpg Views:	1 Size:	90.3 KB ID:	153999


                            Tôi không hỏi Lượng thêm điều gì nữa sợ gợi cho anh thêm phiền muộn.

                            Những ngày đói khổ trong tù, người nào được vợ con ra thăm nuôi là một hạnh phúc thật lớn lao.

                            Người tù, phần thì biết chắc rằng mình sẽ không bị cái đói hành hạ ít ra cũng là vài ba tháng, phần khác quan trọng hơn thuộc về yếu tố tâm lý, đó là sự hãnh diện, ngầm cho bạn bè biết rằng ta là người có phúc, không bị vợ con bỏ rơi.

                            Những người tù đang bị giam giữ ngoài Bắc, sau thời gian 4 năm. Bọn Việt Cộng ra thông báo cho phép thân nhân, gia đình được đi thăm nuôi để tránh số tử ngày càng gia tăng vì thiếu dinh dưỡng và thuốc men.

                            Những người có gia đình mà không được chính vợ con ra thăm nuôi thì hoặc là người vợ quá nghèo túng, không đủ khả năng đi hoặc là đã đi lấy chồng hoặc vì những lý do nào khác.

                            Nhưng dù bất cứ lý do gì, người tù không được vợ mình ra thăm nuôi (nếu vợ còn sống), họ thường không đủ can đảm nghĩ rằng vợ mình đã bỏ đi lấy chồng.

                            Họ viện ra trăm ngàn lý do để không tin là có thực điều phũ phàng đau đớn ấy. Tôi không biết tâm trạng Lượng ra sao nhưng có thể là Lượng đã không giấu diếm với tôi.

                            Anh ngồi xuống chỗ nằm của tôi, tâm sự :

                            __ Thay vì chị tao ra thăm mà là vợ tao thì tao sẽ cảm thấy sung sướng hơn nhiều. Tao linh cảm hình như có một cái gì đó không bình thường đã xảy ra. Mày nghĩ tao nói có đúng không ?

                            Tôi gật đầu :

                            __ Biết làm sao hơn !

                            __ Nhiều lúc tao tuyệt vọng vô cùng. Cứ kéo lê những ngày tháng mòn mỏi trong tù hoài thì cuộc đời mình sẽ ra sao ?

                            Phải chi ngày xưa đi trận, tao lãnh một viên đạn nằm xuống là xong. Vợ tao lãnh tiền tử tuất, để tang 3 năm rồi sau đó có quyền tự do đi lấy chồng. Thà là như thế còn hơn phải sống như thế này. Mà xét cho cùng, tao cũng không thể trách vợ tao được, nàng còn trẻ quá, mà tao thì không biết ngày nào được thả ra. Phải không mày ?


                            Click image for larger version  Name:	64321995_2270938002981939_2363833172312981504_n.jpg Views:	1 Size:	83.7 KB ID:	154002


                            Tôi không trả lời Lượng. Sự im lặng của tôi đã ngầm đồng ý với điều Lượng vừa nói.

                            Lượng có cái trầm tĩnh và hơi xuề xòa. Tuy anh ít nói nhưng có óc khôi hài. Trong câu chuyện của anh thường chêm những câu rất bất ngờ. Lần này cũng thế, anh nói tiếp:

                            __ Mày có nghĩ rằng lấy vợ đẹp là một “tai họa” không ?

                            Chắc mày cũng công nhận là vợ tao đẹp chứ ? Rất đẹp. Lai Pháp mà. Mẹ, tao đã khổ công theo đuổi, làm cái mặt lỳ như “inax” mới cưới được nàng.

                            Hồi xưa đi tán gái, tao luôn luôn áp dụng cái chân lý muôn thuở là phải lỳ, lỳ và lỳ. Tao đã lỳ và đã cưới được nàng để bây giờ tao chẳng được cái gì hết.

                            Tôi cười :

                            __ Anh nhặt ra ở đâu cái ý tưởng lấy vợ đẹp là một tai họa đấy ? Tôi nghĩ ngược lại là khác. Sao anh không chịu hiểu rằng với tình trạng khó khăn chung hiện tại, bà xã anh phải đầu tắt mặt tối, bương chải để kiếm sống nuôi con, không đủ khả năng ra thăm anh…

                            Lượng gạt ngang câu nói của tôi :

                            __ Không ra thăm thì cũng viết được thư chứ. Chả lẽ không có đủ tiền mua tem ?

                            Thật lòng mà nói, tao không bao giờ dám mong được vợ ra thăm.

                            Mày cũng biết đó, tao đâu có giầu có gì, ngày vào tù tao chỉ có 200 ngàn để lại cho vợ tao làm vốn thôi. Nhưng đó không phải là vấn đề tao muốn bàn đến. Điều tao muốn nói ở đây là cái đức hạnh của người đàn bà.

                            Theo tao, giữa đàn bà và các loài hoa có một sự tương đồng.

                            Những loài hoa có màu sắc đẹp, rực rỡ thường không có hương mà chỉ có các loài hoa màu sắc đơn giản như hoa Dạ Lý Hương, hoa Ngọc Lan mới tỏa hương.

                            Người đàn bà cũng thế, người có nhan sắc tuyệt trần thì ít có đức hạnh, nghĩa là cái nết.

                            Tao nói là ít chứ không phải là không có. Và nếu họ vừa có sắc lại vừa có nết thì đó là một bảo vật cần phải trân quý. Tao biết rằng vợ tao đẹp, có sắc nhưng còn cái nết thì e rằng phải xét lại. Nếu có, thì nàng đã không im lặng, không viết cho tao một giòng chữ nào suốt hai năm nay.


                            Click image for larger version  Name:	vn-traicaitao-2_1-800x445.jpg Views:	1 Size:	49.1 KB ID:	154000


                            Tôi không bênh vực đàn bà nhưng tôi thấy nhận xét của Lượng có phần khắt khe.

                            Cuộc đổi đời quá bất ngờ và nghiệt ngã sau ngày 30/4/75, những người đàn bà như vợ Lượng suốt thời gian lấy chồng chỉ biết nương tựa vào chồng, nay bỗng dưng chồng biền biệt trong tù, họ phải đương đầu với muôn ngàn khó khăn, nghịch cảnh và cạm bẫy để tồn tại. Do đó, theo tôi, họ có thể hành động bất cứ điều gì để thích ứng với cảnh ngộ kể cả việc đi lấy chồng.

                            Tuy nhiên vấn đề sẽ trở nên đau đớn hơn, đáng trách hơn nếu họ lấy chồng là một tên Việt cộng, kẻ thù của người chồng cũ của họ. Mà điều này thì tôi biết cũng đã xảy ra. Đó mới thật là những người đàn bà không có đức hạnh.


                            Click image for larger version  Name:	272959806_10162053559280620_1382416197776234287_n.jpg Views:	1 Size:	104.1 KB ID:	154001

                            Comment


                            • Font Size
                              #29
                              Bỗng dưng, tôi nghĩ đến trường hợp của T., người bạn tù chung đội với tôi và tôi hỏi Lượng:

                              __ Anh có biết anh T. ở đội tôi không?

                              __ Có phải cái thẳng tổ trưởng, người cao cao, một cây nói phét văng cả nước bọt ra đấy không?

                              Tôi gật đầu. Anh hỏi tiếp:

                              __ Mà sao?

                              Tôi kể cho Lượng nghe chuyện vợ T. ra thăm T.

                              Chuyện đã xảy ra hơn nửa năm rồi , T. hoàn toàn không hở môi cho ai biết cả.

                              Tuy nhiên, mới đây, tên cán bộ quản giáo đội tôi không biết vì lý do gì đã “xì” ra cho anh đội phó biết và anh đội phó kể lại cho tôi nghe.

                              Theo đó thì hôm vợ T. ra thăm T., bà ta đi cùng với một tên mặc đồ Bộ Đội. Vì T, là tổ trưởng, lao động năng nổ, thuộc thành phần xuất sắc nên tên quản giáo ưu ái đề nghị cho T. khi được thăm nuôi thì được “ngủ đêm” với vợ nhưng oái oăm thay, T. phải nằm ngủ ở một phòng riêng, không được phép chung phòng với bà vợ.

                              Lúc ấy, tên cán bộ phụ trách thăm nuôi mới cho T. biết rằng :

                              - " Vợ T. đã có chồng và người chồng chính là tên Bộ Đội đi cùng. "


                              Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcR2OQgQTIMcvxK6uBRlpZpP04i1LmVtWShuSw&usqp=CAU.jpg Views:	1 Size:	8.2 KB ID:	154006


                              Theo lời tên cán bộ thì lúc đầu hắn tưởng tên Bộ Đội là người áp tải vợ T. hoặc là bà con chi đó nhưng khi hắn cho bà vợ T. biết anh T. sẽ được ra ngủ đêm với vợ thì bà ta mới thú nhận tên Bộ Đội là chồng của bà.

                              Việc đã lỡ và là vấn đề tế nhị, khó xử cho cả T. lẫn tên cán bộ, mặt khác ảnh hưởng đến tâm lý chung của những người bạn tù cùng chung đội với T. nên tên cán bộ đã đề nghị với T. :

                              - " Không vào lại trại trong đêm ấy mà phải ngủ một mình ở nhà khách, coi như là cũng đã hưởng ân huệ của Trại cho T. được ngủ qua đêm với thân nhân của mình.

                              Còn vợ T. và tên Bộ Đội thì nằm chung với nhau ở một phòng khác."

                              Lượng nghe xong, thừ người một lát rồi nói :

                              - Không có nỗi đau nào lớn lao hơn cảnh ấy. Mày thấy thằng T. lúc này thế nào ?

                              - Tôi không biết chuyện hư thực ra sao nhưng anh ta thì lúc nào cũng vậy.

                              Cái mồm vẫn bô bô và phét lác một tấc đến trời. Anh ta là một “ hiện tượng” trong đội tôi đấy. Suốt hai trận thế chiến, tôi chưa thấy một người tù nào nói phét hơn anh ta được.

                              Lượng cười, đứng dậy từ giã tôi về phòng giam của đội anh, vừa đi vừa nói :

                              - Thôi, tao về. Tao đã mệt rồi, nghe mày nói chuyện còn mệt hơn.


                              Click image for larger version  Name:	image_40425.jpg Views:	4 Size:	4.8 KB ID:	154007


                              Giữa năm 1982, tôi Lượng cùng một số đông bạn tù khác khoảng hơn 300 người được chuyển về Nam, đến trại giam Xuân Lộc, Long Khánh.

                              Vào miền Nam, công việc lao động của toàn trại chỉ có một thứ duy nhất là trồng bắp.

                              Lượng được biên chế về đội nhà bếp chuyên lo bổ củi cung cấp cho toán nấu ăn. Anh không còn dịp phát huy nghề trồng rau như lúc còn ngoài Bắc nữa.

                              Thời gian ấy, sáng nào Lượng cũng phải cùng với hai người bạn tù khác đến chỗ mấy thùng phuy lớn chứa phân do các trực buồng của mỗi đội gánh ra đổ vào đấy, chuyền các thùng phuy lên xe cải tiến, đẩy ra các ruộng rau làm phân bón.

                              Anh thường nói đùa với tôi là anh ở trong đội xe “cơ giới” , luôn luôn là đơn vị đầu tiên đi ra khỏi cổng trại để bắt đầu một ngày lao động vinh quang với cứt.

                              Ngày đầu vào Nam, Lượng vui mừng trông thấy rõ. Anh nói với tôi là từ nay anh không còn phải suốt ngày làm bạn với cứt, không còn cái viễn ảnh phải bỏ xác lại ở ngoài đất Bắc xa xôi ấy nữa.

                              Dù đã trên hai năm, Lượng không nhận được một giòng chữ nào của vợ nhưng anh vẫn nuôi hy vọng thế nào khi biết được anh đã vào Nam, Thủy cũng sẽ mang hai con lên thăm anh trong những ngày tới.

                              Chưa bao giờ tôi thấy Lượng lạc quan và yêu đời như những ngày bọn tù chúng tôi được vào Nam.



                              Click image for larger version  Name:	%5BUNSET%5D.jpg Views:	1 Size:	76.1 KB ID:	154008


                              Anh còn tin chắc như đinh đóng vào vách rằng thể nào đám tù chúng tôi cũng sẽ được Mỹ “bốc” ra đi, ngay lúc còn trong trại tù, sang Mỹ theo chương trình ODP gì đó. Đã có lần anh đánh cá với tôi:

                              __ Nếu Giáng Sinh sắp tới mà tụi mình chưa được Mỹ bốc thì khi tao được thăm nuôi, tao sẽ chia cho mày một nửa số quà tao có. Nghĩa là nếu tao ăn một lon gạo thì mày cũng một lon gạo.

                              Và mày nhớ dặn thân nhân, bà con, chị em, vợ con, bồ bịch của mày khi đi thăm mày thì chỉ mang theo mấy cái giỏ lát trống thôi. Tao biết mày có nhiều “đào” lắm mà. Coi chừng đấy con ạ.

                              Họ mà đụng nhau ở nhà khách thì mày chỉ có nước khóc “tiếng La Mã” .

                              Lượng nói rồi phá lên cười một cách khoái trá. Tôi phản ứng nhẹ nhàng :

                              __ Cám ơn anh, anh đừng cho tôi quà của anh làm gì, tôi chỉ xin phần ăn của trại phát cho anh thôi. Tôi lấy phần ăn đó không phải để ăn mà đem mang đi đổ giùm cho anh.

                              Câu trả lời của tôi trái ý Lượng nên anh có vẻ giận.

                              Anh đang hy vọng, đang tin tưởng điều tốt đẹp sẽ đến mà tôi lý luận theo kiểu cô “Bùi Lan” (tức là bàn lui) thì chỉ làm cho anh thêm bực mình. Lượng sẵn giọng:

                              __ Mày là một sĩ quan chính trị, chính em gì mà ngu thấy mẹ, chẳng biết tình hình gì cả. Mày có nghe nói kế hoạch " rút , bốc , xỉa " không?

                              - Kế hoạch gì mà lại “rút, bốc, xỉa”?

                              - Vểnh tai lên mà nghe tao nói đây.

                              - Rút tức là Mỹ sẽ rút chúng ta ra khỏi nhà tù, bốc là họ sẽ bốc chúng ta sang Mỹ, còn xỉa là sau khi bốc chúng ta rồi, Mỹ sẽ xỉa tiền cho Việt Cộng.

                              Mày không nhớ ở Cuba lão râu xồm Fidel Castro đã đổi tù lấy máy cày của Mỹ sao?

                              Tôi hoàn toàn không tin tưởng như Lượng nhưng cũng không muốn làm trái ý anh nữa nên đổi giọng :

                              - Anh nói có lý qúa. Có lẽ trước sau gì chúng ta cũng được ra đi.



                              Click image for larger version  Name:	NH%E1%BB%AENG+TR%E1%BA%A0I+T%C3%99+H%E1%BB%8CC+T%E1%BA%ACP+C%E1%BA%A2I+T%E1%BA%A0O+%28Tr%E1%BA%A7n+Gia+Ph%E1%BB%A5ng%29-2.png Views:	1 Size:	816.6 KB ID:	154009


                              Tôi còn nhớ, độ một tuần lễ sau khi vào Nam, chúng tôi đã ổn định nơi ăn chốn ở, đám tù đã được biên chế thành các đội lao động, tên Thượng Tá trại trưởng tập họp tất cả chúng tôi ở hội trường để nghe hắn “lên lớp” về tình hình thế giới và công việc lao động của trại.

                              Đối với tôi phải nghe bất cứ một tên cán bộ Cộng Sản nào nói chuyện là một cực hình không gì so sánh được.

                              Lúc nào cũng một giọng điệu, khó khăn trước mắt là tạm thời còn thuận lợi vẫn là cơ bản.

                              Ta đã đánh thắng được hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ thì cái gì ta cũng làm được tất, sá gì ba cái chuyện làm kinh tế. Tên Thượng Tá nói thao thao bất tuyệt.



                              Click image for larger version  Name:	278329538_1020440355239580_601578067096456253_n.jpg Views:	1 Size:	67.3 KB ID:	154010

                              Lượng ngồi bên cạnh tôi, nói nhỏ :

                              - Hình như thằng Việt Cộng này có gắn cục pin ở dưới đít của nó mày ạ. Cứ vặn về “on” là nói, vặn về “off” là ngưng. Tao nghĩ nó nói mà nó không bao giờ hiểu được điều nó đang nói.

                              Tôi chỉ cười và gật gù. Bỗng dưng tên Trại trưởng đổi giọng :

                              - Để chào mừng các anh từ Bắc vào đây, hôm nay tôi có làm bài thơ này để tặng các anh. Và hắn mở đầu bài thơ bằng câu:

                              “ Tôi đến đây vào một chiều lộng gió”

                              Ngay lập tức, Lượng đọc theo câu kế tiếp :

                              “ Những gì tôi nói có là không”

                              Có tiếng cười khúc khích chung quanh tôi.

                              May quá, chả có tên cán bộ nào đứng gần nghe được.

                              Những ngày sau đó, bọn tù chúng tôi được viết thư thông báo cho gia đình, thân nhân lên thăm nuôi.

                              So sánh với những ngày tù đày ngoài Bắc thì sự sinh hoạt của các trại tù trong Nam có phần dễ chịu hơn.

                              Lao động ít giờ hơn, cường độ lao động cũng không căng thẳng lắm, khí hậu không khắc nghiệt và mọi người như có cảm tưởng rằng không còn sợ cái đói hành hạ nữa.



                              Click image for larger version  Name:	traiz30dhamtan.jpg Views:	1 Size:	19.0 KB ID:	154012


                              Ở đây không có chế độ gửi quà tiếp tế cho tù theo đường Bưu điện tuy nhiên thân nhân mỗi tháng được lên thăm một lần.

                              Lượng cho tôi biết anh đã viết về cho vợ hai lá thư nhưng vẫn chưa thấy trả lời.

                              Riêng bà chị của Lượng ở Nha Trang thì hẹn vài ngày nữa sẽ vào thăm Lượng.

                              Anh cũng dặn người chị khi đi thăm anh thì ghé Saigon trước xem tình trạng gia đình anh ra sao rồi cùng đi với vợ anh luôn.

                              Không như phần đông những bạn tù khác, ngay trong tháng đầu tiên vào Nam, đã được thân nhân đến thăm, Lượng phải chờ đến hai tháng sau mới được gọi ra nhà khách thăm nuôi.

                              Người đi thăm Lượng không phải là Thủy, vợ Lượng mà là chị Liên đi cùng với đứa con trai út của chị.

                              Lượng kể lại cho tôi nghe, theo lời chị Liên thì vợ Lượng đã đi lấy chồng.

                              Thủy lập gia đình với H., một dược sĩ, người trước đây cũng ở trong binh chủng TQLC.

                              H. với cấp bậc Trung úy chỉ đi cải tạo có 2 năm rưỡi.

                              Trước kia, tôi đã từng nghe phong thanh anh chàng H. này có theo tán tỉnh Thủy vào những lúc Lượng hành quân xa gia đình.

                              Tôi nghe nhưng tôi không thể nào tin được một con người như H. lại có thể “như thế” được.



                              Click image for larger version  Name:	hinh-anh-dong-dep.gif Views:	1 Size:	248.1 KB ID:	154011

                              Comment


                              • Font Size
                                #30

                                Kể từ ngày chị Liên cho biết chính xác Thủy đã đi lấy chồng, Lượng không còn một tí gì con nguời của anh trước đó nữa.

                                Anh lầm lầm, lì lì, như người mất hồn, chẳng hề thấy anh cười.

                                Ngoài công việc bổ củi cho nhà bếp, Lượng dành hết thời gian rỗi rảnh của anh vào cây đàn Guitare do chính anh tự làm lấy hồi còn ngoài Bắc. Anh bắt đầu hát, hát một mình không cần ai nghe.

                                Những bài hát loại rumba rẻ tiền, có nội dung nói về những chia ly, đổ vỡ nhưng có lẽ bài hát :

                                “Chúa nói yêu ta…, Thiên Đường chưa tới.., Em bỏ ta đi lấy chồng” là anh hát hay nhất, truyền cảm nhất, gây xúc động nhất.

                                Chẳng hiểu sao, mỗi lần nghe anh hát bài ấy, lúc nào tôi cũng nổi gai ốc. Tôi như nhập vào nỗi đau khổ của anh mà quên hỏi anh ai là tác giả bản nhạc. Có thể chính anh là tác giả mặc dù với khả năng về âm nhạc của anh, anh không thể nào viết ra được những nốt nhạc hay đến thế.

                                Tôi nghĩ, biết đâu trong cơn đau khổ tột cùng và trong giây phút “nhập thần” người ta có thể làm nên những điều rất kỳ diệu.

                                Một thời gian ngắn sau, Lượng bắt đầu nói nhảm.

                                Những chuyện anh nói không đâu vào đâu, chẳng có chuyện gì ăn nhập vào với chuyện gì. Trong những chuyện anh nói một mình như thế, chẳng bao giờ thấy anh đề cập đến vợ con.

                                Lượng chẳng còn tập trung tư tưởng như một con người bình thường nữa.

                                Một ngày Chúa Nhật, nghỉ lao động, tôi mời anh đến chỗ tôi dùng cơm trưa.

                                Chúng tôi ngồi dưới gốc cây mít, ăn những món ăn của quê hương chúng tôi như bánh tráng ngọt, mực muối, mực khô, cá thu rim mặn v..v.. Tôi tìm lời an ủi anh nhưng anh hoàn toàn không để ý gì đến những điều tôi nói.



                                Click image for larger version  Name:	1-224.png?w=620.png Views:	1 Size:	318.2 KB ID:	154147


                                Tự nhiên, tôi nghe anh nói một câu rất lạ tai :

                                __ Mày có biết thằng Khải định giết tao không ?

                                Khải là người bạn tù ở chung đội với Lượng, nằm sát bên anh. Khải ở trong tổ may, người nhỏ con, hiền lành, hay giúp đỡ bạn bè. Ai cần và quần áo gì Khải cũng vui vẻ giúp. Tôi ngạc nhiên điều Lượng vừa nói :

                                __ Anh nói chuyện gì nghe lạ lùng vậy ?

                                Lượng tròn mắt :

                                - Lạ cái gì. Nó định giết tao từ lâu rồi. Tao nhìn vào mắt nó và thấy được điều ghê tởm ấy. Hôm trước tao còn thấy nó viết thư gửi cho Công An Biên Hòa đề nghị đem tao bắn bỏ .

                                - Anh có đọc được cái thư ấy không?

                                - Tao không đọc nhưng tao biết. Nó còn định tố cáo tao lên Thành Ủy thành phố nữa đấy.

                                Đến nước này thì tôi biết Lượng đã thật sự “đi trên mây” rồi.

                                Nhìn Lượng, tôi thương anh vô cùng. Tôi thương anh mà cũng thương cho chính tôi. Biết đâu một ngày nào đó, nếu vẫn còn tiếp tục ở mãi trong tù, tôi cũng có thể bị điên như Lượng.

                                Tôi tự hỏi đó có phải là do kết quả việc Thủy bỏ Lượng đi lấy chồng ? Và liệu một ngày nào đó được trả tự do, Lượng có trở lại bình thường không ?

                                Cuộc sống của những người tù chúng tôi vẫn trôi đi trong sự đợi chờ.

                                Đợi chờ thân nhân hàng tháng đến thăm, đợi chờ một buổi sáng nào đó lúc ngồi sắp hàng trước cổng trại để chuẩn bị đi lao động sẽ có một tên cán bộ cầm một danh sách bước ra, đứng trước đám tù đọc tên những người được thả về, đợi chờ người Mỹ đến “bốc” ra khỏi nhà tù đưa sang bên kia Thái Bình Dương, đợi chờ luôn cả cái chết không biết sẽ đến lúc nào…

                                Chẳng hiểu Lượng có sống qua một tâm trạng chờ đợi nào không ? Hình như, trước mắt Lượng, lúc nào anh cũng bị ám ảnh bởi cái chết mà người bạn tên Khải nằm kế bên sẽ đem đến cho anh.




                                Click image for larger version  Name:	ovsu4lGF_io19Ai_zlwLRcKRbuIIVaWNXoK_Zl80BVy4RkTtFyIb_sNUVMQHLHYEuJMYqWPtg2rdFc4vrSUjSKh52O4Ai9VXRdgpLgVKnMlKjp0rk1E6YnI2Cq25PLi5EStAgKQrVAwy5AughA.jpg Views:	1 Size:	62.2 KB ID:	154144


                                Một buổi trưa, đi lao động về, đội tôi còn phải dừng trước cổng trại, chờ được gọi tên để đi vào cho tên cán bộ kiểm soát nhân số. Tôi bỗng nghe ở phía trước có tiếng lao xao :

                                __ Té vô chảo nước sôi chết rồi.

                                Tôi tò mò, bỏ chỗ ngồi đi nhanh về phía trước, hỏi một người bạn tù không quen ở một đội khác :

                                __ Chuyện gì vậy anh ?

                                Người bạn trả lời:

                                __ Anh Lượng ở đội nhà bếp té vô chảo nước sôi chết rồi .

                                Không tin vào lỗ tai của mình, tôi hốt hoảng hỏi :

                                __ Phải anh Lượng bổ củi không?

                                __ Cũng không rõ nữa. Tôi chỉ nghe loáng thoáng như vậy. Lát nữa vào trại rồi thì biết thôi.


                                Click image for larger version  Name:	REEDUCATION-CAMPS-copy2_result.jpg Views:	1 Size:	19.1 KB ID:	154145



                                Lòng tôi nóng như lửa đốt. Làm sao có thể tin được một cái chết khủng khiếp như thế đến với Lượng ?

                                Khi tôi vừa vào trại, thay vì đi theo các bạn về phòng tắm rửa, cơm nước rồi nghỉ ngơi chờ buổi lao động chiều, tôi rẽ hàng đi sang khu nhà bệnh xá của trại.

                                Ở đó cũng đã có một vài người đang đứng bên ngoài hàng rào bệnh xá nhìn vô.

                                Tôi bước tới, cánh cửa hàng rào đã đóng lại, có lẽ bệnh xá không muốn cho tù vào quá đông ở bên trong.

                                Ở hành lang của căn nhà dùng làm bệnh xá, một người đang nằm bất động trên chiếc băng ca, toàn thân quấn băng trắng kín mít. Trời ơi, Lượng nằm đó sao ?

                                Tôi thấy Cầu, Y tá Trưởng của bệnh xá, cũng là tù như chúng tôi nhưng có biết qua về thuốc men nên được trại đề cử làm Y tá trưởng lo trị bệnh cho anh em tù, từ trong căn phòng chứa dược liệu bước ra. Cầu vẫn còn mặc chiếc áo blouse trắng trên người, cũng là dân Nha Trang với tôi. Tôi gọi Cầu :

                                __ Anh Cầu, anh Cầu, anh Lượng té vô chảo nước sôi hả ? Cầu gật đầu, không nói gì.

                                Tôi nói anh mở cửa cho tôi vào thăm Lượng. Cầu nhìn những người chung quanh tôi, lưỡng lự giây lát rồi mở cửa cho tôi vào.

                                Tôi đến chỗ Lượng nằm, anh vẫn còn thở thoi thóp. Băng trắng quấn kín khắp người Lượng, chỉ chừa ra hai lỗ mũi.

                                Có lẽ lúc này Lượng đã hôn mê. Tôi nghĩ trong tình trạng này, Lượng không cách gì sống được. Tôi hỏi Cầu sự việc xẩy ra bao lâu rồi. Cầu đáp :

                                - Cách đây khoảng một tiếng. Đang chờ xe đến đưa Lượng đi bệnh viện Biên Hòa.

                                Theo lời Cầu nói lại, sau khi bổ củi xong, Lượng vào nhà bếp đến chỗ mấy cái chảo nấu nước sôi để phát cho tù , loại chảo thật lớn mà các hỏa đầu vụ dùng để nấu cơm cho quân sĩ ăn trong các trại lính ngày xưa , bước lên thành bếp vào đứng ở vị trí chảo nước đang sôi sát vách tường rồi ngã người vào trong chảo.

                                Trước đó, người phụ trách phát nước sôi cho các đội thấy Lượng đi vào tưởng rằng cũng như thường lệ, Lượng đến lấy nước uống nên không để ý gì. Mãi đến khi anh nghe một tiếng “ầm” vang lên, nước sôi văng tung tóe anh ta mới hốt hoảng la lên :

                                - Cấp cứu, cấp cứu. Anh Lượng té và chảo nước sôi.

                                Anh ta cùng với mấy người khác xúm lại kéo Lượng ra khỏi chảo nước đang sôi.

                                Vì bếp đang cháy nóng, nước lại sôi nên việc kéo Lượng ra khỏi chảo thật khó khăn. Không có cách nào khác hơn là người ta nắm hai chân Lượng kéo ra, cái đầu của Lượng chìm qua trong chảo nước đang sôi !

                                Không một ai tin rằng Lượng đã vô ý ngã té vào chảo nước mà chính anh đã tự chọn cái chết hãi hùng như thế.

                                Suốt 10 năm đói khổ, tuyệt vọng, lê lết trong ngục tù Cộng Sản, tôi đã chứng kiến nhiều cái chết của bạn bè nhưng không có cái chết nào khiến cho lòng tôi tan nát như cái chết của Lượng.




                                Click image for larger version  Name:	K%C3%9D+%E1%BB%A8C+V%E1%BB%80+CH%E1%BA%BE+%C4%90%E1%BB%98+VI%E1%BB%86T+C%E1%BB%98NG+C%E1%BB%A6A+M%E1%BB%98T+NG%C6%AF%E1%BB%9CI+L%C3%8DNH+VNCH+SAU+NG%C3%80Y+30+TH%C3%81NG+4%2C1975+%28T%E1%BB%AD+Li%E1%BB%85m%29.png Views:	1 Size:	462.8 KB ID:	154146


                                Có phải chỉ có một lý do duy nhất đã dẫn Lượng đi đến quyết định ấy :

                                - Vợ Lượng đã bỏ Lượng đi lấy chồng ? Tôi nghĩ rằng, Lượng chọn cái chết như thế, không phải vì anh thấy cuộc đời này vô nghĩa đâu. Không, cuộc đời này vẫn có ý nghĩa với Lượng, cái ý nghĩa đó là tình yêu của Lượng dành cho vợ mình, chỉ mong ước được gặp lại vợ sau hơn 8 năm chịu đựng trong tù nhưng vì không đạt được nên Lượng đã “điên” và tự hủy hoại thân xác mình.

                                Lượng được đưa về bệnh viện Biên Hòa trong buổi chiều hôm ấy. Cầu là một trong 3 người áp tải Lượng đi Biên Hòa. Tôi không ngạc nhiên khi ngày hôm sau, Cầu trở về cho tôi hay Lượng đã chết trên đường đi đến nhà thương.

                                Xác Lượng đưa về nhà một người cậu của Lượng ở Saigon để an táng.

                                Bạn bè cùng binh chủng TQLC nghe tin đến lo lắng cho đám tang của Lượng khá đông.

                                Trong số này có anh Cưu, người bạn thân cùng quê, cùng khóa với Lượng đảm nhận phần lớn mọi phí tổn.

                                Tôi cũng nghe nói, Thủy, vợ Lượng trước giờ đưa Lượng ra nghĩa trang Hạnh Thông Tây, có đến “nhìn” quan tài Lượng lần cuối. Chị Liên có trao vành khăn tang cho Thủy, bà ta chỉ cầm ở tay và khi từ giã ra về, không một giọt nước mắt xót thương người chồng cũ, bà ta đã để vành khăn tang lại trên nắp áo quan.

                                Thủy đã xử sự lạnh lùng và độc ác như một con rắn độc. Người kể lại chuyện cho tôi nghe đã phê bình một câu như thế. Tôi nghĩ rằng, nếu đúng như thế thì khi Thủy, lỡ có bị rắn độc cắn, chính con rắn ngã ra chết chứ không phải là Thủy.

                                Còn Lượng, dù anh đã nhiều lần hát câu “ Thiên Đường chưa tới” nhưng tôi tin rằng anh đã thật sự lên Thiên Đường và Chúa sẽ yêu thương anh, che chở anh ở cái thế giới bình yên, không còn đói khổ, tuyệt vọng và hận thù ấy nữa.

                                Riêng tôi, tôi tự hỏi mình có nên bắt chước anh làm cái mặt lỳ lợm " inax" theo đuổi, tán tỉnh một người đàn bà thật đẹp rồi cưới họ về làm vợ chăng ?

                                Thiếu Tá Huỳnh Văn Phú

                                http://www.buctranhvancau.com/

                                Comment

                                Working...
                                X