Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Từ dịch Covid-19 tại Ấn Độ, ngẫm về sự mê muội lớn nhất của con người thời mạt pháp?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Từ dịch Covid-19 tại Ấn Độ, ngẫm về sự mê muội lớn nhất của con người thời mạt pháp?



    Đâu là sự mê tín ngu muội lớn nhất của con người thời mạt pháp? (Ảnh: Pixabay)

    Trong những ngày này, chúng ta không ngừng thương xót và cầu nguyện cho người Ấn Độ vượt qua dịch bệnh, vượt qua đau thương tột cùng. Biết bao câu chuyện về nền văn minh sông Hằng được chia sẻ, dù tốt xấu, dù khác lạ so với chúng ta đến đâu, vẫn là nỗi xót xa cho các kiếp nhân sinh u tối.

    Nhưng thật kỳ lạ khi người Ấn bùng lên phong trào quẳng tượng thần linh ra khỏi nhà, khỏi đền, vì lý do các vị Thần này đã không bảo trợ được họ khỏi tai ương, dịch bệnh. Cũng có nguồn tin cho rằng đây là cách người Ấn Độ mang tượng của họ ra bờ sông tắm rửa.

    Dù không biết rõ là vì lý do gì, nhưng việc oán trách thần linh không bảo vệ con người khỏi tai ương là do con người với tư tưởng vốn hạn hẹp và nhỏ bé của mình để có sự đánh giá về Thần, Phật. Thần, Phật vốn là từ bi với tất cả con người.

    Có người lý giải rằng, tai ương, dịch bệnh xảy ra là vì họ đã quay lưng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bởi vì Phật giáo tuy phát sinh ở Ấn độ nhưng nay đã tiêu mất tại đây. Vào một thời điểm nào đó của lịch sử, nhiều người, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa vô thần cho rằng: "Chỉ có khoa học mới giúp được con người, làm gì có Thần thánh gì"!

    Người Ấn vẫn tự hào khi có dòng sông Hằng thiêng liêng, các đền thờ Thần ở khắp nơi. Nhưng nếu trong cơn cùng quẫn vì tai họa, dịch bệnh, họ lại "trở mặt" phỉ báng Thần, thì việc thờ cúng chỉ chứng tỏ rằng họ muốn trao đổi với Thần.

    Đó là "niềm tin mãnh liệt" vào sự trao đổi, mặc cả với Thần Thánh. Tôi giết gà, giết dê hiến tế cho các vị đổi lấy sự bảo vệ của các vị. Tôi đốt tiền giấy cho các vị để đổi lấy tiền thật và chức vụ cho tôi.

    Khi sự trao đổi, sự cầu xin của họ không được như ý, họ sẽ bị thất vọng và quay ra oán trách, phỉ báng niềm tin của chính mình, và phỉ báng luôn cả Thần.

    Nhưng hãy nghĩ xem, liệu các vị Thần liệu sẽ trao đổi tiền tài, vật chất, chấp nhận máu của gia súc... để ban cho con người sức khỏe, bình an, công danh, sự nghiệp, con trai... hay không?

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy các đệ tử của ngài rằng, các con phải chịu khổ sở vì các con phải trả nghiệp. Đức Chúa Giêsu dạy rằng con người là có tội, chịu tội, chịu nạn, phải biết bằng lòng, biết ơn với niềm hạnh phúc, thì mới là con chiên chân chính của Chúa.

    Phật gia dạy rằng "chịu tội khổ chính là để hoàn trả nợ nghiệp", rằng người tu luyện chân chính không nên "hướng ngoại mà cầu", chỉ mưu cần hưởng lợi, cầu tiền tài, vật chất... mà phải "hướng nội mà tìm", nhìn vào bên trong mình, tìm ra thiếu sót của mình mà tự sửa mình, tu tâm, hướng Thiện.

    Luôn có một niềm tin Thần mãnh liệt từ xa xưa, rằng các vị Thần từ bi sẽ luôn bảo vệ con người, với điều kiện họ tuân thủ lời dạy của Thần. Không cầu xin, không trao đổi, vì đó là tâm dơ bẩn nhất, mà chính là tuy không cầu, nhưng các điều tốt đẹp sẽ tự đến vì người đó thâm tâm họ đã là người tốt.

    Dịch bệnh, thiên tai phải chăng là lời cảnh tỉnh dành cho những người đã bại hoại, mất đi cái tâm chân chính vào Thần, không còn tuân thủ vào lời dạy của Thần nữa?

    Ngẫm nghĩ về quan điểm tâm linh của người Việt chúng ta khi đứng trước đền thờ, miếu, chùa chiền, chúng ta sẽ không khỏi cảm thán.

    Tại những dịp lễ hội lớn, có nhiều tín đồ cố nhét tiền lẻ đầy khắp tượng Phật, với mong muốn đổi lại chút danh lợi từ mớ tiền lẻ chăng?

    Nhiều sư thầy tuyên bố nhận cúng dường tất cả, kể cả đồ ăn mặn, họ có còn đi theo con đường mà Phật Đà chỉ dạy? Nếu ngay cả một số sư thầy cũng không tuân theo lời dạy của Phật nữa, thì ông ấy có khả năng hướng các phật tử đi vào ma đạo, theo cách cầu xin tiền tài, tiêu tai, giải nạn, phát tài… Như thế thì, chùa ấy, tượng Phật ấy liệu có còn linh thiêng, Pháp thân của Phật liệu sẽ còn "ngự" ở những nơi tâm linh dơ bẩn ấy?

    Những người tin vào Chính Thần thì sao? Họ lặng lẽ ngày qua tháng lại trong tâm nghĩ điều Chân, nói lời Thiện, làm việc Thiện, gắng nhẫn nại mà vượt qua mọi gian khổ. Truyền thống xưa dạy rằng, con người có được gì thì chính từ Đức mà ra. Làm việc tốt hành thiện, gieo duyên lành thì gặp quả ngọt. Nhân quả báo ứng nhãn tiền. Con người ngày nay không còn tin vào điều ấy nữa.

    Thời nay, nhiều vị tăng nhân, cư sĩ không hề giữ giới. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, "Giới - Định - Huệ", nếu không có Giới thì sẽ chẳng có Định, càng chẳng bao giờ sinh trí huệ (Huệ) được, vậy nên mãi đi cầu xin thôi.

    Con người ngày nay mưu cầu tiền tài, danh tiếng. Họ ra sức thờ cúng, cầu xin, nhưng trong tâm không có đạo đức và niềm tin chân chính, tai ương sẽ có thể theo đó mà đến...

    Đời người ngắn ngủi, hôm nay làm quan to, ngày mai về hưu vẫn là một ông lão cáu bẳn. Nếu đời này làm quan không trong sạch, những người xưa kia xu nịnh mình, nay lại còn quay ra xỉ vả mình, vì thế uất ức mà chết sớm. Cuộc đời như thế đáng hay không?

    Làm người mà tìm được chính Pháp, tin vào Chính Thần để tu tâm, hướng thiện thì hạnh phúc biết bao.

    Người ta khi mà tâm linh đã lầm lạc, họ đã cầu xin, mong muốn trao đổi quá nhiều. Đến lúc thất vọng vì trao đổi không thành, họ phỉ báng Phật, như trường hợp người Ấn quăng hàng ngàn tượng Phật ra đường, ra sông Hằng. Đó là nỗi bi ai nhất của nhân sinh. Khi tâm linh trống rỗng, đó chính là thảm họa lớn nhất của dân tộc ấy, của loài người ấy.
Working...
X