Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tướng Trịnh Minh Thế Bị Ám Sát Chết Hay Là Bị Tử Nạn Khi Giao Chiến Với Bình Xuyên Năm 1955?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tướng Trịnh Minh Thế Bị Ám Sát Chết Hay Là Bị Tử Nạn Khi Giao Chiến Với Bình Xuyên Năm 1955?

    * Đại Tá Savani (1986): "Tôi ra lệnh hành quyết Thế để trả thù cho tướng Chanson"
    * TM Sơn (2002):"Mẹ tôi tin rằng ba tôi bị mưu sát trong dinh Độc Lập, sau đó đưa xác ra mặt trận cầu Tân Thuận"
    * Đại Tá Lansdale (2018): "Vào lúc5 giờ chiều Thế bị thương đến gặp Glansdale báo cáo đang bị đụng độ tại cầu Tân Thuận... Ngay khi nghe xong báo cáo (thiếu pháo binh), Lansdale vội đến Dinh Độc Lập gặp ông Diệm...lúc 8 giờ tối NĐ Nhu đi vào phòng họp để thông báo rằng TM Thế vừa tử trận"
    * CIA công bố bản văn sau 64 năm bảo mật (1955-2019): "Tướng Thế bị tử nạn... khi đang tiến hành các cuộc hành quân"



    Sau đây là phần tóm lược dựa theo sách báo của Việt, Pháp và Mỹ từ 1985 đến 2018, cùng với các bản tường trình của Bộ Ngoại Giao và của cơ quan CIA công bố bản văn trên thư viện online năm 2019 sau 64 năm bảo mật liên quan đến tiêu đề.


    ** Sách báo Việt, Pháp, Mỹ

    Theo tác giả Nhị Lang, cũng là cố vấn của ông Trịnh minh Thế viết trong cuốn sách "Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế", tác phẩm do nhà xuất bản Lion Press phát hành năm 1985.


    * Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế ( sách xuất bản 1985)

    1985 - (1955 ) Cuốn sách của ông Nhị Lang được trang web Vietmessenger loan tải:" ...Cùng theo ông ra chiến trường tại cầu Tân Thuận, có Đại Uý Tạ Thành Long, Tùy viên quân sự, Trung Tá Nguyễn Trung Thừa, Tư lệnh Trung Đoàn 60, và nhiều sĩ quan Liên Minh khác... Thời gian Tướng Thế đứng chỉ huy ngoài mặt trận, thì phần tôi vẫn còn đang họp bàn việc Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng tại tư dinh Tướng Nguyễn Giác Ngộ ở đường Hiền Vương. Trưa hôm ấy, chúng tôi gặp mặt nhau trong bữa cơm. Tướng Thế thuật qua cho tôi nghe tình hình chiến sự, rồi dơ một bàn tay lên chỉ cho tôi xem một vết thương nhẹ do đạn địch bắn phải, ông lầm bầm trong miệng "chiều nay tôi sẽ trả thù". Ông không quên hỏi thăm tôi về công việc Hội Đồng Cách Mạng và nói: "Về mặt chính trị, anh cứ thay mặt đoàn thể mà lo toan, còn về mặt quân sự, thì đã có tôi!"

    "Đại Uý Tạ Thành Long hấp tấp chạy vào, gặp tôi thì vừa khóc thút thít vừa báo cáo: Thưa Ngài, Ngài Thiếu Tướng đã mất rồi! Tôi tưởng như trời sập đất lở ngay trước mắt. Tôi hỏi lại: Long nói sao? Long lập lại lời nói cũ, và thêm:- Hiện giờ ngoài mặt trận, Trung Tá Nguyễn Trung Thừa vẫn tiếp tục chỉ huy, nói là thừa lệnh Ngài Thiếu Tướng, chứ Trung Tá cũng không dám tiết lộ tin Ngài Thiếu Tướng đã tử trận."

    "Long bèn hỏi tôi bây giờ nên làm sao? Tôi bảo anh hãy đưa ngay thi hài người quá cố lên trên gác.Tôi bồng xác Tướng Thế trên tay, cái xác hãy còn mềm mại như người đang ngủ. Tôi thay đổi áo quần cho ông, rồi đặt nằm ngay ngắn trên giường, đầu quay ra cửa. Người tôi đầy những máu.

    Tướng Thế mất đúng 7 giờ chiều ngày mồng 3 tháng 5 năm 1955. Ông bị một viên đạn Carbine duy nhất bắn vào lỗ tai bên phải xuyên thẳng qua mắt trái, tròng mắt bay mất. Khói đạn còn dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm nên mới chính xác như vậy. Một con mắt còn lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông cũng đã bay đi đâu mất.
    Theo lời Đại Uý Tạ Thành Long báo cáo, và chính tôi cũng đã được Long dẫn đi khám trận địa một thời gian sau đó, thì một vài phút trước khi Tướng Thế bị hạ sát, ông đang đứng cạnh một bức tường hoa đã đổ nát (ngay dưới chân cầu Tân Thuận, phía Saigon đi xuống, phải đi vòng theo một con đường nhỏ về phía tay trái mới tới được nơi ấy), ông đưa tay chỉ trỏ, ra lệnh cho quân nhà bắn vào một chiếc Frégate đậu bên kia cầu mà ông nghi là của Pháp giả vờ nằm đó để làm hiệu cho đối phương bắn về phía ông.
    Cứ theo vị trí kể trên, thì viên đạn đi xéo từ bên phải ở phía sau, trúng ngay lỗ tai, mà người bắn ra viên đạn ấy không thể cách xa hơn 10 thước, và ắt đã núp dưới chân cầu, sau lưng mục tiêu. Tướng Thế chết gục tức khắc, không kịp thốt ra một lời nào. Giữa lúc ấy thì quân Liên Minh đang tiến qua cầu, một chiếc xe Jeep bị bắn hỏng, chết nằm giữa cầu, theo lời tường thuật của Đại Uý Nguyễn Tấn Tước."


    " Pháp hết sức căm thù Trình Minh Thế và đã công khai lên án tử hình khiếm diện hồi 1951, khi Trình Minh Thế vừa ra khu. Việc này thật dễ hiểu, vì chẳng những Trình Minh Thế lập chiến khu chống Pháp công khai, mà trước đó không bao lâu, chính Trình Minh Thế đã chủ trương vụ ám sát Tướng Chanson và Thái Lập Thành, giao cho thuộc hạ thân tín lúc bấy giờ là Đại Uý Văn Thành Cao, Chỉ Huy Trưởng Quân Đội Cao Đài tại Sa Đéc, thi hành công tác mạo hiểm này." [1]

    * Sách Pháp xuất bản 1986: "Soldats perdus et fous de Dieu: Indochine 1945-1955 "

    1986 - Theo Hồn Việt UK Online phổ biến bài viết của tác giả Hàn Giang Trần Lệ Tuyền, trong đó có một trích đoạn dựa theo cuốn sách " Soldats perdus et fous de Dieu: Indochine 1945-1955 " ấn bản Pháp ngữ, được xuất bản bởi Presses de la Cité, phát hành ngày 01.01.1986 về việc Đại Tá Savani (tình báo của Pháp) đã công khai thú nhận chính ông ta đã giết Tướng Trình Minh Thế, câu chuyện như sau:

    Chính tôi đã giết Trình Minh Thế. Không, tôi không đích thân cầm cây súng Carbine đó, nhưng tôi đã chuẩn bị mọi việc chu đáo. Thế bị giết bằng một viên đạn duy nhứt bắn ngay vào đầu, do một người trong nhóm thuộc hạ của tôi bắn trên cầu Bình Đại-Il fut tué d'une seule balle en pleine tête, par l'un de mes hommes, sur le pont de Bình Đại. Viên đạn này không bắn từ tàu Vedette-. Le coup n'est pas parti de la vedette.. Tên thuộc hạ đó biến mất sau đó, không có gì là khó khăn. Cái tên của hắn cũng chẳng cần nói lên làm gì.
    Có thể nói rằng, ngày hôm đó, hắn ta mang lon Trung úy. Ngoại trừ phe nhóm của Lansdale, còn tất cả đều biết ơn tôi về vụ hành quyết Thế. Kể cả ông Diệm là người sẽ khó tồn tại lâu dài nếu Thế không biến mất. Tôi ra lệnh hành quyết Thế, không phải để làm vui lòng ông Diệm hoặc để giúp bọn Bình Xuyên-Je L'ai fait exécuter, non pour faire plaisir à Diệm ou aider les Bình Xuyên, mà chính là để trả thù cho Tướng Chanson, như tôi đã tự thề thốt với lòng-
    mais pour venger le général Chanson, comme je me l'étais juré”.[2]

    * Báo Làng Văn, Canada, số 232 tháng 12-2002

    2002 - Theo con trai của Tướng TM Thế là Trịnh Minh Sơn kể lại câu chuyện được loan tải trên tờ Làng Văn, Canada, số 232 tháng 12, 2002 do trang mạng Minh Triết Việt phổ biến lại: " Ba tôi bị ám sát lúc 6 giờ chiều ngày 3 tháng 5, 1955, do 2 viên đạn súng nhỏ, vì vết thương không phá rộng.
    Mẹ tôi tin rằng ba tôi bị mưu sát trong dinh Độc Lập, khi về họp tham mưu. Sau đó đưa xác ra mặt trận cầu Tân Thuận và hô lên là tử trận." ---" Anh em ông Diệm Nhu ngày về chấp chánh bấp bênh nên đã chiêu dụ tướng Trịnh Minh Thế về hợp tác để củng cố địa vị; sau đó chủ mưu hạ sát để trừ hậu hoạn”.
    [3]

    * Sách Mỹ viết về cuộc đời của Đại Tá Lansdale có tên: "The Road Not Taken: Edward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam", xuất bản năm 2018

    2018 - Theo cuốn sách có tên "The Road Not Taken: Edward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam " do nhà xuất bản Max Boot phát hành vào đầu năm 2018 viết theo lời kể của Đại Tá Lansdale:

    "Ngày 3 tháng 5, vào lúc 5 giờ chiều Thế bị thương trên tay máu chảy nhỏ giọt, đến gặp Lansdale báo cáo rằng quân đội của ông ta đang bị đụng độ tại cầu Tân Thuận bởi các tay súng Bình Xuyên-Lansdale saw Thế for the last time three days later, on Monday, May 3. Blood dripping from a flesh wound on his hand, Thế arrived at 5 p.m. to tell Lansdale that his troops were pinned down at the Tan Thuan bridge by Binh Xuyen gunboats. Nhiều binh lính của ông ta (TMT) đã bị thương nặng và không thể vượt qua cây cầu này bởi vì không có pháo binh để chống lại- His men were taking heavy casualties and could not cross the bridge, because they had no artillery with which to fight back.
    Ngay khi nghe xong điều này, Lansdale vội đến Dinh Độc Lập gặp ông Diệm- As soon as he heard this, Lansdale sped over to the Norodom Palace. Ông ta (Lansdale) gặp ông Diệm khi Ông ta đang họp với một số sĩ quan-He found Diem in a conference with several officers. Ông (Lansdale) yêu cầu (Ông Diệm) hãy làm điều gì đó để giúp nhóm du kích nhỏ bé này- He demanded they do something to help the diminutive guerrilla...Ông Diệm nói với một đại tá trao cho Thế một số súng pháo binh-Diem told a colonel to get some artillery over to Thé..


    Một số sĩ quan sau đó rời phòng họp, trong khi ông Diệm theo thói quen, Ông ta trình bày suốt hai giờ cho Lansdale nghe về chính trị Việt Nam. Ông ta đã đưa ra một số nhận xét liên quan đến Thế-He included some derisory comments about Thế,, “ Ông ta chỉ là một nông dân và có lẽ không xứng với chức vụ hiện tại”, Lansdale kể lại- who “he pointed out was only a peasant and presumably not as worthy as present company,” Lansdale recalled. ... Cuộc hội họp của họ bị gián đoạn lúc 8 giờ tối bởi Ngô Đình Nhu, đi vào phòng họp để thông báo rằng Trịnh Minh Thế vừa tử trận-Their colloquy was interrupted at 8 p.m. by Ngo Dinh Nhu, who walked in to announce that Trinh Minh Thé had just been killed. Cả Diệm và Lansdale đều bị sốc và đau buồn-Both Diem and Lansdale were shocked and grief-stricken. Diệm nói với Lansdale “bỏ qua cho những gì Ông ta vừa nói” (về TMT) và bắt đầu khóc-Diem asked Lansdale “to forgive what he had just said” and began crying. Lansdale ôm Ông Diệm vào trong vòng tay khi những tiếng nức nở phà vào cơ thể Lansdale - lần duy nhất Lansdale thấy Ông ta khóc-Lansdale held him in his arms as great sobs racked his body—the only time Lansdale ever saw him cry.
    Thế bị bắn vào sau gáy
    -Thé had been shot in the back of the head. "
    .
    Thủ phạm có thể là người Pháp, Bình Xuyên, một trong những người của Thế, hoặc thậm chí là một điệp viên do Ngô Đình Nhu cử đi để loại bỏ một kẻ thách thức tiềm năng đối với anh trai mình. Bí ẩn sẽ không bao giờ được giải đáp. Lansdale đau buồn về sự mất mát này, trong một bức thư, Lansdale miêu tả Thế là "một chàng trai nhỏ bé đang trở thành một người bạn rất thân."[4]

    ** Thư Viện online của CIA


    * Xung đột giữa Pháp và tướng Thế

    Theo báo cáo của cơ quan CIA ngày 19.02.1952, phổ biến trên thư viện CIA ngày 12.12.2016: " Đài phát thanh dân tộc chủ nghĩa Clandestine buộc tội người Pháp ném bom:
    Tiếng nói của Mặt trận Quốc gia kháng chiến, " đài phát thanh bí mật của lực lượng du kích dân tộc chủ nghĩa dưới thời Đại tá Trịnh Minh Thế, tố cáo người Pháp ném bom và phá hủy" khu vực nơi Mặt trận Quốc gia kháng chiến đang đấu tranh chống lại chủ nghĩa Cộng sản.
    "Đài phát thanh nhấn mạnh rằng máy bay và vũ khí mà người Pháp sử dụng được" xin từ nước ngoài "và cho rằng cuộc tấn công này chứng tỏ sự lừa dối của người Pháp khi khẳng định rằng họ đang chống lại chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam-The Voice of the National Resistance Front," secret radio transmitter of nationalist guerrilla forces under Colonel Trinh Minh The, accused the French in a 12 February broadcast of bombing and strafing the "zone where the National Resistance Front is struggling against Communism." .
    [5]

    * CIA và Nhà Ngô - CIA and The House of Ngô

    Theo tập tài liệu của CIA có tên là The House of Ngô, giải mật và phổ biến trên thư viện online của cơ quan vào năm 2009. Theo bản văn của CIA viết về sự qui thuận của tướng TM Thế với chính phủ NĐ Diệm cũng gặp nhiều vấn đề...

    " Phía người Pháp tin rằng Ông ta (TM.Thế) ra lệnh ám sát tướng tư lệnh (C. Chanson)- the French believed he had assassinated their commanding general "(p.47)

    Ông Diệm yêu cầu Đại Tá Lansdale cung cấp tiền cho tướng Thế... Sau khi trao tiền Đại Tá Lansdale trong báo cáo "quên" nói rõ lý do, mà chỉ nói là do Đại sứ Mỹ Heath yêu cầu; " Qua việc cấp tiền cho tướng Thế, ông Nhu đã chỉ trích đại tá Lansdale coi ông Diệm như vật "trong túi người Mỹ-Nhu blamed Lansdale for provoking Trinh Minh The's accusation that payment in dollars showed Diem to be in the pocket of the Americans", vì việc này Ông Nhu dọa bất hợp tác với Đại Tá Lansdale. Cũng trong đoạn văn này, tài liệu CIA ghi dòng chữ:"cách thức của Lansdale nhằm đảm bảo với Diệm về sự công nhận của Mỹ về Thế người mà phía Pháp coi là một tội phạm-Lansdale seems likely to have represented Diem's way of securing a display of overt US recognition of Thế whom the French regarded as a common criminal. ..( p.48)

    Về vụ tướng TM Thế đã qui thuận chính phủ, nhưng đã cùng với các thành viên trong Liên Minh vẫn ký vào tối hậu thư... Vì vụ này khiến " Đại Tá Lansdale phải bào chữa về hành động của Tướng Thế với ông Diệm rằng: "Thế vẫn trung thành với chính phủ-.Lansdale shuttled frantically between Diem and the Cao Dai, assuring Diem that The, at least, was still loyal to the government, despite having signed the manifesto." ( p.72)

    " Khi lực lượng cuối cùng của quân Bình Xuyên rút lui khỏi Sài Gòn vào ngày 2 tháng Năm, người bạn thân cận nhất của Ed Lansdale, là Tướng Trịnh Minh Thế của Cao Đài, đã chết trong một cuộc giao tranh cuối cùng- Ed Lansdale's closest sect ally, General Trinh Minh The of the Cao Dai, died in a final skirmish.... Sau cái chết của Tướng Thế ảnh hưởng của Lansdale cũng mất dần" (p90 ) -Và sau cái chết của tướng Thế, một năm sau, 1956 Đại tá Lansdale rời Việt Nam.

    Về lý do Đại Tá Lansdale phải rời VN vì không được ông Diệm tin tưởng, theo CIA :" Lansdale không bao giờ có ảnh hưởng đáng kể đối với ông Diệm; Ông ta từng nói với Paul Harwood rằng ông Diệm chỉ nghe 10% lời khuyên của Ông ta." (p92 ). Tại một đoạn văn khác theo CIA ông Diệm phê bình :"Lansdale cũng là CIA và là một kẻ gây khó khăn. Trong chính trị thì không có chỗ cho tình cảm -Lansdale is too CIA and is an encumbrance. In politics there is no room for sentiment." (p.92 & p.98) [6]

    * CIA loan báo về cái chết của tướng Thế sau 64 năm bảo mật

    Theo báo cáo của cơ quan CIA tiêu đề "Current Intelligence Bulletin" thiết lập ngày 04 .05. 1955, cơ quan CIA chấp thuận cho công bố ngày 17.09.2019, và loan tải trên thư viện ngày 26.09.2019 nghĩa là bản văn được bảo mật 64 năm, nội dung có ghi dòng chữ sau:

    " Được biết, Tướng Thế bị tử nạn vào ngày 3 tháng 5 khi đang tiến hành các cuộc hành quân chống lại Bình Xuyên - General The was reportedly killed on 3 May while conducting operations against the Binh Xuyen." [7]




    ** Thư Viện online của Bộ Ngoại Giao

    Về phía Bộ Ngoại giao, các điện tín qua lại giữa Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn về biến cố 1955 tại Việt Nam cũng được lưu trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao

    * Cuộc khủng hoảng tại Sài Gòn - Ước tính Tình báo -The Current Saigon Crisis

    2 May 55 - " Mối quan hệ của Diệm với Hội Đồng Cách mạng đặt ông ta vào tình huống khó khăn. Hội đồng này được hình thành bởi sự tự bổ nhiệm, có quan điểm cực đoan hơn ông Diệm, đặc biệt liên quan đến yêu cầu Pháp rút quân của và phế truất Bảo Đại ngay lập tức-particularly in regard to the withdrawal of French forces and the immediate deposal of Bao Dai.
    Chủ ý này bởi các Tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế và Nguyễn Thành Phương -It is dominated by Cao Dai Generals Trinh Minh The and Nguyen Thanh Phuong và bởi PGHH Ngô Tướng Quân và bao gồm
    một số chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
    Tướng Ely đã cáo buộc rằng Hội đồng có Cộng sản xâm nhập nhưng không đưa ra được bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc này-General Ely now charges that the Council is Communist infiltrated but so far has not produced evidence to substantiate this charge."
    [8a]

    * Bản ghi chép cuộc thảo luận về các vấn đề chính trị Memorandum of a Conversation on Current Political Problems

    Cuộc trò chuyện về hiện tình chính trị tại Sài Gòn gồm ông Malcolm MacDonald, Cao Ủy LH Anh vùng ĐNÁ, Đại Sứ Anh, Đại sứ Mỹ Collins và Trưởng Đại Diện Mỹ tại Sài Gòn, ông Randolph A. Kidder:

    3 May 55 - "Ông MacDonald mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách đề cập đến Ủy Ban Cách mạng đã ra thông cáo tuyên bố không còn công nhận Bảo Đại- issued a proclamation stating that it no longer recognizes Bao Dai, chủ trương rằng Diệm chuyển giao quyền lực của mình cho Ủy ban và sau đó tiến hành thành lập chính phủ mới-advocating that Diem turn over his powers to the Committee and then undertake to form a new government. Các Tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế và Phương là những người nổi bật trong nhóm này-Cao Dai Generals Trinh Minh The and Phuong are prominent in this group.."

    "Đại sứ Collins cho biết phía Mỹ cũng đang nghiên cứu về chủ đề này và người Mỹ và người Anh nên phối hợp hành động. Collins vạch ra cho MacDonald biết sự e ngại của Ely về Ủy ban và đặc biệt là Trịnh Minh Thế-He outlined to MacDonald Ely’s apprehension regarding the Committee and particularly Trinh Minh The".
    "MacDonald cho biết ông đã nói chuyện với ông Diệm và đã thúc giục ông cố gắng duy trì mối quan hệ tốt nhất có thể với tất cả các nhóm nhằm thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia dựa trên cơ sở rộng lớn hơn-to maintain best possible relations with all groups with a view to forming a broader based government of national union. Diệm nói với MacDonald rằng Bảo Đại đã xúc phạm ông ta trong các tin nhắn và nói về Mặt trận Quốc gia- Diem told MacDonald that Bao Dai had been insulting to him in his messages and talked about the National Front
    ." [8b]

    * Điện văn từ Đại diện tại Việt Nam (Collins) tới Bộ Ngoại giao -Telegram From the Special Representative in Vietnam (Collins) to the Department of State - Saigon, May 3, 1955—7 p.m.

    3 May 55 - "Người Pháp đã công kích Lansdale kể từ khi tôi ( Collins) đến đây. Tôi đã luôn bảo vệ ông ta và sẽ tiếp tục làm như vậy. Ông ta đã thực hiện một công việc hữu ích và chắc chắn tạo ảnh hưởng không chỉ đối với ông Diệm mà còn đối với người như Trịnh Minh Thế-on such characters as Trinh Minh The, người có thành kiến chống Pháp mạnh mẽ-who has a strong anti-French bias,. Chúng tôi phải duy trì liên lạc với những người như Thế và Lansdale là đầu mối tốt nhất của chúng tôi cho mục đích này- We must maintain contact with people like The, and Lansdale is our best agent for this purpose.[8c]

    * Bản ghi chép cuộc trao đổi giữa Thủ tướng Việt Nam (Diệm) và Đại diện tại Việt Nam (Collins) Memorandum of a Conversation Between the Vietnamese Prime Minister (Diem) and the Special Representative in Vietnam (Collins)

    4 May 1955, noon - "Đại sứ Collins đã gọi điện cho Thủ tướng Diệm vào trưa ngày 4 tháng 5, theo yêu cầu riêng của ông ta. Ông bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách bày tỏ sự tiếc thương đối với cái chết của Tướng Thế. Diệm tỏ ra lo lắng sâu sắc về cái chết của Thế và gọi anh ta là “phần tử ôn hòa”. Diệm tiếp tục nói về cái chết của Thế rằng Thế đã từ chối sử dụng xe bọc thép hoặc tìm nơi trú ẩn trước hỏa lực của đối phương.
    Đại sứ Collins nói rằng, thật không may,
    [tên X1-tên chính bị xóa] đã nói với Đại tá Gebhart rằng phát súng giết chết Thế đến từ một chiếc thuyền trên sông của Pháp-Ambasor Collins said that, unfortunately, [name deleted] had told Colonel Gebhart that shot killing The came from a French river boat. Khi [tên X2- tên chính đã bị xóa] bước vào phòng, anh ta (X2) kể câu chuyện nghe được từ người của Thế (tên X3) rằng Thế đã bị bắn từ phía sau-As [name deleted] came into the room, he said he had a story from The’s men that The had been shot from the back.. Đại sứ Collins nói rằng ông xem tin đồn này là nghiêm trọng-Ambasor Collins said that he viewed this rumor as serious.
    Nó không tốt cho hình ảnh của Thế và chỉ có thể kích động ý tưởng chống Pháp thêm nguy hiểm- It was bad for The’s memory and could only tend to stir up dangerous anti-French feeling
    . Ông Diệm nhấn mạnh rằng [ tên X3-tên chính đã bị xóa] nên hỏi ý kiến ông ta trước khi đưa ra những tuyên bố như vậy, ngay cả khi chúng là sự thật-Diem broke in to say that [name deleted] should consult him before making such statements, even if they were true. Ông Diệm tiếp tục nói rằng nếu những câu chuyện như vậy là sự thật, ông sẽ đưa ra những tuyên bố cần thiết-Diem went on to say that if such stories were true, he would make the necessary statements."[8d]

    * Bản ghi chép cuộc trao đổi giữa Đại diện tại Việt Nam (Collins) và Cao Ủy Pháp tại Việt Nam (Ely) Memorandum of a Conversation Between the Special Representative in Vietnam (Collins) and the French Commissioner-General in Vietnam (Ely)

    4 May 55, 6pm - "Đại sứ Collins đã gọi điện cho Tướng Ely vào lúc 1800, ngày 4 tháng 5. Ông nói với Ely về cuộc điện đàm buổi sáng của ông với ông Diệm và phản ứng của ông Diệm với câu chuyện ngụ ý rằng người Pháp có thể phải chịu trách nhiệm về cái chết của Tướng Thế-He told Ely of his morning call on Diem and of Diem’s reaction to the story implying French might be responsible for the death of General The.

    Đại sứ Collins nói rằng ông Diệm rất lo lắng bởi các báo cáo rằng Bình Xuyên vẫn còn có các cuộc tấn công mà từ các thuyền bè bắn vào quân đội Quốc gia-Diem had been disturbed by reports the Binh Xuyen still had launches from which they were firing on National Army troops.
    Diệm đã nói chuyện với Đô đốc Jozan để nhắc lại yêu cầu trước đó rằng Pháp cần đòi lại những chiếc thuyền này từ Bình Xuyên-Diem had talked to Admiral Jozan repeating an earlier request that French reclaim these boats from Binh Xuyen.
    Đại sứ Collins nhắc Ely rằng trước đây ông đã yêu cầu Ely xem có thể làm gì về việc loại bỏ các bệ súng khỏi sự xử dụng của Bình Xuyên. Ely trả lời rằng các vụ tấn công là một phần của thiết bị cảnh sát được chuyển giao cho Cảnh sát Việt Nam (tức là Bình Xuyên). Ông không thể cam kết đòi lại những con thuyền này từ tay Bình Xuyên.
    Những chiếc thuyền đã nằm trong tay Bình Xuyên từ lâu-The boats had long been in Binh Xuyen hands, nguyên thủy được trang bị bởi Cảnh sát Pháp chứ không phải Hải quân-having originally been French Police, not Navy, equipment. Các thuyền đã bị tháo bỏ vũ khí trước khi chuyển giao và sau đó được Bình Xuyên trang bị lại - The boats were disarmed prior to transfer and thereafter re-equipped and rearmed by the Binh Xuyen.
    " [8e]-[8]


    Phần trên theo cố vấn của tướng Thế là ông Nhị Lang:
    "khi Tướng Thế bị hạ sát, ông đang đứng cạnh một bức tường hoa đã đổ nát (ngay dưới chân cầu Tân Thuận)"
    - Theo Đại Tá (pháp) Savani: "Tôi ra lệnh hành quyết Thế là để trả thù cho Tướng Chanson"

    -
    Theo con trai tướng Thế là TM Sơn:" Ba tôi bị ám sát ...Mẹ tôi tin rằng ba tôi bị mưu sát trong dinh Độc Lập...Sau đó đưa xác ra mặt trận cầu Tân Thuận và hô lên là tử trận"- Theo Đại Tá Lansdale :" Vào lúc 5 giờ chiều Thế bị thương trên tay... đến gặp Lansdale báo cáo rằng quân đội của ông ta đang bị đụng độ tại cầu Tân Thuận...không thể vượt qua cây cầu này bởi vì không có pháo binh.
    Ngay khi nghe xong điều này, Lansdale vội đến Dinh Độc Lập gặp ông Diệm... Cuộc hội họp của họ bị gián đoạn lúc 8 giờ tối bởi Ngô Đình Nhu đi vào phòng họp để thông báo rằng Trịnh Minh Thế vừa tử trận
    ."

    - Theo cơ quan CIA:" người bạn thân cận nhất của Ed Lansdale, là Tướng Trịnh Minh Thế của Cao Đài, đã chết trong một cuộc giao tranh cuối cùng." và " Tướng Thế bị tử nạn... khi đang tiến hành các cuộc hành quân chống lại Bình Xuyên" - Còn theo phía Đại sứ Collins :"...(tên X1-tên chính bị xóa) đã nói với Đại tá Gebhart rằng phát súng giết chết Thế đến từ một chiếc thuyền trên sông của Pháp." Như thường lệ, người viết lại xin nhường bạn đọc đưa ra nhận xét và phê bình về đề tài này.


    Đào Văn

    Nguồn:
    [1]- Vietmessenger- Nhị Lang:-Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế
    [2]- Hồn Việt Uk - Hàn Giang:Cuu Hoang Dai 3
    [3]- Web Minh Triết Việt:Trinh Minh Sơn. nói về người cha là TM Thế.
    [4] Google book -Max BootEdward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam
    [5]-Thư viện cia 19.2.1952: CIA-RDP79T01146A000800040001-0.pdf
    [6]- Thư viện CIA:,CIA_AND_THE_HOUSE_OF_NGO.pdf
    [7]- Thư viện CIA,p4: CURRENT INTELLIGENCE BULLETIN 04.May 1955.pdf

    [8]- Thư Viện BNG: Các văn kiện của BNG từ 8a đến 8e

    VB

  • Font Size
    #2
    Bị ám sát bởi các tướng VNCH đã ám hại tướng Ba Cụt.

    Comment

    Working...
    X