Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Chúng ta hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Chúng ta hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà


    CHÚNG TA HÃY VINH DANH NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA




    Click image for larger version  Name:	KGvAsWY37bwNNn5Gqq2WnF79HJNA0iSj9O_smQUXfnUrotD9NfOvxU3Jei-BzrEcyzbtE-HDYhyUs9-ZVpgOSVdlw21IJmE6EzQnnCU.png Views:	1 Size:	77.7 KB ID:	42524



    Ngày hôm nay đã là 46 năm rồi.

    Chúng ta hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà

    Không biết những người lính trong những tấm hình này giờ ở đâu..? không biết ai còn ai mất.

    Mong mọi điều bình an và may mắn đến với các anh.

    Không biết bắt đầu từ thuở nào có một quy luật hình thành là ở một thể chế hính trị, đều thành lập một lực lượng để bảo vệ mình, lực lượng đó được gọi là quân đội.

    Quân đội sinh ra từ chế độ và nó cũng vẽ nên những chân dung của chế độ. Chế độ tốt sẽ xây dựng nên một quân đội tốt. Quân đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu.



    Click image for larger version  Name:	bDLTbd.jpg Views:	1 Size:	37.6 KB ID:	42525


    Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt Nam với chiếc áo trấn thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vu giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân, trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thời thế, nhưng
    trách nhiệm không hề thay đổi.

    Người thanh niên tuổi trẻ Việt Nam từ khi bước vào quân trường, khoác vội bộ đồ trận, lưng mang vác ba lô cho tới khi anh đứng nghiêm với lời tuyên thệ Vị Quốc Vong Thân, người tuổi trẻ đã trở thành người lính.

    Anh trưởng thành hơn bóng dáng của quê hương.

    Người lính với chiếc nón sắt xanh đậm tròn tròn như nửa vầng trăng in rõ bóng trên nền trời xanh lơ. Anh đã bước ra, tay ôm súng và chân mang giày trận, anh giẫm mòn nửa vòng đất nước đi canh giữ cho quê hương.

    Bắt đầu từ thập niên Sáu Mươi, khi kẻ thù phương Bắc, với xe tăng súng cối, với những chủ thuyết ngoại lai, với những xích cồng nô lệ, đã toan tính nhuộm đỏ quê hương, thì từ đó, người lính đã hiện diện trong tuyến đầu lửa đạn.

    Anh mang vác hành trang, chiếc ba lô nặng cồng kềnh để chận bước quân thù, để bảo vệ miền Nam.







    Ðất nước hai mươi năm chiến tranh, hai mươi năm dài người lính hầu như không ngủ.


    Hai mươi năm có tới mấy ngàn ngày để anh đi từ sáng tinh mơ, chân giẫm ướt ngọn sương mai trên cỏ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm, bóng anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá. Hai mươi năm, anh nghe tiếng đại bác vang trời không nghỉ. Tiếng mưa bom đạn réo bên mình.

    Tiếng xe tăng nghiền nát đường quê hương.


    Hai mươi năm, anh đã đem sinh mạng của mình đặt trên đường bay của đạn. Ðã đem hy vọng cuộc đời đặt trên khẩu súng thân quen. Hay đã đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên đầu điếu thuốc.


    Hai mươi năm chiến tranh có bao ngày anh được ngủ yên trên chiếc giường ngay ngắn. Có bao đêm anh mơ được trọn giấc bình yên. Hay anh đã sống thân quen với đời gian khổ và đánh bạn với gian nguy.



    Click image for larger version  Name:	nhung-hinh-anh-hao-hung-cua-binh-chung-nhay-du-qlvnch-3.jpg Views:	1 Size:	100.2 KB ID:	42526


    Anh với đầu đội súng và vai mang ba lô, lội qua những vũng sình lầy nước ngang tầm ngực.

    Anh đã đi qua những địa danh xa lạ:

    Ashau, Ia Drang, Kontum, Pleime, nơi giơ bàn tay cũng không thấy được bàn tay.

    Hay anh truy địch ở bờ sông Thạch Hãn lừng lững sương mai, ở phá Tam Giang sóng vỗ kêu gào hay ở Cổ Thành xứ Huế mù sương.

    Dài dọc xuống Miền Nam với rừng Tràm, rừng Ðước, đến Ðồng Tháp Mười anh đã nghe muỗi vo ve như sáo thổi.Anh đã đến những nơi mà anh không tưởng, anh đi diệt địch và anh đã ngã xuống địa danh chẳng quen dấu chân anh.



    TQLC QL VNCH Vượt Sông Mỹ Chánh.Quảng Trị 1972..



    Click image for larger version  Name:	196321956_1135489603603666_7515988299120879514_n.jpg?_nc_cat=108&ccb=1-3&_nc_sid=825194&_nc_ohc=FOceo7BEmBcAX8Lf-qx&_nc_ht=scontent.fyyz1-2.fna&oh=d8b0d07268cb54d2b90d9cf0c646e281&oe=60D0C0E8.jpg Views:	1 Size:	34.5 KB ID:	42527



    Người lính nằm xuống ở Miền Nam xanh tươi ngọn mạ, ở những vùng trầm se rét Miền Trung, hay ở Miền Ðông xác thân thối rửa Từ Ấp Bắc, Ðồng Xoài, Bình Giả... cho tới Tống Lê Chân, An Lộc, Bình Long, người lính đã căng rộng tấm poncho để che kín bầu trời Miền Nam được yên ấm tự do.

    Nối gót tiền nhân, người lính, mỗi người lính đã đem 3.8 lít máu tươi, tưới cho thắm tươi hoa lá ruộng đồng, đã đem mỗi một 206 lóng xương khổ nạn của mình cắm trăm nẻo đường quê hương muôn ngã, để cho chính nghĩa quốc gia tự do được tồn tại.

    Ðể cho người dân quốc gia được sống no ấm ở hậu phương. Những người dân quốc gia, những người dân quốc gia không hề muốn trở thành dân Cộng Sản, những người quốc gia luôn muốn bỏ chạy khi Cộng Sản tới và núp bóng người lính để được sống an nhàn ở chốn hậu phương.

    Họ hoàn toàn trao trọng trách bảo vệ quốc gia, ngăn thù dẹp loạn như một thứ công việc và trách nhiệm của người làm nghề lính, như thể không liên quan gì tới


    Và họ tự trấn an lương tâm rằng :

    Người lính sẽ không bao giờ buông súng và sẽ mãi mãi bảo vệ họ tới cùng.

    Vì thế, họ luôn yên tâm sống ở hậu phương, yên tâm kiếm tiền và tranh đua đời sống xa hoa phè phỡn trên máu xương của người lính.

    Và ở hậu phương, người lính đồng nghĩa với nghèo, đời lính tức là đời gian khổ, và tương lai người lính đếm được trên từng ngón taỵ

    Thế nên, người lính về hậu phương, anh ngỡ ngàng và lạc lỏng.

    Bỗng hình như anh cảm thấy mình như người Thượng về Kinh. Như vậy thì người ta tội nghiệp người lính và yêu người lính để thể hiện tình quân nhân cá nước trong sách vở, báo chí và truyền hình.

    Người lính bị bắt cóc vào văn chương tiểu thuyết là những người lính giấy, vào văn chương để tự phản bội chính mình, để thoả mãn cho những kẻ trông con bò để vẽ con nai, và ngồi phòng khách để diễn tả chiến trường đỏ lửa.

    Người lính trên trang giấy ngang tàng và hung bạo, chửi rủa chính phủ, chống chính quyền và ghét cấp chỉ huy, lính la cà trong quán rượu, uống rượu chẳng thấy say, và càng say càng đập phá.


    Người lính xuất hiện trên sân khấu thì phong lưu và đỏm dáng hay trắng trẻo no tròn. Anh mặc đồ trận mới toanh còn nguyên nếp gấp, ngọt ngào chót lưỡi đầu môi anh ca bài ca mời gọi ái tình. là người yêu của anh lính là những cô mắt ướt môi hồng, áo quần xa hoa lộng lẫy, thề non hẹn biển yêu lính trọn kiếp trong ti vi.

    Như vậy thì quá mỉa mai cho cái gọi là anh trai tiền tuyến, em gái hậu phương.

    Trong khi đó, ở ngoài đời những người vợ lính là những người chống giữ thầm lặng ở xã hội hậu phương.

    Ðó là những người đàn bà bình dị với tấm áo vải nội hoá rẻ tiền, với đôi guốc vông kẻo kẹt, đóng vai vừa là người mẹ vừa là người cha nuôi con nhỏ dại, gói ghém đời sống bằng lương người chồng lính chỉ vừa đủ mua nửa tháng gạo ăn.


    Ðó là những người đàn bà tất tả ngược xuôi, lăn lộn thăm chồng ở các Trung Tâm Huấn Luyện, hay ở những nơi tiền đồn xa xôi với vài ổ bánh mì làm quà gặp mặt, đó là những người âm thầm và lặng lẽ, chịu đựng và hy sinh để chồng luôn an tâm chống giữ ngoài trận tuyến với đối phương, hạnh phúc của họ mong manh và nhỏ bé, bất chợt như tình cờ, có thể ở một thỏi son nhỏ bé mà người lính mang về để tặng vợ, có thể là một chiếc nón bài thơ, hay chút tình cờ ở một buổi tối người lính chợt ghé nhà thăm vợ, hạnh phúc ở trong chén trà thơm uống vội, hay ở lúc nhìn đứa con bé nhỏ chào đời tháng trước, người vợ lính cũng là những người hằng đêm thức muộn để lắng tai nghe tiếng đại bác thâu đêm, rồi định hướng với lo âu trằn trọc.


    Click image for larger version  Name:	volinh-large.jpg Views:	1 Size:	40.4 KB ID:	42528


    Ðó là những người đàn bà mà sau mỗi lần đơn vị chồng đụng trận, đi thăm chồng giấu giếm mảnh khăn sô.Trong nỗi chịu đựng hy sinh, âm thầm và kỳ vĩ, họ vẫn sống và luôn gắng vượt qua để cho người chồng an tâm cầm súng, để anh, người lính, anh mang sự bất công to lớn, sự bạc đãi phủ phàng, anh vẫn đi và vẫn sống, vẫn chiến đấu oai hùng giữa muôn ngàn thù địch.

    Ở chiến trường, anh đối diện với kẻ thù hung ác,ở hậu phương anh bị ghét bỏ khinh khi, trên đầu anh có lãnh đạo tồi, sẵn sàng dẫm xác anh để cầu vinh cho họ, đồng minh anh đợi bán anh để cầu lợi an thân.

    Những người dân của anh, những người anh hy sinh để bảo vệ từ chối giúp anh truy lùng kẻ địch, và điềm nhiên để anh lọt vào ổ phục kích của địch quân.


    Những người dân bán rẻ linh hồn cho quỷ, tiếp tay cho địch thác loạn ở hậu phương, đó là những kẻ chủ trương đòi quyền sống, trong đó không bao gồm quyền sống của anh.

    Những kẻ để trái tim rung động tiếc thương cho cái chết của kẻ thù nhưng dửng dưng trước sự ngã xuống của anh. A dua, xu thời là bọn báo chí ngoại quốc thiên tả, lệch lạc ngòi bút, ngây thơ nhận định, mù quáng trong định kiến. ất cả vây quanh anh để tặng cho anh những đòn chí tử.
    [b]

    Người lính bi hùng và bi thảm.

    Anh chống địch mười phương, tận lòng trong đơn độc, anh vẫn hy sinh và chống giữ tới hơi thở cuối cùng, ngày Hoà Bình, 28 tháng Giêng năm 1973 hiệp định Paris được ký kết Hoà Bình thật đến trên trang giấy, đến với thế giới tự do, thế nên, thế giới tự do nâng ly để chúc mừng cho hoà bình của họ và nhận giải Nobel.

    Nhưng hoà bình đến ở Việt Nam tanh hôi mùi máu, đen ngòm như tấm mộ bia, và anh, anh là vật thụ nạn trong cái hoà bình bi thảm, người lính vẫn tiếp tục ngã xuống, đem xác thân đắp nên thành luỹ để ngăn bước quân thù, từ Ðông sang Tây, từ Nam chí Bắc, từ ngàn xưa và cho tới ngàn sau, có một quân đội nào mang số phận bi thương và oai hùng như người lính Việt-Nam-Cộng-Hòa.


    Ngày 30-4-1975 – QLVNCH buông súng nhưng không đầu hàng




    Click image for larger version  Name:	3803042749_7797b772aa_o.jpg Views:	1 Size:	104.0 KB ID:	42530

    https://bienxua.wordpress.com/2017/0...hong-dau-hang/


    Những người lính chịu uống nước rễ cây và đầu không nhấc thẳng, đi luồn dưới Rừng Sát suốt 30 ngày không thấy ánh mặt trời.

    Những người lính đi hành quân mà không người yểm trợ để hai ngày ăn được bốn muỗng cơm, hay ăn luôn năm trái bắp sống và những lá cải hư mục ruỗng, miệng thèm một cục nước đá lạnh giữa cái nắng cháy da.Người lính, người ở địa đạo Tống Lê Chân ăn côn trùng để tử thủ giữ ngọn đồi nhỏ bé.

    Người nằm xuống ở An Lộc, Bình Long. Và thủ đô, vòm trời thân yêu mà anh mơ ước để tang truy điệu cho anh chỉ có ba ngày. Ba ngày cho sinh mạng của năm ngàn người ở lại. Người ta lại tiếp tục vui chơi và quên đi bất hạnh.


    Bởi bất hạnh nào đó chỉ là bất hạnh của riêng anh. Người lãnh đạo anh còn mè nheo ăn vạ. Và anh, anh phải đóng trọn vai trò làm vật hy sinh.

    Trước nguy nan, lãnh đạo anh tìm đường chạy trốn thì anh vẫn còn cầm súng ở tiền phương.

    Anh đã chống giữ, chịu đựng từng đợt xung phong ở Ban Mê Thuột mỗi ngày 24 giờ, không có ai yểm trợ, tiếp tế từ hậu phương.

    Nhưng ở đó, anh vẫn phải tử thủ cho con đường tẩu thoát của cấp lãnh đạo anh tuyệt đối được bình yên. Và đồng minh của anh, người đồng minh đã từng sát cánh, cùng chia sẻ nỗi gian nguy ở Hạ Lào, Khe Sanh dưới trời mưa pháo, nay lại nghiễm nhiên nhìn anh đi những bước cuối cuộc đời.




    Click image for larger version  Name:	e02fde07d49ee258cc3f6d1b19207757_XL.jpg Views:	1 Size:	79.3 KB ID:	42529


    Phải chăng nhân loại đang trút những hơi thở cuối cùng nên lương tâm con người đang yên nghỉ ?

    Cho nên, cả thế giới lặng câm để nhìn anh chết.

    Không chỉ cái chết riêng cho mỗi mình anh, vì bởi dưới đuờng đạn xuyên qua, xác thân anh ngã xuống thì đau thương đã vụt đứng lên. Cái bi thương có nhân dáng lớn lên và tồn tại suốt ngang tầm trí nhớ.

    Và người lính, anh vẫn kỳ vĩ và chịu đựng như vị thần Atlas mang vác quả địa cầu, người lính đã mang vác và bảo vệ mấy trăm ngàn người dân trên đường triệt thoái.


    Trên những con đường từ Cao Nguyên không thiếu những người lính gồng gánh cho những người cô dân chạy loạn. Tay anh dẫn em thơ, tay dắt mẹ già chạy trong cơn mưa pháo.

    Và anh đã làm dù, làm khiên đỡ đạn, cho nên thân xác anh đã căng cứng mấy đường cây số, hay xác làm cầu ở tỉnh lộ 7B, anh đã chết ở Cao Nguyên lộng gió và đếm những bước cuối đời ở ngưỡng cửa thủ đô .



    Click image for larger version  Name:	7031706125_4d669ac3f7_z.jpg Views:	1 Size:	33.1 KB ID:	42531


    Bởi lãnh đạo đầu hàng nên anh nghẹn ngào vất đi súng đạn. Với nham nhở mình trần, anh vẫn chưa tin đời đã đổi thay.
    Có thật không ? Hai mươi năm chiến tranh kết thúc ?

    Giã từ những hy sinh và gian khổ của hôm quả có thật không, ngày buông rơi vũ khí, anh mơ được về để an phận kẻ thường dân, và có thật không, anh được đi, được sống giữa một quê hương rối loạn tràn ngập bóng quân thù ?

    Anh đã khóc nhiều lần cho quê hương chinh chiến và đã khóc nhiều lần cho những xác bơ vơ.

    Lính khổ lính cười, dân khổ để người lính khóc và có ai, từng có ai trong chúng ta đã khóc thương cho đời lính?

    Thương cho người lính với trái tim tan vỡ từ lâu.

    Bởi trái tim anh đã hơn một lần để lại dưới chân Cổ Thành Quảng Trị, ở một mùa Xuân xứ Huế năm nào, ở Hạ Lào, Tống Lê Chân hay ở trong cái nồi treo lủng lẳng trên ba lô khi anh hô xung phong để tiến vào An Lộc ?


    Click image for larger version

Name:	56281564_2148160668566191_2874027058890014720_o.jpg
Views:	744
Size:	48.1 KB
ID:	42908


    Người lính thật sự trái tim anh tan vỡ từ lâu. Lịch sử đã sang trang, và loài người đã bắt đầu đi những bước cuối cùng trên trái đất?

    Thế nên thời trang nhân loại là thứ phấn hương tàn nhẫn, và môi tô trét thứ son vô tình.

    Cả thế giới đồng thanh công nhận và gửi điện văn chúc mừng sự thống nhất ở Việt Nam và người ta uống chén rượu mừng để truy điệu Việt Nam đi vào cõi chết, chúc mừng Việt Nam có thêm 25 triệu nô lệ mới nhập tên.

    Hoà bình đã nở hoa trong cộng đồng thế giới, trong đời người Cộng Sản, nhưng hoà bình không thật đến ở Việt Nam, người Cộng Sản chân chính có truyền thống là những người không hề biết hoà bình, không sống được trong hoà bình thật sự, như con giun, con dế sợ ánh sáng mặt trời, thế nên họ dẫn dắt toàn dân đi xây dựng văn minh thời thượng, klhởi đầu là việc cày nát nghĩa trang Việt Nam Cộng Hoà và hạ tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hoà.

    Người Lính rơi xuống vỡ tan trong lòng đường phố, nhưng từ đó anh mới thực sự đứng lên, đứng thẳng và oai hùng hơn trước trong trái tim của người dân Việt Miền Nam. Bởi từ khi những người bộ đội Cộng Sản bước chân vào thành phố, thì người dân Quốc Gia mới thật sự hiểu được giá trị của anh. Và những sự lầm lẫn và hối hận hôm nay hình như luôn theo nhau đi vào lịch sử.





    Còn tiếp ,

  • Font Size
    #2
    Vậy thì, khi ta chết trên con đường chạy loạn, khi ta chết ở bãi Tiên Sa, ta vùi thân nơi vùng kinh tế mới hay ta chìm dưới đáy biển Ðông, không phải vì khẩu súng rơi trên tay người lính, mà ta chết bởi viên đạn ích kỷ, viên đạn lãnh đạm và thờ ơ xuất phát từ trái tim bắn ngược lại chính ta.

    Bởi sự thật về người Cộng Sản đã đi quá tầm tưởng tượng và sự hy sinh của người lính vượt quá nỗi bi thương.

    Hai mươi năm chiến tranh, hơn hai trăm ngàn người lính, hơn năm trăm ngàn thương binh đã để lại hai trăm ngàn sinh mạng và năm trăm ngàn những phần cơ thể để lại trên chiến trường khốc liệt.

    Ðể cho chúng ta có một bầu trời để thở, có một khoảng không gian đi đứng tự do, để cho tuổi thơ của chúng ta không phải đi lượm ve, lượm giấy, không phải đeo khăn quàng đỏ và ngợi ca những điều dối gạt chính mình.


    Ðể cho bàn tay thiếu nữ không chạm bùn nhơ thủy lợi, tuổi thanh xuân không phải vùi chôn ở những gốc mì. Ðể cho bà mẹ già không phải ngồi mơ ước miếng trầu xanh, và những giọt nước mắt thôi không cần tuôn chẩy.

    Nhưng lịch sử đã sang trang, những trang hồng tươi màu máu cho người Cộng Sản và cũng là những trang đẫm máu và nhơ bẩn nhất cho cả lịch sử của dân tộc Việt Nam.






    Anh, người lính trong thời chiến thành người tù của thời bình.

    Người lính chịu số phận bi thương của chiến tranh và cũng chịu luôn số phận tàn nhẫn trong thời bình.

    Anh người lưu vong trong lòng dân tộc, và lưu đày ở chính quê hương anh .Bởi Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu một cuộc chiến tranh mới và đẩy anh xuống đáy trầm luân.

    Cũng chính từ chiến trường Tù Ngục này
    mà Cộng Sản đã chứng minh được Chúng và Anh không là đồng loại.

    Chúng, là lũ Cộng Sản cuồng tín, và tàn bạo nhất giữa thế giới Cộng Sản và vô nhân.

    Chúng lập nên một vương quốc mới mang tên là Lừa Dối, và mở ra một kỷ nguyên giết người theo kiểu mới, giết người bằng những mỹ từ đẹp đẻ, bằng lao động vinh quang, bằng thời gian không thể đếm.


    Người lính bước vào trận chiến mới,
    chiến trường có tên là cải tạo, và anh người tù nhân không có án.

    https://www.vietnamngaymai.com/node/38553





    Ở đây anh không có lãnh đạo, không có đồng đội, không có hậu phương.

    Kẻ thù vắt cùng, vắt kiệt sức lực anh trong rừng thẳm , đày đọa sỉ nhục anh dưới hố xí tanh hôi, đem thanh xuân và tài hoa của anh vùi chôn ở những vòng khoai vớ vẩn.

    Ðặt hy vọng của anh máng vào những mốc thời gian. Người lính đã trở thành vật thụ nạn thời bình. Anh chết đói bên những vòng xanh nở rộ do chính tay anh cày xới vun trồng.


    Anh chết khát khi bên ngoài mưa rơi tầm tã.

    Giữa những trùng vây sóng dữ, giữa bóng tối cô đơn

    Anh vượt qua sự chết để đem về nghĩa sống.

    Anh đi xiếc qua những ranh giới tử sinh để chứng minh được phẩm giá con người. Ðôi mắt anh cao ngạo và chân đạp chữ đầu hàng.

    Từ trong tăm tối hận thù, anh thắp sáng lên ý nghĩa đời người. Anh đã chiến đấu, để từ trong cõi chết anh bước ra mà sống.


    Ðể anh trở về từ địa ngục trần gian. Bao đồng đội bất hạnh đã ngã xuống trong rừng thẳm, cuối cùng anh đã trở về :

    Ta về cúi mái đầu sương điểm

    Nghe nặng từ tâm lượng đất trời

    Cám ơn hoa đã vì ta nở

    Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

    (Tô Thùy Yên)


    Còn tiếp ,

    Comment


    • Font Size
      #3
      Và tuổi trẻ, những mầm non đất nước hôm nay xa lạ như người không cùng chung dòng giống.

      Anh đi trên đường phố xưa, đường đã đổi tên. Anh tìm bạn bè cũ, đứa còn đứa mất. Quê hương này không có chỗ cho anh ?

      Hai mươi năm chiến chinh, mười mấy năm tù đày trên chính quê hương để rồi anh phải tha hương biệt xứ.

      Người lính, mười bốn năm lính, mười bốn năm tù, tài sẵn có, được trí trá vài đô la, và mái đầu sương điểm để anh bước vào đời lần nữa.

      Anh không có quyền bắt đầu, chỉ có quyền tiếp tục trôi theo dòng đời nghiệt ngã. Người lính cũ ngồi bán nước đá bào cho học trò giờ tan học ở chính quê hương. Hay anh, người lính lưu vong ngồi bán thuốc lá lẻ hằng đêm trong những tiệm Seven Eleven trên đường phố Mỹ.



      Click image for larger version  Name:	56423390_2148159975232927_4225282491004485632_o.jpg Views:	9 Size:	33.9 KB ID:	42911


      Ba mươi năm vết thương cũ hầu như chưa lần khép kín. Ôi, hai mươi sáu chữ cái bắt đầu từ a, b, c, đ dẫu sắp xếp khéo léo tới đâu vẫn không đủ để viết nên những bi hùng anh đã đạt. Và cần phải thêm vào bao nhiêu chữ nữa mới diễn tả lên sự xót thương anh.

      Chúng ta đã quá may mắn, quá vinh dự để trang sử Việt Nam có thêm những anh hùng như người lính Việt Nam Cộng Hoà, những anh hùng vô danh và sống đời thầm lặng, những anh hùng bình thường mà ta chưa có dịp vinh danh.

      Nhưng cho tới nay, ta đã làm gì để tri ân người lính Quốc Gia.








      Chúng ta những người dân Quốc Gia đi chung con thuyền Miền Nam do các anh chèo chống, đưa qua những con sóng dữ Việt Nam. Những người quốc gia đã sang thuyền trong cơn quốc nạn, và đã để mặc anh chìm trong cơn Hồng Thuỷ của Việt Nam.

      Chúng ta, những người quốc gia tầm gửi, đã sống nhờ trên máu xương người lính, và chưa lần đóng góp nào cho chính nghĩa quốc gia.


      Có phải giờ đây, chúng ta tiếc thương người lính bằng đầu môi chót lưỡi, bằng những video, nức nở kêu gào, hay chúng ta khóc cho người lính bằng những trang thơ vớ vẩn?

      Và có ai, có ai trong chúng ta cảm thấy thẹn khi ta đã đôi lần hãnh diện vì ta nói tiếng Anh trôi chẩy hơn họ, xe ta đẹp, nhà ta to.

      Ngày nay, Người Cộng Sản ở quê hương với đôi tay đẫm máu của thuở nào cũng nói lời phản tỉnh. Vậy còn ta, bao nhiêu người Quốc Gia sẽ thức tỉnh để vẽ chân dung kỳ vĩ và nhiệm màu của Người Lính chúng ta.


      Có ai trong chúng ta sẵn sàng chi tiêu những bữa tiệc đắt tiền trong những nhà hàng danh tiếng, mua những tấm vé vào cửa của đại nhạc hội lừng tên mà ta tiếc bỏ tiền ra để quyên góp, xây lại tượng Người Lính ở thủ đô đã ngã xuống hôm nào.


      Nghĩa Trang Sư Đoàn 23 Bộ binh QLVNCH tại TP. Ban Mê Thuột đang bị bỏ hoang phế !







      Ðể một mai, khi quê hương không còn giống Cộng Sản, ta đem anh về trở lại quê hương.

      Ðể anh được đứng lên chính nơi anh ngã xuống như cùng thời với đất nước lúc hồi sinh.

      Bao nhiêu chuyên gia nhóm họp nhan đề "xây dựng lại đất nước trong thời hậu Cộng Sản".


      Vậy có ai đã đặt kế hoạch tri ân cho người lính ?

      Bởi, một ngày nào mà ta chưa biết tri ân người lính và đặt họ ở một địa vị xứng đáng mà đáng lẽ họ phải ở từ lâu, thì làm sao ta có thể xây dựng được một xã hội đáng gọi là nhân bản.







      Click image for larger version  Name:	81TcDZ.jpg Views:	9 Size:	48.2 KB ID:	42912



      Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà...


      Hãy giữ gìn và bảo vệ tinh thần Vị Quốc Vong Thân của họ như giữ gìn ngọn lửa thiêng trong lòng dân tộc, thì dân tộc ta mới mong có được những truyền nhân xứng đáng với thế hệ tương lai...

      Nước mắt anh không rơi trong ngục tù Cộng Sản, nước mắt anh rơi khi anh được trả tự do. !

      Anh bước về, anh đi giữa lòng quê hương. Anh ngỡ ngàng như thức từ cơn mộng.

      Có thật chăng đất nước Việt Nam, tàn hơn 30 năm chinh chiến và tù đày, để anh có được một đất nước thanh bình điêu tàn hơn thời chiến ?



      Click image for larger version  Name:	56526690_2148160455232879_8428586766771945472_n.jpg Views:	9 Size:	34.8 KB ID:	42913


      Tác giả : Nguyễn thị Thảo An
      Attached Files
      Last edited by hoalucbinh18; 11-15-2021, 10:43 AM.

      Comment


      • Font Size
        #4
        Chương trình " Tri Ân TPB VNCH ' tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn từ ngày 28 tháng 12 năm 2015 đến ngày 6 tháng 01 năm 2016. Được quý cha tổ chức hàng năm trước Tết hàng năm với sự ủng hộ các mạnh thường quân ở hải ngoại cũng như trong nước

        Chương trình kiểm tra sức khỏe ,mua bảo hiểm , tang ma cho quý ông TPB VNCH trong hoàn cảnh ngặt nghèo , khó khăn .

        Trong tinh thần tri ân những người lính VNCH với truyền thống của dân tộc VN từ ngàn xưa : " lá lành đùm lá rách " , " Nhiễu điều phủ lấy giá gương , người trong một nước phải thương nhau cùng " ......

        Chương trình nầy chấm dứt hoạt động vào ngày 19 tháng 9 năm 2019 vì quý cha phụ trách đã bị điều về các giáo xứ khác . !

        Tôi sẽ post các chương trình cũ và sẽ post các chương trình hiện tại xen lẫn nhau để quý vị xem suy gẫm vì sao chính quyền cs không những " sợ " những hồn ma mà còn sợ quý ông TPB VNCH .

        Vì sao ? Vì chính đảng cs VN là những kẻ bán nước , bán máu của dân tộc VN để cho Tàu cộng qua phát ngôn của chính Tổng bí Thư Lê Duẩn



        Click image for larger version  Name:	mJTue2.jpg Views:	1 Size:	33.1 KB ID:	42977


        TRI ÂN TPB VNCH 2015










        Comment


        • Font Size
          #5

          TRI ÂN THƯƠNG PHÊ BINH VNCH - Những phần việc âm thầm, vất vả, ngày 26.12.2016





          TRI ÂN THƯƠNG PHẾ BINH VNCH - BÊN NHAU ĐI NỐT CUỘC ĐỜI 29-12-17





          Comment


          • Font Size
            #6

            CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN TPB VNCH - BÊN NHAU ĐI NỐT CUỘC ĐỜI - SÁNG 31 12 2018





            PHẦN 2





            Comment


            • Font Size
              #7

              CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN TPB VNCH - BÊN NHAU ĐI NỐT CUỘC ĐỜI - CHIỀU 26 /12/2018





              Comment


              • Font Size
                #8

                CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN TPB VNCH - BÊN NHAU ĐI NỐT CUỘC ĐỜI - SÁNG 30.12.2017



                Comment


                • Font Size
                  #9

                  KHÁNH THÀNH CĂN NHÀ DÀNH CHO TPB - VNCH ĐƠN THÂN







                  Comment


                  • Font Size
                    #10
                    ĐỪNG QUÊN NHỮNG NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA


                    https://www.youtube.com/watch?v=aIfJvtpcMbA



                    LỄ TƯỞNG NIỆM VÀ AN TÁNG 81 HÀI CỐT TỬ SĨ NHẢY DÙ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA


                    https://www.youtube.com/watch?v=JbIZyK7K9Vo



                    Lễ tưởng niệm và an táng 81 hài cốt tử sĩ Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Lễ tưởng niệm và an táng 81 hài cốt tử sĩ Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang diễn ra tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ và sau đó tại nghĩa trang Peak Family, thành phố Westminter, Nam California, Hoa Kỳ.



                    Last edited by hoalucbinh18; 09-26-2022, 12:01 PM.

                    Comment


                    • Font Size
                      #11

                      KHẨU THIẾT CẦU XIN – MỖI GIA ĐÌNH , MỘT THƯƠNG PHẾ BINH (Nam Lộc)



                      Click image for larger version  Name:	TPB-VNCH.jpg Views:	1 Size:	15.9 KB ID:	70183


                      Kính thưa quý vị,

                      Trong cơn đại dịch Covid-19, cộng với vi khuẩn “Delta variant” đang hoành hành tại Việt Nam liên tục từ nửa năm qua, khiến cho những người lành lặn cơ thể còn phải chịu đựng và đối phó với bao nỗi khó khăn, thiếu thốn, huống chi đến những người tàn tật, bị mất tay, cụt chân hay mù cả đôi mắt.

                      Nhất là thành phần Thương Phế Binh VNCH, những cựu quân nhân bất hạnh đã trở thành phế nhân trong cuôc chiến bảo vệ tự do, dân chủ cùng sinh mạng của bao người dân ở miền Nam VN trước Tháng Tư, 1975.

                      Khi đại dịch ụp xuống quê nhà, lệnh “ ai ở đâu, ở đó ” do nhà cầm quyền ban ra đã khiến cho TPB không còn cơ hội để sống, để lê la đi bán từng tấm vé số mưu sinh hoặc đi xin ăn ở các lề đường.

                      Cho đến nay, nhiều TPB đã và đang chết đói !

                      Chúng tôi đã vận động và được ân nhân, ông bà Nguyễn Võ Long, người sáng lập “Phong Trào Việt Hưng” đáp ứng và đang đích thân gởi tiền về quê nhà giúp cho khoảng hơn 2000 TPB/VNCH. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà VN đang mở cửa hoạt động trở lại.

                      Tuy nhiên con số 2000 TPB/VNCH chỉ là một phần rất nhỏ so với nhu cầu hiện tại, và với danh sách là hơn 17 ngàn TPB mà cựu trung tá Hạnh Nhơn đã thành lập khi bà còn sống. Chính vì thế mà sau khi biết được các đồng đội trong số may mắn 2000 người nhận được tiền trợ giúp, thì nhiều TPB đã viết thư sang cầu cứu.

                      Vì thế chúng tôi xin mạo muội tái phát động chương trình “MỖI GIA ĐÌNH, MỘT THƯƠNG PHẾ BINH”, để khẩn thiết cầu xin quý vị đồng hương ở khắp nơi trên thế giới. Những người may mắn có hoàn cảnh, xin quý vị nhín ra một chút đỉnh để gởi về giúp đỡ các TPB/VNCH trong giai đoạn sinh tử hiện nay.

                      VIỆC LÀM RẤT GIẢN DỊ :

                      Chúng tôi sẽ cung cấp Tên, Tuổi, Địa Chỉ, Điện Thoại cùng Số Quân và Đơn Vị của một hay nhiều TPB mà quý vị muốn giúp đỡ. Quý vị gởi trực tiếp về cho họ qua các dịch vụ gởi tiền.

                      Chúng tôi chỉ xin đề nghị $100 dollars cho một TPB (+$2 dollars lệ phí chuyển tiền).

                      Các cơ sở chuyển ngân sẽ phải cung cấp giấy hồi báo với chữ ký của người nhận cho quý vị. Và dĩ nhiên chúng ta cũng có thể điện thoại để liên lạc hỏi thăm cho chính xác nếu muốn.


                      Nếu quý vị hảo tâm, muốn tham gia và giúp đỡ TPB/VNCH đang thiếu thốn và chờ mong, xin email về cho chúng tôi tại địa chỉ :

                      namlocnguyen@yahoo.com / XIN ĐỪNG GỞI TIỀN CHO CHÚNG TÔI !

                      Mùa Lễ Tạ Ơn sắp đến, hãy giúp đỡ TPB/VNCH trong giai đoạn cấp thiết này để tri ân những người đã hy sinh cho quê hương đất nước và cho chúng ta được sống.

                      Xin ơn trên phù hộ cho toàn thể quý vị.

                      Nam Lộc

                      October, 2021


                      Comment


                      • Font Size
                        #12

                        MỘT QUÂN ĐỘI BỊ LÃNG QUÊN .... ANH HÙNG VÀ BỘI PHẢN TRONG QUÂN LỰC VNCH !



                        Click image for larger version  Name:	188797759_309092274107468_3054291190477142879_n.jpg?w=960&ssl=1.jpg Views:	11 Size:	52.1 KB ID:	72829



                        Trước hết xin cho phép tôi được tri ân hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã mời tham dự biến cố tuyệt vời này, và chúng tôi cũng muốn đặc biệt cám ơn ông Lê Tinh Thông vì ông đã bỏ nhiều công sức thực hiện cuộc hội thảo.

                        Tôi xin được tự giới thiệu là Andrew Wiest, dạy môn “Lịch sử Chiến tranh Việt Nam” tại Đại học Southern Mississipi.

                        Tôi chào đời năm 1960, là vào thời điểm cuối của thế hệ “nhi đồng hậu Thế chiến II” tại Hoa Kỳ.

                        Do đó, tôi còn quá trẻ để phục vụ trong cuộc chiến Việt Nam, nhưng cuộc chiến ấy vẫn hiện diện quanh tuổi trưởng thành của tôi, nhất là trên các đài truyền hình. Tôi rất muốn học hỏi về cuộc chiến ấy, nhưng các trường từ trung học đến đại học không có nơi nào dạy môn đó cả.

                        Lịch sử và nhân dân Hoa Kỳ hình như đều muốn quên lãng trận chiến và những người chiến đấu trong chiến tranh đó.

                        Sau đấy, tôi học môn lịch sử quân sự trong đại học, và chuyên ngành về Thế chiến I. Nhưng tôi cũng kín đáo tự học hỏi về cuộc chiến của thế hệ chúng tôi :

                        Chiến tranh Việt Nam.

                        Để hiểu thấu đáo bí mật này, năm 1997, tôi tình nguyện giảng dạy một lớp về Chiến tranh Việt Nam. Như có thói quen trong các lớp mình dạy, tôi mời một số cựu chiến binh trong trận chiến đến diễn thuyết cho sinh viên. Những câu chuyện họ kể khiến cho tôi xúc động sâu xa. Tôi học được thêm về trận chiến Việt Nam, nhưng vẫn thấy thiếu sót cái gì đó, cho nên vào năm 2000, tôi đem một số cựu chiến binh và sinh viên sang tận Việt Nam để học về cuộc chiến ở ngay tại hiện trường.

                        Tuy nhiên, trong chuyến du hành đó, một việc rất bất ngờ đã xảy ra.

                        Tại Huế, tôi gặp ông Phạm Văn Đính, cựu sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, một người đã từng oanh liệt chiến đấu trong nhiều năm, để rồi năm 1972 phải đầu hàng cùng cả đơn vị bị vây hãm trong trận Tấn công mùa Phục sinh “Easter Offensive” [ta gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa]. Và bản thân ông thì chạy qua bên địch.

                        Khi trở về Hoa Kỳ, tôi gặp ông Trần Ngọc Huế, cũng là cựu sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hoà và chiến hữu của ông Đính.

                        Tuy nhiên, thay vì đầu hàng, ông Huế lại cùng đơn vị chiến đấu đến cùng khi bị địch quân vây hãm trong chiến dịch Lam Sơn 719 tại Lào năm 1971.

                        Ông Huế bị giam 13 năm trong trại tù cộng sản, thêm sáu năm quản thúc tại gia trước khi được đi qua Mỹ.

                        Với tôi, việc hai người là bạn thâm giao từng chiến đấu bên nhau, lại có hai kết cục quá khác biệt, là một bí mật nữa cần được giải đáp.

                        Tôi sang Việt Nam để tìm hiểu về cuộc chiến tranh của người Hoa Kỳ, nào ngờ lại tìm thấy một cuộc chiến của người Việt Nam.

                        Sau đó, tôi bắt đầu tìm tòi và nghiên cứu tất cả những gì tôi thấy về miền Nam Việt Nam và trận chiến của họ, nhưng phải chấp nhận một sự thật phũ phàng là mình gần như không tìm thấy gì nhiều về những điều muốn biết.

                        Vai trò của Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến hầu như là một sự vô hình với Tây Phương. Và tôi ý thức được là tôi đã có một dịp may lớn.

                        Lấy cuộc đời của hai ông Đính và Huế làm tâm điểm, tôi quyết định sẽ làm những gì có thể làm được hầu điều chỉnh quan điểm lịch sử sai lầm và thảo lại lịch sử của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

                        Sau sáu năm nghiên cứu và biên soạn của tôi, nhà “New York University” cho xuất bản cuốn :

                        - “Một Quân đội bị Lãng quên : Anh hùng và Bội phản trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa”, với nội dung trình bày lại phần lớn của cuộc chiến có kết hợp quan điểm của Quân lực Cộng Hòa

                        Tôi thường được hỏi, nhất là từ các sinh viên khi họ chuẩn bị đề thi cuối năm, rằng :

                        - " Ta có thể thắng trong cuộc chiến Việt Nam không ? "

                        Và câu trả lời của tôi :

                        – Xin đừng cho sinh viên của tôi biết !

                        – Là một lời khẳng định :

                        - Chắc chắn !


                        Thật ra, điều tôi muốn nói là :

                        Các đơn vị Hoa Kỳ sẽ không thắng được dù nếu cố gắng thêm để đạt được vài thành tích lớn lao.

                        Vì trận chiến Việt Nam không để Hoa Kỳ chiến thắng mà là để miền Nam chiến thắng.

                        Rốt cuộc thì chỉ có Quân lực Việt Nam Cộng Hoà mới có khả năng chuyển biến thắng lợi chiến thuật ngoài trận địa thành một thắng lợi chiến lược lâu dài.







                        Với lối suy nghĩ đó, tôi cho rằng :

                        Chỉ khi nào chúng ta
                        hiểu được miền Nam bản chất của sự liên minh với Hoa Kỳ thì mình mới hiểu thấu đáo về chiến tranh Việt Nam.

                        Thay vì bị phủ nhận, miền Nam và quân đội của họ phải là trọng tâm của cuộc chiến.

                        Đã đến lúc trả lại sự công bình cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.



                        Click image for larger version  Name:	38755343_204361567096528_3079898439253753856_n.jpg Views:	7 Size:	39.2 KB ID:	72830

                        Comment


                        • Font Size
                          #13
                          Quan điểm của quảng đại quần chúng và của nhiều tài liệu lịch sử Tây phương về Quân lực Việt Nam Cộng Hoà mà tôi tìm thấy đều đơn giản và sai sót trầm trọng.

                          Nhiều chứng liệu lịch sử hoàn toàn gạt bỏ Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, trong khi một số khác sơ sài đề cập đến Quân lực này thì lại kết án họ là không hiệu quả và tất yếu thất bại dưới tay quân đội cộng sản.

                          Chỉ cần một cái nhìn bao quát, nơi đâu ta cũng thấy công chúng và các chứng liệu lịch sử có ảnh hưởng đều đánh giá miền Nam là suy nhược trầm trọng.

                          Miền Nam Việt Nam đã gặp chiến tranh suốt thời kỳ ngắn ngủi, từ 1954 đến 1975 – họ không hề có một ngày an bình.

                          Trong cuộc chiến, miền Nam mất hơn 200 ngàn chiến binh, chưa kể chán vạn tổn thất dân sự. Chiến tranh dai dẳng khốc liệt, còn khó khăn hơn mọi hoàn cảnh mà quân đội Hoa Kỳ đã phải đối phó.

                          Sau khi cuộc chiến chấm dứt, hơn một triệu rưởi người dân miền Nam đã rời bỏ quốc gia thân yêu của họ, và hàng trăm ngàn người bị giam trong các trại tập trung ở miền Bắc.

                          Những chứng cớ không thể chối bỏ này cho ta thấy rằng thay vì hiển nhiên thất bại, miền Nam đã chiến đấu dai dẳng và quyết liệt cho quyền tự do của họ.

                          Nếu miền Nam đã chiến đấu anh dũng thì vì sao họ không thắng ?

                          Với sự yểm trợ của người khổng lồ Hoa Kỳ, tại sao miền Nam không gieo cho hậu duệ của dân miền Bắc nỗi trăn trở là :

                          - “ Vì sao miền Bắc lại thất trận”?

                          Nếu Quân lực Việt Nam Cộng Hoà không có nhược điểm sinh tử và nếu họ có một chút hy vọng kiểm soát trọn quốc gia, thì câu hỏi chúng ta đặt ra lại càng gây khó chịu !

                          Quân lực Việt Nam Cộng Hoà có thể chỉ là một lý cớ đã bị viện dẫn nhằm giải thích sự thất bại của Hoa Kỳ. Và đã đến lúc ta phải xét lại trọn vẹn hơn vai trò của Hoa Kỳ trong sự thất bại của một quốc gia thật ra có hy vọng sống còn.

                          Các nguyên nhân thất bại của liên minh Mỹ-Việt thật rất phức tạp, quá phức tạp để ta có thể đào sâu trong khuôn khổ của buổi hội thảo. Vả lại, chủ đề nghiên cứu ban đầu của tôi chỉ nhắm vào hai sĩ quan trung cấp trong Quân lực Cộng Hoà và chú trọng vào tình hình chiến sự tại Quân Đoàn I.

                          Vì vậy, cuốn sách của tôi, hay buổi nói chuyện hôm nay, không có tham vọng trình bày trọn vẹn lịch sử phức tạp của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

                          Nhưng cả quyển sách lẫn bài thuyết trình hôm nay có thể nêu ra vài kết luận khái quát về khả năng và lịch sử của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, cũng như gợi ý thảo luận về ưu khuyết điểm của sự vận hành và thất bại của liên minh Mỹ-Việt.

                          Dù có thể là quá khái quát, tôi cần nêu lên hai điểm khởi đầu.

                          Trước nhất :

                          – Dù đã chiến đấu trong nhiều năm rồi, Quân lực Việt Nam Cộng Hoà là một vận dụng bất toàn khi mối quan tâm của Hoa Kỳ vào trận chiến Việt Nam bắt đầu gia tăng vào đầu thập niên 1960.

                          Trong khi quân nhân miền Nam đã chiến đấu can trường thì đa số lãnh đạo cao cấp nhất của Quân lực Cộng Hoà đều bị chính trị hóa và bị phân hóa.

                          Cuộc tranh giành quyền lực nội bộ phương hại nặng nề cho Quân lực Việt Nam Cộng Hoà – đặc biệt là sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ – nên cần được thay đổi từ căn bản.

                          Thứ hai :

                          – Dù đầy thiện chí, những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm gây dựng quân đội cho miền Nam cho thấy những hiểu biết phiến diện của họ về thực trạng Việt Nam.



                          Click image for larger version  Name:	quangtri1972-phaobinhthuyquanlucchien.jpg Views:	323 Size:	27.9 KB ID:	74562


                          Sau chiến tranh Cao Ly, Hoa Kỳ cố lập ra một lực lượng quân sự tại miền Nam với hiểu biết phiến diện với bản chất quá Tây Phương.

                          Thay vì thi hành trong khuôn khổ văn hóa Việt Nam, mà lại lãng quên nhiều triển vọng của hình thái chiến tranh chống nổi dậy, người Mỹ góp phần gây dựng Quân lực Cộng Hoà quanh các đơn vị Bộ binh Mỹ, vốn lệ thuộc vào nguồn tiếp vận dồi dào, vào hỏa lực và kỹ thuật, để đoạt thắng lợi chiến thuật.

                          Khi xây dựng Quân lực Cộng Hòa như một sức mạnh quy ước, người Mỹ hầu như coi thường khía cạnh phiến loạn của cuộc chiến ở miền Nam, khiến Quân lực Việt Nam Cộng Hoà không sẵn sàng đối phó với cuộc chiến.

                          Chính sách Hoa Kỳ cũng sai lầm khi xây dựng một Quân lực Cộng Hòa dù hữu hiệu cũng quá tốn kém – một quân đội thuộc loại hạng nhất thế giới mà kinh tế miền Nam không thể cáng đáng nổi.

                          Việc Hoa Kỳ trực tiếp nhập cuộc năm 1965 chỉ làm tình thế thêm rối ren.

                          Đáng lẽ gửi quân đội đến phối hợp với Quân lực miền Nam tại chiến trường này, Hoa Kỳ lại đưa quân vào giành chiến thắng thay cho Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

                          Đáng lý là cùng làm việc trong một tập thể để tạo dựng một quân đội và một miền Nam có khả năng vượt qua chiến tranh, quân lực Mỹ lại đẩy Quân lực Việt Nam Cộng Hoà qua bên lề để một mình giành lấy chiến thắng.


                          https://www.youtube.com/watch?v=KLlkXg-rIUI



                          Quyết định ấy đã gạt Quân lực Cộng Hoà và lãnh đạo quân sự của họ ra ngoài biên, đâm ra trì hoãn cản trở những cải cách cần thiết.

                          Chính sách này còn khiến cho Quân lực Việt Nam Cộng Hoà càng tùy thuộc vào Hoa Kỳ về cố vấn, tiếp vận và hỏa lực.

                          Như ta sẽ thấy, các đơn vị Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng bên các đơn vị đồng minh, và gặt hái nhiều chiến thắng vẻ vang, mà thường bị lãng quên trong lịch sử chung của trận chiến.

                          Tuy nhiên, cho đến năm 1968 chính sách Hoa Kỳ có góp phần tạo ra một Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, dù hữu hiệu về chiến thuật, chỉ được thiết trí để tác chiến bên quân lực Mỹ, thay vì là một quân đội có thể tự tồn tại.

                          Chỉ sau vụ tấn công 1968, khi Hoa Kỳ muốn rút khỏi chiến tranh hơn là bảo đảm sự sống còn của Quân lực miền Nam, họ mới giúp đào tạo một Quân lực Việt Nam Cộng Hoà có khả năng tự lực tự cường sau khi quân Mỹ triệt thoái. Nhưng việc đó quá trễ, và quá ít.

                          Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Sư đoàn I Bộ binh và sau đó là Tư lệnh Quân Đoàn I của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, đã tóm lược sự tình như sau :

                          “ Gia nhập cuộc chiến với tinh thần và tác phong của một đội cứu hỏa, người Mỹ hăng hái xông vào cứu vãn ngôi nhà Việt Nam khỏi bị thiêu hủy, nhưng không hề quan tâm đến nạn nhân.

                          Cho tới khi ý thức được rằng cả nạn nhân cũng phải được huấn luyện thành người cứu hỏa để cứu lấy ngôi nhà của họ thì Hoa Kỳ mới bắt đếu lưu tâm đến họ.

                          Một khoảng thời gian quí báu đã bị lãng phí. Đến khi các nạn nhân được cấp cứu đã có thể đứng dậy tiến lên vài bước, thì đội cứu hỏa được gọi về trạm của họ”.

                          Trong khung cảnh đó, khi tìm hiểu kỹ về trường hợp của các ông Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế, tôi có cơ hội nghiên cứu sâu rộng hơn vai trò tác chiến của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

                          Đa số sử gia Tây phương về chiến tranh Việt Nam đều điểm lại các bài ký sự chiến trường nổi tiếng, từ trận đánh tại thung lũng Ia Drang năm 1965 đến trận đánh trên đồi Hamburger Hill năm 1969.

                          Các bài tường thuật này thường là xúc động và vinh danh chiến binh Mỹ. Tuy nhiên chúng lại thiếu một yếu tố quan trọng. Trong các trận đó, hầu như Quân lực Cộng Hoà đều bị đồng loạt bỏ quên.

                          Thực tế thì người chiến binh Cộng Hòa đã hiện diện trên các chiến trường đó. Họ đã từng tác chiến trước khi lính Mỹ tới, rồi họ chiến đấu bên quân lực Mỹ trong hầu hết các trận lớn của cuộc chiến.

                          Để hiểu được tường tận]những thịnh suy của cả cuộc chiến, chúng ta phải đưa Quân lực Việt Nam Cộng Hoà vào khối sử liệu về trận chiến.



                          Click image for larger version  Name:	4d76a3581bc8dc502cdd100d35fe8f55.jpg Views:	348 Size:	62.8 KB ID:	74563
                          Last edited by hoalucbinh18; 09-26-2022, 12:06 PM.

                          Comment


                          • Font Size
                            #14

                            THƯ TRẦN TÌNH CỦA ÔNG NAM LỘC :

                            “HỘI HO KHÔNG ĐƯỢC ÔNG NAM LỘC TRAO 200 .000 US BAO GIỜ ”



                            Click image for larger version  Name:	DSC_0333.jpg Views:	278 Size:	41.2 KB ID:	77139




                            Kính gởi chị Nguyễn Thanh Thủy, hội trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH,

                            Đồng kính gởi anh Thanh Phong, ký giả nhật báo Viễn Đông.

                            Trong bài tường trình trên nhật báo Viễn Đông ngày Chủ Nhật 21 tháng 11, 2021, về cuộc họp báo để công bố kết quả của buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 14, quý vị có nhắc đến tên tôi và viết :

                            “Hội không được ông Nam Lộc trao $200 ngàn bao giờ”.

                            Tựa đề nói trên đã vô tình tạo ra sự hiểu lầm. Vì lẽ đó tôi xin trả lời chị Thanh Thuỷ và anh Thanh Phong, đồng thời mong nhật báo Viễn Đông đăng tải lời giải thích của tôi để rộng đường dư luận.

                            1. Tôi không hề nhận bất cứ một đồng tiền nào để giúp đỡ Thương Phế Binh, hoặc để gây quỹ cho Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH.

                            Việc làm duy nhất mà tôi thực hiện trong thời gian qua, là sau khi nhận được sự yêu cầu của nhiều TPB, cùng các thiện nguyện viên từ VN gởi qua, cho biết là :

                            - Vì đại dịch Covid-19, cho nên nhiều vị TPB/VNCH đã không nhận được sự trợ giúp tại hải ngoại như trước kia.

                            Đồng thời họ cũng không thể đi bán vé số hoặc ra đường để kiếm ăn vì lệnh cách ly.

                            2. Bởi lý do trên, cho nên tôi đã quyết định, một mặt đi vận động các nhà hảo tâm, một mặt tái phát động chương trình :

                            “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phế Binh” [/i][/color][/size][/b] (mà tôi là người đã thực hiện từ khi bà cố hội trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn còn sinh tiền).

                            3. Kết quả là tôi đã được :

                            - Ông bà Nguyễn Võ Long ở Virginia, đồng ý giúp đỡ cho 2117 TPB/VNCH, mỗi người $100 US dollars.

                            Số tiền đó đã lên đến hơn $200 ngàn dollars. b]

                            Ông bà Nguyễn Võ Long đã đích thân nhờ các cơ sở chuyển ngân về VN để trao trực tiếp đến tay quý vị TPB tại quê nhà.[/b]

                            4. Ngoài ông bà Nguyễn Võ Long, tôi còn nhận được sự tiếp tay của hơn 400 gia đình người Việt ở khắp nơi trên thế giới, nhận lời bảo trợ từ 1 TPB hoặc nhiều hơn. Và như chủ trương cố hữu của chương trình :b]

                            - “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phế Binh”,[/b] quý vị ân nhân bảo trợ sẽ phải tự nguyện gởi tiền trực tiếp về quê nhà cho các TPB/VNCH.

                            Chúng tôi KHÔNG NHẬN TIỀN CỦA BẤT CỨ AI, cho nên không có trách nhiệm hay tài chánh để trao lại cho cá nhân hay hội đoàn nào cả.

                            https://www.nguoi-viet.com/little-sa...uong-phe-binh/

                            Kính mời quý vị xem lại lời kêu gọi cứu trợ TPB của tôi trong mùa đại dịch, đã được phổ biến trên tờ Người Việt cùng nhiều cơ quan truyền thông khác để tránh mọi sự hiểu lầm:Thành thật cám ơn, kính chúc quý vị một mùa Lễ Tạ Ơn an lành và hạnh phúc.

                            Nam Lộc


                            ------------


                            Báo Viễn Đông Daily



                            Tường trình kết quả Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 14 :

                            ‘Hội không được ông Nam Lộc trao $200,000 bao giờ’


                            Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Hội Trưởng Hội H.O. Cứu Trợ TPB/QP/VNCH phát biểu khai mạc. (Thanh Phong/ Viễn Đông)






                            Click image for larger version  Name:	1thanhthuy.jpg Views:	265 Size:	27.2 KB ID:	77140




                            GARDEN GROVE

                            - Vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy, ngày 20 tháng 11, 2021, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh, Quả Phụ VNCH đã tổ chức cuộc họp báo tại Thư Viện Việt Nam ở Garden Grove để tường trình kết quả tài chánh trong Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh Kỳ thứ 14” tổ chức vào ngày 29 tháng 8 vừa qua tại Westminster Mall.

                            Chiến hữu HQ Đinh Quang Truật điều hợp chương trình.

                            Sau nghi thức chào cờ, ông xin mọi người dành phút mặc niệm để tưởng nhớ Quốc Tổ Hùng Vương, các chiến sĩ QL/VNCH và đồng minh đã hy sinh để bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam và trên toàn thế giới.

                            Đặc biệt tưởng nhớ người chị cả Nguyễn Thị Hạnh Nhơn và cố Đại Tá Nguyễn Hồng Tuyền, người đã tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh tại miền Bắc tiểu bang California.

                            Sau phút mặc niệm, ông Đinh Quang Truật giới thiệu và mời lên bàn chủ tọa :

                            - Ông Nguyễn Dinh (Phó Nội Vụ)

                            - Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (Hội Trưởng)

                            - Ông Trần Xuân Tiên (Phó Ngoại Vụ)

                            - Ông Bùi Đẹp (Tổng Thư Ký)

                            - Bà Nghiêm Thanh Hà (Thủ Quỹ) và niên trưởng Nguyễn Văn Ức (Cố Vấn Hội H.O).

                            Về phía tham dự có một số cơ quan truyền thông :

                            - Niên trưởng Lê Quang Dật và Bùi Trọng Nghĩa (Hội Đồng Quản Trị Đền Đức Thánh Trần),

                            Các chiến hữu :

                            - Shu A Cầu (Võ Bị)

                            - Võ Thanh Hải (mũ đỏ)

                            - Niên trưởng Nhan Hữu Hậu, ông Phạm Gia Đại cùng một số chiến hữu, đồng hương không ghi danh nên ban tổ chức không thể giới thiệu.


                            Niên trưởng Nguyễn Dinh (Phó Nội Vụ) tường trình kết quả tài chánh Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 14. (Thanh Phong/ Viễn Đông)



                            Click image for larger version  Name:	2nguyendinh.jpg Views:	269 Size:	51.1 KB ID:	77141



                            Bà Nguyễn Thanh Thủy ngỏ lời tri ân tất cả quý vị đã sốt sắng hợp tác và giúp đỡ Hội tạo bầu không khí vui tươi, hào hùng đưa đến sự thành công tốt đẹp của Đại Hội. Bà Hội Trưởng nói :

                            - “Nhân lúc cơn đại dịch Covid -19 có vẻ giảm bớt, Hội đã nhanh chóng nghĩ đến việc gây quỹ giúp thương phế binh và quả phụ VNCH dưới hình thức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh như các năm trước.

                            - “ Dù biết còn nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng Hội đã may mắn được sự tiếp tay của các quân binh chủng của QL/VNCH, các tập thể chiến sĩ, các hội đoàn, các em hậu duệ, Tổng Hội Sinh Viên, học sinh thuộc thành phố Garden Grove, cùng sự đóng góp của các ca sĩ, MC, các chuyên viên kỹ thuật và đài truyền hình THVN 24 của Giám Đốc Phạm Hợp và quý cơ quan truyền thông báo chí.

                            - “Vì luôn quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của anh em TPB và QP/ VNCH ở quê nhà, Hội H.O. Cứu Trợ TPB/QP/VNCH vẫn liên tục sinh hoạt đều đặn qua hai lần họp hàng tháng vào đầu tháng và giữa tháng.

                            Cụ thể là vào giữa tháng 3/2020, dù đại dịch Covid bắt đầu lan tỏa, Hội vẫn gửi tiền về giúp anh chị em TPB/QP bằng tiền gây quỹ của các Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 12, và các Đại Nhạc Hội ở Dallas, Texas, Đại Nhạc Hội Xuân tại Bắc Cali.

                            Hội luôn dự phòng tiền để đáp ứng những trường hợp cấp bách của anh em TPB và quả phụ như nằm bệnh viện, tang chế hay hoàn cảnh bị phong tỏa không kiếm sống được.”

                            Sau đó bà nêu những sự cố gắng của Hội để làm sao có ngân khoản gửi cho các TPB/QP/VNCH.

                            May thay năm 2020 có một ân nhân gửi tặng Hội 6 ngàn khẩu trang, Hội bèn in thêm logo của Hội và gửi biếu các gia đình ân nhân.

                            Qua năm 2021 Hội phát hành Đặc San Xuân Tân Sửu và cũng gửi tặng các ân nhân, sau đó nhờ lòng hảo tâm của quý ân nhân Hội đã có một số ngân khoản gửi về giúp anh em TPB/QP/VNCH trong lúc gặp cảnh ngặt nghèo vì dịch bệnh Covid -19.

                            Để có kết quả tường trình đồng hương hôm nay, Hội đã cố gắng làm việc liên tục 3 tháng qua trong lúc vẫn gửi tiền về cho anh em TPB và QP/VNCH nhất là tại Saigon và các vùng bị bão lụt.

                            Thay mặt Ban Điều Hành, bà Thanh Thủy trân trọng cảm tạ một số ân nhân tiêu biểu, trong đó có :

                            - Tổng Hội Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tặng $34,000

                            - Nghị Viên Kimberly Hồ và gia đình thân mẫu nghị viên tặng $20,000

                            - Bác sĩ Michael Đào tặng $16,500

                            - Bác sĩ Nguyễn Thanh Mỹ cùng nhóm hậu duệ ở Tampa Florida tặng $10,000.

                            Ngoài ra, nghị viên Phát Bùi, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali cũng vận động quyên góp được khoảng $20,000.

                            Cuối cùng, bà Hội Trưởng thay mặt anh em TPB,QP/VNCH và Hội H.O xin trân trọng cảm tạ quý đồng hương, quý chiến hữu, quý ân nhân, quý cơ quan truyền thông báo chí đã thể hiện tình nghĩa sâu đậm với các thương phế binh và quả phụ VNCH.

                            Xin kính chúc quý vị và gia đình luôn hạnh phúc và may mắn”.


                            Ông Trần Xuân Tiên (Phó Ngoại Vụ) tường trình cách thức phân phối tiền và gửi tiền cho TPB/QP/VNCH. (Thanh Phong/ Viễn Đông)



                            Click image for larger version  Name:	3tranxuantien.jpg Views:	267 Size:	45.6 KB ID:	77142


                            Sau lời phát biểu của bà Hội Trưởng Nguyễn Thanh Thủy, ông Nguyễn Dinh, Phó Nội Vụ tường trình chi tiết các khoản thu chi trong đại nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 14, chúng tôi xin tóm gọn như sau:

                            Tiền bán vé : $19,618.00

                            Tiền ân nhân đóng góp trong ngày ĐNH: $101,944.89

                            Tiền ân nhân gửi đến Hội: $257,853.12

                            Tiền ân nhân cho qua Credit Card: $12,965.00

                            Tổng cộng thu: $392,381.01

                            Tổng số Chi (Có bảng chi tiết): $153,756.12

                            TỔNG SỐ TIỀN CÒN ĐỂ GỬI CHO TPB.QP là : $238,624.89.

                            Sau đó, ông Phó Ngoại Vụ Trần Xuân Tin tường trình chi tiết về cách thức phân phối tiền và cách gửi tiền về cho anh em TPB.QP/VNCH để chắc chắn tiền đến tận tay anh em TPB và các chị quả phụ. Một thiện nguyện viên là ông Phạm Anh Vũ lên phát biểu về chương trình “Mỗi gia đình một TPB” do ông đề xướng trước đây và được Hội chấp nhận.

                            Theo ông, mỗi gia đình người Việt tại hải ngoại có thể bảo trợ một gia đình TPB hay QP/VNCH.
                            Ông và Hội sẽ cung cấp danh sách TPB/QP để gia đình chọn, và khi đã nhận, gia đình đó có thể gửi tiền giúp đỡ trực tiếp cho TPB hay QP/VNCH mà không cần phải qua Hội.

                            Ông cho biết đã có một số gia đình tại hải ngoại hưởng ứng và ông đã chiếu lên màn ảnh cho thấy tên họ TPB, tình trạng của họ và tên gia đình người Việt bảo trợ. Nếu quý gia đình nào muốn bảo trợ, xin liên lạc với :

                            - Ông Anh Vũ (714)858-7450 hay bà Thanh Thủy (714) 837-5998.

                            Phần còn lại dành cho mọi người đặt câu hỏi để chủ tọa đoàn giải đáp.

                            Chỉ một câu hỏi duy nhất của ông Đặng Kim Thu (Khóa 19 trường Võ Bị Quốc Gia Đalat) hỏi :

                            - “ Sau ngày ĐNH Cám Ơn Anh kỳ 14 vài ngày tôi đọc trong tờ báo Người Việt thấy ông Nam Lộc đăng lên là tự ông Nam Lộc đã vận động được hơn 200 ngàn cho Hội Cứu Trợ TPB.

                            Nãy giờ tôi theo dõi báo cáo tài chánh, tôi không biết trong đó có phần của ông Nam Lộc hay không? Nhờ chủ tọa đoàn giải thích giùm. Xin cám ơn quý vị.”

                            Niên trưởng Đặng Kim Thu đặt câu hỏi với chủ tọa đoàn. (Thanh Phong/ Viễn Đông)


                            Click image for larger version  Name:	4dangkimthu.jpg Views:	270 Size:	62.8 KB ID:	77143



                            Bà Thanh Thủy trả lời :

                            “Từ khi báo Người Việt đăng số tiền 200 ngàn do ông Nam Lộc vận động thì nhiều người đã thắc mắc lắm, hỏi coi Hội mình có nhận được tiền đó không ?

                            Thì tôi chỉ trả lời, việc đó Hội không biết gì hết.

                            Bây giờ tôi muốn nói đây để trả lời chung cho tất cả quý vị ở các nơi muốn tìm hiểu, kể từ ngày mùng 9 tháng 8 năm 2018 ông Nam Lộc trước là Cố Vấn Tổng Quát của Hội đã xin từ nhiệm với hai lý do :

                            - Một là vì vấn đề sức khỏe, hai là bận chuyện gia đình, vì các cháu đã ra trường và mở văn phòng nên ông cần giúp đỡ.

                            Còn 200 ngàn đó chỉ nghe nói trên báo chí thôi chớ từ ngày ông Nam Lộc rời khỏi Hội cũng như đến bây giờ, sau cái vụ $200,000 chưa bao giờ tôi là Hội Trưởng có được nói chuyện với ông Nam Lộc, hoàn toàn không có.

                            Ông Nam Lộc không còn dính dáng đến Hội mà Hội cũng không được ông trao $200,000 bao giờ. Vậy tôi thưa trước báo chí để mọi người biết.”

                            Và buổi họp báo kết thúc

                            Quý đồng hương muốn bảo trợ TPB/QP/VNCH xin gửi chi phiếu về P.O.Box 25554 Santa Ana. CA 92799 hoặc liên lạc với Hội qua số điện thoại: (714) 837-5998 hoặc (714) 371-7967./.


                            Một số người ở lại chụp hình với chủ tọa đoàn. (Thanh Phong/ Viễn Đông)


                            Click image for larger version  Name:	5hoiho.jpg Views:	311 Size:	96.8 KB ID:	77144


                            http://sinhhoatdoisong.blogspot.com/...n-ong-voi.html
                            Last edited by hoalucbinh18; 09-26-2022, 12:07 PM.

                            Comment


                            • Font Size
                              #15

                              THẰNG NHỎ CẦM CÁI LON !



                              Xin gửi đến quý vị cùng đọc với tôi một câu chuyện thương tâm có liên quan đến cuộc đời của một thương phế binh QLVNCH.

                              Thằng bé cầm cái lon đi xin những thức ăn dư thừa của thực khách
                              với lý do (lấy về cho heo ăn) một cách nói để che dấu sự thật, vì trong tâm của thằng bé nó muốn che dấu niềm tủi nhục, nó không muốn mọi người biết những thức ăn dư thừa nó lấy về để nuôi sống Cha Mẹ nó. Bởi vì trong sâu thẩm của tâm hồn nó vẫn có lòng tự trọng, nó không muốn thiên hạ chê cười Ba Mẹ nó.

                              Sau khi tác giả bài viết này đã tìm cách giúp gia đình nó, và ông ta đã có nhận xét :

                              "Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ.

                              Tôi xin cảm ơn cả hai :

                              Người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đã thể hiện tình người trong công việc hết sức cao cả này.




                              Click image for larger version  Name:	4be981e2e05549ca8acc9218d00b6988.jpg Views:	1 Size:	32.1 KB ID:	81103


                              Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực trước quán ăn.

                              Tôi để mắt theo dõi thì hễ thấy thực khách vừa kêu tính tiền thì thằng bé chạy vào nhìn vào những cái tô, nếu còn thức ăn dư mứa thì nó vội vã trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp. Khi cái lon gần đầy thì nó biến mất, chập sau thấy nó lại có mặt thập thò trước quán tiếp tục.

                              Bàn tôi ngồi thì đứa bé không bao giờ quan tâm tới, vì mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly xây chừng vì tôi cũng nghèo cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà phê đen như một cái thú hay một cái tật không bỏ được.

                              Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen được và tìm hiểu chút ít về hoàn cảnh gia đình của đứa bé.

                              Tôi cố tình làm quen với thằng bé nhờ hôm ấy trời mưa, thằng bé đứng nép vào trong quán. Thằng bé đứng nép vào ngày càng sâu hơn trong quán vì mưa ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửa thước. Tôi vói tay kéo nó ngồi xuống bàn và hỏi nó có thích uống cà phê không ?

                              Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống.

                              Tôi hỏi nó làm gì ngày nào cũng ra đây ? và hiện sống với ai ? Thằng bé như đoán được rằng :

                              - Tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng :

                              – “Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa còn Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…”

                              Tôi hỏi tiếp :

                              – “Còn con có đi học không ?”

                              Thằng bé nói :

                              – “Con không có đi học… con ở nhà phụ với má nuôi heo…”…

                              Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn nầy.

                              Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không còn đứng lúp ló ngoài cửa quán nữa.

                              Và nhờ tánh tình hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm.

                              Có lần thằng bé hỏi tôi :

                              – “Chú làm nghề gì vậy hả chú?”

                              Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là :

                              - ” Chú đang làm thinh”.


                              Click image for larger version  Name:	d0f0cc674f824b64aba40573013220e9.jpg Views:	1 Size:	25.6 KB ID:	81105


                              Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đã định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà phê hai bữa cơm độn qua ngày.

                              Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đã bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không còn ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cữ sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chỗ ngồi mà không bữa nào vắng tôi.

                              Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết vì nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang dấu diếm điều gì. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy nó lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ.

                              Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đình 3 người ở thì chỗ đâu mà nuôi heo.

                              Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc thì thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều.

                              Đợi thằng bé đi khuất tôi lò mò đến nơi mà hồi nẫy nó vào. Đến đó mới nhìn rõ thì thật ra đâu có phải là nhà, một lõm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống. Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi.

                              Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, thì nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào…. Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện trước mắt tôi.



                              Click image for larger version  Name:	0541.jpg?w=1080&ssl=1.jpg Views:	1 Size:	33.7 KB ID:	81106


                              Người đàn ông hốc hác cụt hai giò tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén…

                              Từ đó, tôi hiểu rõ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tảo tần nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót. Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui.

                              Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn cảnh bi thương của gia đình thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn.

                              Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nhìn tôi vì nó đã biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết.

                              Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xa. Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn gì sau này nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm. Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó.

                              Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ thì bị bệnh gan nặng bụng phình trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da thì vàng mét như nghệ. Thằng bé là lao động chánh trong gia đình, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh mì cơm gạo về nuôi cha mẹ.



                              Click image for larger version

Name:	image_21683.jpg
Views:	590
Size:	9.8 KB
ID:	81104


                              Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sang Úc.

                              Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không còn cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa. Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá.

                              Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lao đao không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút tình phương xa.

                              Mấy năm sau tôi về thăm gia đình, tôi có ghé tìm thằng bé thì nó không còn lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rõ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúp gia đình nó. Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết !

                              Tôi ghé vội qua nhà thằng bé thì mới hay mẹ nó đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Chỉ còn chèo queo một mình ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm thì mới biết nó đã xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha.


                              Click image for larger version  Name:	0542.jpg?w=1080&ssl=1.jpg Views:	1 Size:	22.4 KB ID:	81107



                              Chúa nhật tôi tới tìm thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đã cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa vì phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đình nó.

                              Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lãnh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ.

                              Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt vì chịu không nỗi.

                              Thằng Tuất vừa khóc vừa nói :

                              “Sao ai cũng tốt với gia đình con hết đó, nhưng vì con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia dình con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh mì trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lỗi ”.

                              Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước. Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói :

                              “Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé “…

                              Đời nầy cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất.

                              Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây.






                              Không biết phải giúp gia đình nó như thế nào, tôi chụp hình ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lãng trụ sở ở Sydney.

                              Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đỡ gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông còn có người nhớ đến.

                              Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ. Tôi xin cảm ơn cả hai :

                              Người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đã thể hiện tình người trong công việc hết sức cao cả này.

                              Minh Tạo

                              https://viettudomunich.org/2021/04/1...o-cam-cai-lon/

                              Comment

                              Working...
                              X