Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tướng mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm thiện ác của người đó

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tướng mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm thiện ác của người đó

    Tướng mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm thiện ác của người đó

    "Tướng do tâm sinh" là quan niệm trong văn hóa Thần truyền, cả trong Phật giáo lẫn Đạo giáo. "Tướng" là bề mặt, là biểu hiện bên ngoài; "tâm" là hoạt động bên trong; "tướng" là hư cấu bất thực, ở trạng thái bị động, là phản ánh ra ngoài của "tâm"; "tâm" như thế nào thì "tướng" như thế nấy; "tướng" là tuỳ theo "tâm" biến hoá mà biến hoá theo, cũng gọi là "cảnh tuỳ tâm chuyển", "tướng tuỳ tâm sinh".
    Cũng có thể coi "tâm" là nhân của "tướng", "tướng" là quả của "tâm".
    Tướng mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm của người đó. (Ảnh minh họa)
    Về mặt khoa học, Đông y cổ đại, sinh lý học hiện đại và tâm lý học đã phân tích đạo lý "tướng do tâm sinh" này rất đơn giản. Tướng mạo của một người là sự kết hợp giữa "hình" và "thần".

    Hình là dung mạo có từ khi sinh ra. Thần thái quyết định do quá trình tu dưỡng. Từng ý niệm thể hiện trong sinh hoạt thường ngày của mỗi người, qua năm tháng đều ngưng tụ trên gương mặt của họ, gọi là "những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài" (hữu chư nội tất hình chư ngoại).

    Tâm niệm nảy sinh sẽ tác động đến thân thể, nếu tâm bình hòa, yên tĩnh, lòng sẽ thanh thản bao dung, quang minh chính đại, thì khí huyết hài hòa, ngũ tạng yên định, thân thể sẽ khỏe mạnh, nét mặt nhờ đó bình ổn, thần sắc sáng sủa, khiến cho người khác nhìn vào cũng cảm thấy dễ chịu, thoải mái, vì vậy mà việc giao tiếp sẽ thân thiện, vui vẻ hơn.

    Tuân Tử cho rằng: "Tướng hình không bằng tướng tâm, luận tâm không bằng luận đức". Trong cuốn sách tướng thuật ảnh hưởng nhất thời cổ đại "Thái thanh thần giám" bàn về đức như sau: "Lấy đức làm đầu, biểu hiện trong hành động" (vi đức chi tiên, vi hành chi biểu), "Đức có trước hình, hình có sau đức" (đức tại hình tiên, hình cư đức hậu), "Bỏ ác theo thiện, trừ nạn tránh hung" (khứ ứa tùng Thiện, tiêu tai tị hung).

    Từ tướng biết tâm, từ tâm biết mệnh

    Khuôn mặt đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ sự bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt đẹp đến từ nết dịu dàng lương thiện. Đến tuổi trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.
    Xinh đẹp cũng là do phúc báo, Phúc báo nào cũng đều có căn nguyên của nó. (Ảnh minh họa)
    Tướng mạo không phải lúc sinh ra là cố định, mà là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Nửa đời trước là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói rằng, sau khi đến tuổi trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.

    Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tỏa ra một loại hào quang, thần thái toát lên vẻ an hòa, tự tại khiến cho người gặp gỡ thấy thoải mái ngay cả khi chưa nói chuyện. Mà người sống ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí là thật xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, càng tiếp xúc càng thấy tuy khuôn mặt dẫu đẹp nhưng cũng không có cảm tình.

    Làm việc thiện hay ác đều hiển hiện trên tướng mạo
    Xưa có hai anh xem sinh đôi là Cao Hiếu Tiêu và Cao Hiếu Tích, cử chỉ lời nói và tài trí thông minh đều giống nhau như chỉ là một người. Đạo sĩ Trần Hi Di sau khi xem tướng mạo hai người, nói: "Hai người các ngươi có lông mày xanh và đôi mắt đẹp đều là người có trong danh sách đỗ đạt. Huống hồ ánh mắt các ngươi bây giờ màu sắc rực rỡ, tất sẽ đỗ đạt cao".

    Đến kỳ thi Hương, hai anh em liền cùng nhau vào Kinh thành, sống nhờ tại nhà một người thân thích. Hàng xóm có một quả phụ trẻ tuổi xinh đẹp. Cao Hiếu Tiêu một lòng dốc lòng để học hành, tâm không động. Cao Hiếu Tích không cầm lòng được, nên tư thông cùng thiếu phụ kia. Sau đó bị người khác phát giác, quả phụ xấu hổ quá nhảy sông tự vẫn.

    Kỳ thi mùa thu kết thúc, Trần Hi Di nhìn hai người họ, kinh ngạc nói:"Tướng mạo hai anh em các người thay đổi rất lớn. Lông mày Hiếu Tiêu màu tím, ánh mắt sáng ngời, nhất định là đỗ cao. Mà lông mày Hiếu Tích có thay đổi, hai con ngươi phù, sống mũi ngắn mà đen, thần sắc chán nản tiều tụy, khí lạnh mà tán, đây nhất định là do làm tổn hại đạo đức mà khiến tướng mạo thay đổi. Cuộc thi này chẳng những không đậu, ngược lại có dấu hiệu chết sớm".

    Sau khi yết bảng, Cao Hiếu Tích thi rớt, hậm hực mà chết. Cao Hiếu Tiêu trở thành quan lớn, thanh danh hiển hách, con cháu đông đúc.

    Trần Hi Di bởi vậy cảm thán: "Nhìn ra tướng mạo một người là dễ dàng! Nhưng vận mệnh một người lại không dễ mà đoán chuẩn xác được, bởi vì mệnh là trời định, tướng do hành vi của con người tạo nên. Nếu có thể thuận theo Thiên ý, hòa hợp sự việc với người, ắt đời đời hưng vượng. Đây gọi là phúc hoạ vô môn, duy nhân tự triệu (phúc họa không có cửa, đều do người triệu mời)".

    Tướng do tâm sinh, cảnh tuỳ tâm chuyển
    Một buổi sáng tôi đi qua công viên gần nhà và nhìn thấy những người ngồi thiền định. Sớm đầu hạ trong veo, mặt hồ ngát hương sen, mùi hoa chớm nở và còn đẫm hơi sương khiến không gian dịu ngọt, thuần khiết. Tôi nhìn thấy một cô gái thiền định, dáng vẻ cô có gì đó tựa như loài hoa của mùa hè.
    Cô gái đang tập một bài thiền của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh minh họa)
    Tôi không biết bằng cách nào và vì sao cô ấy có vẻ đẹp khiến cho tôi xúc động mạnh như thế. Đó không phải vẻ đẹp của dung nhan kiều diễm. Cô gái ngồi thiền định, mắt nhắm khẽ. Nhưng gương mặt và cả thế ngồi toả ra ánh sáng của nội tâm, khiến cho cô như ngồi trong một đài sen, và chính cô lại toả ra ánh sáng của tinh thần, thứ ánh sáng mà tôi biết là không thể dùng son phấn nào mà trang điểm được.

    Về sau, tôi biết được rằng, lúc đó cô đang tập một bài thiền của Phật gia, và thứ ánh sáng lạ lùng khiến cho tôi tĩnh lặng không thốt nên lời khi gặp cô buổi ấy là bởi cô đã không ngừng tu dưỡng bản thân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Chân thành, thiện lương và dung nhẫn trong mọi hoàn cảnh, với bất cứ ai cô gặp.

    "Người ta là hoa đất", con người là tinh hoa của Trời Đất, tự trong sinh mệnh đã đồng hoá với đặc tính Chân- Thiện-Nhẫn của vũ trụ, khi sinh ra vốn đã tiếp nhận cái linh khí thuần khiết của đất trời. Người xưa dạy rằng, hành thiện có thể thay đổi số mệnh, cũng có thế thay đổi tướng mạo của mỗi người. Bất luận phúc báo nào đều là có căn nguyên nhân quả tất nhiên của nó, giống như tài phú sẽ đến từ việc siêng năng làm từ thiện, sự tôn quý đến từ sự khiêm nhường, dung mạo xinh đẹp sẽ đến từ tính ôn hòa thuần thiện.
Working...
X