Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tài liệu mật về việc an táng hai Ông Ngô-Đình-Diệm và Ngô-Đình-Nhu

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tài liệu mật về việc an táng hai Ông Ngô-Đình-Diệm và Ngô-Đình-Nhu

    Nghĩa trang rộng khoảng 7,5 hecta và được coi là nơi an nghỉ của giới ‘quý tộc’ Sài Gòn trước khi thành phố đổi tên, nơi đây nhiều nhân vật nổi tiếng một thời như Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại tướng Lê Văn Tỵ “đã từng” yên nghỉ, tôi dùng chữ “đã từng” vì tưởng như thế là yên thân với ‘mồ yên mả đẹp’ nhưng có ai ngờ lại phải bốc mộ đi dời để biến nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi thành công viên Lê Văn Tám ngày nay.

    Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, còn được gọi qua tên Đất thánh Tây, là một khu đất bao bọc bởi bức tường vôi màu vàng cũ kỹ nằm ngay giữa trung tâm sầm uất của Sài Gòn xưa. Vì là nghĩa trang của giới quý tộc nên một khoảnh đất nhỏ trong Mạc Đĩnh Chi có giá bằng cả một gia tài của một người sống giữa đất Sài Gòn.
    Mộ bia tại đây thường là những tấm đá cẩm thạch, đá hoa cương bóng lộn với dòng chữ R.I.P (rest in peace), có những câu đậm mùi triết lý “Hãy nhớ mình là cát bụi và sẽ trở về với cát bụi” hoặc “Người sẽ chết tưởng nhớ người đã chết”… Nghĩa tử là nghĩa tận, ‘người sẽ chết’ đã lo cho ‘người đã chết’ bằng những mộ phần hào nhoáng

    Sau khi bị lực lượng đảo chính giết vào tháng 11/1963, hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Áo quan của ông hình hộp, áo quan của ông Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích, người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Diệm, còn chiếc hạng vừa dành cho ông Nhu.
    Mộ hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu khá đặc biệt, chỉ có tấm đan bê tông đặt bên trên cao hơn mặt đất vài chục phân. Suốt từng ấy năm cho đến 1975, hai ngôi mộ nằm lọt thỏm, đìu hiu giữa nghĩa trang bộn bề những ngôi mộ kiên cố, những kẻ cơ hội quay lưng với gia đình họ Ngô đã đành, những người thân cũng ngại đến thăm viếng vì sợ chính quyền thời đó dòm ngó. Năm 1964, bà Phạm Thị Thân, thân mẫu của hai ông mất, đám tang thậm chí còn không người đưa tiễn!



    Hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu được chôn trong kim tĩnh (hộp bê tông dày và kín) rất khô ráo. Khi cải lên, thi thể của cả hai chỉ khô lại chứ không tan rữa, vẫn có thể nhận ra từng người. Đầu hai người đều quấn băng trắng in dấu máu đen từ những vết thương trước khi chết. Khi băng được mở, vết máu vẫn còn cứng. Sau gáy ông Nhu có một vết thương khá lớn, có thể do va đập.

    Trong thời gian di dời, có một người phụ nữ tên là Hạnh từ Huế vào, xưng là cháu, nhận thi hài hai ông Diệm-Nhu và được đem đi cải táng tại nghĩa trang Lái Thiêu (Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương). Mộ ông Ngô Đình Cẩn (được chôn tại nghĩa trang sân bay Tân Sơn Nhất sau khi bị xử bắn vào năm 1965), và mộ bà thân mẫu Phạm Thị Thân cũng được quy tụ về Lái thiêu.
    Trong khu đất rộng hàng nghìn hecta với những rặng cây lớn xanh và mát, mộ gia đình họ Ngô nằm cùng một dãy. Mộ bà Luxia Phạm Thị Thân nằm ở giữa, mộ hai ông Diệm, Nhu hai bên nhưng trên bia chỉ khắc Gioan Baotixita Huynh (ông anh) và Giacobe Đệ (ông em). Cách mộ ông Nhu một quãng là mộ ông Cẩn, trên bia có khắc Jean Baptiste Cẩn.


    Tại Mạc Đĩnh Chi, ngoài mộ hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu còn có mộ thân phụ của các ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, một số tướng lĩnh cao nhất, dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, cùng hàng nghìn nhân vật tên tuổi trong chính quyền. Trước năm 1975, một số người vì muốn thân nhân đã khuất được danh giá, bản thân được chút tiếng tăm, phải cố chạy chọt giành lấy một khoảnh đất trong Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.
    Những hình ảng quý hiếm về tài liệu “mật” an táng hai Ông :

  • Font Size
    #2
    nếu còn ngô đình diệm thì việt nam đâu có rớt vô tay cộng sãn một cách dễ dàng như vậy...

    Comment

    Working...
    X