Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hiểu biết đúng về 3 huyệt vị để phòng ngừa và trị bệnh cảm mạo

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Hiểu biết đúng về 3 huyệt vị để phòng ngừa và trị bệnh cảm mạo


    Tại sao có người rất dể bị cảm, nhưng người khác lại chẳng mấy khi mắc bệnh này?

    Nói về những biểu hiện của tình trạng của bệnh cảm mạo, cảm cúm thì có lẽ ai cũng đã từng bị ít nhất một lần trong đời, bởi vì nó là những biểu hiện thường xảy ra trên khắp thế giới, phổ biến đến nỗi thuốc trị cảm mạo được quảng cáo khắp nơi và ai cũng có thể mua được một cách dễ dàng tại bất cứ hiệu thuốc Tây nào. Vấn đề là, có những người rất thường xuyên bị cảm với các biểu hiện thông thường như như mũi sụt sịt, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, đầu óc không thông, tinh thần cũng chẳng mấy thoải mái chút nào. Ngược lại, cũng có những người dù có đi trời mưa, chẳng may mặc áo phong phanh khi trời lạnh, hoặc đang đi trời nắng gặp phải cơn mưa rào... thì họ cũng chẳng mấy khi bị cảm.

    Đây là vấn đề mà chúng ta cần phải làm rõ để biết nguyên nhân sự khác biệt đó là do đâu mà ra, và quan trọng nhất là tìm cách giúp cơ thể tránh khỏi những lần bị cảm mạo không đáng có, lgây cản trở cuộc sống bình thường của chúng ta.

    Chắc không nói bạn cũng vẫn nhận thấy một điều rất rõ ràng là người có cơ địa yếu hay bị trúng cảm, còn người khoẻ thì lại không thấy có. Vậy thế nào là người yếu và là người khoẻ? Có rất nhiều tiêu chuẩn cho việc nhận định như thế nào là yếu và khoẻ nếu chúng ta dùng các thông số trong kết quả xét nghiệm máu, hoặc dùng những bảng trắc nghiệm tâm lý để biết mức độ stress hoặc hạnh phúc của bạn đang ở đâu... Có nhiều và rất rất nhiều các chỉ tiêu như vậy được nêu ra trong nền y học của thế kỷ 21 này. Nhưng, mọi thứ lại trở nên rất đơn giản nếu chúng ta dùng cách nhìn nhận của y học truyền thống về cơ thể khoẻ mạnh và cơ thể yếu đuối.

    Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái = Khoẻ/ Khí huyết trì trệ, tinh thần bất ổn = Yếu.
    • Lưu thông = liên tục chảy với tốc độ vừa phải, giống như dòng sông chảy đều đều, đem phù sa, dinh dưỡng bồi đắp cho cây cối ở hai bên sông, cũng như tạo ra hệ sinh thái động thực vật phong phú
    • Thoải mái = là cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng, thông thoáng, tươi tắn, vui vẻ, hoạt bát mà mỗi người cảm thấy trong người
    • Trì trệ = bị cản trở, bị ứ trệ giống như những nút giao thông hay bị tắc đường, mọi người di chuyển thật vất vả, vừa tốn xăng, vừa tốn thời gian, hiệu quả lại kém
    • Bất ổn = cảm giác bồn chồn, lo lắng quá mức, suy nghĩ không thể dừng lại, bực bội, ức chế mà mỗi người cảm thấy trong tâm trí mình
    Từ những hiểu biết rõ ràng trên đây, mỗi người chúng ta đã có thể phần nào hình dung ra được cách chúng ta sẽ làm gì với cơ thể mình để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe do bị cảm mạo gây ra. Chúng ta phải làm như thế nào đế giúp cho các kinh mạch trong cơ thể phải lưu thông tốt hơn kèm với đó là không quên tìm cách tạo ra sự thoải mái cho tâm trí, tinh thần, cảm xúc càng nhiều càng tốt.

    Kinh mạch vùng đầu mặt khi bị tắc sẽ dễ gây ra cảm mạo
    Trong cơ thể người, vùng đầu ở cao nhất, chứa các hốc, các khe, các lỗ, đó chính là nơi mà tự bẩm sinh chúng ta có sở hửu các bộ phận cảm giác của con người đó là 2 hốc mắt, 2 lỗ tai, 2 lỗi mũi, 1 miệng. Những nơi này rất dễ bị gió (phong) tác động xấu tốt đến các chức năng, vì phong thường mang theo hơi lạnh, hơi nóng đi kèm, vì vậy sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mà dân gian thường nói "trúng gió, trúng phong" là như vậy.
    Khi gió
    • Vào mũi thì làm chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau nhức mũi, sưng mũi, hắt hơi.
    • Vào tai thì bị nhức tai, nhức óc, ù tai.
    • Vào mắt thì gây chảy nước mắt, nhức mắt, giật giật mắt, sưng mắt.
    • Vào miệng thì gây viêm họng, gây ho, gây đờm, đắng miệng, chán ăn
    • Vào da thịt thì gây nhức mỏi, ê ẩm, ngại vận động
    Rõ ràng đây là những biểu hiện có liên quan đến chứng cảm mạo. Ngoài ra, vùng ở đầu còn chứa não bộ, tức hệ thống thần kinh trung ương là nơi thực hiện vai trò thu thập và phân tích toàn bộ những thông tin mà cơ thể tiếp nhận trong môi trường để đưa ra phản xạ kịp thời. Nhưng thông tin mà não nhận được phần lớn do thông qua các giác quan như mắt, mũi, tai, lưỡi, da, vì thế mà nếu những bộ phận này bị ảnh hưởng thì sẽ truyền đi những tín hiệu rối loạn về não, làm cho não cũng bị rối loạn theo, không biết xử lý thế nào cho đúng. Hậu quả là chúng ta có những biểu hiện cảm mạo toàn thân như sợ gió, sợ lạnh, gai rét, nổi da gà, sốt, nhức người, uể oải, mệt mỏi, chán nản, mặt tái nhợt.

    Sử dụng các huyệt đạo là cách tốt và có tác dụng 2 trong 1

    Sử dụng huyệt đạo qua những kỹ thuật như xoa, bóp, chà xát, gõ sẽ mang lại những hiệu quả tốt rất bất ngờ bởi vì các huyệt đạo có rất nhiều chức năng tác đông thẳng vào cơ thể và tinh thần. Huyệt đạo không chỉ giúp làm mềm cơ, nóng người lên mà còn giúp cho bạn cảm thấy được đỡ đau ở chỗ này hay đỡ nhức ở chỗ kia.

    Huyệt đạo còn có chức năng giúp cải thiện về tinh thần, làm bạn thấy khoẻ khoắn, vui vẻ bởi do tác động thông qua não bộ, vừa giúp phục hồi sức khoẻ vừa giúp ngăn chặn sự tái phát bệnh về sau.

    Hãy cùng khám phá 3 huyệt đạo thú vị giúp bạn cải thiện tận gốc vấn đề bị trúng cảm. Nếu bạn có thời gian để thực hiện các động tác một cách thường xuyên, đều đặn thì gần như chắc chắn bạn sẽ có thể chia tay vĩnh viễn những lần bị trúng cảm, trúng gió từ nay về sau. Đừng để cho cơ thể phải chịu đựng sự mệt mỏi, đau nhức bởi vì bạn hoàn toàn có thể làm chủ được điều này bằng cách học thêm một số kỹ năng sử dụng huyệt đạo được chia sẻ với bạn sau đây.

    1/ Huyệt Phong phủ
    Vị trí: chỗ lõm sau gáy
    Tác dụng phòng ngừa, trị cảm mạo:
    • Đây là nơi gió (phong tà) hội tụ trước khi xâm nhập vào cơ thể, và khi hắt hơi chính là phản ứng chống lại sự xâm nhập này.
    • Sắp hoặc sau khi hắt hơi, dùng tay chà xát mạnh vào huyệt Phong phủ cho đến khi thấy nóng lên sẽ giúp cơ thể kháng cự và đẩy lùi gió lạnh ra ngoài khi mới bị xâm nhập.

    Chà xát huyệt Phong phủ để đẩy lùi phong hàn khi mới vào cơ thể

    2/ Huyệt Đại chuỳ
    Vị trí: gồ lên cao nhất ở chân cổ, dưới mỏm gai đốt sống cổ C7
    Tác dụng phòng ngừa, trị cảm mạo:
    • Chà xát huyệt Đại chuỳ để điều động dương khí.
    • Vùng huyệt này là nơi hội tụ dương khí, nên huyệt này chính là nơi phong hàn dễ xâm nhập nhất. Thường được dùng để chữa trị mọi trường hợp bị mất cân bằng âm dương.
    • Nếu chà xát huyệt này có thểtăng cường được dương khí của các đường kinh dương để xua tan hàn khí và trị cảm mạo hiệu quả.

    Huyệt Đại chùy giúp huy động Dương khí, giúp xua đuổi phong hàn ra khỏi cơ thể

    3/ Huyệt Nhân trung
    Vị trí: rãnh giữa nhân trung
    Tác dụng phòng ngừa, trị cảm mạo:
    • Chà xát huyệt Nhân trung để tăng cường sức đề kháng.
    • Nếu làm nóng huyệt này sẽ giúp duy trì dương khí mạnh mẽ, dồi dào, như thế sẽ làm cho quá trình đẩy hàn khí ra ngoài cơ thể sẽ diễn ra liên tục và dứt điểm.

    Chà xát nóng huyệt Nhân trung sẽ giúp duy trì dương khí

    3 bước giúp phòng và trị cảm mạo rất hiệu quả
Working...
X