Announcement

Collapse
No announcement yet.

Việt Nam Cộng Hòa Quốc sách dinh điền

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Việt Nam Cộng Hòa Quốc sách dinh điền

    Click image for larger version  Name:	KhuDinhDien3.jpg Views:	5 Size:	30.1 KB ID:	48132

    LTG. Bài này là tư liệu của tác giả trong giáo trình cư trú nông thôn tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975

    Năm 1957, sau khi đi thị sát miền rừng núi cao nguyên và vùng sình lày bỏ hoang trên đồng bằng Cửu Long, Tổng Thống Diệm quyết định hoạch định chính sách dinh điền để tiếp tục công cuộc doanh điền (mở rộng thêm ruộng) và tiếp tục chính sách đồn điền của triều Nguyễn.

    Sắc lệnh số 103 TTP ngày 23 tháng 4 năm 1957 và nghị định số 1502 và 1503 TTP ngày 25 tháng 9 năm 1957 thiết lập bốn vùng dinh điền cao nguyên trung phần, Đồng Tháp Mười, Ba Xuyên và Cái Sắn. Chính sách dinh điền đươc nâng lên hàng quốc sách được điều hành bởi Phủ Tổng Ủy Dinh Điền, tiếp nối chính sách cư dân tỵ nạn sau hiệp định Genève.

    Mục đích

    Ngày quốc khánh song thất (7-7-1958), trong thông điệp gởi đồng bào, TT Diệm nói rõ mục đích chính sách dinh điền: " Võ trang vật chất cho dân theo đúng chính sách thăng tiến cần lao, đồng tiến xã hội. Chính phủ chủ trương hữu sản hóa dân vô sản, trái với chủ trương của cộng sản là vô sản hóa nhân dân. Chính phủ chủ trương mỗi người dân được làm chủ một tư sản cơ bản cụ thể cho đời sống tự do cho mình và gia đình đồng thời là cái vốn để tiến tới một đời sống mới ngày thêm sung túc". Ngoài ra, chính sách dinh điền còn theo đuổi các mục đích sau:

    - Mở rộng đất canh tác trên những cánh đồng bỏ hoang vì chiến tranh, khẩn hoang vùng đất phèn sình lày, miền Đồng Tháp, khai phá lau lác, rừng sát miền Hậu Giang, phá rừng làm rẫy và trồng cây kỹ nghệ miền Đông và cao nguyên...
    - Định cư các đồng bào vô sản địa phương, binh sĩ giải ngũ, đồng bào nghèo miền Trung đi tìm một tương lai sáng lạn hơn;
    - Gia tăng sản xuất lúa gạo để xuất cảng;
    -Quy dân thành những xã lớn cho tiện thiết lập các cơ sở cộng đồng (trường học, bệnh xá...) cải tiến dân sinh (1).

    Thực hiện

    Tại mỗi vùng dinh điền, các địa điểm dinh điền được tuần tự thành lập theo cách "vết dầu loang" đã được nhà Nguyễn áp dụng trước đây. Sự hình thành địa điểm dinh điền trải qua nhiều giai đoạn. Khởi đầu, Phủ Tổng Ủy Dinh Điền lo các công việc chính sau với sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chánh của chính phủ :
    - điều nghiên địa thế của khu cư trú đối với hệ thống giao thông, dẫn thủy, đặc tính thổ nhưỡng khả canh;
    -trù liệu đồ án: phân lô đất canh tác và đất dựng nhà vườn, phác họa đường xá, vị trí các cơ sở cộng đồng (trường học, bệnh xá, chợ, trụ sở ban quản trị, chùa hoặc thánh đường, ước tính phí tổn ngân sách...
    -kế hoạch cư dân: trợ cấp cất nhà, ngưu canh điền khí, gạo đủ ăn từ 5 đến 9 tháng;
    - vận động di dân và lập danh sách các gia đình xin định cư; theo nguyên tắc, mỗi gia đình phải gồm có một đàn ông và hai người trưởng thành khỏe mạnh để có thể canh tác đất cấp phát (3 đến 5 Ha) và thu ngắn thời gian lệ thuộc chính phủ;
    - chuyên chở di dân đến địa điểm dinh điền;
    - định cư : chia lô đất (cất nhà, làm ruộng hay rãy), tổ chức cất nhà, cơ sở cộng đồng, tôn giáo, cấp bằng khoán, hướng dẫn canh tác, đào kênh, xẻ mương, đào đìa cá...

    Trợ cấp của chính phủ

    Mỗi địa điểm dinh điền gồm độ 200 gia đình (khoảng 1000 người), chính phủ dự trù hai loại trợ cấp : trợ cấp trực tiếp cho mỗi cá nhân và trợ cấp xây dựng địa điểm.
    Trợ cấp trực tiếp cho mỗi cá nhân thành niên.


    Tiền trợ cấp xây dựng cơ sở cộng đồng dự chi cho một địa điểm dinh điền 200 gia đình gồm khoảng 2000 người.



    Trước khi dân đến định cư, Quốc Gia nông cụ cơ giới cuộc đến khai hoang và cày bừa. Cơ quan này được trang bị 234 máy kéo, 168 máy ủi, 393 máy cày bừa. Trong trường hợp một địa điểm dinh điền gặp khó khăn như mất mùa, cây khó mọc vì đất xấu... chính phủ viện trợ thêm cho ngân sách và gia tăng thêm thời hạn trợ cấp cho tới 12 hay 18 tháng với mục đích giúp dân tự túc và hội nhập mau chóng vào môi sinh mới.

    Quản trị hành chánh

    Mỗi địa điểm dinh điền dặt dưới sự điều khiển của một ban quản trị gồm 5 người: chủ tịch địa điểm, thư ký, y tá, bà mụ, ủy viên canh nông. Năm địa điểm dinh điền nằm gần nhau sẽ trở thành một tiểu khu dinh điền đặt dưới quyền một sĩ quan quân đội với hai phụ tá lo về kỹ thuật máy móc nông cụ. Một khi đã tự túc được, địa điễm sẽ mất quy chế dinh điền và trở thành một ấp hay xã.

    Thành quả

    Năm 1963, theo tài liệu của phủ Tổng Ủy Dinh Điền, các địa điểm dinh điền đã canh tác 119 788 Ha ruộng, trồng 28 678 Ha cây cao su, 1 208 Ha cây cacao, kenaf và cây sơn. Chính phủ đã làm được 1313 cây số đường lộ nối với hệ thống giao thông cũ, đào 66 giếng nước đào tay và 970 giếng đào máy, xẻ 37 cây số kênh đào, bắc 1678m cầu, dựng 25 990 căn nhà, 14 kho chứa đồ, 26 trạm y tế và hộ sanh, 37 trường học.
    Từ năm 1957 đến năm chấm dứt chính sách dinh điền (1963), tổng cộng chính phủ đã thành lập 192 địa điểm dinh điền, định cư 50 931 gia đình (khoảng 289 790 người).




    Bảng phân phối số địa điểm dinh điền theo vùng và tỉnh năm 1963


    Bảng phân tích quê quán, tuổi, tín ngưỡng và nghề nghiệp của 289 720 dân định cư tại dinh điền.


    Các bảng thống kê trên cho chúng ta những nhận xét sau.

    - Từ 1961, số di dân và địa điểm dinh điền giảm dần vì chính phủ ưu tiên cho chính sách ấp chiến lược,
    -Trên tổng số dân dinh điền, gốc ở miền trung chiếm 61% tổng số, làm nghề nông 93,2% .
    Để có một cái nhìn chi tiết về chính sách dinh điền, chúng tôi mô tả sự định cư ở hai địa điểm dinh điền Cái Sắn và Tư Hiền mà chúng tôi có dịp tìm hiểu tại chỗ.

    A. Dinh điền Cái Sắn

    Tháng 3 năm 1958, Phủ Tổng Ủy Dinh Điền nhận đơn xin định cư ở dinh điền Cái Sắn 2 nằm trong tỉnh Kiên Giang. Địa điểm dinh điền rộng khoảng 4000 Ha gồm 1515 Ha ruộng truất hữu do luật cải cách điền địa số 57, diện tích còn lại là ruộng của chính phủ mua lại của điền chủ pháp theo thỏa ước Việt-Pháp ký năm 1956.
    Rút được kinh nghiệm và thành công của khu định cư tỵ nạn Cái Sắn 1, dinh điền Cái Sắn 2 dập theo đồ án chia lô của Cái Sắn 1. Đất dinh điền được chia thành 1304 lô, mỗi lô rộng 3Ha, phân chia như sau:
    -276 lô nằm đầu kênh cạnh tỉnh lộ dành cho các chủ điền bị truất hữu
    -28 lô dùng để xây cơ sở cộng đồng: công sở, trường học, nhà hộ sanh, giáo đường...
    -1000 lô còn lại phát cho 1000 gia đình (đa số là người tỵ nạn gốc Bùi Chu, Nam Định).
    Cái Sắn 2 chia thành hai xứ đạo, thánh đường do tín đồ góp công xây cất.
    Hình thức cư trú giống như Cái Sắn 1. Nhà nhìn ra kênh, ruộng sau nhà, lô này nằm sát lô kia chạy dài hai bên bờ hai kênh mới đào xong. Kênh số 7 dài 11,2 cây số, rộng 9m, sâu 2m, tập trung 441 gia đình. Kênh số 8 dài 10,7 cây số tụ tập 559 gia đình. Hai kênh này nối với hai kênh chính Cái Sắn, Chương Bàu, nằm cách nhau 2000m.
    Trước khi di dân đến, Quốc Gia Nông Giới Cuộc đã cho cày bừa đất sẵn sàng chờ vụ mùa tới.
    Sau khi đã chọn lô đất, mỗi gia đình nhận được một sườn nhà, một tam bản, mùng mền chiếu, hạt giống, gạo đủ ăn trong 3 tháng...
    Nhờ kinh nghiệm của Cái Sắn 1, sự ổn định định cư chỉ kéo dài 6 tháng. Cuối năm 1958, dinh điền Cái Sắn 2 được sát nhập vào xã Thạnh Đông tỉnh Kiên Giang.
    Địa Điểm dinh điền Cái Sắn 3. Sau thành công của Cái Sắn 2, Tổng Ủy Dinh Điền cho thành lập dinh điền Cái Sắn 3 nằm kế bên Cái Sắn 2 với dự tính:
    - định cư 1500 gia đình khoảng 75 000 người,
    - gia cư và ruộng vườn chạy dài dọc theo 3 kênh đào (số 6, 9, 10) trên một diện tích 12 000Ha.
    Xây dựng địa điểm dinh điền này bỏ dở coi như bị thất bại vì không giải quyết được vấn đề bồi thường cho các điền chủ cũ.
    Sau khi địa phương hóa, các khu định cư Cái Sắn được sát nhập vào 3 xã địa phương:
    - Xã Thạnh An, quận Thốt Nốt, tỉnh An Giang,
    - Xã Thạnh Đông, quận Kiên Tân, tỉnh Kiên Giang,
    - Xã Tân Hiệp, quận Kiên Tân, tỉnh Kiên Giang.

    B. Dinh điền Tư Hiền

    Năm 1956, TT Diệm quyết định cho thành lập tỉnh Phước Long để thu hút di dân khai thác cây kỹ nghệ giữa miền rừng hoang vu ở miền đông Nam Phần. Việc cư dân mở rộng đất canh tác dựa vào chính sách dinh điền.
    Năm 1957, Tổng Ủy Dinh Điền cho thành lập thí điểm dinh điền tiền phong: địa điểm Phước Quả nằm gần tỉnh lỵ và địa điểm Vĩnh Thiện cạnh quốc lộ 14. Tiếp theo các địa điểm khác được thiết lập tuần tự dựa vào kinh nghiệm của hai thí điểm trên. Đến năm 1963, tỉnh Phước Long xây dựng được 25 địa điểm dinh điền chia ra làm hai khu vực.
    Khu vực dinh điền 1 gồm các địa điểm sau : Phước Quả, Phước Tín,, Bà Rạt, Đức Bổn, Hiếu Phong, Lễ An,, Thuần Kiệm, An Lương, Phong Thuần, Thuần Kiên 4, Vi Thiện, Vĩnh Thiện, Văn Đức, Trạch Thiện, Thuận Đáo, Rạch Cát.
    Khu vực dinh điền 2 : Nhơn Lý, Phú Văn, Đức Hạnh, Tư Hiền, Khiêm Chưng, Tùng Thiện, Khắc Khoang, Hòa Kỉnh, Phú Nghĩa.
    Để có một ý niệm về các địa điểm dinh điền ở Phước Long, chúng tôi chọn địa điểm dinh điền Tư Hiền làm thí dụ.
    Tháng 4 năm 1962, trong dịp đi kinh lý tỉnh Phước Long, TT Diệm đặt lại tên địa điểm Trúc Sơn là Tư Hiền vì đa số dân quê quán xã Tư Hiền, tỉnh Thừa Thiên. Địa điểm dinh điền được thành lập năm 1961, cách tỉnh lỵ 2 cây số. Đợt di dân đàu tiên đến Tư Hiền gồm 50 gia đình, 305 người. Đợt thứ hai gồm 40 gia đình, 262 người. Ngay khi đến, 65 gia đình nhận được 65 căn nhà đã dựng sẵn, mỗi gia đình còn lại nhận được 1300 VN$ để dựng nhà. Cũng như các địa điểm khác, đất khả canh đã đươc khai hoang, phân thành lô. Mỗi gia đình chiếm một lô 30m/50m và có thể mở rộng sâu vào trong tùy theo khả năng tài chánh và nhân công của mỗi gia đình. Trong 6 tháng đầu định cư, mỗi người lãnh trợ cấp hàng tháng là 360 VN$, 15 kí lô gạo (trẻ em dưới 15 tuổi lãnh 180 VN$, 9 kí lô gạo). Số trợ cấp sẽ giảm đi một nửa trong 5 tháng tiếp theo.

    Sau khi định cư rồi, các di dân lo trồng cây ăn trái quanh nhà, soạn đất trồng đậu phọng, khoai lang, khoai mì, lúa mọi... Vì là đất rẫy trên phù sa cổ, nghèo nàn, thiếu nước tưới nên năng xuất thấp, nhất là cấy lúa mọi.
    Từ năm 1973, các địa điểm dinh điền ở Phước Long tan rã trước sức tấn công của cộng sản. Dân dinh điền phải di tản về Bình Dương.
    _________
    (1) - Chính sách dinh điền, cải cách điền địa, nông tín, Văn Hữu Á Châu xuất bản, Sài Gòn 1959, tr.12,13.
Working...
X