Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nhớ về giọng ngâm Hồ Điệp của ban Tao Đàn trước 1975 – Cánh bướm đã lạc giữa rừng đêm

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Nhớ về giọng ngâm Hồ Điệp của ban Tao Đàn trước 1975 – Cánh bướm đã lạc giữa rừng đêm


    NHỚ VỀ NỬ SĨ NGÂM THƠ HỒ ĐIỆP CỦA BAN TAO ĐÀN - CÁNH BƯỚM ĐÃ LẠC GIỮA RỪNG ĐÊM





    Click image for larger version  Name:	bia-ho-diep-750x375.jpg Views:	1 Size:	27.8 KB ID:	49094




    Trời cuối thu rồi em ở đâu

    Nằm trong đất lạnh chắc em sầu

    Thu ơi, đánh thức hồn ma dậy

    Ta muốn vào thăm đáy mộ sâu

    Đó là bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Đinh Hùng đã từng được nghệ sĩ Hồ Điệp diễn ngâm trong chương trình thơ Tao Đàn phát trên đài phát thanh Sài Gòn nhiều lần trước 1975.

    Hồn thơ qua giọng ngâm tuyệt diệu như bay là đà dưới ánh trăng xanh mờ đục, đậm chất liêu trai.

    Khi Hồ Điệp nức nở ngâm bài Gửi Người Dưới Mộ này để gửi đến hàng triệu thính giả Sài Gòn năm xưa, có bao giờ bà nghĩ là một ngày nào đó mình cũng sẽ phải phiêu lạc giang hồ, để rồi thật sự gửi hồn mình về giữa chốn u minh ?

    Bởi vì bà đã ra đi vĩnh viễn trong một đêm băng rừng giữa gió sương, hồn phiêu diêu giữa những xa xôi đất lạ quê người…

    Nếu còn sống, thì năm nay (2020) Hồ Điệp đã tròn 90 tuổi. Nhưng mệnh của bà không được dài lâu đến như vậy, mà đã ra đi ở tuổi gần sáu mươi trên đất Cao Miên khi đang cố gắng rời khỏi quê hương.



    Click image for larger version  Name:	230504_224717160879015_206543_n.jpg Views:	1 Size:	39.2 KB ID:	49095




    Trước năm 1975, hầu như người yêu thơ nào cũng biết đến chương trình ngâm thơ Tao Đàn do thi sĩ Đinh Hùng sáng lập từ năm 1954 và phát trên đài phát thanh Sài Gòn 45 phút mỗi tối thứ hai, tư và sáu trong tuần.


    Về giọng ca ngâm của ban Tao Đàn, vào năm 1960 theo tờ báo Trẻ số 1, khi nhắc đến những giọng ca nam nổi tiếng, ai cũng nhớ đến giọng ca Hoàng Thư với giọng ngâm khỏe khoắn và ấm áp.

    Giọng thổ pha kim với các bài hát bi hùng của Thanh Hùng (Nguyễn Thanh), tài năng thổi sáo bậc nhất cùng khả năиg ngâm thơ giọng Trung lẫn Bắc đặc biệt của Tô Kiều Ngân (Tô Lang), hay các bài thơ thất ngôn và lục bát của Quách Đàm.

    Ngoài những giọng ca nam thời ấy, khi nhắc đến giọng ca nữ, người ta thường nhớ về Hồ Điệp, Thái Hằng và Giáng Hương.

    Những giọng ngâm oanh vàng thời đó mang đến cho thính giả những ca khúc ngọt ngào mà sâu lắng với những biệt tài và sở trường riêng biệt của mình .

    Tựa như khả năng ngâm thơ mới (thơ tám chữ, tự do) và kịch thơ của Giáng Hương.

    Đặc biệt là khi trình bày kịch thơ, giọng ca của bà thể hiện rõ nội dung buồn sầu thảm dù cho nữ thi sĩ này đọc nhiều hơn là ngâm, thế nhưng nhiều người lại thích giọng đọc này của bà.

    Còn về phần Thái Hằng, hầu hết bà ngâm được tất cả các loại thơ và diễn đạt chúng bằng giọng ngâm hiền dịu và tha thiết.

    Bên cạnh những giọng ngâm thời đó, đặc biệt phải kể đến giọng ngâm Hồ Điệp với phong cách ngâm cổ xưa làm hầu hết dân Sài Gòn gốc Bắc lúc bấy giờ cũng đều mê mẩn.







    Hồ Điệp, tựa là Nguyễn Thị Tý, sinh năm 1930, sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát chầu văn lẫn cô đầu.

    Thi sĩ Đinh Hùng là người đã phát hiện ra tài năng thiên phú của bà nên đã mời bà về làm chung với cả hội, cũng là để phát sóng chương trình thơ ca Tao Đàn иổi tiếng thời ấy.

    Thi sĩ Đinh Hùng đặt cho bà một biệt danh hết sức là dễ thương – Hồ Điệp, nghĩa là Cánh Bướm, ý rằng giọng ca của bà tưởng chừng như nhẹ nhàng, mỏng manh nhưng lại mang đầy màu sắc như những cánh bướm.

    Từ đấy bà lấy nghệ danh này để ngâm thơ và nổi tiếng khắp mọi nẻo đường.

    Hồ Điệp có giọng ngâm thơ hết sức ngọt ngào và trong trẻo, ảnh hưởng của nhạc điệu cổ xưa miền Bắc.

    Giọng ngâm của bà không dài, chuỗi ngân có phần đặc biệt. Bà thường pha điệu lẩy Kiều vào giọng ngâm của mình. Nhưng mà dù cho bà có lẩy Kiều, pha Sa Mạc hay pha Bồng Mạc thì đều quyến rũ và tình cảm.

    Nhắc đến đây, chúng ta đã phần nào mường tượng được giọng ca đặc biệt của Hồ Điệp, đầy cổ kính mà cũng thật yểu điệu.

    Hồ Điệp được người đời ca ngợi là cô gái đẹp, hiền dịu với vóc dáng mảnh mai cùng khuôn mặt phúc hậu.

    Bà lúc nào cũng cười, nụ cười đoan hậu nhẹ nhàng của một người phụ nữ e thẹn và bẽn lẽn.

    Hồ Điệp đẹp, nhưng mắt Hồ Điệp buồn, cái buồn man mác như ánh tà dương ở phía chân trời vào mỗi buổi chiều ngày nắng.

    Hồi ấy, những văn nghệ sĩ như Vũ Hoàng Chương, Thanh Nam, Hoàng Hương Trang,… Ai ai cũng yêu mến Hồ Điệp.




    Click image for larger version  Name:	249465_224717744212290_7142318_n.jpg Views:	1 Size:	38.3 KB ID:	49096



    Hồ Điệp tên thật Nguyễn Thị Nhu, sinh năm 1930 tại Sơn Tây, chồng tên Chu Văn Khuê. Có 5 người con : 2 trai: Nguyễn Năng Tiến, Nguyễn Quốc Quân và 3 gái : Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Phương Liên (hải ngoại) và (?).

    Về giọng ngâm nữ thoạt đầu có giọng ngọt ngào của Giáng Hương, nhưng người sành điệu nhớ mãi giọng ngâm đổ hột đặc sắc của Đàm Mộng Hoàn, tiếng tăm vang lừng ở Khâm Thiên thời tiền chiến trong “Tỳ Bà Hành”.

    Hồ Điệp giọng ngâm nữ nhiều năm làm thổn thức trái tim thính giả trong thơ của T.T.Kh đầy nức nở.

    Sau có một giọng nữ như sương như khói làm khởi sắc những vần ca dao và các bài huyền sử. Đó giọng ngâm của ca sĩ Hoàng Oanh.

    Trong những nữ nghệ sĩ ngâm thơ trước năm 1975, Hồ Điệp nổi tiếng nhất, có giọng ngâm tuyệt vời, xuất sắc trong mọi thể loại. Tuy nhiên, Hồ Điệp lại bất hạnh nghiệt ngã nhất sau năm 1975, mất tích trong rừng trên đường vượt biên bằng đường bộ qua ngả Campuchia năm 1987.

    Trên tờ Người Việt Boston, Hoàng Hạc viết :

    “Một người tỵ nạn Việt Nam làm việc cho cơ quan Hồng Thập Tự tại trại tỵ nạn đường bộ Thái Lan đã kể trong bài tự thuật Cánh Bướm Bên Trời : “Chúng tôi nhận được một lá thư nhờ theo dõi giùm tin tức của một người thân đã rời Sài Gòn năm 1987. Thư cũng cho biết nhóm này gồm có 11 người: 5 nam và 6 nữ. Thư cũng nói trong nhóm có Hồ Điệp…


    Ngày tháng trôi đi, thư từ Mỹ qua vẫn tiếp tục hỏi về đoàn người đó và xác nhận chưa thấy họ quay về Việt Nam, như vậy có nghĩa Cánh Bướm [Hồ Điệp] đã tan tác, vì không một ai có thể ở trong rừng sâu suốt 6 tháng mà sống sót được.”

    Các con của Hồ Điệp hiện ở Hoa Kỳ, trong số họ có Tiến sĩ Toán học Nguyễn Quốc Quân, một nhà đấu tranh dân chủ bất bạo động,

    Giọng ngâm của Hồ Điệp trong trẻo, sắc sảo, ảnh hưởng nhiều điệu cổ nhạc miền Bắc, cao sang, yểu điệu và cổ kính. Hồ Điệp phát chuỗi ngân từ khẩu cái, mà không ở cổ họng, nên người nghe có cảm giác như Hồ Điệp kết lại từng hạt cườm nhỏ li ti.

    Cách ngâm của Hồ Điệp còn pha điệu lẩy Kiều, Sa Mạc, Bồng Mạc, và cho dù bất cứ lối ngâm nào Hồ Điệp đều sành sỏi, quyến rũ.

    Đặc biệt bài Chiêu Hồn Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du, Hồ Điệp ngâm thật xuất sắc, khó ai có thể vượt qua, nghe như rờn rợn tóc gáy, giọng ngâm ma quái, lánh lót.

    Vì thế mỗi kỳ lễ Vu Lan, ban Tao Đàn thường mời Hồ Điệp ngâm bài này.

    Cho nên nhiều người lầm lẫn cô đầu với nghệ sĩ ca trù, đã có thời vì thế ca trù bị quên lãng, người ca bị nhìn sai lệch. Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp là bạn quí của những tài danh như Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng, Hà Thượng Nhân, Cao Tiêu.



    Click image for larger version  Name:	10-ho-diep-3.jpg?w=289&h=300.jpg Views:	1 Size:	11.6 KB ID:	49097


    Bà tên thật là Nguyễn Thị Tý, tự là Nhu, sinh ngày 5 tháng 5 năm Canh Ngọ tức ngày 1 tháng 6, 1930 trong một gia đình nghệ sĩ tại làng Hiệp Lộc, tỉnh Sơn Tây.

    Gia đình bà nhiều người là các nghệ sĩ chầu Văn, ca ngâm tại các đền chùa, hội hè ở Phủ Giầy, đền Hai Bà, đền Ðức Thánh Trần ở ngoài Bắc.

    Theo một bài viết của Vĩnh Tường đăng trên Khởi Hành, Hồ Ðiệp mất vào năm 1987, nhưng theo một bài viết của nữ sĩ Hoàng Hương Trang, có khác.

    “Di ảnh của Hồ Ðiệp hiện thấy được thờ ở chùa An Lạc, đường Phạm Ngũ Lão quận nhất thành phố Sài Gòn, trên di ảnh đề ngày mất 15 tháng 5 Mậu Thìn (1988).

    Có lẽ đó chỉ là ngày ra đi của Hồ Ðiệp chứ không phải là ngày mất thật sự.” (Hoàng Hương Trang, Nhớ Nghệ Sĩ Ngâm Thơ Hồ Ðiệp).

    Vẫn theo nhà thơ nữ thì Hồ Ðiệp được thờ ở đây là do lòng hâm mộ của một thính giả, một người say mê giọng ngâm của bà ở Sài Gòn. Một nhà thơ, tiến sĩ ngữ học Ðại Học Prague, Tiệp Khắc, mệnh danh Hồ Ðiệp là Nữ Hoàng Thanh Sắc với hai câu thơ:

    Thanh, sắc vọng mãi Ðất Trời

    Nghìn thu cánh bướm vỗ hoài Hồn Thơ.

    (Nguyễn Phan Cảnh, Dự báo Bùng nổ Thi Ca)

    “Theo cô Thái Hằng [bà vợ Phạm Duy], thì khi còn nhỏ Hồ Ðiệp là một cô bé rất xinh đẹp.

    Thái Hằng và Hồ Ðiệp có cùng một ông ngoại. Hồ Ðiệp lớn lên ở quê ngoại, còn Thái Hằng theo bố mẹ ra Hà Nội. Mỗi lần Thái Hằng về quê, Hồ Ðiệp chạy thật nhanh từ cổng nhà lên đến tận bờ đê đón các anh các chị với quà Hà Nội…

    Hồ Ðiệp có giọng cười trong như một dòng suối tinh khiết và đôi mắt rất đẹp, ngày đó chưa u ẩn và chưa buồn viễn xứ.”

    Sau 1954 tại Sài Gòn, “Thỉnh thoảng, Hồ Ðiệp hay ra sân quét vạt sân rụng đầy lá trứng cá.

    Cô hay mặc quần satin tuyết nhung, áo phin trắng nõn, gấu và cổ tay có thêu rua.

    Buổi tối đi hát, cô hay đeo kiềng vàng, mặc áo nhung đen rưng rức trơn một màu, không thêu, không vẽ. Cô choàng tấm khăn san mỏng, chân mang hài cong.

    Cô trang điểm rất ít, tóc bới cao hay quấn khăn vành dây.

    Cử chỉ cô cực kỳ khiêm cung, nhỏ nhẹ. Cô có cái đẹp cổ kính của một thục nữ cõi Bắc Hà.” […] Theo lời bà Hồ Liễu (nữ đại tá QLVNCH), sau 1975 Hồ Ðiệp từ chối trình diễn, chỉ nhận lời ngâm thơ tại các chùa, hay tại nhà bạn hữu…




    Click image for larger version  Name:	10-ho-diep-4.jpg?w=598&h=312.jpg Views:	1 Size:	26.4 KB ID:	49098



    Như báo chí lâu nay vẫn loan tin, nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp vượt biên bằng đường bộ, và từ đó bặt vô âm tín. Không một nhân chứng nào xuất hiện, để thuật lại những gì đã xảy ra cho nữ nghệ sĩ; khác với trường hợp danh hài Khả Năng.

    Nghệ sĩ Khả Năng cũng vượt biên đường bộ, và một nhân chứng là nhà thơ Trần Bát Nhã, sau này là chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Louisianna, là chứng nhân, đã thuật lại cái chết của anh, bị bắn chết trong cuộc rượt đuổi cạnh biên giới, như bài tường thuật trên cùng tờ báo.

    https://hoangnguyen1608.wordpress.com
Working...
X