Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thời gian ngủ tốt nhất cho sức khỏe theo từng lứa tuổi

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Thời gian ngủ tốt nhất cho sức khỏe theo từng lứa tuổi



    Giấc ngủ là hoạt động sinh lý quan trọng theo nhịp sinh học của cơ thể, chiếm trung bình khoảng 1/3 thời gian trong ngày. Các giơi khoa học vẫn khuyên là nên đi ngủ sớm, nhưng ngủ lúc mấy giờ là tốt cho sức khỏe, giúp tỉnh táo khi thức dậy vẫn còn là điều mà nhiều người còn thắc mắc.

    Thời gian ngủ lý tưởng
    Nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, vào buổi tối từ 21 giờ, cơ thể con người bắt đầu cần được thư giãn để đi vào giấc ngủ say sau 1–2 tiếng đồng hồ. Giấc ngủ say sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả. Cụ thể hơn, cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ diễn ra như sau:

    * 21:00 – 23:00: Hệ thống miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc). Cần thả lỏng cơ thể và tinh thần, có thể nằm nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, xem phim hoặc nghe nhạc thư giãn, tránh làm việc căng thẳng, có thể kết hợp vài động tác massage đầu và cổ. Không chỉ với người mắc bệnh về viêm nhiễm mà ngay cả người bình thường cũng nên làm thư giãn cơ thể và ngủ trong khoảng thời gian này để giúp cho cơ thể nhanh phục hồi.

    * 23:00 – 1:00: Gan bài độc, loại bỏ các chất thừa thải ra ngoài cơ thể, sử dụng triệt để các chất dinh dưỡng của thực phẩm và giúp việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn. Gan sẽ thực hiện tốt nhất chức năng của nó khi cơ thể ở trong trạng thái ngủ say.

    * 1:00 – 3:00: Túi mật giúp cơ thể tiêu hoá chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong máu. Cũng cần thực hiện điều này trong giấc ngủ say.

    * 3:00 – 5:00: Là thời gian bài độc của phổi. Đó cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại thường ho dữ dội vào lúc này, bởi vì hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.

    * 5:00 – 7:00: Là khoảng thời gian ruột già bài tiết các chất cặn bã, chất thải từ quá trình tiêu hóa. Cần đi toilet vào lúc này để làm sạch hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa độc tố vào cơ thể.

    * 7:00 – 9:00: Là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, đây chính là thời điểm lý tưởng cho bữa ăn sáng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

    Ngủ mấy tiếng một đêm là tốt nhất?
    Thời gian ngủ trung bình ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau do nhu cầu về năng lượng và hoạt động trao đổi chất cũng khác nhau. Trẻ em trong giai đoạn phát triển cần rất nhiều thời gian ngủ để cơ thể phóng thích hormone tăng trưởng. Người cao tuổi thường cảm thấy khó khăn để đi vào giấc ngủ, tuy nhiên cũng cần ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để bảo đảm duy trì tốt sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là bảng tham khảo thời gian ngủ cho từng độ tuổi do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Mỹ thực hiện:


    Tuy nhiên thời gian ngủ sẽ không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ (ngủ sâu và thẳng giấc). Một người lớn khi ngủ được 9 tiếng, nhưng khi thức dậy, cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi, chứng tỏ họ vẫn đang thiếu ngủ hoặc mắc phải một trong những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Ngược lại, nếu chỉ ngủ 6 tiếng nhưng lại cảm thấy tỉnh táo khi thức dậy, điều đó chứng tỏ bạn đã có một đêm ngon giấc.

    Nguyên nhân gây mất ngủ
    Có rất nhiều nguyên nhân mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc:

    1/ Stress trong công việc và cuộc sống: lo âu, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều về công việc, chuyện tình cảm, gia đình… là các nguyên nhân mất ngủ phổ biến nhất. Người trẻ là đối tượng chính dễ gặp phải tình trạng này.

    2/ Sử dụng các chất kích thích (rượu bia, trà, cà phê…) trước khi ngủ làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương và dẫn đến khó ngủ ngay sau đó.

    3/ Môi trường ô nhiễm, ồn ào, không gian ngủ không thoải mái… là một nguyên nhân thường gặp làm "phá bĩnh" giấc ngủ của mọi người.

    4/ Lệch múi giờ do di chuyển sau chuyến đi dài làm rối loạn chu trình thức - ngủ tự nhiên trong cơ thể, nhiều người không thích ứng được sẽ bị thao thức khó ngủ.

    5/ Thói quen ngủ thiếu khoa học (lạm dụng thiết bị điện tử, ăn quá no, tập thể dục muộn..) cũng dẫn đến tình trạng khó đi vào giấc ngủ.

    6/ Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, corticoid… khi sử dụng lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân mất ngủ.

    7/ Các bệnh lý mãn tính như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, viêm khớp… thường gây những triệu chứng khó chịu, dai dẳng vào ban đêm khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ. Đối tượng thường gặp ở nhóm nguyên nhân này là những người lớn tuổi.

    8/ Rối loạn về tâm lý: rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn căng thẳng sau chấn thương, có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

    Đặc biệt, tất cả các yếu tố trên sẽ đều khiến cho ơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Chúng tấn công vào mạch máu não, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển ôxy lên não và gây ra những rối loạn cho cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh mất ngủ.

    Bởi vậy, biết sắp xếp giấc ngủ như thế nào cho đúng quả thật là một trãi nghiệm sống không đơn giản và dể dàng mà mọi người cần nên lưu ý nhằm giúp bảo vệ cho sức khỏe luôn tốt

    Click image for larger version

Name:	image_12135.jpg
Views:	261
Size:	19.1 KB
ID:	49519
Working...
X