Announcement

Collapse
No announcement yet.

Sáu giai đoạn của đời người

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Sáu giai đoạn của đời người

    Click image for larger version

Name:	00001-saugiaidoan.jpg
Views:	364
Size:	10.4 KB
ID:	50479
    Nhiều người lầm tưởng là câu “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” là lời của Không Tử bởi vì Khổng Tử đã chia cuộc đời con người thành 6 giai đoạn, mà giai đoạn cuối bắt đầu ở tuổi 70. “Thất thập cổ lai hy” không phải là lời của Khổng Tử mà là một câu thơ của thi hào Đỗ Phủ (712 – 770) thời nhà Đường, Trung Quốc. Năm chữ: Thất thập cổ lai hy bắt nguồn từ “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Đó là câu thơ thứ tư trong bài “Khúc Giang Nhị Thủ” kỳ nhị (bài 2) của Đỗ Phủ, nguyên văn như sau:



    Triều hồi nhật nhật điển xuân y

    Mỗi nhật giang đầu tận túy quy

    Tửu trái tầm thường hành xứ hữu

    Nhân sinh thất thập cổ lai hy

    “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Sống bảy mươi năm xưa nay có mấy người?”. Đỗ Phủ đã viết như thế, vì thời đó có rất hiếm người thọ đến 70 tuổi (Đỗ Phủ chỉ sống đến tuổi 59). Vậy thì khổng Tử đã nói gì? Sách Luận ngữ có chép câu nói của Khổng Tử (551-479 Trước CN):

    “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học,

    Tam thập nhi lập,

    tứ thập nhi bất hoặc,

    ngũ thập tri thiên mệnh,

    lục thập nhi nhĩ thuận,

    thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”.

    Dịch nghĩa câu này thì :

    15 tuổi có chí học hành

    30 tuổi vững vàng, tự lập

    40 tuổi chẳng nghi hoặc (vì trí tuệ đã mở mang)

    50 tuổi biết mệnh trời

    60 tuổi biết phán đoán mọi sự

    70 tuổi làm theo ý mình muốn mà không vượt khuôn khổ đạo lý.

    Như vậy “Thất thập cổ lai hy” rõ ràng không phải là lời của Khổng Tử. Bàn rộng ra về lời của Không Tử ta có thể nói như sau :

    1- 15 tuổi thì để hết tâm trí vào việc học, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức.

    2- Tam thập nhi lập, 30 tuổi thì tự lập, gây dựng sự nghiệp, có khả năng tự nuôi sống bản thân và xác định một vị trí của mình trong xã hội.

    3- Tứ thập nhi bất hoặc, 40 tuổi, có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xã hội có lập trường rõ ràng.

    4- Ngũ thập nhi tri thiên mệnh, 50 tuổi mới có thể bắt đầu thông suốt chân lý của tạo hóa, tức là hiểu được mệnh của trời. Ở tuổi này đã nắm vững quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.

    5- Lục thập nhi nhĩ thuận, 60 tuổi thì nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt (thuận nhĩ), không như tuổi trẻ còn nông cạn, nên trước nhiều sự việc dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn.

    6- Thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ, 70 tuổi đạt đến tình trạng hoàn hảo về cách xử thế ở đời, làm điều gì cũng thể hiện đúng với lòng mình mà không bao giờ vượt ra khỏi quy tắc (bất du củ có nghĩa là không vượt ra ngoài quy tắc).

    Sáu giai đoạn của Khổng Tử về đời người ngày nay có khác đi một chút vì chẳng hạn ngày nay “Thất thập cổ lai hy” thì đầy rẫy, có rất nhiều người sống đến 90 tuổi hoặc 100 tuổi. Dù thế nào đi nữa lời của tiền nhân ta nên suy ngẫm.

    Để kết thúc tôi xin viện dẫn những lời đầu tiên Đức Phật sau khi Ngài vừa mới giác ngộ : “Trong dòng đời luân chuyển này, ta đã sinh tử biết bao nhiêu lần, hết lần sinh tử này đến lần sinh tử khác, vô lượng lần sinh tử. Và mỗi lần sinh ra, ta không ngừng chạy, chạy mãi và hướng đến cái chết”. Có phải Khổng Tử và Phật Thích Ca gặp nhau ở điểm này ? Khổng Tử quan niệm một cuộc đời của một con người còn đức Phật quan niệm vô lượng kiếp, vô lượng lần sinh tử của chúng sinh. Khổng Tử dạy con người làm sao để sống trong một đời người , Đức Phật dạy ta sống sao để giác ngộ, giải thoát , thoát khỏi luân hồi vô lượng kiếp…

    Tôn-Thất Mệnh, July 17, 2021

    http://ttmenhphiemluan.centerblog.net/

  • Font Size
    #2
    Theo tôi, sự đúc kết kinh nghiệm của người xưa rất hợp tình hợp lý với thời điểm lúc bấy giờ khi nhân loại đang trải qua chế độ quân chủ trong đó vua chúa nằm quyền sinh sát trong xã hội. Nhưng quan trọng ở chổ là phải học được cái nguyên lý "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" để dấn thân vào đời mà không bị vấp ngả bởi các cạm bẩy đời đang giăng chận ở mổi giai đoạn trong cuộc sống. Cho nên khi nhấn mạnh đến 6 giai đoạn của đời người mà bỏ qua cái mấu chốt quan trọng nêu trên thì e có gì còn thiếu sót hay không?
    Ai cũng hiểu rằng, có học hành mới từng bước thu thập được kiến thức hiểu biết, từ căn bản đến chuyên môn, tạo cho bản thân một điểm tựa vững chắc để bước vào đời, nhận định về cuộc sống, về chuyện cần làm và ít nhiều biết trước về tương lai của mình. Có đủ điều kiện để ăn học đến nơi đến chốn không phải ai cũng hội đủ cả, khi mà việc xuất thân từ nghèo giàu luôn tạo ra sự khác biệt lớn lao. Tuy nhiên, không có nghĩa là người nghèo hèn, dốt nát là không biết cách xử thế dàng hoàng, lể phép hơn người giàu có mà tùy ở lối giáo dục của mổi gia đình, của bậc cha mẹ nữa.

    Bởi vậy khi nêu ra 6 giai đoạn của đời người mà chỉ nhắc nhở chung chung, sẽ không gây ra ấn tượng gì hay cho đời sau, dù rằng mổi thời mổi khác nhưng cái căn bản về đạo làm người cần phải luôn là "khuôn phép mẩu" để thiên hạ noi theo, kể cả khi chúng ta nay đã bước vào thế kỷ 21 rồi!!! Đạo đức là đức tính cao đẹp không thể thiếu khi chúng ta được làm người cho dù nghèo hèn hay giàu có, quyền lực cao hay chỉ là người dân bình thường!!

    Vài góp ý nhỏ, xin cám ơn đã đọc!!!
    Last edited by trungthuc; 09-07-2021, 09:10 PM.

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by trungthuc View Post
      Vài góp ý nhỏ, xin cám ơn đã đọc!!!


      Xin cám ơn bác, mỗi góp ý là làm sung tức thêm "Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc. Bình Thiên Hạ"
      Thân chưa ổn đầy rẫy gian dối, gia đình không chung thủy thì muốn trị quốc e hơi khó vì cần tài và đức!!!

      Comment

      Working...
      X