Announcement

Collapse
No announcement yet.

"Trên đời này không có cái gọi là bữa trưa miễn phí"

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    "Trên đời này không có cái gọi là bữa trưa miễn phí"

    Click image for larger version  Name:	photo1591329392037-1591329392164-crop-1591329479460826837018.jpg Views:	1 Size:	21.8 KB ID:	54732
    (Ảnh minh họa)
    Trong cuộc sống này, những món lợi lộc dễ dàng thường đi kèm với những cạm bẫy. Đối với con người ta, lợi lộc là một thứ chất gây nghiện và cũng là một loại cám dỗ lâu dài.

    Có lẽ ai cũng từng mơ tưởng về "chiếc bánh rơi xuống từ trên trời". Nhưng thực tế là không có chiếc bánh nào tự dưng mà rơi xuống cả. Nếu có, nó chắc hẳn rơi kèm một cái bẫy dưới mặt đất. Đây là định luật của chiếc bánh nổi tiếng.

    Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp phải những cám dỗ về lợi nhuận khổng lồ. Chúng giống như những chiếc bánh thơm ngon từ trên trời rơi xuống, khiến cho người ta không thể cưỡng lại. Nhưng đằng sau những chiếc bánh đó lại ẩn chứa những cạm bẫy không ngờ. Hiểu được quy luật chiếc bánh cho phép bạn suy nghĩ khôn ngoan và chủ động trong cuộc sống.

    Ngạn ngữ phưong Tây có câu "Không có bữa trưa miễn phí!". Câu nói hàm ý rằng, chúng ta đều phải tự mình vận động, không nên trông chờ vào bất cứ thế lực hay nguồn lực nào từ bên ngoài. Ý thức phải đứng trên đôi chân của mình là ý thức tối cần thiết để trở nên một con người liêm chính, trung thực đúng nghĩa. Tự mình, không trông chờ người khác không chỉ khiến cho mình có thể chủ động trong mọi vấn đề của cuộc sống, mà đó còn là yếu tố tiên quyết thể hiện nhân cách của con người: sự tự trọng.

    Muốn có được sự tôn trọng từ bên ngoài, trước tiên phải có lòng tự trọng. Không có sự tự trọng, không bao giờ có được sự tôn trọng từ bất cứ ai. Người Nhật đã cất cánh từ đống hoang tàn của đổ nát chiến tranh chính vì ở lòng tự trọng, tinh thần cao đẹp Samurai, chứ không phải sự tự hào rổng tuếch nào. Người Nhật không dạy cho nhau lòng tự hào, mà họ dạy cho nhau lòng tự trọng.

    Người Việt chúng ta, ngược lại, luôn được dạy dỗ về lòng tự hào mà quên tiệt hẳn nhắc nhở nhau về sự tự trọng. Chúng ta tự hào quá nhiều, tự hào về dân tộc thông minh, cần cù, dũng cảm, tự hào về truyền thống tốt đẹp nhân văn nhân ái (?), thậm chí tự hào rất lếu láo, hẳn chúng ta còn nhớ khi Đặng Thái Sơn nhận được giải thưởng Chopin, chúng ta đã đi quá đà thế nào, chúng ta quên tiệt ngay lập tức rằng, tuyệt đại đa số dân Việt ta "điếc" nhạc cổ điển, thậm chí phần lớn dân Việt ta còn chẳng biết Chopin là ai nữa. Và những ngày này, khi Hoàng Xuân Vinh đoạt huy chương vàng Olympic, lập tức chúng ta có cảm giác và lớn tiếng ca tụng rằng, thể thao Việt Nam đã cất cánh, chúng ta quên ngay rằng, người Việt Nam nằm trong nhóm dân lười thể dục nhất thế giới.

    Trong khi người phương Tây dạy bảo nhau "Không có bữa trưa miễn phí" thì "tinh thần miễn phí" đang được cổ vũ, hoan nghênh nhiệt liệt ở nước ta. Ở Việt Nam, có vẻ như "tinh thần miễn phí" là một quy tắc đạo đức.

    Nhà nhà làm từ thiện, từ thiện như một thứ "à la mode", như là thước đo về nhân cách, như là phương tiện làm đẹp… dứt khoát không phải là một tâm lý lành mạnh. Tệ hơn nữa, nó làm cho sự tự trọng của xã hội bị suy giảm. Có thể nào có sự tự trọng khi mà người ta dễ dàng nhận những lợi ích miễn phí, thản nhiên nhận của bố thí? Tệ hơn nữa, không chỉ không có sự tự trọng, mà còn nẩy sinh tâm lý ỷ lại, tâm lý đổ thừa cho hoàn cảnh, coi sự giúp đỡ là trách nhiệm "đương nhiên" của người khác. Khi những tâm lý đó hình thành và phát triển trong cộng đồng, trong xã hội, người ta đã quên mất hẳn ý thức tự bản thân mình phải làm gì để vượt qua mọi khó khăn, cám dổ của cuộc đời.
    Last edited by trungthuc; 06-05-2022, 11:05 PM.
Working...
X