Announcement

Collapse
No announcement yet.

Làm sao ngủ ngon khi bị nghẹt mũi?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Làm sao ngủ ngon khi bị nghẹt mũi?

    Vẫn biết một giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng đâu phải ai cũng có thể ngủ ngon, nhất là khi gặp vấn đề về đường hô hấp kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó có nghẹt mũi. Vậy làm thế nào để ngủ ngon? Hãy cùng tham khảo các cách ngủ ngon khi bị nghẹt mũi dưới đây để khắc phục tình trạng thiếu ngủ nhé.

    Tổng hợp cách ngủ ngon khi nghẹt mũi và cách điều trị hiệu quả

    1/ Các cách ngủ ngon khi bị nghẹt mũi
    Tình trạng nghẹt mũi vào ban đêm sẽ được cải thiện với một số cách ngủ ngon khi nghẹt mũi vừa đơn giản, vừa hiệu quả sau đây:

    * Kê cao gối khi ngủ
    Nghẹt mũi sẽ giảm bớt nếu bạn nằm với gối cao hơn bình thường, nên để đầu và cổ tạo một góc 15 độ với giường. Vì chất nhầy sẽ theo trọng lực mà chảy xuống cổ họng thay vì ứ đọng trong xoang mũi. Đây là một trong những cách ngủ ngon khi nghẹt mũi được áp dụng khá hiệu quả.

    Gối kê cao giúp người bị nghẹt mũi cảm thấy dễ chịu

    * Điều chỉnh tư thế ngủ
    Nằm ngửa là tư thế tốt nhất khi bị nghẹt mũi. Tránh nằm nghiêng vì khi đó chất nhầy sẽ chảy sang bên còn lại, và càng làm gia tăng tình trạng nghẹt mũi.

    * Dùng máy tạo độ ẩm


    Máy phun sương tạo độ ẩm
    Đây là cách để giúp cho không khí bớt khô, làm dịu các mô mũi và làm loãng các chất nhầy tích tụ.

    Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ khi thời tiết hanh khô hay khi bật điều hòa sẽ khiến cho bạn cảm thấy dễ chịu. Bạn nên nhớ tránh nằm thẳng hướng gió quạt hoặc gió điều hòa.

    * Điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp
    Khi bị nghẹt mũi không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh, vì sẽ làm niêm mạc mũi dễ bị co lại. Luôn đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ, ánh sáng tối sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.

    * Uống nhiều nước


    Bổ sung nước cho cơ thể là cần thiết giúp tăng cường sự trao đổi chất, bên cạnh đó giúp làm loãng các chất nhầy. Bạn có thể bổ sung nước bằng các loại nước khác nhau như nước hoa quả, trà thảo mộc…

    * Tắm nước ấm trước khi ngủ


    Khi tắm nước ấm, hơi nước sẽ giúp làm giảm triệu chứng nghẹt mũi. Đây là cách ngủ ngon rất tốt khi khó ngủ vì bị nghẹt mũi.

    Hơi nước nóng sẽ giúp làm lỏng chất nhầy và đẩy chúng ra ngoài giúp khai thông cho đường thở. Để nâng cao tác dụng, bạn cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong bồn tắm để mùi hương kết hợp với hơi nóng giúp giảm nghẹt mũi tốt hơn.

    * Sử dụng miếng gạc ấm để thư giãn đầu óc, giảm nghẹt mũi
    Dùng miếng gạc ấm có thể giúp giảm nghẹt mũi với cơ chế mở đường mũi từ bên ngoài.

    Cách thực hiện:
    • Ngâm khăn trong nước ấm
    • Vắt nước và gập khăn lại, đặt lên mũi và vùng trán.
    • Nhắm mắt và thư giãn.
    • Hơi nóng tỏa ra từ khăn sẽ làm giảm cơn đau và giúp giảm viêm ở mũi.
    * Tạo không gian phòng ngủ thông thoáng, không quá kín
    • Luôn giữ không gian trong phòng thoáng mát, ánh sáng dễ chịu để tránh gây đau đầu.
    • Có thể bố trí cây xanh và sắp xếp các vật dụng trong phòng để không có cảm giác phòng bị chật hẹp, tù túng.
    • Không để các vật dụng có lông trong phòng ngủ
    * Vệ sinh chăn drap gối đệm thường xuyên


    Cần thường xuyên kiểm tra và giặt chăn, drap, gối, nệm để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì bụi bẩn là nguyên nhân tác động khiến cho mũi bị khó chịu, gây hắt xì và nghẹt mũi.

    * Không để thú cưng trong phòng
    Lông của chó mèo là một trong những tác nhân dị ứng phổ biến. Do vậy cần bảo đảm phòng ngủ sạch sẽ, không có thú cưng gây cản trở đến giấc ngủ của bạn.

    Ngoài ra, bạn nên tránh những tác nhân gây dị ứng khác như khói thuốc, phấn hoa, mùi quá nồng. Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, giảm thiểu khói bụi gây khó chịu mũi.

    2/ Cách trị hết nghẹt mũi trước khi ngủ

    * Xông hơi với tinh dầu tràm trà
    Tinh dầu có thể giúp cải thiện tắc nghẽn xoang mũi. Bởi các hoạt chất trong tinh dầu tràm trà có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, làm dịu tình trạng sưng, giảm nghẹt mũi.

    Nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm trà vào bộ khuếch tán tinh dầu trước trong phòng ngủ. Sau đó thực hiện một vài động tác hít thở, massage vùng mũi, dùng tay nhấn vào đáy mũi kích hoạt vùng bị tắc, giúp lưu thông không khí tốt hơn. Ngoài tinh dầu tràm trà bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu khác như: khuynh diệp, dầu bạc hà, chanh sả….

    Nếu không dùng bộ khuếch tán, bạn có thể thực hiện xông hơi đơn giản như sau:
    • Cho oải hương, tinh dầu xả vào 1 chén nước nóng
    • Dùng khăn hoặc mền trùm kín đầu để hơi nước bốc lên trong khoảng 10 phút
    • Chú ý khoảng cách an toàn giữa nước và mặt để tránh hơi nước nóng làm phỏng da.
    * Vệ sinh mũi bằng nước muối
    Việc làm vệ sinh mũi bằng nước muối hàng ngày là cần thiết để hóa lỏng, đẩy dịch nhầy ra ngoài. Bạn nên làm việc này thường xuyên hàng ngày, giúp giảm triệu chứng bệnh nghẹt mũi, đồng thời làm dịu niêm mạc mũi.

    Cách vệ sinh mũi bằng nước muối
    Cách thực hiện:
    • Dùng dung dịch nước muối mua sẵn ở các hiệu thuốc, hoặc tự pha với nửa thìa cà phê muối cùng 2 cốc nước đun sôi để nguội.
    • Nghiêng đầu về một bên khoảng 45 độ, rồi từ từ bơm nước mũi vào bên mũi phía trên để nước muối chảy qua khoang mũi sang mũi bên kia và chảy ra ngoài.
    • Làm tương tự với bên mũi còn lại.
    * Làm thông mũi bằng khăn ấm
    • Dùng 1 chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm.
    • Vắt ráo nước và đắp ngang lên mũi
    • Nằm thư giãn đến khi khăn nguội đi. Có thể nghe nhạc để tinh thần thoải mái hơn
    • Thực hiện 3 – 4 lần liên tục như vậy để giảm tình trạng bị nghẹt mũi khi ngủ.
    * Uống trà nóng
    Uống trà nóng thêm một chút mật ong và chanh hoặc trà gừng để làm nóng cơ thể, giải cảm. Các loại trà này có tác dụng chống viêm, làm dịu các triệu chứng do cảm lạnh gây ra.

    * Massage các vùng gần mũi
    • Điểm giữa hai cung lông mày: Khi bị nghẹt mũi gây khó thở, hãy massage điểm giữa lông mày nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Việc này giúp ngăn ngừa khô niêm mạc mũi, điều chỉnh áp lực trong xoang trán và giảm nghẹt mũi hiệu quả.
    • Massage xoang mũi: Dùng ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng xoa tròn lên hai bên cánh mũi trong vòng 1 – 2 phút. Động tác này giúp khai thông mũi, thở dễ dàng hơn.
    • Massage điểm giữa mũi và môi: Massage nhẹ nhàng điểm giữa môi trên và mũi trong 2 – 3 phút cũng là cách trị nghẹt mũi nhanh chóng. Động tác này giúp giảm sưng các mao mạch trong mũi, làm đường thở trở nên thông thoáng, dễ chịu.
    * Cách trị nghẹt mũi bằng tỏi
    Tỏi là nguyên liệu thường xuyên được sử dụng để trị các bệnh về đường hô hấp và làm hết nghẹt mũi, khó thở vì trong tỏi có chứa các chất allicinscordinin giúp làm giảm nghẹt mũi.

    Dùng tỏi trị nghẹt mũi bằng hai cách sau:
    • Kết hợp tỏi và mật ong: Giã nát tỏi tươi và trộn với mật ong, dùng trực tiếp
    • Chế biến món ăn với tỏi: Rau xào tỏi, tôm tươi hấp tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi…
    3/ Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi
    Nghẹt mũi là tình trạng các niêm mạc mũi ở một bên ứ đầy, khiến cho bạn chỉ có thể hít thở được một bên. Khi tình trạng bệnh trở nên nặng bạn có thể phải đối diện bị nghẹt cả hai bên mũi. Dù là bị nghẹt một bên hay hai bên cũng sẽ khiến cho bạn thấy rất khó chịu, khó đi vào giấc ngủ.

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi:
    • Dị ứng do không khí, thời tiết: Vào mùa lạnh, cơ thể dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh… làm gia tăng chất nhầy đẩy virus ra ngoài. Cũng như vậy, khi không khí càng khô các mô mũi có xu hướng sản sinh nhiều chất nhầy để giữ ẩm. Đây là những nguyên nhân làm phát sinh tình trạng bị nghẹt mũi.
    • Viêm xoang: là khi các hốc xoang bị viêm do bị nhiễm trùng. Khi ấy mũi sẽ tiết ra nhiều chất nhầy, dẫn đến tình trạng bị nghẹt mũi. Có nhiều trường hợp viêm xoang không được điều trị, các triệu chứng sẽ kéo dài và mãn tính, khiến cho khó ngủ hơn.

    Viêm xoang là một nguyên nhân gây nghẹt mũi
    • Thay đổi nội tiết tố làm gia tăng lưu lượng máu đến các mô mũi, khiến cho các mô này dễ bị sưng hơn và cản trở không khí lưu thông. Do vậy tình trạng bị nghẹt mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, khi có sự thay đổi các hormone trong cơ thể.
    • Có vật cản trong mũi hay còn gọi là "polyp mũi". Đây là khối u mềm phát sinh trên niêm mạc mũi hình thành do chứng viêm mũi kéo dài. Polyp mũi càng lớn hoặc xuất hiện nhiều polyp mũi là nguyên nhân gây ra nghẹt mũi.
    • Dị ứng bởi các nguồn như phấn hoa, lông vật nuôi trong nhà, khói bụi… Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ảnh hưởng đường hô hấp trên, có nguy cơ cao bị nghẹt mũi.
    Tình trạng bị nghẹt mũi là một trong những triệu chứng cho thấy cơ thể bạn có bệnh. Do vậy hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra triệu chứng này để cải thiện cho giấc ngủ. Hi vọng với những giải pháp và cách ngủ ngon khi bị nghẹt mũi ở trên sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu, bảo đảm chất lượng cho cuộc sống.
Working...
X