Announcement

Collapse
No announcement yet.

4 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn từng bước lấy lại sự bình tâm trước biến động và thử thách.

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    4 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn từng bước lấy lại sự bình tâm trước biến động và thử thách.

    Cuộc đời luôn có nhiều biến động, để giữ được sự bình tĩnh đối mặt với khó khăn thử thách, bạn có thể làm theo 4 lời khuyên dưới đây.

    1/ Thả lỏng cơ thể
    Bạn có để ý rằng, mỗi khi cảm thấy căng thẳng, ngoài nhịp thở có thay đổi, cơ bắp của chúng ta cũng thay đổi theo. Tay chúng ta nắm chặt hơn, răng nghiến mạnh hơn,... đó chính là biểu hiện của sự căng cơ. Vô thức siết chặt cơ bắp quá mức có thể khiến cho bạn bị tổn thương. Vì vậy những lúc căng thẳng, điều đầu tiên mà chúng ta cần làm để lấy lại sự bình tĩnh là thả lỏng cơ thể để tất cả cơ bắp được thư giãn.

    Hãy thử nới lỏng quần áo nếu cảm thấy chật chội và làm cho bạn cảm giác khó chịu nhiều. Bạn có thể chọn cho riêng mình một không gian yên tĩnh để ngồi thoải mái hoặc nằm xuống giường và hít thở sâu. Đầu tiên, hãy thả lỏng các cơ trên mặt, từ trán, quai hàm, vai, cánh tay, khuỷu tay và các ngón tay,... để thả lỏng sự căng thẳng. Nhắm mắt và quan sát cảm giác của những khu vực này.

    Bạn có thể massage một số bộ phận trên cơ thể để giảm sự căng cơ của các nhóm cơ bắp. Bằng việc thả lỏng và nhận biết cơ thể, bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng và dễ chịu hơn.


    Mỗi khi bị căng thẳng, ngoài nhịp thở có thay đổi, cơ bắp của chúng ta cũng thay đổi.

    2/ Chấp nhận cảm xúc lo âu hoặc nóng giận của bản thân
    Hãy để bản thân có những khoảng lặng và cảm nhận những cảm xúc mà bạn đang có lúc này. Bạn đang cảm thấy buồn bã, giận dữ, thất vọng hay lo lắng bất an? Khi gọi ra tên được cảm xúc và cho phép mình thể hiện cảm xúc đó, nguồn năng lượng tiêu cực ấy sẽ giảm đi rõ rệt.

    3/ Đặt câu hỏi cho những suy nghĩ của mình
    Một trong những nguyên nhân dẫn đến âu lo căng thẳng chính là những suy nghĩ không cần thiết, đôi khi bắt nguồn từ sự suy diễn. Khi cảm thấy nội tâm đang rối bời khi đối mặt với tình huống khó khăn, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:
    "Mình có chắc chắn về chuyện đó không?"
    "Tình huống ấy có bao nhiêu phần trăm khả năng sẽ xảy ra?"
    "Tình huống tệ nhất có thể xảy ra là gì? Mình có thể xử lý nó như thế nào đây?"


    Sau khi đã hỏi chính mình những câu hỏi trên, bạn có thể điều chỉnh lại suy nghĩ của mình. Thay vì lo lắng bất an triền miên về những khả năng bất trắc, bạn có thể tự tin hơn rằng dù có chuyện gì xảy ra, bản thân mình cũng đều có thể đối phó được.


    Dù có chuyện gì xảy ra, bạn cũng đều có cách giải quyết.

    4/ Hài lòng với những gì đang có
    Buồn bã, bất an và căng thẳng đôi khi còn đến từ việc bạn hay so sánh chính mình với người khác trong những hoàn cảnh khó khăn. Những suy nghĩ như: "Giá như mình được như thế này, mình có cái này, được ai đó giúp,... thì mọi chuyện đã khác rồi" sẽ không khiến cho bạn vui vẻ hơn mà thay vào đó, chỉ thêm phần bực bội. Hãy hài lòng với những gì đang có và học cách biết ơn ngay cả trong những hoàn cảnh không như ý.
Working...
X