Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tóm gọn 4 chữ giúp chúng ta thêm bình tĩnh, đủ an ổn hơn trong mùa dịch

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Tóm gọn 4 chữ giúp chúng ta thêm bình tĩnh, đủ an ổn hơn trong mùa dịch

    Bên cạnh sức khoẻ về thể chất, đại dịch và cách ly xã hội, còn đòi hỏi chúng ta phải tìm cách để thích ứng về mặt sức khoẻ tinh thần. 4 chữ dưới đây gợi ý cho bạn cách để luôn giữ tâm trạng tươi mới hơn trong mùa dịch.

    (Ảnh minh họa)

    CÂN BẰNG
    Trong cuốn sách:"Oola: Find balance in an unbalanced world" (Tìm bình yên giữa cảnh vạn biến), Dave Braun và Troy Amdahl chỉ ra điểm mấu chốt của một cuộc sống tốt đẹp: Cân bằng.

    Các tác giả chia
    cuộc sống thành 7 khía cạnh cốt lõi, tương đương với 7 chữ F: Fitness(Sức khoẻ), Finance (Tài chính),Family(Gia đình),Field (Sự nghiệp),Faith (Niềm tin),Friends (Bạn bè) Fun (Niềm vui). Theo hai tác giả, điều căn bản của một cuộc sống viên mãn là chúng ta phải giữ cho cân bằng tất cả các mặt này, giống như người diễn viên xiếc giữ 7 chiếc đĩa luôn xoay trên không trung.
    "Anh chạy tới chạy lui giữa những chiếc đĩa chao đảo để bảo đảm sẽ không chiếc đĩa nào rơi xuống", Troy Amdhl viết.

    Đại dịch và cách ly xã hội đang khiến cho vài "chiếc đĩa cuộc sống" của chúng ta chao đảo cùng một lúc. Chưa nói đâu xa, việc không thể ra ngoài đã lấy đi nhiều hoạt động quan trọng đối với sức khoẻ, bạn bè, hay niềm vui. Hay như chuyện tiền bạc tài chính, rất nhiều người đang bị giảm, thậm chí mất hẳn mức thu nhập.

    (Ảnh minh họa)

    Mô hình 7 chữ F này giúp chúng ta như thế nào? Bạn nhìn thấy cuộc sống của mình thật bao quát và tỉnh táo, thấy rõ "chiếc đĩa cuộc sống" nào đang chao đảo, đồng thời điều gì nằm trong tầm kiểm soát, điều gì bạn vẫn có thể cải thiện được (trong điều kiện phải ở nhà 24/7).

    Chẳng hạn, với chữ F (Fitness), với sức khoẻ, mỗi ngày, bạn có thể thêm vào thời dụng biểu một giờ tập nhảy (qua các video hướng dẫn trên YouTube) để thay thế cho thói quen chạy bộ mỗi chiều. Với chữ
    F (Friend), với bạn bè, chúng ta có thể siêng gọi video call cho những người bạn để bù đắp cho những buổi lê la cà phê ngày trước. Và nếu bạn thiếu Niềm Vui (Fun) vì không thể ra rạp xem phim, đi du lịch, hãy "thiết kế" những thú vui tương tự ở nhà: Một buổi xem phim hoặc xem liveshow nhạc trực tuyến mỗi cuối tuần…


    TRẠNG THÁI DÒNG CHẢY
    Thử tưởng tượng xem, giữa những ngày liên miên ở nhà, mỗi ngày một lần, bạn được đắm chìm vào một hoạt động như: Viết, đọc, học, nghiên cứu, nhảy, làm đồ thủ công, nấu ăn… Khi đó, bạn tập trung cao độ, tinh thần phấn khởi, thời gian sẽ trôi qua nhanh. Lo âu bên ngoài chợt biến mất và bạn thấy mình vẫn… thăng hoa bất chấp đại dịch.

    Đó là Flow, trạng thái dòng chảy hay "chảy trôi", khái niệm nổi tiếng được gọi tên bởi nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi. (Ông có cuốn sách quan trọng về chủ đề này là "Flow: The Psychology of Optimal Experience"). Nôm na, Flow là trạng thái mà bộ não con người có sự "trải nghiệm tối ưu", có luồng suy nghĩ và sự tập trung chất lượng nhất. Trạng thái này đem lại cảm giác hưng phấn, niềm vui sâu sắc, và một sự kết nối hoàn toàn với cuộc sống. Nói đơn giản, chúng ta hạnh phúc.

    Đại dịch đến, trạng thái dòng chảy này đã được nhắc đến như một cách đưa con người thoát khỏi trạng thái trì trệ, héo hon, thiếu sức sống của những ngày bị cách ly. Adam Grant đã viết trên The New York Times rằng những ai không bị "héo hon" trong đại dịch chính là những người biết cách sống "chảy trôi", biết tạo ra trạng thái dòng chảy trong cuộc sống thường nhật.


    Hãy thử tìm ra thứ gì đó khiến cho bạn thấy yêu thích và có ý nghĩa, để bản thân bạn có thể đắm chìm vào mỗi ngày. Đó có thể là viết mỗi sáng, ca hát, tập nhảy mỗi chiều, làm bánh, làm đồ thủ công "Khéo tay hay làm" (do-it-yourself), hoặc đơn giản là học một kỹ năng mới thông qua khoá học online. Và một điều cốt yếu để đạt đến trạng thái dòng chảy, là bảo toàn sự tập trung của bạn khi thực hiện việc đó, không để bị xao lãng bởi bất cứ điều gì khác.

    (Ảnh minh họa)

    CHÁNH NIỆM
    Tiến sĩ Tamara Russell là người nghiên cứu về khoa thần kinh, chuyên gia về tâm lý lâm sàng, giám đốc The Mindfulness: Centre of Excellence ở London, Anh. Bà định nghĩa Chánh niệm"siêu nhận thức", hay "nhận thức + 3", tức khi sự nhận biết thông thường được nâng cao 3 điều: Thứ nhất, hoàn toàn được hướng về khoảnh khắc hiện tại; thứ hai, không phản ứng; và thứ ba, không phán xét.
    "Nhận biết thông thường có thể không đủ để giúp bạn xoay xở trong tình huống bị tổn thương sâu sắc, còn nhận biết trong trạng thái tỉnh thức sẽ giúp bạn trải nghiệm nỗi đau theo một cách mới mẻ và tích cực hơn", bà ghi trong cuốn "Đường về tỉnh thức" (What is mindfulness?).

    Thực hành
    Chánh niệm có lợi như thế nào trong đại dịch? Mọi thứ sẽ "mới mẻ và tích cực hơn" nếu bạn nhìn cảnh vật bị phong toả, số ca nhiểm bệnh, hay thậm chí tình hình sức khoẻ của chính bản thân dưới cái gọi là "siêu nhận thức", bạn sẽ tĩnh tại và an ổn hơn. Như Tamara Russell nói: "Chánh niệm không phải là thái độ "lảng tránh" cuộc đời để đưa bạn vào một trạng thái khác của ý thức theo kiểu vờ như không có gì nghiêm trọng xảy ra. Chánh niệm chỉ là phát triển chất lượng trải nghiệm cuộc sống".


    SỨC BẬT TINH THẦN
    Cuối cùng, một chữ mà bất cứ ai cũng cần trong những ngày có nhiều thử thách này, đó chính là "sức bật tinh thần", tính kiên cường, khả năng phục hồi, hay khả năng tự vực dậy của một người sau khó khăn.
    "Một cái cây oằn mình trong cơn bão có thể ngả nghiêng trước sức mạnh của trận cuồng phong, nhưng sau đó nó sẽ trở lại tư thế thẳng đứng khi bão tan, đó chính là hình ảnh kiên cường", nhà tâm lý học Susan Kahn ví von.
    Bạn là ai trong và sau cơn bão đại dịch? Một cái cây oằn mình rồi gục ngã, hay là một cái cây có thể vực dậy mạnh mẽ, cứng cáp hơn?

    (Ảnh minh họa)

    Susan Kahn có liệt kê trong cuốn "Sức bật tinh thần" (Bounce Back), những yếu tố có ảnh hưởng đến sức bật tinh thần: Quan niệm về thất bại, tác động của cơ thể và não bộ, mối giao tiếp với người khác, mục đích sống… Bạn có thể soi chiếu bản thân qua từng yếu tố trên để dần dân "tăng cơ bắp" tinh thần, và từ đó sẽ thích ứng tốt hơn với đại dịch.
    Và hãy nhớ điều Susan Kahn đặc biệt nhấn mạnh:
    Khó khăn vốn là điều ta không thể tránh khỏi trong cuộc sống, chúng ta luôn có thể rèn luyện sức bật tinh thần để vững vàng trước mọi điều bất khả kháng trong đời.


Working...
X