Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Khiêm tốn là một đức hạnh cao quý

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Khiêm tốn là một đức hạnh cao quý

    Từ xưa đến nay, người làm được việc lớn đều có đức hạnh và khiêm tốn. Khi biết khiêm tốn, chúng ta mới có thể học hỏi cái hay từ người khác và có được cơ hội để trưởng thành. Khiêm tốn là một loại trí tuệ thật sự cao minh, cũng chính là sự thông minh được ẩn giấu đi mà không để lộ ra ngoài.

    Cổ ngữ nói: "Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân", không nên lấy cái sở trường của mình để so sánh với khuyết điểm của người khác.

    Những người thực sự có tu dưỡng đều sống khiêm tốn, không tùy tiện hiển lộ tài năng.
    Một trong những điều đại kỵ nhất trong đạo làm người của cổ nhân là tự cho mình cao quý mà lại xem thường người khác.

    Trong các mối giao tiếp của thế nhân có 3 cách nhìn cuộc đời, chính là nhìn xuống, nhìn lên và nhìn thẳng.

    - Người luôn nhìn xuống là người cuồng vọng, ăn trên ngồi trước, xem thường người khác.

    - Người luôn nhìn lên lại là người yếu nhược, ngưỡng mộ người khác, sợ hãi người trên và coi thường chính mình.

    - Người nhìn thẳng là người không kiêu ngạo, không xu nịnh, vừa tôn trọng đối phương, vừa tôn trọng bản thân mình.

    Khi đối mặt với người mạnh hơn mình thì không nịnh bợ, khi đối mặt với người yếu hơn mình thì không ức hiếp xem thường, tất cả đều nghĩ đến người khác mà đối nhân xử thế bình hòa.
    Đó mới là phẩm chất đáng quý mà một người tốt cần hướng đến.

    Có người đã từng nói: "Tôi nghĩ rằng người khác tôn trọng tôi vì tôi xuất sắc. Dần dần, tôi mới hiểu rằng người khác tôn trọng tôi vì họ tốt, và từ đó tôi biết cách tôn trọng người khác".

    Còn Tăng Tử nói: "Trách mình trước, trách người sau".

    Một người có đủ tố chất sẽ tìm thấy vấn đề từ chính mình.
    Chỉ những người không dám gánh vác, muốn trốn tránh trách nhiệm mới chỉ mũi dùi về phía người khác.

    Thường tự xét mình, suy ngẫm về sai sót của bản thân sẽ giúp con người ngày càng hoàn thiện, gặt hái thành công.
    Người tử tế thì không nên tuỳ tiện bình phẩm về người khác, mỗi người đều là một cá thể sinh mệnh độc lập.
    Tín ngưỡng, đạo đức, quan niệm, cách nhìn nhận vấn đề, cách thức làm việc hay cách sống của một người đều chỉ có thể thích hợp với bản thân người ấy.

    Dùng những điều đó làm thước đo để bình phẩm người khác là không tôn trọng họ.

    Người xưa dạy: "Tự thiên tử dĩ chí vu thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bổn", ý muốn nói là, mọi người trong thiên hạ, từ vương giả cho đến dân thường, ai ai cũng đều phải lấy chuyện "tu thân" làm gốc.

    Đây là cái gốc làm người, là cái đạo làm người, là nguyên lý căn bản nhất của một con người trong xã hội.
    Khi kết giao với người khác, nếu có thể hiểu và tôn trọng họ thì sẽ được họ hiểu và tôn trọng lại gấp nhiều lần.

    Biết nhìn nhận lại bản thân mình là biết tôn trọng người khác.
    Một người không biết tự nhìn nhận lại bản thân, rất nhiều lúc sẽ vô tình làm tổn thương đến người khác.

    Trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, mỗi người chúng ta khi gặp vấn đề nên tự kiểm điểm xem xét lại bản thân để kịp thời biết sửa sai và xin lỗi.


    (Ảnh minh họa)
    Kinh Dịch viết: "Đạo của Trời là rút bớt chỗ dư thừa mà bồi đắp chỗ thiếu hụt; Đạo của đất đai là chỗ cao lồi thì bị xói mòn còn chỗ trũng thấp thì được đắp bồi; Đạo quỷ thần thì trừng phạt kẻ ngạo mạn, ban phước cho người khiêm tốn; Đạo của người thì tự mãn bị ghét còn khiêm tốn được thương".

    Không vì thấy người khác hơn mình mà chạy theo xu nịnh, đây cũng là nhân cách và sự tu dưỡng của con người, biết cách tôn trọng, giữa con người cần có sự đồng cảm, cùng giúp nhau nâng cao cảm xúc và trí huệ, tôn trọng người khác để mình trở nên tốt hơn chứ không vì chạy theo họ mà đánh mất đi chính mình.

    Những lời nịnh hót, những lời khen ngợi không phản ánh sự thật, cố để lấy lòng sẽ làm che mờ hai mắt của con người.

    Nó cũng sẽ khiến cho người nghe không phân biệt rõ chính tà thật giả, sẽ khiến cho người nghe tự cho là mình đúng, mình hay, mà trở nên kiêu ngạo phóng túng.

    Cho nên, những bậc minh quân thánh chủ sẽ không bao giờ nghe những lời nói nịnh hót, a dua, ngông cuồng.

    Nếu một người luôn xu nịnh tâng bốc người trên, lại coi thường khinh miệt người dưới, thì cá nhân đó sẽ giống như nước chảy bèo trôi.
    Người đó khi giao tiếp, đối đãi với người khác không phải bằng tấm chân tình, mà là vì địa vị của người khác vậy.

    Những người có đạo đức giáo dưỡng, thì đối với bất cứ cá nhân nào đều luôn tôn trọng, khiêm nhường, ngay cả khi giao tiếp với những ai có địa vị thấp kém hơn, họ cũng sẽ không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo.

    Người càng có bản lĩnh cao siêu thì lại càng biết khiêm tốn, bởi vì chỉ khi biết hạ thấp mình, mới thấy sở học của mình còn nông cạn, kỹ năng của mình còn thấp kém… từ đó sẽ gắng sức hoàn thiện cho bản thân mình.

    Khi học được cách đối đãi khiêm tốn với mọi người chính là bạn không tỏ vẻ bản thân mình đây là tài giỏi, không ưỡn ngực khoe khoang, không nóng giận, không cố tình chứng tỏ đúng sai, không nghi ngờ ghen ghét với tài năng của người khác.

    Ngay cả khi là người có tài năng xuất chúng khi đứng trước mọi người, người khiêm tốn sẽ chọn cách bình lặng làm những việc cần làm.

    Khiêm tốn mới có thể sống cuộc đời bình yên ít sóng gió.
    Khiêm tốn trong đối nhân xử thế cũng là một loại tu dưỡng, nhìn ngoài tưởng người yếu đuối nhưng kỳ thực nội tâm lại vô cùng mạnh mẽ.
    Người biết khiêm tốn mới có thể đi được đến đích để gặt hái thành công.
Working...
X