Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn .

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn .


    Click image for larger version

Name:	!01-TR~1.JPG
Views:	2559
Size:	25.5 KB
ID:	59500


    Nhắc đến âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có lẽ người ta sẽ nghĩ đến những triết lý, sự đa tầng ý nghĩa của bài hát. Nhạc của ông thường đầy tính ẩn dụ, đôi khi là mông lung khó hiểu, khó nắm bắt được khi nghe một cách hời hợt. Thậm chí là nhiều người thích nghe nhạc Trịnh, nghe đi nghe lại hàng chục năm mà vẫn không hiểu ý nghĩa của 1 số bài hát. Vì có được sự đặc thù như vậy, nên dù nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không thể sánh bằng các nhạc sĩ khác như Phạm Duy hay Văn Cao về tầm vóc, nhưng ông vẫn được người ta ưu ái đặt cho một dòng nhạc riêng mang tên là “nhạc Trịnh”. Dù lời ca của nhạc Trịnh Công Sơn có vẻ bí hiểm, khó hiểu, nhưng về nhạc thuật thì so với các nhạc sĩ lớn cùng thời, nhạc của Trịnh khá đơn giản, không có gì cách tân, nhưng nó lại vẫn hấp dẫn vì mang được “tiếng thở dài của thời đại”. Theo như lời của Phạm Duy, đó là “sự đơn giản của một thiên tài”, vì không phải ai cũng viết được loại nhạc đơn giản nhưng lại có thể đồng cảm được với tâm trạng của nhiều người đến như vậy. Dù nhạc Trịnh bị coi là khó hiểu, nhưng nhiều người nói rằng họ thích nhạc Trịnh vì luôn thấy được mình ở trong đó, và đôi khi nghĩ rằng nhạc Trịnh đang viết cho chính hoàn cảnh của mình vậy. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng – một người bạn thân của Trịnh Công Sơn – từng nói rằng nghe nhạc Trịnh không hiểu lắm, nhưng thấy có mình ở trong đó. Điều này đã tạo nên sự đặc biệt của nhạc Trịnh. Bởi vì đôi khi âm nhạc không cần hiểu rõ cặn kẽ, mà chỉ cần cảm được, là được! Ngay cả những người sâu sắc và từng trải nhất cũng không dám khẳng định là “mình hiểu hết ý nghĩa nhạc Trịnh”. Bài viết này không phải là để giải thích cặn kẽ, chi tiết những ca từ nhạc Trịnh, mà chỉ là những thông tin được gom nhặt trong quá trình tìm hiểu nhạc Trịnh. Hy vọng khi đọc qua bài viết này, người yêu nhạc Trịnh sẽ khám phá ra những điều thú vị…

    1. Nghe Những Tàn Phai
    Khởi đầu bài hát Nghe Những Tàn Phai là một câu hát khá quen thuộc:
    Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là những chuyến xe…
    Có lẽ ai trong chúng ta, đôi khi ngồi ngẫm nghĩ lại đời mình, cũng đã thấy rằng đời mình như là những chuyến xe chuyên chở đầy tâm tư của cả một đời. Toàn bài hát này là những lời than thở muộn phiền, nhưng có ít người hiểu được ý nghĩa thực sự của nó:
    Chiều nay em ra phố về
    Thấy đời mình là những đám đông
    Người chia tay nhau cuối đường
    Ngày đi đêm tới trăm tiếng hư không.
    Có ai đang về giữa đêm khuya, rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ Vòng tay quen hơi băng giá, Nhớ một người tình nào cũ, Khóc lại một đời người quá ê chề.
    Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là những quán không Bàn in hơi bên ghế ngồi Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người. Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là con nước trôi, Đèn soi trên vai rã rời Ngày đi đêm tới còn chút hao gầy.

    Nguyên bài là những lời lẽ có vẻ mông lung, như là không nhắc đến một điều gì cụ thể, giống như là tác giả đang nói về những chiêm nghiệm nào đó về cuộc đời? Không phải vậy, thật ra bài hát này được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết về một đối tượng cụ thể: Nhân vật chính là một cô gái làng chơi. Điều đó được ca sĩ Khánh Ly thừa nhận, bà đã được Trịnh Công Sơn trực tiếp giải thích ý nghĩa của bài này khi tập cho bà hát. Đó là một người kỹ nữ, một gái giang hồ đã về già và hết thời, với những bước chân trở về nhà trong đêm sau 1 ngày rã rời. Cô gái đôi khi thấy đời mình là những đám đông, những chuyến xe… rồi rốt cuộc chỉ là tiếng hư không, vắng bóng người trong 1 đời người đã quá ê chề. Rốt cuộc, từ một câu hát trong bài hát về cô gái điê’m, giới trẻ biến thành một câu nói có vẻ rất ngầu: Cuộc đời là những chuyến đi…


    2-Chiều Một Mình Qua Phố

    Có khi nắng khuya chưa lên
    Mà một loài hoa chợt tím…
    Đó là câu hát quen thuộc trong bài Chiều Một Mình Qua Phố. Nhưng đêm khuya thì làm gì có nắng, vì sao gọi là “nắng khuya”? Đã có 1 số ca sĩ đã đổi lại thành “có khi nắng mưa chưa lên” cho hợp lý, làm cho câu hát nghe rất khiêng cưỡng và buồn cười.
    Thật ra đó là một sự ẩn dụ tinh tế của nhạc sĩ. Bời vì người ta thường chờ trăng lên để ngắm hoa quỳnh nở ban đêm. Nhưng bối cảnh của bài hát là buổi chiều, trăng (nắng khuya) vẫn chưa lên nhưng loài quỳnh kia đã nở tím mất rồi. Trịnh Công Sơn có lẽ bị ám ảnh bởi loài hoa đêm này, nên có hẳn hai bài hát dành cho loài hoa quỳnh là bài Quỳnh Hương và Chuyện Đóa Quỳnh Hương.

    Click image for larger version

Name:	!  01-    J4rDy.jpg
Views:	76
Size:	27.7 KB
ID:	59501




Working...
X