Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

“GÁI XUÂN” – THƠ PHỔ NHẠC – NGUYỄN BÍNH & TỪ VŨ

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    “GÁI XUÂN” – THƠ PHỔ NHẠC – NGUYỄN BÍNH & TỪ VŨ

    Click image for larger version

Name:	nguyenbinh_gx.jpg?w=474&h=600.jpg
Views:	2839
Size:	41.8 KB
ID:	68657

    Thi khúc “Gái Xuân” Nguyễn Bính
    (Nhạc sĩ Từ Vũ)


    Em như cô gái hãy còn Xuân
    Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
    Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
    Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân


    Xuân đi, Xuân đến, hãy còn Xuân
    Cô gái trông Xuân đến bao lần
    Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
    Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân


    Lòng Xuân lơ đãng, má Xuân hồng
    Cô gái Xuân mơ chuyện vợ chồng
    Đôi tám Xuân đi trên mái tóc
    Đêm Xuân cô ngủ có buồn không?


    Em như cô gái hãy còn Xuân
    Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
    Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
    Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân



    Thi sĩ Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính (1918–1966); là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.

    Thi sĩ Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

    Cha của ông tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Trọng Bính.

    Bà Miện bị rắn độc cắn rồi mất năm 1918, lúc đó bà mới 24 tuổi. Để lại cho ông Bình ba đứa con thơ, khi đó Nguyễn Mạnh Phác mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ ba tuổi và Nguyễn Bính mới sinh được ba tháng. Đúng như câu thơ ông viết:

    Còn tôi sống sót là may
    Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ

    Bà cả Giần là chị ruột của mẹ ông, nhà bà lại giàu có, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của ông và là cha của nhà văn Bùi Hạnh Cẩn, đón ba anh em ông về nuôi cho ăn học. Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu Khiêm khen hay nên rất được cưng.

    Năm 13 tuổi Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng với sáng tác:

    …Anh đố em này:
    Làng ta chưa vợ mấy người ?
    Chưa chồng mấy ả, em thời biết không
    Đố ai đi khắp tây đông,
    Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây?
    Làm sao như rượu mới say,
    Như giăng mới mọc, như cây mới trồng ?
    Làm sao như vợ như chồng ?
    Làm sao cho thỏa má hồng răng đen
    Làm sao cho tỏ hơi đèn ?
    Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời ?
    Làm sao ? anh khen em tài ?
    Làm sao ? em đáp một lời làm sao… ?


    Trúc Đường thi đỗ thành crung (đíp-lôm) vào loại giỏi ở Hà Nội, rồi dạy học trong một trường tư thục ở Hà Đông, Trúc Đường bắt đầu viết văn và làm thơ. Ông đón Nguyễn Bính lên và truyền đạt cho Nguyễn Bính văn học Pháp. Cuộc đời của Nguyễn Bính gắn bó với Trúc Đường cả về văn chương và đời sống.

    Năm 1932, 1933 Nguyễn Bính có theo người bạn học ở thôn Vân lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học, có lẽ những vần thơ như:

    Cỏ đồi ai nhuộm mà xanh
    Áo em ai nhuộm mà anh thấy chàm
    Da trời ai nhuộm mà lam
    Tình ta ai nhuộm ai làm cho phai


    Là được Nguyễn Bính viết trong thời gian này.

    Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài “Cô Hái Mơ”. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ “Tâm Hồn Tôi” tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Họa sĩ Nguyệt Hồ nhớ lại:

    “Tôi quen Nguyễn Bính từ khi anh chưa có tiếng tăm gì, ngày ngày ôm tập thơ đến làm quen với các tòa soạn báo. Tôi thích thơ anh và đã giới thiệu anh với Lê Tràng Kiều, chủ bút Tiểu thuyết Thứ Năm, đã đăng bài “Cô hái mơ”, bài thơ đầu tiên của anh đăng báo. Tôi khuyên anh gửi thơ dự thi, và anh đã chiếm giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn… chúng tôi thân nhau từ đó, khoảng 1936-1940, quãng đầu đời thơ của anh,…

    Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Cũng trong năm này Trúc Đường chuyển ra Hà Nội ở và đang viết truyện dài Nhan sắc, Nguyễn Bính tỏ ý muốn đi Huế tìm đề tài sáng tác. Trúc Đường tán thành nhưng không có tiền, ông đã cho Nguyễn Bính chiếc máy ảnh và về quê bán dãy thềm đá xanh (vật báu duy nhất của gia đình) đưa tất cả số tiền cho Nguyễn Bính.

    Vào Huế Nguyễn Bính Gửi thơ ra cho Trúc Đường đọc trước, rồi đăng báo sau. Cuối năm 1941, đầu năm 1942, Trúc Đường nhận được nhiều bài thơ của Nguyễn Bính trong đó có: “Xuân tha hương” và “Oan nghiệt”. Sau đó Nguyễn Bính lại trở về Hà Nội, rồi lại đi vào Sài Gòn.

    Lần chia tay cuối cùng với Trúc Đường là vào năm 1943, đến năm 1945 tin tức thưa dần. Năm 1946 thì mất liên lạc hẳn. Trong thời gian này Nguyễn Bính đã gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài ‘Hành Phương Nam’, tặng Kiên Giang, ‘Từ Độ Về Đây’,…”


    TRẦN LÊ TÚY PHƯỢNG
    dotchuoinon.com


Working...
X