Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Nước pháp tháng 10 năm 2021

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Nước pháp tháng 10 năm 2021

    Click image for larger version

Name:	Z227-D~1.JPG
Views:	28
Size:	49.6 KB
ID:	71159


    “…Ở Paris và các thành phố khác ở châu Âu, người ta đã chấp nhận việc sống chung với dịch, vẫn đeo khẩu trang vẫn tiến hành tiêm song song với cuộc sống diễn ra…”

    Đã ba năm tôi mới quay lại nước Pháp. Ở Châu Âu việc đi từ nước này sang nước khác dễ như đi từ tỉnh này sang tỉnh khác ở Việt Nam. Nếu bạn ngồi ô tô không chú ý đường sá, có thể bạn đi sang nước khác đến vài chục cây số rồi mới nhận ra.
    Nhưng từ khi có cái gọi là Cúm Vũ Hán rồi Corona hay Covid..rồi thêm tên phụ Delta ....người châu Âu mới có cảm giác lại về biên giới các nước. Chưa có loại viruts nào mà trong thời gian ngắn tên của chúng được thay đổi nhiều như vậy, đến giờ không biết chính xác gọi chúng là gì nữa.
    Hành trình của tôi với hai doanh nhân đi từ Berlin đến Koln bắt đầu từ 2 giờ đêm bằng xe ô tô. Vào buổi đêm trên xa lộ nước Đức hàng đoàn xe tải, xe contene đi nườm nượp, thế mới biết nền kinh tế nước Đức mạnh ra sao. Vào những lúc dịch đóng cửa nhiều cửa hàng, những chiếc xe tải này được ưu tiên đi lại để vận chuyển hàng hoá thiết yếu đến các siêu thị, nơi được phép mở cửa để cung cấp thực phẩm, đồ dùng thiết yếu cho mọi người. Giờ nước Đức đã mở cửa, mọi thứ đã chở lại bình thường. Điều khác biệt là khi vào cây xăng, người ta phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên nếu không đeo thì có nơi nhắc, có nơi người ta cũng không nói gì.
    Chúng tôi đến hội chợ thực phẩm quốc tế ở Koln vào lúc 8 giờ sáng. Thủ tục mua vé vào cửa phải trình thẻ tiêm vắc xin, giá vé đến 50 euro. Hội chợ năm nay vắng nhiều gian hàng của các nước ở xa, đa phần là những nước trong khối Eu. Xem xét các mặt hàng, chúng tôi chưa thống nhất được với nhau sẽ nhập mặt hàng gì về. Hai người kia một người muốn nhập sữa, người muốn nhập đùi lợn muối. Còn tôi thì muốn tìm những gia vị nấu những món Châu Âu, vì tôi nghĩ rằng trong tương lai, nhiều bà nội trợ trẻ ở Việt Nam sẽ thích thử nấu các món ăn châu Âu. Ngày càng có nhiều người đi du lịch ở châu Âu, trong khi du ngoạn, họ thương thức những món ăn hương vị bản xứ. Lúc trở về nhà, thế nào có lúc họ cũng nhớ hương vị món ăn mà họ đã nếm, sau đó họ sẽ muốn lần nữa được thưởng thức. Nhưng để làm chuyến du lịch khác đâu phải dễ. Có lẽ họ sẽ tự làm món đó tại nhà, nhưng gia vị hay nguyên liệu để làm thành món đó kiếm đâu ra. Ra nhà hàng ăn không phải là lựa chọn hay đối với những bà nội trợ tháo vát thường muốn chinh phục thử thách. Có gì vui hơn khi tự nấu món mới và đặt lên bàn cho ông chồng thưởng thức không gian châu Âu và tài năng của bà vợ.
    Nhưng thôi, đó là việc lâu dài. Việc tiếp là lấy ngắn nuôi dài. Rời khỏi hội chợ, tôi sang Pháp để săn mua đồ cũ như xe đạp, đồng hồ,tranh ảnh.
    Cao tốc nước Đức và Pháp khác nhau một điều rất rõ, đó là trên cao tốc của Đức không có trạm thu phí nào cả. Đường sá của Đức đẹp hơn, phẳng phiu hơn, biển báo cũng rõ ràng hơn. Những đường không phải cao tốc ở Pháp qua mỗi ngã tư họ làm cái bùng binh , trồng hoa rất đẹp. Ấn tượng nhất là kể cả qua những vùng quê người ta cũng trồng hoa ở những bungg binh hay đầu đường vào thành phố, thị trấn. Hoa được trồng, chăm sóc và thay thế liên tục. Ở Đức họ làm ngã tư và đèn giao thông, nhìn chán ngắt nhưng lại rất dễ cho người lái xe. Còn việc qua ngã tư có bung binh ở Pháp khá khó chịu vì việc chờ làn, chờ xe đôi khi không rõ ràng.
    Click image for larger version

Name:	Z227-5~1.JPG
Views:	605
Size:	76.2 KB
ID:	71158

    Đến Strasbourg, một thành phố mà lịch sử đầy phức tạp. Đây là vùng đất mà Pháp và Đức tranh giành nhau rất nhiều năm, những tên đường phố, địa danh của nơi này vẫn còn mang đầy chất Đức. Đến khi sau thế chiến thứ hai, nó thuộc về Pháp. Thất bại trong thế chiến thứ hai đã khiến Đức mất nhiều vùng đất vào phe Đồng Minh và phe Cộng Sản. Dù vậy không thấy người Đức đặt nặng vấn đề chủ quyền với những vùng đất bị mất. Việc thành lập khối Schengen với việc đi lại không cần visa, nước Đức như một thủ lĩnh trong khối, như một anh cả thì chuyện chủ quyền với vùng đất kia cũng không nặng vấn đề là điều có thể giải thích.
    Tôi ghé nhà hoạ sĩ Kỳ Văn Cục, tên thật là Vũ Tuân. Anh Tuân sang Tiệp năm 1992, hiện anh sống với người vợ Ba Lan đã được gần 30 năm. Một người Việt Nam lấy một người vợ Ba Lan và sống ở Pháp 30 năm, đấy là ví dụ cho sự giao thoa giữa các dân tộc dễ dàng thế nào ở xứ sở tự do. Một minh chứng về sự giao thoa này là chị Tesera vợ anh Tuân ngày nay nấu bún, phở, miến, cháo ngon như một bà nội trợ Việt Nam.

    Click image for larger version

Name:	Z227-U~1.JPG
Views:	24
Size:	19.1 KB
ID:	71160
    Hôm sau tôi lên đường đi Paris, giá như không vướng bận gì, tôi và anh Tuân có tâm sự ba đêm nữa cũng không hết chuyện.
    Đến Paris trời đã tối, tôi ngủ lại vợ chồng nhà người bạn. Sáng hôm sau họ đưa tôi đi vào phố.
    Đây mới là lúc tôi kinh ngạc.
    Các quán sá ở Paris đều mở, những quán cà phê ngồi tràn ở vỉa hè đầy ắp người, một phong cách đặc trưng của Paris. Mới năm ngoái thôi, nghe tin thành phố này bị phong toả, người ra người vào bị chặn và kiểm soát chặt chẽ vì dịch. Vậy mà lúc này tôi cảm giác dường như không có chuyện gì xảy ra. Paris vẫn sầm uất, nhộn nhịp như cách đây mấy năm tôi trước tôi đã đến.
    Nhưng đến chiều trên đường chờ xe buýt ra sân bay, nhìn vào cửa sổ những chiếc xe buýt chờ người đeo khẩu trang, một cảm giác lạnh người.
    Cảm giác dịch tồn tại và không tồn tại đan xen với nhau. Vừa thấy một đám người ngồi thảnh thơi san sát nhau bên quán cà phê rồi lại thấy một đám người đeo khẩu trang ngồi sát nhau trên xe buýt. Tôi không hiểu khẩu trang có thể ngăn chặn được dịch không, nếu như cả đám người trên xe buýt này là đám người vừa ngồi ở quán cà phê kia ra ?
    Có rất nhiều người đã tiêm vắc xin và được cấp sổ chứng nhận, nhưng tiêm rồi vẫn phải đeo khẩu trang, tiêm rồi vẫn có thể bị nhiễm. Người ta nói tiêm thì sẽ hạn chế lây nhiễm cho người khác, nhưng vẫn phải đeo khẩu trang.
    Có nhiều cái không hiểu. Nhưng chẳng sao, tôi không phải là Khuất Nguyên, thế nên tôi sẵn lòng đeo khẩu trang khi đến sân bay, bến tàu. Tôi cũng có sổ chứng nhận đã tiêm. Có mã miếc vạch đàng hoàng, mỗi lần đi đến đâu trình cuốn sổ màu vàng ấy ra cho người ta xem, thế là được. Còn tiêm thế nào, loại vắc xin nào không thành vấn đề.
    Pháp cũng như Ý, cũng phong toả chặt. Chính quyền dùng mọi cách để người dân phải tiêm vắc xin, chưa bao giờ có loại cúm nào mà nhiều vắc xin đến thế, có người tiêm đến ba mũi trong vòng một năm.
    Thôi thì mọi thứ được trở lại bình thường là mừng, dù di chuyển công cộng phải đeo khẩu trang, dù đôi khi vào một quán to người ta bắt trình giấy tiêm hoặc đến công sở. Chỉ là mất thêm chút thời gian, còn hơn là phong tỏa, tù túng, ngột ngạt lan tràn khắp nơi.
    Dường như ở Paris và các thành phố khác ở châu Âu, người ta đã chấp nhận việc sống chung với dịch, vẫn đeo khẩu trang vẫn tiến hành tiêm song song với cuộc sống diễn ra.

    Click image for larger version

Name:	Z227-I~1.JPG
Views:	27
Size:	72.4 KB
ID:	71161
    Người Buôn Gió


Working...
X