Announcement

Collapse
No announcement yet.

Ở ĐỜI KHÔNG CẦN PHẢi GIẢI THÍCH VỀ BẢN THÂN MÌNH VỚI NGƯỜI KHÁC

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Ở ĐỜI KHÔNG CẦN PHẢi GIẢI THÍCH VỀ BẢN THÂN MÌNH VỚI NGƯỜI KHÁC

    Nhân gian muôn màu, nhân sinh thì muôn dạng. Vậy nên, làm người thì không nhất thiết phải giải thích về bản thân mình cho người khác. Bởi người hiểu mình thì không cần giải thích, còn kẻ không hiểu thì có dài dòng giải thích cũng bằng không.


    Người không chịu hiểu bạn, cố giải thích cũng không có ích gì. (Ảnh: Shutterstock)
    Chuyện kể rằng, có một anh tài xế chuyên phụ trách chở bệnh nhân tâm thần cho bệnh viện tâm thần. Trong một lần đón bệnh nhân về bệnh viện, do sơ ý anh để lạc mất ba bệnh nhân. Vì để bảo toàn công việc của mình, anh lái xe đến trạm xe bus gần đó rồi mời chào khách đứng đợi bắt xe sẽ chở miễn phí cho những ai về cùng đường. Sau cùng, anh lừa được ba người lên xe rồi chở thẳng về bệnh viện.

    Và sau cùng, trải qua rất nhiều nỗ lực và thời gian cực khổ, ba người họ mới có thể thoát khỏi trại tâm thần.

    Khi họ được ra khỏi trại, các phóng viên khi biết chuyện mới tìm họ để phỏng vấn hư thực. Và sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn ba người.

    1/ Phỏng vấn anh chàng định luật học
    – Phóng viên: Khi anh bị đưa vào trại tâm thần, anh đã dùng cách nào để tự giải cứu mình?
    – Anh chàng định luật học: Tôi nghĩ, tôi phải ra khỏi đó bằng mọi giá, trước tiên tôi cần chứng minh bản thân mình không có bệnh.

    – Phóng viên: Anh chứng minh bằng cách nào?
    – Anh chàng định luật học: Tôi nói: "Trái Đất này hình quả cầu", đây là một câu nói chân lý. Tôi nghĩ người nói lời chân lý ắt không thể nào là người mắc bệnh tâm thần được đúng không?

    – Phóng viên: Vậy anh đã thành công?
    – Anh chàng định luật học: Không, khi tôi nói câu này đến lần thứ 14 thì nhân viên y tá liền chích cho tôi một mũi tiêm vào mông.

    2/ Phỏng vấn anh chàng chuyên gia xã hội học
    – Phóng viên: Vậy còn anh, anh đã làm cách nào để cứu mình?
    – Anh chàng chuyên gia xã hội học: Là anh nông dân đã thoát khỏi đó thành công và báo cảnh sát đến cứu tôi và anh chàng định luật học ra.


    Một người cư xử bình thường, không cần chứng minh bản thân, mới đích thực là người bình thường. (Ảnh: Shutterstock)
    – Phóng viên: Phải chăng lúc đó anh cũng từng tìm cách tự cứu mình?

    – Anh chàng chuyên gia xã hội học: Đúng vậy, tôi nói với các bác sĩ và nhân viên y tá ở đó rằng tôi là một chuyên gia xã hội học. Tôi nói tôi biết cựu tổng thống Mỹ là Bill Clinton, còn cựu thủ tướng Anh là Tony Blair, khi tôi nói đến các tên các vị lãnh đạo tinh thần của các đảo Nam Thái Bình Dương thì bọn họ liền tiêm cho tôi một mũi. Sau đó tôi không còn dám nói gì nữa.

    – Phóng viên: Vậy anh chàng nông dân đã làm cách nào để cứu các anh ra?
    – Anh chàng chuyên gia xã hội học: Sau khi cậu ta vào đó, cậu ta không nói gì cả, đến lúc ăn cơm thì cậu ta ăn, đến lúc đi ngủ thì đi ngủ. Khi y tá giúp cậu ta cạo râu thì cậu ta nói lời cảm ơn, đến ngày thứ 28 thì cậu ta được thả ra khỏi trại tâm thần.

    Sau khi phỏng vấn, phóng viên phải cảm thán mà thốt lên rằng: "Một người bình thường mà muốn chứng minh mình là người bình thường quả là khó phi thường. Có lẽ chỉ một người không chứng minh mình là người bình thường mới là bình thường".

    ***
    Trong xã hội, có những người thích chứng minh rằng, mình là người hiểu rõ chân lý, là người có tri thức phong phú, là người có nhiều tiền bạc hơn người khác, nhưng thường lại bị người khác cho là người không bình thường, đầu óc có vấn đề, chẳng qua bản thân họ không tự biết lấy mà thôi.

    Ai đó cũng đã từng nói, bất kể bạn có thuần khiết ra sao, khi gặp người phức tạp thì trong mắt họ, bạn cũng trở thành người tâm địa không tốt. Bất kể bạn có chân thành cỡ nào, gặp người hoài nghi thì trong mắt họ, bạn cũng thành người đáng ngờ. Bất kể bạn có chuyên nghiệp cỡ nào, gặp người không biết, bạn cũng chỉ là người không hiểu biết.

    Thế nên đôi lúc vấn đề không phải nằm ở chỗ bạn không đủ tốt, mà là bạn chưa gặp được đúng người. Làm người thì không nhất thiết cứ phải quan tâm đến lời bình phẩm của người khác, người hiểu bạn thì không cần giải thích. Người không hiểu bạn thì càng cố giải thích lại càng thêm mất công, hãy làm tốt những gì mình nên làm, đó mới là điều trọng yếu.
Working...
X