Announcement

Collapse
No announcement yet.

"Thiện ác hữu báo" là có thật hay không?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    "Thiện ác hữu báo" là có thật hay không?

    Trong kiếp nhân sinh nhỏ nhoi, ai cũng muốn có được một cuộc sống phong phú, đa dạng sắc màu, khỏe mạnh, thọ lâu. Nhiều người chú trọng đến thức ăn dinh dưỡng, rèn luyện dưỡng sinh… nhưng có một điều họ luôn quên mất là "tu dưỡng đức hạnh". Đây mới chính là phương pháp bảo đảm sức khoẻ tốt nhất. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: Thiện ác hữu báo, người làm việc thiện sẽ được sống lâu trường thọ.

    Rất nhiều người sống thời nay, khi nhắc đến chuyện nhân quả, luân hồi báo ứng thì liền nhảy dựng lên, cho đó là chuyện viển vông, vô căn cứ. Thế nhưng, những nghiên cứu khoa học mới nhất lại đang hé lộ một điều hoàn toàn khác.
    Làm điều tốt được báo ứng tốt, làm điều xấu gặt điều xấu. (Ảnh minh họa)

    Khi nói đến luật nhân quả trong tự nhiên, mọi người đều gật đầu đồng ý, chẳng hạn, nếu bạn đổ chất bẩn thì sẽ khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm, chặt phá rừng cây bừa bãi sẽ làm mất đi lớp đất màu mỡ… nhưng đối với một số hiện tượng nhân quả không thể trực tiếp quan sát được bằng mắt thường, do đó một số người sẽ bán tin bán nghi.

    Có thể nói, luật nhân quả không phải là đặc trưng của tôn giáo, cho dù đó là bằng chứng y khoa, hoặc cơ học lượng tử, hoặc cũng có thể là khoa học tâm linh, cũng không thể tách rời luật nhân quả, chỉ là mức độ quan tâm cao thấp khác nhau.

    Nhân quả liên quan đến nhiều phương diện, nhiều cấp độ, nhiều loại hình, có thể thấy được và có thể không nhìn thấy được. Con người không thể vì không nhìn thấy mà phủ nhận chân lý, cũng như chúng ta không thể vì không nhìn thấy sóng điện từ mà phủ nhận sự tồn tại của nó, mà chỉ có thể nói rằng, chúng ta chưa có đủ sự khôn ngoan để hiểu được nó mà thôi.

    "Nhân quả báo ứng" là có cơ sở khoa học
    Mới đây, một nghiên cứu chung giữa hai trường đại học Cardiff của Anh và đại học ở Texas của Mỹ đã đưa đến kết luận rằng, "nhân quả báo ứng" là có cơ sở khoa học. Thống kê cho thấy, mặc dù thể trạng của nhóm thiếu niên phạm tội có xu hướng khỏe mạnh hơn so với nhóm thiếu niên tuân thủ pháp luật, nhưng khi nhóm này đến độ tuổi trung niên, tình trạng sức khỏe có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng, tỷ lệ nhập viện và nguy cơ tàn tật cao hơn người bình thường rất nhiều lần. Điều này cũng dễ hiểu, vì có thể liên quan đến thói quen sống không lành mạnh và tâm lý xấu của nhóm tội phạm này.

    Đến tuổi trung niên, nhóm người phạm tội có xu hướng sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng hơn người bình thường. (Ảnh qua Vox)
    Giới khoa học thuộc lĩnh vực Thần kinh học đã phát hiện một hiện tượng như sau: Khi người ta nuôi dưỡng những suy nghĩ tốt và tích cực, cơ thể sẽ tiết ra chất dẫn truyền thần kinh làm cho các tế bào khỏe mạnh, các tế bào miễn dịch cũng trở nên năng động, con người sẽ không dễ dàng mắc bệnh, hệ thống miễn dịch cũng trở nên mạnh mẽ hơn.

    Nhưng khi suy nghĩ một cách phiến diện tiêu cực, hệ thần kinh sẽ đi theo hướng ngược lại, nghĩa là giảm thiểu việc khởi động vận hành hệ thống, dẫn đến việc hệ thống bị trì trệ, chức năng vận hành tự nhiên của cơ thể sẽ bị phá hủy. Vì vậy, những người tử tế và chân thành thường sống khỏe mạnh và trường thọ hơn.

    Tư tưởng tiêu cực khiến cho cơ thể phát sinh độc tố
    Một tạp chí của Mỹ cũng từng đưa ra một báo cáo nghiên cứu với tựa đề là "Tâm trạng xấu sẽ sản sinh ra độc tố". Báo cáo này còn cho biết: "Trong một thí nghiệm tại phòng thực nghiệm tâm lý đã chỉ ra, ác niệm của con người có thể gây ra những thay đổi hóa học trong cơ thể sinh học, và tạo ra một loại độc tố trong máu.
    Khi một người với tâm trạng bình thường thở vào một cốc nước lạnh, hơi nước ngưng tụ lại sẽ tạo thành một chất trong suốt không màu, nhưng khi người đó đang trong trạng thái oán giận, ghen tức, khủng hoảng, và ghen tuông, hơi ngưng tụ lại sẽ thành một chất có màu sắc khác nhau, và thông qua các phân tích hóa học, suy nghĩ tiêu cực phiến diện có thể sẽ sản sinh ra các dịch độc tố trong cơ thể con người"
    .


    Gần đây, Đại học Yale và Đại học USC ở California của Mỹ đã cùng nhau nghiên cứu đề tài: "Tác động của các mối giao tiếp xã hội đến tỷ lệ tử vong của con người". Giới nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên ra 7,000 người để theo dõi trong 9 năm. Thống kê phát hiện rằng, nhóm sẵn sàng giúp đỡ người khác và sống một cách hòa hợp thì tình trạng sức khỏe và tuổi thọ tốt hơn so với nhóm người tiêu cực, ích kỷ và hẹp hòi, hơn thế nữa, tỷ lệ tử vong của nhóm sau cao hơn người bình thường từ 1,5 đến 2 lần.

    Những người sống hòa hợp và sẳn sàng giúp đỡ người khác tuổi thọ sẽ cao hơn. (Ảnh: Daily Express)
    Trong các chủng tộc, tầng lớp và thói quen sống khác nhau cũng đều có kết luận tương tự. Vì vậy giới khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu rằng, làm việc thiện sẽ có thể kéo dài thêm tuổi thọ.

    Nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau đều đi đến một kết luận tương tự như vậy, chính là một tâm trí hiền lành, lương thiện, tích cực sẽ khiến cho cuộc sống vui tươi; còn tâm trí ác độc sẽ làm mất cân bằng ở mô và làm tổn thương cơ thể. Đây là một khám phá trên lĩnh vực sinh lý học, và đây cũng được đề cập một cách có hệ thống trong các cuốn sách cổ TQ từ hàng ngàn năm về trước.

    Chẳng hạn Khổng Tử từng nói: "Nhân giả thọ", ý rằng người nhân từ sẽ được trường thọ. Trong y học cổ đại từng nói, “Chính khí tồn nội, tà bất khả can”, nghĩa là chính khí luôn củng cố bên trong thì bệnh tà không thể xâm phạm, do vậy, thân thể luôn được cường tráng, khỏe mạnh…

    Tâm niệm của chúng ta sẽ lan tỏa ra ngoài, do đó ngay cả tiếng nói, dịch thể, hành động, hay thậm chí là các vật dụng mà chúng ta đã sử dụng qua, cũng sẽ mang theo từ trường năng lượng của chúng ta. Do đó khi chúng ta tiếp xúc với những điều không tốt đẹp, như trộm cắp, hãm hiếp, rất có thể thâm tâm chúng ta cũng chứa đựng các nội dung tiêu cực này, chỉ là chúng ta không chú ý đến, và cũng không xử lý nó, từ đó mà truyền tải năng lượng tâm linh này ra ngoài, gây tác động hoặc lây nhiễm con người và mọi thứ chung quanh.

    Người theo chủ nghĩa vô thần thường hay nói, đây chỉ là tác dụng ám thị về ý thức tâm lý, họ cho rằng đạo đức cũng do chính con người đặt ra, không có một tiêu chuẩn cố định, thiện ác cũng không có tiêu chuẩn cố định, người tốt kẻ xấu cũng do con người định nghĩa.

    Nhưng sự thực luôn đi ngược lại, phát minh mới đây phát hiện ra rằng, thiện ác có một tần số năng lượng khác nhau, có đặc tính cũng hoàn toàn khác nhau. Khi mới được sinh ra không lâu, những đứa trẻ sơ sinh chưa trải qua giáo dục về đạo đức đều mang trên mình một bản chất lương thiện; khi người ta muốn nói dối, gian lận, bất kể trạng thái tâm lý ổn định cỡ nào chăng nữa, tình trạng sinh học cũng xuất hiện những thay đổi không kìm hãm được, và có thể được phát hiện bởi máy kiểm tra nói dối. Cơ thể con người dường như tuân theo một sự luân chuyển khách quan nhất định, không bị tác động bởi trạng thái tâm lý mà có sự thay đổi nào khác.

    Bí ẩn của nước cho thấy vạn vật đều có linh hồn


    Hình ảnh tinh thể nước khi tiếp xúc với những lời nói trong thí nghiệm của tiến sĩ Masaru Emoto.
    Một nghiên cứu gây chấn động cả thế giới về hình thái tinh thể nước trong nửa đầu thế kỷ 21 nói rằng, vạn vật đều có linh tính, thiên địa tồn tại có đặc tính riêng, thiện ác dường như có một tiêu chuẩn khách quan riêng, không phải được tạo ra bằng các khái niệm ảo tưởng của con người.

    Khi nước tiếp xúc với các tín hiệu lương thiện như từ bi, yêu thương, hạnh phúc, khuyến khích, hoặc khi được đặt trong một ngữ cảnh âm nhạc kỳ diệu, tinh thể nước sẽ hiện lên với một hình thức tuyệt đẹp, rực rỡ và mạnh mẽ. Nhưng một khi nước tiếp xúc với thông tin tiêu cực, cấu trúc tinh thể nước có thể bị biến dạng, méo mó và thậm chí tiêu tan. Nước là cội nguồn của sự sống, hơn 70% cơ thể người là nước, khi con người rơi vào các trạng thái khác nhau, thì chức năng cơ thể của họ cũng sẽ trải qua những thay đổi tương tự.

    Cuối thế kỷ 20 bùng nổ nghiên cứu về sự "trải nghiệm cận tử""thôi miên hồi tưởng tiền kiếp" đã mang đến những thông điệp cho thế giới: sinh mệnh luân hồi, không gian khác biệt, nhân quả báo ứng hay thậm chí thiên đàng địa ngục đều có tồn tại. Người làm điều xấu, đối xử không tốt với ai, nếu kiếp này chưa thể hiện chuyện báo ứng, vậy có thể là sẽ kéo sang kiếp sau để hoàn trả, đến khi trả hết mới thôi, thậm chí khi người này đầu thai trở thành gì cũng có một mối liên quan trực tiếp với sự tích luỹ nghiệp từ những kiếp trước.

    Trải nghiệm cận tử. (Ảnh minh họa)
    Điều này giống như một câu nói xưa của người TQ là "thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo", đại ý "Không phải không báo đáp, chỉ là chưa đến lúc; thời điểm mà đến, kiểu gì cũng báo ứng". Đây không phải là học thuyết ảo tưởng, lịch sử và thực tế đã phản ánh chính xác điều này, và học thuyết này cũng bổ sung cho các bằng chứng khoa học ngày nay.


    "Cho đi" vô tư. (Ảnh minh họa)

    Đằng sau thế giới vật chất có tồn tại quy luật vận hành của vũ trụ
    Tại sao khi người ta làm điều xấu sẽ gặp phải báo ứng? Đằng sau thế giới vật chất này, phải chăng có một bàn tay vô hình đang an bài tất cả những việc này? Người xưa nói: "Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát", "thiện ác nếu không báo, càn khôn tất vị tư", quy luật vận hành của vũ trụ là công bằng, đó là một trạng thái cân bằng ổn định, sự vận hành của vật chất đều được đảm bảo, để người lương thiện được phúc báo, kẻ xấu nhận ác báo.

    Nhưng tại sao kẻ xấu phải hứng chịu tai họa và đau khổ? Tại sao những người tốt được phúc báo, mà không phải kẻ xấu được phúc báo? Điều này cho thấy một sự thật lớn hơn: Đằng sau thế giới vật chất vốn có quy luật đặc tính riêng, và "thiện" lại phù hợp chính xác với những đặc tính này, nên mãi trường tồn, còn "ác" bản chất là trái với đặc tính vũ trụ, và dễ bị đánh bại bởi luật cơ bản, giống như Lão Tử nói: "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân", tức là Đạo trời không thiên vị, thường giúp người thiện lương.

    Khoa học hiện đại rất chú trọng chứng cứ thực nghiệm, khi có một lượng lớn bằng chứng khoa học, con người mới chấp nhận và nhận biết một điều gì đó. Vì vậy, kết quả có rất nhiều truyền thống được lưu lại qua các thời kỳ, bởi vì những hạn chế của công nghệ khoa học, mà nhiều lần bị bài trừ và dị nghị, thiện ác hữu báo chính là một trong số đó.

    Mặc dù hàng ngàn năm nay, thiện ác hữu báo được phổ biến rộng rãi bằng hình thức truyền miệng, và lan truyền rộng khắp dân chúng. Mặc dù rất nhiều cuốn sách, chẳng hạn như "Tập phúc tiêu tai chi đạo", "Nhân thoại lục" và một số khác đã ghi nhận lại điều này, có thể chứng minh tính xác thực của thiện ác hữu báo, nhưng cách thức vận hành xử lý như thế nào, lại rất khó khiến cho mọi người chấp nhận và thấu hiểu. Dẫu sao, không ai có thể thấy mối tương quan trong quá trình chuyển đổi này, mà chỉ đơn thuần thấy được kết quả của báo ứng.

    Giữa "cho đi" và "hồi báo" có năng lượng thần bí
    Giáo sư Mỹ Stephen Post chuyên ngành "Sinh mệnh luân lý học" tại Đại học Case Western Reserve và tiểu thuyết gia Jill Naimak đã xem xét từ khía cạnh của khoa học hiện đại và y học, đối với hành vi lương thiện của con người, đã tiến hành một nghiên cứu sâu sắc về mối quan hệ giữa việc "phó xuất" (cho đi)"hồi báo".

    Các nhà nghiên cứu đã chế tạo một bảng đo lường chi tiết, và theo dõi một số người sẵn sàng giúp đỡ người khác trong một thời gian dài, tiến hành một thống kê vật lý và phân tích sinh học đối với từng loại "cho đi" đem lại từng loại "hồi báo", từ đó phát hiện ra rằng "cho đi" sản sinh ra "tác dụng y học""chỉ số hạnh phúc".

    Những người có "trái tim nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ", những hành động tốt này thực sự có tác động rất lớn đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của họ, kỹ năng xã hội của họ, khả năng phán đoán, cảm xúc tích cực và trạng thái tâm lý cũng được cải thiện toàn diện. Ngay cả một nụ cười mỉm hay một nét mặt thân thiện hài hước, những hành vi đơn giản này cũng sẽ làm tăng nồng độ kháng thể miễn dịch trong nước bọt.
    Những người có "trái tim nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ", những hành động tốt này thực sự có tác động rất lớn đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của họ, kỹ năng xã hội của họ, khả năng phán đoán, cảm xúc tích cực và trạng thái tâm lý cũng được cải thiện toàn diện. (Ảnh: Royalty-Free/Corbis)

    Sau khi tổng hợp hơn một trăm báo cáo nghiên cứu từ hơn 40 trường đại học nổi tiếng của Mỹ, kết hợp với sự quan sát lâu dài trên số liệu thực nghiệm, họ phát hiện ra một thông điệp bất ngờ: các hành vi lương thiện của con người, chẳng hạn như khen ngợi, tha thứ, dũng cảm, hài hước, tôn trọng, vị tha, trung thành…, bằng việc thể hiện các hành vi này mà thấy được "có một sự chuyển hóa năng lượng thần bí giữa việc làm việc tốt và hồi báo, tức khi con người làm điều thiện niệm gì đó thì cùng lúc đó họ nhận lại một năng lượng dưới nhiều cách thức khác nhau, chỉ là trong hầu hết các trường hợp, họ đều không nhận biết ra…"

    Thiện ác hữu báo là nền tảng sinh tồn của nhân loại
    Giới khoa học trên lĩnh vực thần kinh hóa học cũng phát hiện ra một hiện tượng như sau: khi người ta nuôi dưỡng tư tưởng lương thiện, suy nghĩ tích cực, cơ thể sẽ tiết ra chất dẫn truyền thần kinh làm cho các tế bào khỏe mạnh, các tế bào miễn dịch cũng trở nên năng động, vì thế mà con người không dễ mắc bệnh, luôn giữ chính niệm, thì hệ thống miễn dịch của con người sẽ khỏe mạnh, nhưng khi tâm tư nuôi tà độc, suy nghĩ tiêu cực, hệ thần kinh đi theo hướng ngược lại, nghĩa là giảm thiểu việc khởi động vận hành hệ thống, và tiến đến trì trệ hệ thống, chức năng vận hành tự nhiên của cơ thể sẽ bị phá hủy.

    Trong thực tế, các kiệt tác y học cổ đại TQ như "Hoàng đế nội kinh" cũng viết rằng: "Tĩnh thì tàng thần, nóng thì tiêu vong". Tĩnh ở đây là chỉ ra tinh thần con người, cảm xúc trong trạng thái yên tĩnh, thần khí yên tĩnh và không có tạp niệm, có thể đạt đến chân khí nội tại, tâm tư bình an.

    Thực ra, tĩnh mang ý nghĩa rất rộng, không chỉ đơn thuần là yên tĩnh bất động, mà là suy nghĩ và hành vi của con người khi chịu tác động từ bên ngoài, vẫn có một tâm thái cởi mở bao dung, chấp nhận, chứ không phải ngay lập tức rơi vào trạng thái nóng nảy bực tức.

    Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy, khi con người tĩnh lặng, não người có thể về lại trạng thái sóng não như thời thơ ấu, khiến cho tình trạng lão hóa tạm thời được "đảo ngược". Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, thiện ác hữu báo đã vượt qua giá trị và khuynh hướng của chủ nghĩa hữu thần, và cả nhân loại đang dựa vào đó mà phát triển và sinh tồn.

    Các cuộc nghiên cứu trên cũng khẳng định một quan điểm, người xưa tin vào thiện ác hữu báo, không phải theo lối suy nghĩ khép kín và ngu muội, mà vào thời đại ấy, đó là quan điểm căn bản về cuộc sống của cả một tập thể xã hội lớn.
    Hai thiên thần nhỏ. (Ảnh minh họa)
    Đối với niềm tin vào thiện ác hữu báo, cũng cho thấy tâm trí con người là cởi mở, phóng khoáng. Sự cởi mở trong tâm trí thể hiện một sự khiêm nhường về những cái chưa biết. Vì bản chất của niềm tin, là một thái độ cởi mở, vì vậy nó sẽ không tự ý sử dụng các tư tưởng cực đoan mà khép lại hướng đi của mình, mức độ suy nghĩ cũng rất dễ dàng thoát khỏi sự đày đọa của ác niệm, tư tưởng phóng khoáng có thể sản sinh một hiệu ứng có thể cảm nhận sự hài hòa của giới tự nhiên. Cũng như trong y học cổ đại từng nói "Chính khí mạnh sẽ đẩy lùi tà khí", cuộc sống ắt sẽ khỏe mạnh, phúc thọ như ý.

    (Theo One Site World)


Working...
X