Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bạn thường nằm ngủ ở tư thế nào?

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Bạn thường nằm ngủ ở tư thế nào?

    Click image for larger version

Name:	attachment.php?attachmentid=1888582&stc=1&thumb=1&d=1633650549.jpg
Views:	305
Size:	7.3 KB
ID:	76706
    Tư thế nằm ngủ có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn, do sự tác động đến hệ thống hô hấp. Những tư thế nằm ngủ phổ biến dưới đây với những điều lợi và hại đi kèm, bạn có thể tham khảo qua.

    1/ Nằm ngửa

    Tư thế ngủ nằm ngửa với hai chân duỗi thẳng, tay để hai bên hông hay đặt ngang ngực/bụng khá phổ biến. Nằm tư thế này có thể thở bình thường trong khi ngủ. Kết hợp tư thế này với gối ở chân giúp giảm đau khớp và phù nề, đồng thời giảm nguy cơ bị suy tim. Nhưng nếu bạn gặp vấn đề về hô hấp, nằm tư thế này có thể khiến bạn khó thở hơn. Verywell Health nhấn mạnh, những trường hợp không tốt sẽ xảy ra như chứng ngưng thở khi ngủ do nghiến răng, ợ chua, trào ngược thực quản,…

    (Minh họa: Unsplash)

    2/ Nằm nghiêng

    Ở tư thế này, đầu và thân bạn nghiêng về bên trái hoặc phải, cánh tay đặt dưới cơ thể hoặc duỗi ra, chân xếp chồng lên nhau. Ngủ nghiêng có thể giải quyết các vấn đề của tư thế nằm ngửa. Việc ngủ nghiêng với một chiếc gối dưới bụng hoặc giữa hai đầu gối đã giúp cho nhiều thai phụ giảm bị đau lưng.

    Nhưng nếu nằm lâu bên trái có thể có ảnh hưởng đến các chức năng ở tim, còn nằm lâu bên phải có thể làm giảm khả năng không khí vào phổi. Khi nằm nghiêng, cơ thể của bạn đè lên một bên, bạn dễ bị tê tay, chân. Nếu được, bạn nên luân phiên thay đổi để giúp ngăn ngừa tình trạng này.

    (Minh họa: Unsplash)

    3/ Nằm sấp

    Trong giai đoạn COVID-19 bùng phát, có nhiều người đề cập đến tư thế nằm sấp, dù tư thế này ít phổ biến hơn. Lý do, nằm ở tư thế này sẽ giúp cho bạn dễ thở. Ngoài ra, việc nằm cấn lên các bộ phần mềm mại trên cơ thể sẽ cho cảm giác dễ chịu hơn. Việc ôm sát cánh tay vào cơ thể có thể mang lại sự thoải mái về tâm lý và giữ nhiệt. Tuy nhiên, nếu nằm sấp lâu, bạn dễ bị đau cổ, vì nghiêng một bên, đồng thời làm căng cơ vai, cơ lưng trên. Trọng lượng cơ thể lớn cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến phổi.

    (Minh họa: Unsplash)

    4/ Ngủ ngồi hoặc nằm gối cao

    Một số người dễ ngủ hơn trên chiếc ghế tựa hay kê gối cao. Những người sau khi mổ hay nằm tư thế này, lý do là khi ngủ cao đầu, bạn không thể lăn qua lăn lại và chạm vào chỗ đau. Ngủ cách này tránh được nguy cơ ngủ ngáy và những vấn đề liên quan chứng ngưng thở. Nâng đầu khoảng 20-30 độ có thể giúp hỗ trợ làm giảm đau cổ. Nhưng ở tư thế này bạn khó có thể thay đổi dáng ngủ.

    (Minh họa: Unsplash)

    Các tư thế ngủ đều có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sức khỏe. Để chọn cách ngủ phù hợp, bạn cần xem xét và hiểu nhu cầu của mình hằng đêm mỗi ngày.

    Thử nằm nghiêng xem có bớt ngáy hay không. Nghiêng trái cũng góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Nếu bạn thường mỏi người và không có bệnh hô hấp, thì nằm ngửa có thể là sự lựa chọn tốt.

    Người hay trằn trọc có thể bắt đầu bằng tư thế nằm ngửa, tay khép hờ theo kiểu quân đội để vào giấc ngủ nhanh. Bạn cũng không lo là nằm lâu trong một tư thế suốt đêm. Một số nghiên cứu cho thấy, một người có thể đổi vị trí từ 10-40 lần trong đêm. Tư thế ngủ là một trong những thói quen ở thuở nhỏ, nên khó mà thay đổi. Nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề sức khỏe, đặc biệt khi chúng có ảnh hưởng đến giấc ngủ, hãy cố gắng thử thay đổi kiểu ngủ cho có lợi hơn.

    (Tổng hợp từ Sleep Foundation, Verywell Health, Healthline)
Working...
X