Announcement

Collapse
No announcement yet.

“Làm Nguội” Cơn Nóng Giận.

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    “Làm Nguội” Cơn Nóng Giận.

    Click image for larger version

Name:	images?q=tbn:ANd9GcSGmdeKQ6nahQbEiH3AmVE3B57Qck1g8exlhA&usqp=CAU.jpg
Views:	512
Size:	6.6 KB
ID:	77744

    Giữ bình tĩnh trong nhiều tình huống được coi là “nhiệm vụ bất khả thi” với chúng ta, tuy nhiên, nóng nảy không bao giờ là giải pháp được lựa chọn khi giải quyết rắc rối. Để không thường xuyên nổi nóng, bạn nên nhớ điều này: làm thế là vì bạn, nóng giận chỉ thiệt thân thôi! Nếu lỡ có ai “chọc giận”, hãy thử làm cách sau xem sao.

    1. Bỏ đi

    Trong một cuộc tranh luận, đến lúc cao trào mà im lặng bỏ đi thì ấm ức quá, tuy nhiên to tiếng và cáu giận cũng không giải quyết được vấn đề? Hãy biết “ngưỡng” của mình, khi cuộc trò chuyện căng thẳng đến mức báo động, bạn hãy dừng lại, bỏ ra ngoài hoặc đi đâu đó để tránh không “lỡ lời”. Khi bình tĩnh hơn, bàn luận mọi việc vẫn dễ dàng hơn.

    2. Nhắm mắt trong giây lát

    Gặp chuyện khó chịu, hãy tạm nhắm mắt lại trong chốc lát, tạm thời để thế giới “biến mất” một chút, bạn sẽ có được sự tập trung và bình tĩnh hơn.

    3. Không gian yên tĩnh

    Đang “bốc hỏa” mà ở chỗ ồn ào càng có nguy cơ khiến lửa cháy to hơn. Nên tìm nơi nào đó yên tĩnh (tốt nhất bạn nên chuẩn bị vài chỗ như vậy) để được ở một mình, bạn cần để cho thần kinh của mình được “xoa dịu” đôi chút, mà làm điều đó không gì bằng “bậc thầy” yên lặng đâu.

    4. Uống nước

    Khi nóng giận, nên uống một ly nước, cách này có thể cũ rích nhưng hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm thấy sự “hỗ trợ” tuyệt vời của nước cho sự bình tĩnh như nhìn ngắm hồ cá, rửa mặt hoặc có thời gian thì đi tắm cũng sẽ có hiệu quả tuyệt vời khi cần đuổi cơn cáu bẳn đi nơi khác.

    5. Hít thở sâu

    Không cần là bậc thầy Yoga bạn vẫn có thể trở nên điềm tĩnh hơn. Hít thở giúp cung cấp oxygen cho não và các cơ quan trọng yếu của cơ thể, giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Hãy thực hành phương pháp thở sâu như sau để cảm thấy dễ chịu hơn:

    - Hít vào bằng mũi và đếm từ 1 - 4

    - Dừng lại và đếm từ 1 - 4

    - Thở ra chầm chậm, đếm từ 1 - 4

    - Tạm nghỉ, đếm từ 1 - 4 (không hít thở)

    - Thở theo nhịp bình thường 2 nhịp

    - Tiếp tục hít vào theo bước đầu tiên.

    6. Nghe nhạc

    Những giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu sẽ giúp cho những dây thần kinh đang căng như dây đàn của bạn thư giãn.

    Tùy vào sở thích của bạn mà có thể chọn loại nhạc phù hợp, có thể bạn ngạc nhiên nhưng nhạc rock với nhiều người lại là “thuốc” trị sự nóng nảy của họ đấy.


    ST
    Webtretho

  • Font Size
    #2
    Nói theo lý thuyết thì rất dể, nhưng khi rơi vào tình huống khó xử sẽ khiến cho chúng ta bị mất bình tĩnh và khó mà có thể nguôi giận được. Khi đó sẽ có lời phát ngôn thật khó nghe, như lớn tiếng quát tháo, thậm chí lở lời, ăn nói thô lổ, cộc cằn đến mức khó tin được. Thậm chí còn chuyện vung tay, múa chân, mặt mũi phừng phừng, y như con gà đá đang nổi cơn tam bành vậy! Phải luôn luôn giử tâm trí tĩnh táo, giử thái độ ôn hòa, sáng suốt và từng bước xem xét phải nên nói gì, làm gì cho hợp tình hợp lý và tránh dể bị kích động bởi hành vi của người đối diện, bất kể già hay trẻ. Việc này đòi hỏi phải biết kiên nhẩn, không hấp tấp chụp theo lời nói của người khác và đòi hỏi phải tự rèn bản thân lâu dài qua cách xử thế đúng chừng mực với mọi người chung quanh. Tuy rất khó nhưng sẽ làm được, tất cả đều do ý chí, nghị lực của từng người chớ không có khuôn phép cứng ngắt nào cả!!

    Comment


    • Font Size
      #3
      Originally posted by trungthuc View Post
      Nói theo lý thuyết thì rất dể, nhưng khi rơi vào tình huống khó xử sẽ khiến cho chúng ta bị mất bình tĩnh và khó mà có thể nguôi giận được. Khi đó sẽ có lời phát ngôn thật khó nghe, như lớn tiếng quát tháo, thậm chí lở lời, ăn nói thô lổ, cộc cằn đến mức khó tin được. Thậm chí còn chuyện vung tay, múa chân, mặt mũi phừng phừng, y như con gà đá đang nổi cơn tam bành vậy! Phải luôn luôn giử tâm trí tĩnh táo, giử thái độ ôn hòa, sáng suốt và từng bước xem xét phải nên nói gì, làm gì cho hợp tình hợp lý và tránh dể bị kích động bởi hành vi của người đối diện, bất kể già hay trẻ. Việc này đòi hỏi phải biết kiên nhẩn, không hấp tấp chụp theo lời nói của người khác và đòi hỏi phải tự rèn bản thân lâu dài qua cách xử thế đúng chừng mực với mọi người chung quanh. Tuy rất khó nhưng sẽ làm được, tất cả đều do ý chí, nghị lực của từng người chớ không có khuôn phép cứng ngắt nào cả!!
      Lỳ thuyết và thực tế rất khác xa bác à.
      Nếu luyện được thì là người đáng nể

      Comment

      Working...
      X