Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Pháp: Josephine Baker, nữ nghệ sĩ Mỹ gốc Phi Châu, được vinh dự an vị tại điện Pantheon

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Pháp: Josephine Baker, nữ nghệ sĩ Mỹ gốc Phi Châu, được vinh dự an vị tại điện Pantheon

    PARIS, Pháp (NV) – Cố nghệ sĩ người Mỹ Josephine Baker, hôm Thứ Ba, 30 Tháng Mười Một, được vinh dự an vị tại Điện Pantheon ở Paris, trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Phi Châu đầu tiên nhận được vinh dự cao quý nhất nước Pháp, theo AP.

    Các vĩ nhân nước Pháp được vinh dự chôn tại đây, chẳng hạn như triết gia Voltaire, nhà khoa học Marie Curie và đại văn hào Victor Hugo.
    Tổng Thống Pháp Emmanuelle Macron đọc diễn văn vinh danh cố nghệ sĩ Josephine Baker.
    Cố nghệ sĩ Baker, sinh ra tại tiểu bang Missouri, Mỹ, là anh hùng nước Pháp khi hoạt động tình báo cho lực lượng kháng chiến chống Đức Quốc Xã thời Thế Chiến Hai.

    Bà cũng là nhà hoạt động dân quyền chống tệ nạn kỳ thị chủng tộc cả hai bờ Đại Tây Dương.

    Buổi lễ vinh danh bắt đầu với bài hát “Me revoilà Paris” (“Paris, I’m Back”) của bà Baker. Dàn hợp xướng quân đội Pháp biểu diễn bài Kháng Chiến Pháp, làm công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Bài ca nổi tiếng “J’ai deux amours” (“Two Loves”) sau đó được một dàn nhạc biểu diễn cùng với giọng ca bà Baker trên quảng trường Pantheon.

    Bài phát biểu nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” của Mục Sư Martin Luther King cũng được phát để vinh danh bà. Bà Baker là người phụ nữ duy nhất phát biểu trước bài diễn văn của ông King tại Washington Tháng Ba, 1963.
    Đội nghi lễ Không Quân Pháp khiêng linh cửu cố nghệ sĩ Josephine Baker vào điện Pantheon. (Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đọc diễn văn vinh danh cố nghệ sĩ Josephine Baker. (Hình chụp qua màn ảnh Emmanuel Macron Youtube)
    Đội nghi lễ Không Quân Pháp mang linh cữu bà đi dọc theo một tấm thảm đỏ trải dài suốt bốn dãy phố lát đá từ vườn Luxembourg đến Điện Pantheon.

    Các huy chương quân sự của bà Baker được đặt trên linh cữu, phủ lá cờ Pháp và chứa đất từ Missouri, nơi bà sinh ra và đất từ nơi an nghỉ cuối cùng của bà ở Monaco. Thi hài bà vẫn được chôn cất ở Monaco theo yêu cầu từ gia đình.

    Trong bài phát biểu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ lòng tôn kính đối với “một vị anh hùng chiến tranh, một chiến binh, vũ công và ca sĩ; một phụ nữ gốc Phi Châu bảo vệ màu da của mình nhưng trên hết là một phụ nữ bảo vệ loài người. Bà Josephine Baker đã đấu tranh với sự nhẹ nhàng, tự do, vui vẻ.”
    Quang cảnh buổi lễ an vị cố nghệ sĩ Josephine Baker tại điện Pantheon, Pháp. (Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đọc diễn văn vinh danh cố nghệ sĩ Josephine Baker. (Hình chụp qua màn ảnh Emmanuel Macron Youtube)
    “Josephine Baker, bà được vinh danh tại Điện Pantheon vì không có người phụ nữ Pháp nào vĩ đại hơn bà, dù sinh ra ở Mỹ,” ông Macron nói.

    Bà Baker cũng là công dân sinh ra ở Mỹ đầu tiên và là nghệ sĩ biểu diễn đầu tiên được tôn vinh ở Điện Pantheon.

    Bà không chỉ được ca ngợi vì sự nghiệp nghệ thuật nổi tiếng khắp thế giới mà còn vì vai trò tích cực trong lực lượng Kháng Chiến Pháp chống Đức Quốc Xã ở Thế Chiến Thứ Hai. Với tư cách là một nhà hoạt động dân quyền, bà nhận 12 người trên toàn thế giới làm con nuôi. Chín người trong số họ tham dự buổi lễ hôm Thứ Ba trong số 2,000 khách mời.
    Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron mặc niệm trước linh cửu cố nghệ sĩ Josephine Baker. Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đọc diễn văn vinh danh cố nghệ sĩ Josephine Baker. (Hình chụp qua màn ảnh Emmanuel Macron Youtube)
    “Bà hẳn sẽ rất hạnh phúc,” ông Akio Bouillon, con trai bà Baker, nói sau buổi lễ. “Bà không chấp nhận mình được vinh danh tại Điện Pantheon nếu đó không phải là biểu tượng dành cho tất cả những người bị lãng quên trong lịch sử.”

    Sau chiến tranh, bà Baker vẫn tham gia phong trào chính trị chống phân biệt chủng tộc và đấu tranh dân quyền, cả ở Pháp và Mỹ.

    Về cuối đời, bà Baker gặp rắc rối về tài chính và bị đuổi khỏi nhà, sau đó được Công Chúa Grace xứ Monaco hỗ trợ trang trải nơi ở. Bà qua đời tại Paris năm 1975, hưởng thọ tuổi 68. (MPL)
    Attached Files
Working...
X