Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

NASA ký hợp đồng xây dựng các trạm vũ trụ thương mại có thể thay thế cho Trạm không gian ISS

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    NASA ký hợp đồng xây dựng các trạm vũ trụ thương mại có thể thay thế cho Trạm không gian ISS

    Ngày 2/12/21, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã trao các hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD cho 3 công ty để nghiên cứu sản xuất các trạm không gian thương mại nhằm thay thế cho Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) dự kiến sẽ ngưng vận hành vào cuối thập kỷ này.


    (Ảnh minh họa: techcrunch.com)

    Công ty Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos, công ty hàng không vũ trụ Nanoracks và hãng thầu quốc phòng Northrop Grumman đã giành được các hợp đồng lần lượt là 130 triệu USD, 160 triệu USD và 125,6 triệu USD để sản xuất các trạm không gian mới. Trước đó, một công ty khác là Axiom Space cũng đã nhận được hợp đồng trị giá 140 triệu USD.

    Cơ quan NASA đang chuyển dần dần cho lĩnh vực tư nhân đảm nhận công đoạn sản xuất các module nhằm giảm thiểu mức chi phí và tập trung vào mục tiêu đầy tham vọng, bao gồm xây dựng môi trường sinh sống trên Mặt Trăng và thực hiện sứ mạng đưa một phi hành đoàn lên sao Hỏa.

    Trong tuyên bố ngày 2/12/21, Giám đốc của NASA, ông Bill Nelson cho biết, cơ quan này đang hợp tác với các công ty tư nhân Mỹ nghiên cứu sản xuất các trạm ngoài không gian, nơi mọi người có thể đến thăm, sống và làm việc, qua đó NASA có thể tiếp tục khám phá một đường đi ngoài không gian phục vụ lợi ích của nhân loại cũng như thúc đẩy các hoạt động thương mại ngoài không gian vũ trụ.

    Giám đốc Thương mại vũ trụ của NASA, ông Phil McAlister cho biết, các hợp đồng này sẽ giúp Mỹ duy trì sự hiện diện của con người trên quỹ đạo gần Trái Đất.

    Công ty Blue Origin hiện đang hợp tác với công ty Sierra Space sản xuất trạm vũ trụ Orbital Reef có sức chứa tối đa 10 người. Trạm Orbital Reef được mô tả là một khu "dịch vụ hỗn hợp trong không gian" nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và sản xuất trong môi trường phi trọng lực.

    Trong khi đó, công ty Nanoracks đang phối hợp với các đối tác Voyager SpaceLockheed Martin sản xuất trạm không gian mang tên "Starlab" và phóng trạm này lên vào năm 2027. Dự kiến, trạm "Starlab" sẽ chứa một phòng thí nghiệm sinh học, phòng thí nghiệm trồng thực vật, phòng thí nghiệm khoa học vật lý, nghiên cứu vật liệu và một khu vực làm việc.

    Northrop Grumman, công ty đã sản xuất tàu vũ trụ Cygnus cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa lên ISS, có kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ theo kiểu module (lắp ghép từng bộ phận), bao gồm các khu vực phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch và thí nghiệm công nghiệp.

    Mặc dù 3 công ty chưa công bố tổng số kinh phí ước tính cho việc sản xuất các trạm không gian nói trên, giám đốc Thương mại vũ trụ của NASA tiết lộ mức phân bổ tài chính của cơ quan này cho các dự án không vượt quá 40%.

    Trạm không gian ISS, một biểu tượng của hợp tác quốc tế giữa Mỹ và Nga, đã tồn tại được21 năm. Trạm này được đánh giá là an toàn cho đến năm 2028. Người đứng đầu của NASA hy vọng trạm không gian này sẽ duy trì hoạt động đến năm 2030 (*nếu không bị liên tục từ phía TQ và Nga như đã xảy ra trong thời gian vừa qua). NASA kỳ vọng đến thời điểm đó sẽ có trạm vũ trụ thương mại để thay thế cho Trạm không gian ISS bày.

  • Font Size
    #2
    Nga và bọn Tàu cộng mới có lời tuyên bố sẽ hợp tác để chế tạo ra trạm không gian riêng chỉ cho 2 nước này tham gia, cho nên bọn chúng đang tìm cách để phá hoại trạm ISS bằng mọi cách hèn hạ khác nhau mà giới truyền thông đã loan tin vừa qua. Một lũ khốn kiếp, "ăn cháo đá bát" sau khi đã "học lóm" được các kỹ thuật tiến bộ mới nhất mà Hoa Kỳ đã từng chia sẻ trong vài thập kỷ qua!!

    Comment


    • Font Size
      #3
      cái bọn chệt thì chỉ có bố láo .. làm chung với nga thì coi chừng chúng lấy kỹ thuật xong là tụi nó lại giở trò "ăn cháo đá bát" .. tụi cộng sãn mà không biết chừng . có ngày 2 chó cũng quay lại cắn nhau

      Comment

      Working...
      X