Announcement

Collapse

Happy Easter

THÂN CHÚC MỘT MÙA LỄ PHỤC SINH AN LÀNH, ẤM ÁP, VUI VẺ
ĐẾN VỚI CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH

LV
See more
See less

Sơ lược về Quân sử Binh chủng BIỆT ĐỘNG QUÂN – QLVNCH

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #1

    Sơ lược về Quân sử Binh chủng BIỆT ĐỘNG QUÂN – QLVNCH


    SƠ LƯỢC VỀ BINH CHỦNG BIỆT ĐỘNG QUÂN - VIỆT NAM CỘNG HÒA


    Click image for larger version  Name:	222px-Vietnamese_Rangers_SSI.svg.png Views:	1 Size:	28.9 KB ID:	79208


    Hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam

    – Cộng Sản VN cai trị từ biên giới Việt–Hoa vào đến vĩ tuyến 17

    – Phần còn lại từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mâu thuộc Quốc Gia Việt Nam.

    Sau hai năm, vào khoảng đầu năm 1956, Chính quyền cộng sản gởi công hàm cho Chính phủ VNCH (do Phạm văn Đồng, Thủ tướng CP/CSVN ký) đề nghị họp giữa hai miền để bàn về hiệp thương, sau đó tiến tới tổng tuyển cử như tinh thần Hiệp định Genève quy định.

    Biết được ý định giả trá, gian dối, không thật lòng của tập đoàn cộng sản Việt Nam, dù có hiệp thương hay tổng tuyển cử, thì miền Bắc cũng tìm cách gian lận, bịp bợm, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khước từ đề nghị nêu trên của Phạm Văn Đồng, với lý do :

    - Chưa thuận tiện và hơn nữa chính phủ Quốc Gia Việt Nam (tên gọi lúc hiệp định Genève được ký – sau là VNCH) không ký tên trong hiệp định, nên không có trách nhiệm trong vấn đề này.

    Khởi đi từ lý do đó và cũng là cái cớ để miền Bắc thực hiện mục đích khởi động chiến tranh xâm lược miền Nam, hầu xích hóa toàn quốc.




    Hiệp định Geneve không quy định tổng tuyển cử

    https://baotiengdan.com/2020/05/09/h...tong-tuyen-cu/

    https://nghiencuulichsu.com/2018/08/...uyen-cu-khong/


    – Đảng cộng sản Việt Nam (Bộ chính trị) chỉ thị cho đảng bộ miền Nam tổ chức lại lực lượng nằm vùng, trước khi hiệp định Genève có hiệu lực.

    Thay vì đưa cán bộ tập kết ra Bắc, cộng sản Việt Nam đã gài lại người và chôn dấu rất nhiều vũ khí.

    Nay chúng bắt đầu tái tổ chức chiến tranh du kích, tại các vùng nông thôn hẻo lánh, vùng rừng núi hiểm trở, sát với dãy Trường sơn bí ẩn.

    Đồng thời cộng sản cũng tổ chức khai thông đường rừng Trường sơn từ Bắc vào Nam, để đưa những cán binh người miền Nam đã tập kết ra Bắc năm 1954 hồi kết, để cùng với bọn địa phương thực hiện chiến tranh du kích trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

    Cũng vì những lý do trên, chiến tranh du kích ngày càng được cộng sản miền Bắc gia tăng quấy phá qua các hình thức :

    - Ám sát, phục kích, tấn công các đơn vị đồn trú ở nơi xa xôi hẻo lánh.

    Nhằm mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản và tiêu diệt du kích cộng sản, VNCH cần phải có những đơn vị quân đội được huấn luyện đặc biệt, trang bị đặc biệt thì mới có thể thi hành hữu hiệu nhiệm vụ nêu trên.

    Các cố vấn Hoa Kỳ và Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, đề nghị lên và đã được Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm chấp thuận cho thành lập và huấn luyện những đơn vị “quyết tử” và các đơn vị thám sát

    – Những đơn vị này sẽ thực hiện những công tác bí mật và nguy hiểm. Đây chính là tiền thân của Biệt Động Quân sau này.





    Cuối năm 1959,
    sau cái gọi là đồng khởi, toàn dân nổi dậy, v.v. cộng sản thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, do một số trí thức bất mãn dại dột làm bung xung cho miền Bắc như :

    - Nguyễn Hữu Thọ,

    - Huỳnh Tấn Phát

    - Nguyễn Văn Hiếu

    - Dương Quỳnh Hoa, v.v.

    Tiếng súng ngày càng nổ nhiều hơn, lan rộng nhiều hơn, từ bưng biền về tới đồng bằng, từ cận sơn về đến duyên hải.

    Mức độ xâm nhập người và vũ khí qua đường mòn Hồ chí Minh [ĐMHCM] ngày càng nhiều. [b][size=4][color=indigo][i]


    Nhất là sau cuộc đột kích đêm 25 tháng 12 năm 1959 tại căn cứ Trảng Lớn (Tây Ninh) của Việt cộng vào một hậu cứ của đơn vị Bộ Binh QLVNCH, gây ít nhiều thiệt hại cho đơn vị đồn trú này.


    Ngày 15 tháng 2 năm 1960, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho các Sư đoàn thành lập các Đại đội Biệt động quân, (Hoa Kỳ gọi là Ranger)

    – 50 đại đội đã được thành lập, gồm có 32 đại đội hoàn tất vào đầu tháng 3/60, đặt thuộc quyền xử dụng của các Quân khu và 18 đại đội được giao cho các Sư đoàn điều khiển.


    Click image for larger version  Name:	T242_TuongDaiBietDongQuan_QLVNCH_505x575_A.png Views:	1 Size:	361.9 KB ID:	79209

  • Font Size
    #2
    Tuy nhiên vấn đề đặt ra là muốn xử dụng các đơn vị tân lập này – vì các Đại đội BĐQ biệt lập – một cách hữu hiệu, thì việc huấn luyện cũng phải đặc biệt, để đào tạo thành những quân nhân hoàn hảo.

    Lệnh từ Tổng Thống :

    Tuyển chọn những cán bộ chỉ huy từ cấp Trung đội trưởng trở lên đến cấp Đại đội trưởng, đều là những quân nhân xuất sắc, giầu kinh nghiệm chiến trường và nhất là lòng can đảm và sức chịu đựng phải được coi là siêu và trên căn bản những cá nhân ấy tình nguyện xin gia nhập.

    Điều này cũng áp dụng cho tất cả các Hạ sĩ quan, Binh sĩ.

    Tóm lại toàn thể binh chủng do các quân nhân tình nguyện cấu thành – Binh chủng Biệt Động Quân không nhận binh sĩ quân dịch.

    Tháng 5/60, toán huấn luyện đặc biệt dưới quyền Đại tá William Ewald, từ Liên Đoàn 77 Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, tại Fort Bragg, North Carolina, được gởi tới Việt Nam (DAMSG976774) để huấn luyện cho BĐQ về chiến thuật và kỹ thuật.

    Ngày 1 tháng 7 năm 1960, chính thức khai sinh Binh Chủng Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự hỗ trợ của những toán huấn luyện lưu động của Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ (Mobile Training Team) do Đại tá Lewis Mille chỉ huy.

    Song hành với những công việc trên, tại Sài Gòn, thủ đô VNCH

    – Thiếu tá Nhảy Dù Phan Trọng Chinh (sau là Trung tướng) được bổ nhiệm là Chỉ Huy Trưởng BĐQ Trung Ương đầu tiên

    – Thiếu tá Chinh đã cùng các sĩ quan khác như :

    - Đại úy Nguyễn Thành Chuẩn (sau là Đại tá) Tham mưu trưởng, v.v. tổ chức hoàn chỉnh Binh chủng, soạn thảo các huấn thị, huấn lệnh, chọn phù hiệu binh chủng, lập bảng cấp số, v.v.



    Trung Tướng Phan Trọng Chinh (1930-2014)




    Click image for larger version  Name:	index.jpg Views:	1 Size:	4.7 KB ID:	79212


    Tại các địa phương có những Trung tâm Huấn luyện, như ở :

    - Đà Nẵng (Hòa Cầm) Vùng I CT, Sông Mao, Nha Trang (TTHL Đồng Đế) cũng đã bắt đầu với những sĩ quan tốt nghiệp từ trường Biệt Động Quân Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ trở về đảm trách.

    Để đẩy mạnh công tác huấn luyện kịp với đà tăng trưởng của binh chủng và kịp cung cấp cho nhu cầu chiến trường, cuối năm 1960, một toán sĩ quan thuộc Liên Đoàn I Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ, đồn trú tại Okinawa (Nhật Bản) do Thiếu tá John Warren chỉ huy đã được đưa sang tăng cường cho việc huấn luyện BĐQ.



    Comment


    • Font Size
      #3
      Cho phép tôi được góp ý thêm về binh chủng nổi tiếng, khá hào hùng này khi được gọi là "Cọp đầu rồng" này. Khi tôi bước vào trung học đệ nhị cấp thì ở lối xóm có 1 tay bạn lớn hơn 2 tuổi, do mải ăn chơi, nhảy đầm ngoài xa lộ mổi đêm nên học hành chẳng ra sao, may mắn "vớt" được bằng Tú Tài 1 và rớt khi thi Tú Tài 2 (kẻ cả thi vớt đợt 2). Sau đó anh ta được gọi trình diện nhập ngủ khóa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và miệt mài mấy tháng trời trong quân trường. Dĩ nhiên cứ 2 tuần được về phép 1 lần là anh ta lại rủ tôi đi nhảy đầm ngoài xa lộ.
      Đến ngày anh này ra trường mang cấp bậc chuẩn úy khi về nhà lại mặc bộ quân phục rằn ri của binh chủng Biệt Động Quân, cả xóm đều lác mắt trầm trồ khen, tay này "chịu chơi" thiệt!!

      Qua cuối năm 1971, đến lượt tôi lại lên đường nhập ngủ, trở thành Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị của Quân trường Thủ Đức, vừa hồi hợp vừa lo. Thật ra tôi hội đủ tiêu chuẩn để được hoản dịch và tiếp tục theo học năm thứ 3 của Viện Đại hoc Đà Lạt do mấy Cha thành lập, nhưng lúc đó vì thấy bạn bè lủ lượt bị động viên nên tôi cũng quá buồn rầu, chẳng muốn học nữa, nên "liều mình ăn theo" và hăng hái tòng quân giết giặc!! Một hành động khá "ngu ngốc" nhưng có lẻ do vận mệnh mình buộc làm vậy và sau khi bị
      "đứt phim"vào tháng 4/75, đi tù "cải tạo" gần 4 năm nên mới được qua Mỹ để được "đổi đời").

      Xin trở lại câu chuyên cá nhân tôi vô quân trường, tưởng đâu học 5, 7 tháng là sẽ được gắn lon ra tác chiến, nào ngờ lúc bấy giờ có vụ "Hòa đàm 4 bên ở Paris" nên thời gian thụ huấn được kéo dài, và tôi cùng nhiều đại đội khóa sinh khác nhau phải chia nhau lên đường về xã ấp khắp các tỉnh trong Nam để "nói chuyện về ngưng bắn" với bà con. Sau 2 đợt kéo dài gần 2 tháng mới trở về quân trường để hoàn tất việc thụ huấn quân sự này.

      Lúc bấy giờ ở khuôn viên quân trường, tôi rất ngưởng mộ máu áo của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến (vì ông anh cả là bác sĩ của tiểu đoàn 2/TQLC đã từng tham gia mặt trận Hạ Lào 791 & 720) cho nên tôi nhất quyết tình nguyện gia nhập binh chũng này khi gần mản khóa, thậm chí còn đi xuống khu gia binh đặt 2 bộ đồ rằn ri thật đẹp mắt của TQLC. Đến ngày tập trung lên Hội trường để nghe sĩ quan cán bộ đọc danh sách thì tôi đã có tên trong danh sách 22 người chuẩn úy tình nguyện gia nhập binh chũng TQLC (Binh chủng Nhảy Dù cũng cho tình nguyện theo số lượng hạn chế cho mổi khóa Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức). Tôi đã phải gở giấu kính cận thị dày 6.25 độ bên trái khi được đại diện TQLC khám tổng quát (thấy có ai gan như vậy hay không) và được "chấm với sức khỏe tốt".

      Đến chừng vị sĩ quan cán bộ lần lượt đọc lên danh sách "chỉ danh" (thường là các đơn vị không chiến đấu, ngành công binh, văn phòng,...), "chọn đơn vị" (đa số là các sư đoàn bộ binh) và cuối cùng là danh sách "Cọp Liếm" (tức là những ai đổ đac với điểm số thấp sẽ đương nhiên được bổ sung vào binh chũng Biệt Động Quân (nên mới có "danh xưng Cọp Liếm" này). Tôi tưởng rằng cá nhân đã muốn gia nhập TQLC và đả có danh sách niêm yết trước ở mổi đại đội kóa sinh nên vẩn yên chí sẽ không có gì thay đổi, nào ngờ ba tôi vốn là cưu sinh viên tốt nghiệp College Cần Thơ cùng thời với Trung tướng Tham Mưu trưởng Nguyển Văn Mạnh, ông có viết thơ nhờ cậy ông Tướng này giúp cho con mình được phục vụ gần Sài Gòn, nên tôi đã bị "đá đít" ra khỏi danh sách TQLC và "chỉ đích danh" về phục vụ tiểu đoàn Đia Phương Quân ở tiểu khu Long An. Thật là đau như Trời giáng vậy, đánh phải vứt bỏ 2 bộ quân phục rằn ri thật đẹp để khoác bộ kaki màu xanh lá cây "yếu đuối" như thân tàu lá vậy!

      Cho nên ở đây tôi muốn nhấn mạnh, dù phục vụ ở đơn vị nào trong QLVNCH cũng thể hiện sự quyết tâm bảo vể đất nước của tuổi trẻ chống lai bọn xâm lăng độc ác phương Bắc, luôn hảnh diện để cấm súng chiến đấu chống kẻ thù hung tàn và hiểm ác này. Nhưng giai thoại về chuyện "Cọp Liếm" này vốn không hề phai trong tâm trí ở lóp người trẻ như cá nhân tôi, tuy trước đây có vài ngộ nhận về sự oai hùng của người lính Biệt Động Quân nhưng sau này mới vở lẽ ra sự thật khá đắng cay trong đó. Anh bạn lối xóm của tôi lúc mặc quân phục rằn ri của Biệt Động Quân thật uy nghi đáng sợ, nhưng tôi biết rằng anh ta do lười biếng trong học tập quân sự cộng với điểm thấp thì chuyện bị
      "Cọp Liếm" là khó tránh khỏi, và sau này trở thành sự chăm chọc mà tôi hay dành riêng cho anh ta mổi khi chạm mặt!!!

      Ôi, ký ức tuy xa xưa thật nhưng khó quên vô cùng!! Xin được chia sẻ với các bạn và xin cám ơn đã đọc qua.

      Comment


      • Font Size
        #4
        TIỂU ĐOÀN 42 BIỆT ĐỘNG QUÂN VNCH BA ĐẦU RẰN XÔNG CHUỘT ĐỊCH TẠI NÚI CÔ TÔ




        Comment


        • Font Size
          #5

          Thời gian đầu, trung tâm đã tuyển chọn những sĩ quan xuất sắc như :


          - Trần Văn Hai

          - Cao Văn Ủy

          - Ngô Minh Hồng

          - Nguyễn Văn Đương

          - Trần Công Liễu

          - Trần Bá Tuấn

          - Nguyễn Ngọc Giao (Đen)

          Nguyễn Thành Định, v.v. để đảm trách công tác đào tạo cho binh chủng những cán bộ và quân nhân tinh nhuệ.


          TƯỚNG TRẦN VĂN HAI



          Click image for larger version  Name:	t%25C6%25B0%25C6%25A1%25CC%2581ng%2BHai%2B7.jpg Views:	1 Size:	26.6 KB ID:	79717



          Đến tháng 2/1962, việc huấn luyện đã chính thức do các SQ/BĐQ có bằng chuyên môn Biệt Động đảm trách, mặc dù nhiệm vụ chính của BĐQ là :

          - Phản du kích

          - Đột kích

          - Quậy sâu trong lòng địch

          – Vào tận các mật khu cộng sản.

          Nhưng chiến sự cũng mỗi ngày một gia tăng cường độ, mức xâm nhập của quân đội Bắc Việt theo đường mòn HCM [ĐMHCM] và duyên hải VNCH ngày càng nhiều, cộng sản đã mở những cuộc đánh phá ở cấp lớn hơn, nên thời gian này Bộ TTM/QLVNCH quyết định nâng cao hơn và phát triển BĐQ lên một bậc :

          - Tại Đà Nẵng (Vùng I/CT) có Tiểu đoàn 10 BĐQ

          - Ở Pleiku (Vùng II/CT) có Tiểu đoàn 20 và ở Sài Gòn có Tiểu đoàn 30 BĐQ.

          Những đơn vị này thường xuyên được xử dụng trong các nhiệm vụ đặc biệt truy lùng địch tại các mật khu như “chiến khu D” gần Sài Gòn, các toán Viễn Thám nhảy sâu vào lòng địch để phát giác sự tập trung của địch, cung cấp những tin tức hoạt động của địch, theo dõi, kiểm soát mọi sự di chuyển của địch.





          Và, cho đến năm 1964, nhiệm vụ căn bản của Mũ Nâu vẫn là quấy rối, đột kích, ngăn chặn xâm nhập và làm trì trệ các hoạt động của địch.

          Các Tiểu đoàn 10, 20, 30 nêu trên, đã được cải danh thành TĐ 11, TĐ 21, TĐ 31/BĐQ để tương ứng với các thứ tự từng vùng chiến thuật. Xuyên qua các chiến công và nhiệm vụ mà BĐQ đã tạo được, Bộ TTM quyết định tất cả các Đại đội biệt lập gom lại để trở thành các Tiểu đoàn BĐQ, với danh số theo vùng, khu chiến thuật và các đơn vị BĐQ được đặt trực thuộc các Tư Lệnh Vùng, trừ bị cho các Quân đoàn, Quân khu, nhưng cũng có lúc đã được đặt cả dưới sự xử dụng của các Tiểu khu.

          Cuối năm 1964, đầu năm 1965 thì binh chủng BĐQ đã cải tổ và phát triển hoàn chỉnh và có được :

          - 20 Tiểu đoàn BĐQ tác chiến gọi là lực lượng BĐQ tiếp ứng, đảm trách trừ bị Quân đoàn

          – Phản ứng nhanh, thích ứng tùy theo tình hình.

          Binh chủng BĐQ đã cùng các đơn vị bạn trong QLVNCH như :

          - Nhảy Dù, TQLC, v.v. tham dự những trận đánh lớn, ít nhiều cũng đã tạo được những chiến công vẻ vang như các trận :

          - Ba Gia (Vùng I CT)

          - Bình Giả, Đồng Xoài (Vùng III CT) và BĐQ cũng là đơn vị VNCH duy nhất tham dự hành quân tại Khe Sanh, cùng với TQLC Hoa Kỳ, đó là TĐ 37/BĐQ.

          Hành quân Dân Chí 92, DC 100, Kinh Thác Lác (Vùng IV/CT), v.v.

          Trong đó có những đơn vị đã được ân thưởng những huy chương cao quý của QLVNCH, của Tổng Thống Hoa Kỳ….



          Click image for larger version  Name:	d0d354668f69293e040aa69de3140c78_XL.jpg Views:	1 Size:	75.2 KB ID:	79718


          Dĩ nhiên, với mục đích phải chiếm cho được miền Nam tự do, cộng sản Bắc Việt đã lấy chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, “giải phóng miền Nam” để đưa quân, chiến cụ, do khối cộng viện trợ xâm nhập vào Nam ngày càng nhiều, càng đông.

          Mức độ giao tranh cũng mỗi ngày một lan rộng và lớn đến mức gần như trở thành chiến tranh quy ước.

          Để thích ứng, năm 1967, Bộ TTM/VNCH và MACV đã cùng thỏa thuận phát triển, nâng lực lượng BĐQ lên cấp Liên Đoàn.

          Khởi đầu là Liên Đoàn 5/BĐQ, Tổng Trừ bị cho Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, đặc trách chiến trường bảo vệ Biệt khu Thủ đô, nơi các cơ quan đầu não quan trọng của chính thể VNCH trú đóng và cũng là Thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa.

          Mỗi vùng Chiến thuật/Quân đoàn sẽ do các Liên Đoàn trực thuộc làm lực lượng trừ bị, lực lượng xung kích của quân khu.





          Còn tiếp ,

          Comment


          • Font Size
            #6

            Nếu kể về thành tích thì tuy là một binh chủng mới mẻ, so với các bạn như Dù, TQLC, v.v. nhưng mũ Nâu đã có những trận đánh gây cho đối phương những đòn đau nhớ đời và khiếp hãi như :

            - Trận Thạch Trụ (TĐ 37/BĐQ), trận phản phục kích tuyệt vời của TĐ 52 tại Bà Rịa.

            Nhất là vào dịp Tết Mậu Thân 1968,
            VC đã phản bội hưu chiến đầu xuân, đích thân Hồ chí Minh ra lệnh từ Hà Nội cho lực lượng CS tổng tấn công đồng loạt trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, kể cả Thủ đô Sài Gòn.

            Nhưng CSBV
            đã ôm đầu máu và thành phần địa phương mà chúng gọi là “mặt trận dân tộc giải phóng” thì được coi như xóa sổ, gần như bị diệt trọn, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã phản công ngoạn mục, đẩy chúng ra khỏi những nơi tạm chiếm, mà còn truy đuổi, tiêu diệt đám tàn quân tận các mật khu.

            Tất nhiên BĐQ cũng là một trong những đơn vị lập chiến công đầu, nhất là tại mặt trận Biệt Khu Thủ Đô.



            Click image for larger version

Name:	3722772199_97a1c2be53_z.jpg
Views:	975
Size:	46.3 KB
ID:	80124



            Thời gian 1970
            – Binh chủng Mũ Xanh, lực lượng đặc biệt được coi như chấm dứt nhiệm vụ, một lần nữa, BĐQ lại vươn mình lớn mạnh nhận thêm nhiệm vụ nữa, đó là tất cả các căn cứ biên phòng – chặn tuyến xâm nhập địch quân từ Bắc vào Nam, dọc theo biên giới Lào-Việt, Campuchia-Việt Nam, do Lực lượng đặc biệt trách nhiệm, nay được cải tuyển thành các Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng.

            Như vậy ngoài 20 Tiểu đoàn BĐQ tiếp ứng, giờ đây BĐQ có thêm 39 Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng.

            Đồng thời gian này,
            BĐQ cũng lên đường tham dự các cuộc hành quân ngoại biên, tấn công, truy quét lực lượng chính quy CSBV và cái gọi là quân giải phóng tận chiến trường Campuchia và Hạ Lào.

            Cũng trong năm 1970 đến 1971,
            để có thể xử dụng, điều động BĐQ được hiệu quả và thích hợp với lưu động tính của binh chủng, Bộ TTM/QLVNCH cùng với BCH/BĐQ Trung Ương đã sắp xếp lại những TĐ/BĐQ Biên Phòng, đưa những đơn vị này đi huấn luyện bổ túc và sau đó trở thành các đơn vị tiếp ứng – nghĩa là lập thêm một số Liên Đoàn BĐQ.

            Tính đến khoảng cuối năm 1971, binh chủng BĐQ đã có :


            - 15 Liên Đoàn, trong đó các LĐ 4, 7 và 6/BĐQ là tổng trừ bị Tổng Tham Mưu.







            Mùa hè đỏ lửa 1972,
            từ chiến trường Trị Thiên, An Lộc, Kontum, binh chủng BĐQ đã có mặt để chặn đứng đà xâm lược của CSBV, sau đó cùng với các đơn vị bạn phản công mãnh liệt, dành lại từng thước đất do VC chiếm giữ lúc đầu, như :

            - Mặt trận Chu Pao, trên trục lộ giao thông Pleiku-Kontum

            - Mặt trận An Lộc (sau mùa hè 1972, BĐQ hoàn toàn trách nhiệm chiến trường Bình Long-An Lộc mà vị Tư Lệnh mặt trận là :

            - Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, CHT/BĐQ/QK III, đảm nhận đến tháng 4-75).

            Hiệp định ngưng bắn Paris
            đã được ký kết, dưới danh nghĩa tái lập hòa bình, quân lực đồng minh rút dần về nước.

            Chiến trường miền Nam
            nay do một mình QLVNCH phải tự [/i][/color][/size][/b] cáng đáng, giữ đất, chặn địch, truy kích, tất cả đều do QLVNCH gánh vác.

            Tuy là
            đình chiến, ngưng bắn, nhưng thực tế [/i][/color][/size][/b] trên khắp lãnh thổ, tiếng súng giao tranh gia tăng hơn, mức độ thương vong, tổn thất chẳng sút giảm mà còn trầm trọng hơn.

            Cũng do tình hình đó,
            Quân lực VNCH lại một lần nữa quyết định nâng cấp binh chủng BĐQ lên cao hơn :

            - Thành lập các Sư đoàn BĐQ.

            Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4-75,
            đã thành lập được 2 Sư đoàn BĐQ, đó là :

            - Sư đoàn 101/BĐQ (do các LĐ 31, 32 và 33/BĐQ họp thành), [b][size=4][color=black][i] vị Tư lệnh đầu tiên, cũng là cuối cùng là Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn

            - Sư đoàn 106/BĐQ, do Đại tá Nguyễn Văn Lộc là Tư lệnh.

            Tiếc thay,
            hai Sư đoàn BĐQ vừa thành lập xong, chưa kịp ra tay đánh bọn CSBV, thì ngày 30-4-75, đã đành chịu đau đớn cùng toàn quân buông súng theo lệnh đầu hàng.



            Click image for larger version

Name:	images?q=tbn:ANd9GcQ9ZRD3uaRuIyLLR4hCXanrGdbBT97FgWx_eQ&usqp=CAU.jpg
Views:	1059
Size:	12.7 KB
ID:	80125



            Trải dài tuổi đời của binh chủng BĐQ, lấy ngày khai sinh chính thức 1-7-1960 đến tháng 4-1975 vừa đủ 15 năm. Thăng trầm theo cuộc chiến, binh chủng đã được các vị sĩ quan tài giỏi của quân đội chỉ huy, dẫn dắt. Khởi đầu lúc thành lập là :

            1. Thiếu tá Phan Trọng Chinh, (sau là Trung tướng)

            2. Đại tá Lam Sơn Phan Đình Thứ

            3. Thiếu tướng Tôn Thất Xứng

            4. Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận

            5. Đại tá Trần Văn Hai (sau là Chuẩn tướng Tư lệnh SĐ7/BB, tuẫn tiết ngày 30-4-75)

            6. Đại tá Trần Công Liễu

            7. Thiếu tướng Đỗ Kế Giai – (vị Chỉ huy trưởng sau cùng của binh chủng, cũng là người chịu khổ nạn trả thù đúng 17 năm trong trại lao cải của cộng sản cùng với các Đại tá BĐQ Nguyễn Kim Tây, Cao Văn Ủy).

            Bây giờ QLVNCH không còn nữa !

            Biệt Động Quân cũng không còn là một binh chủng đã gây cho quân CSVN những trận đòn khiếp đảm. Nhưng trên tháng ngày lưu lạc xứ người – để cùng nhau nung nấu ý chí không cùng cộng sản đội chung một trời và cũng để nuôi dưỡng tình đoàn kết tương thân.

            Ở hải ngoại, hàng năm đến tháng 7 thì BĐQ lại tổ chức ngày họp mặt, để mừng sinh nhật binh chủng, nơi tổ chức sẽ do Tổng hội BĐQ ủy thác cho các Khu hội BĐQ tại các Tiểu bang tổ chức.

            Năm nay 2005,
            để mừng 45 năm BĐQ chào đời, Đại hội họp mặt sẽ do Khu hội BĐQ Houston, Texas tổ chức vào ngày 16-7-2005 và cũng để bầu Tổng Hội Trưởng cho nhiệm kỳ 2005-2007.

            Ghi chú: Chúng tôi viết theo trí nhớ và tham khảo tài liệu của một Cố vấn BĐQ/Hoa Kỳ. Nếu có sai sót, xin các Niên trưởng, Chiến hữu bổ túc và sửa sai. Dĩ nhiên, đây chỉ là phần tóm lược.

            Tổng Hội BĐQ/QLVNCH Hải Ngoại

            http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_LS/QLVN..._2016MAR10.htm


            Comment


            • Font Size
              #7

              BIỆT ĐỘNG QUÂN VNCH VÀ TRẬN MẬU THÂN 1968 Ở SÀI GÒN


              https://www.youtube.com/watch?v=LM-PtR9Vock



              Cộng sản Bắc Việt tổn thất nặng nề trong những cuộc giao tranh với VNCH cũng như đồng minh Mỹ tại Khe Sanh trước đó. Nên chúng ý thức được rằng khó có thể đối đầu trực diện với QLVNCH.

              Nên vào năm 1968 địch quân đã lén lúc tổ chức một trận tấn công bất ngờ tại khắp các thành phố của Miền Nam VIệt Nam Cộng Hoà bất chấp lệnh hưu chiến cho người dân 2 miền được vui xuân đón tết vào trước đó.


              Lúc này các lực lượng của phía VNCH như TQLC, nhảy dù hay Biệt Động Quân đều hầu như được về quê chỉ còn một số đơn vị ở lại để bảo vệ các vị trí quan trọng tại thủ đô Sài Gòn cũng như là các thành phố lớn khác của Miền Nam.


              Nhưng với sự chiến đấu anh dũng và chóng trả quyết liệt đến từ Biệt Động Quân quân lực VNCH quân địch đã nhanh chóng thất bại với ý định tấn công này của chúng.


              Trong những ngày cuối cùng của chế độ VNCH tại sài gòn biệt động quân và nhảy dù cũng là những đơn vị ở lại cuối cùng để bảo vệ thủ đô như những vị anh hùng :

              - Trang Văn Thành

              - Tào Thuận

              - Nguyễn Văn Viên

              - Trương Phùng... cho đến sau cùng những vị tướng VNCH như :

              - Lê Văn Hưng

              - Phạm Văn Phú

              - Lê Nguyên Vỹ

              - Nguyễn Khoa Nam

              - Trần Văn Hai

              - Nguyễn Gia Tập

              - Nguyễn Thanh Quang .... đã tuẫn tiết để bảo vệ khí chất của người lính trận VNCH.



              Biệt Động Quân trong Tết Mậu-Thân tại Saigon​



              Click image for larger version  Name:	BDQ_MauThan.png Views:	1668 Size:	434.0 KB ID:	81140
              Last edited by hoalucbinh18; 12-08-2023, 03:43 AM.

              Comment


              • Font Size
                #8

                MÙI TỬ KHÍ DƯỚI ÁNH HỎA CHÂU ĐÊM !

                TIỂU ĐOÀN 62 BIỆT ĐỘNG QUÂN - CĂN CỨ LỆ KHÁNH



                Click image for larger version  Name:	bdq.jpg?w=620.jpg Views:	1 Size:	27.1 KB ID:	86619



                Polei Kleng là một ngọn đồi lớn nằm phía Tây Bắc của thành phố Kontum, cách trung tâm thành phố khoảng 22 cây số.

                Chung quanh Polei Kleng có những đồi thông nhỏ, tạo nên một khung cảnh cao nguyên thơ mộng.

                Trên đồi Polei Kleng, có căn cứ hỏa lực do quân đội Mỹ thiết lập rất kiên cố.

                Doanh trại của căn cứ xây theo hình tam giác, hệ thống giao thông hào chìm, nổi với 13 lô- cốt bao chung quanh trại, từ trên máy bay nhìn xuống căn cứ thật đẹp. Căn cứ này cũng mang tên là Polei Kleng, và tên Việt là Lệ Khánh.

                Vào tháng Ba năm 1966, Lực Lượng Đặc Biệt Hoa-Kỳ thiết lập trại Dân Sự Chiến Đấu trên đỉnh đồi, đặt tên là trại Polei-Kleng (ám số A-241), tiếng Việt là Lệ Khánh.

                Polei Kleng



                Click image for larger version

Name:	271588381_2572796789531804_4233533030378615591_n.jpg?_nc_cat=106&ccb=1-5&_nc_sid=b9115d&_nc_ohc=mBo6auNo8Q4AX_Cznbh&_nc_ht=scontent.fybz2-2.fna&oh=00_AT_x9YrKzGFnK_jYCluBhmS4R_3HW9fHnVnMUrw9XmWx0A&oe=61DF96CE.jpg
Views:	944
Size:	231.8 KB
ID:	86678


                Nhiệm-vụ của trại là ngăn chặn sự xâm lăng của bọn giặc cướp cộng sản bắc việt (mà thực chất chỉ là một đám lính đánh thuê, tay sai cho ngoại bang cộng sản quốc tế) vào thành phố Kontum.

                Đến ngày 31 tháng Tám năm 1970 , trại được bàn giao cho Biệt Động Quân Việt Nam và trở thành Tiểu Đoàn 62 BĐQ Biên Phòng.



                Click image for larger version  Name:	huy-hieu-bdq.jpg Views:	1 Size:	18.5 KB ID:	86600
                Click image for larger version  Name:	huy-hieu-td62-ld22bdq.jpg Views:	1 Size:	4.1 KB ID:	86601



                Phía Tây Bắc của Lệ Khánh, có một làng Thượng chừng 100 nóc nhà, hầu hết đàn ông Thượng trong làng này là lính của Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân. Có thể nói hết hai phần ba quân số của Tiểu Đoàn là người Thượng.

                Đại đội I là đại đội nòng cốt của tiểu đoàn do Thiếu Úy Kchong làm Đại Đội Trưởng.

                Thiếu Úy Kchong từ Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu do Hoa Kỳ thành lập và huấn luyện, chuyển qua Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân Biên Phòng. Kchong mới 22 tuổi, anh là một sĩ quan can trường và hành quân rất giỏi.



                Click image for larger version  Name:	BDQVNCH.jpg Views:	1 Size:	100.9 KB ID:	86603



                Chỉ huy Tiểu Đoàn 62 là Đại Úy Bửu Chuyển, dáng người cao lớn, nước da trắng hồng.

                Một lần Tướng Lam Sơn đến thăm trại, gọi ông theo kiểu Huế :

                - “Mệ Chuyển”.

                Tiểu Đoàn Phó là Trung Úy Phan Thái Bình, dáng người dong dỏng cao, rắn rỏi, đôi mắt linh động, và các sĩ quan khác của tiểu đoàn như Thiếu Úy Lê Văn Anh, Thiếu Úy Nguyễn Văn Tám …đều là những sĩ quan trẻ rất kiên cường.

                Lệ Khánh được tổ chức như một làng nhỏ, có bệnh xá khám bệnh cho các gia đình Thượng ở chung quanh trại.

                - Có trường học, thầy giáo là người Thượng.

                -Có trại gia binh, không phải nhà, mà là những căn hầm như công sự phòng thủ, nhưng rộng rãi cho vợ con của một số quân nhân Thượng.

                Trại cũng có những vườn rau xanh, có câu lạc bộ nằm trên đồi, người trong trại gọi là Câu lạc bộ Mây Trên Đồi.



                Click image for larger version  Name:	Tra_Bong_04.jpg Views:	1 Size:	49.9 KB ID:	86605




                Trại Lệ-Khánh là tiền đồn cuối cùng ngăn chặn hướng tiến quân của địch vào thành phố Kontum, do đó bằng mọi giá, bọn cộng phỉ bắc việt phải san bằng căn cứ này.

                Trại Lệ Khánh anh dũng chống trả trước bao nhiêu đợt tấn công của địch quân ròng rã gần một tháng trời.

                Lần lượt Charlie, Tân Cảnh rồi Dakto thất thủ.

                Muốn tiến vào Kontum, địch quân phải san bằng Lệ Khánh.

                Khi mở đầu cuộc tổng công kích vào toàn vùng Cao Nguyên, giai đoạn đầu tiên là một chiến dịch mà Cộng quân đặt tên có tính cách kích động tâm lý là chiến dịch Poko dậy sóng”.

                Poko là một dòng sông nằm phía Tây Quốc Lộ 14, cách Lệ Khánh khoảng 7 cây số, cách thị xã Kontum chừng 20 cây số.

                Poko Dậy Sóng là chiến dịch đánh chiếm một loạt các căn cứ trong vùng Tam Biên, mà Lệ Khánh là điểm cuối cùng.



                Click image for larger version  Name:	images2680594_1Khung_c_nh_h_u_t_nh_n_i_b_n____A_Sanh.jpg Views:	1 Size:	41.7 KB ID:	86620



                Một buổi sáng, khi nắng ban mai chưa đủ ấm để làm tan hết sương mù của miền rừng núi, căn cứ Lệ Khánh lại một lần nữa rung chuyển vừa bởi đạn pháo, vừa bởi tiếng động cơ của một đoàn chiến xa T54 của địch quân.

                Pháo phủ đầu rồi khinh binh của địch theo chiến xa tiến vaò như thác lũ.

                Địch quân dùng cả những đại pháo của ta mà chúng lấy được ở Dakto như đại bác 105 ly, 155 ly đề bắn vào Lệ Khánh.

                Thiếu Tá Bửu Chuyển và tất cả chiến sĩ của Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân không hề nao núng.

                Đã đội trên đầu chiếc nón Mũ Nâu , mặc bộ đồ trận màu hoa rừng là đã sẵn sang chờ đợi những giây phút như ngày hôm nay. Và tiểu đoàn đã anh dũng chiến đấu, chiến đấu cho đến giây phút mà người chiến sĩ còn có thể chiến đấu.

                Những ngày mở đầu, địch chỉ pháo từ 500 đến 1000 quả 82 ly và 105 ly.

                Những ngày về sau, cường độ pháo kích tăng lên đến mức khủng khiếp, từ 10 ngàn đến 15 ngàn quả đạn trong một ngày.

                - Đại Tá Nguyễn Văn Đương, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân của Quân Khu II

                - Đại Tá Nguyễn Bá Thìn, Tỉnh Trưởng Kontum và Tướng Lý Tòng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh thường xuyên bay trực thăng trên Lệ Khánh, trực thăng nhiều lần đáp xuống nhưng không thể nào thực hiện được.


                Nhất là Đại Tá Đương, ông lo lắng cho các binh sĩ của ông đang ngày đêm chịu đựng những đợt tấn công nặng nề của địch.


                Click image for larger version  Name:	Binh-Si-Thuong-CIDG-Ban-Sung-Coi.jpg?resize=528%2C440.jpg Views:	1 Size:	22.5 KB ID:	86621


                Còn tiếp ,

                Comment


                • Font Size
                  #9
                  Ngày thứ 20, tính từ ngày đẩy lui địch quân đợt đầu, pháo của địch dội vào tới mức không thể đếm được nữa.

                  Kho đạn căn cứ đã bị cháy.

                  Trung Tâm Hành Quân bị đạn pháo 155 ly phá sập.


                  ( Trong giai đoạn diễn ra kháng chiến chống Mỹ cứu nước )


                  - Trung Quốc đã viện trợ cho ta 2,2 triệu khẩu súng bộ binh các loại

                  - Liên Xô viện trợ gần 500.000 khẩu

                  - Các nước Xã hội chủ nghĩa khác khoảng 900.000 khẩu.



                  Click image for larger version  Name:	nhung-nguon-chi-vien-lon-cho-cach-mang-viet-nam-trong-khang-chien-chong-my-Hinh-2.jpg Views:	4 Size:	26.1 KB ID:	86690



                  Đạn dược, lương thực và nước chỉ dự trữ đủ dùng trong 3 tháng. Lệ Khánh hoàn toàn bị cô lập. Không tiếp tế, không tải thương được. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn hỏi trên máy :

                  – Các anh còn chịu được không ?

                  Thiếu Tá Chuyển trả lời :

                  – Chúng tôi vẫn chiến đấu.

                  Mấy ngày sau, toán cố vấn quân sự liên lạc khẩn về Kontum.

                  Một cuộc oanh kích dữ dội do máy bay của Không Quân Mỹ thực hiện để dọn một bãi đáp cấp thời ngay trong trại.

                  Hai chiếc trực thăng loại nhỏ, từ bên ngoài bay luồn vào Lệ Khánh với một độ bay thật thấp để tránh pháo, và không một lời giã từ, toán cố vấn Mỹ trong căn cứ vội vã lên trực thăng bay ra khỏi trại an toàn.

                  Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân vẫn tiếp tục chiến đấu.

                  - Những người bị thương nặng thì nằm ở bệnh xá.

                  Những người bị thương nhẹ được băng bó rồi tiếp tục cầm súng trở lại phòng tuyến của mình.

                  - Vợ con của các binh sĩ cũng được phát súng, phụ giúp quan sát, canh phòng, tải đạn, tải thương…

                  Có thể nói gần một tháng trời, Lệ Khánh không có ban đêm. Mỗi ngày khi mặt trời khuất bóng, những trái hỏa châu được máy bay thả xuống liên tục soi sáng cả một vùng chung quanh trại.

                  Tướng Lý Tòng Bá đưa một tiểu đoàn Pháo Binh nằm tại hướng Đông Lệ Khánh, bên kia sông Poki, để yểm trợ cho căn cứ này.

                  Pháo yểm trợ bắn trùm chỉ cách quân trú phòng căn cứ có 20 thước.

                  Xác của địch quân rải đầy chung quanh hàng rào phòng thủ đã hơn 20 ngày nay.

                  Thây người chết sình thối và mùi thuốc súng pha trộn với nhau làm cho Lệ Khánh đầy đặc tử khí.



                  Click image for larger version  Name:	attachment.jpg Views:	3 Size:	13.3 KB ID:	86689


                  Từ ngày thứ 20 về sau, Quân Đoàn II cho lệnh Lệ Khánh được xử trí tùy theo tình hình. Liên lạc truyền tin khó khăn vì ăng-ten dù không căng lên được. Các cao điểm chung quanh Lệ Khánh đã bị chiếm và đặt súng lớn. Ăng ten dù căng lên là bị pháo trúng ngay.

                  Chiều ngày 9/5/1972 . Thiếu Tá Tiểu đoàn trưởng Bửu Chuyển đã họp với Ban Chỉ Huy và các Đại đội trưởng và bàn thảo với nhau.

                  Cuối cùng Thiếu Tá Chuyển quyết định rút. Đại Úy Bình đồng ý nhưng cảnh giác :

                  – Ra là đụng nặng lắm.

                  Trong suốt thời gian này , Đại Úy Bình nhận xét kỹ và thấy rằng :

                  - Trong 13 lô- cốt chung quanh trại, chỉ có lô- cốt số 13 là khu vực tương đối ít bị pháo nhất. Bởi vậy Đại Úy đề nghị, nếu rút quân ra khỏi căn cứ, nên ra từ lô-cốt này.

                  Một hạ sĩ quan thủ kho đạn dược được lệnh kiểm xem còn có bao nhiêu đoạn Bangalo. Còn đúng 13 đoạn.

                  Tất cả tiểu đoàn được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, kể cả gia đình binh sĩ. Hành trang gọn và nhẹ, chủ yếu là súng đạn. Tất cả những tài liệu đều được hủy.

                  Đúng 4 giờ sáng, 3 đoạn Bangalo nối thành một ống dài xuyên qua những lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt ở hướng lô cốt số 3. Địch vẫn pháo như mưa vào trại.

                  Thiếu Tá Chuyển ra lệnh.

                  Tiếng nổ của Bangalo chìm mất trong tiếng pháo ầm ầm của địch. Một ánh lửa xanh biếc bừng lên, cả chục lớp hàng rào kẽm gai đã bị Bangalo xé ra một đường dài.




                  Click image for larger version  Name:	cac-chien-si-td37bdq-chien-dau-tai-khe-sanh-hinh-tren-sach-vn-khoi-lua.jpg?w=619&h=423&zoom=2.jpg Views:	3 Size:	108.1 KB ID:	86691



                  Thiếu Tá Kchong, Đại Đội Trưởng Đại Đội I được lệnh dẫn đại đội mở đường máu tiến ra trước.

                  Thiếu Tá Chuyển cùng Bộ Chỉ Huy theo sau, tiến về hướng Đông.

                  Đại Úy Bình dẫn một cánh với gia đình binh sĩ vừa tiến ra là đánh chiếm ngay một ngọn đồi nhỏ gần đó, phá được ổ đại liên của địch để yểm trợ cho cánh của Thiếu Tá Chuyển.

                  Sau đó hai bên tách ra, cánh của Đại Úy Bình đi về hướng Bắc.

                  Phi cơ L19 bay quan sát trên cao. Người phi công gọi:

                  – Nam Bình, anh ở đâu trả lời.

                  Đại Úy Bình :

                  – Tôi vừa ra khỏi trại.

                  Phi công L19 :

                  – Tăng địch đang vào trại, đông như kiến.

                  Đại Úy Bình hét lên :

                  – Cho bom dập xuống.

                  Phi công L19 :

                  – Nhận rõ. Chờ xem.

                  Từng chiếc phản lực theo nhau bay đến. Lượn trên cao vì phòng không của địch như đan lưới. Những cánh chim bằng của Không Đoàn Biên Trấn đã từng vào sanh ra tử nên biết bao kinh nghiệm.

                  Những chiếc phản lực nối đuôi nhau chúi xuống. Những tiếng nổ rung chuyển cả một vùng đồi núi. Lệ Khánh chìm trong biển lửa . Cộng quân tổn thất nặng.

                  Đại Úy Bình gọi L19 nhờ dẫn đường. Không nghe trả lời, nhìn lên, thấy máy bay đã trúng đạn đang bốc cháy. Một cánh dù bung ra. Cầu cho anh đừng rơi vào tay địch.







                  Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcTAU7MbN8un8zqpDWnBTpl1-2cSbmb-2hsBWg&usqp=CAU.jpg Views:	1 Size:	10.3 KB ID:	86692


                  Ngày hôm sau,
                  khoảng 4 giờ chiều, cánh của Thiếu Tá Chuyển và cánh của Đại Úy Bình gặp nhau. Họ mới rời Lệ Khánh được chừng 5 cây số.

                  Địch bám theo sát, vừa đi vừa đánh.Đàn bà và trẻ con di chuyển rất chậm. Trẻ con khóc nên bị địch theo hoài. Còn chừng hai cây số nửa mới đến sông Poko.

                  Thiếu Tá Chuyển ra lệnh đi tiếp và nói với Đại Úy Bình :

                  – Anh vẫn theo hướng Bắc và giữ mặt Bắc cho tôi.

                  Hai cánh quân chia tay. Vừa đi chừng 500 thước thì Đại Úy Bình nghe bên cánh của Thiếu Tá Chuyển có tiếng súng nổ rền. Đại Úy Bình chụp máy hỏi:

                  – Anh đụng nặng không?

                  Thiếu Tá Chuyển :

                  – Tôi bị tụi nó vây rồi.

                  Đại Úy Bình:

                  – Cần tôi tiếp không?

                  Thiếu Tá Chuyển:

                  – Không. Dẫn anh em đi đi. Sau đó, thì cả hai không còn liên lạc được với nhau nữa.

                  Đó là những lời cuối cùng mà hai ông trưởng và phó trao đổi với nhau...




                  Click image for larger version  Name:	image_23173.jpg Views:	6 Size:	35.8 KB ID:	86688


                  Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu

                  Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?


                  Click image for larger version  Name:	hinh-anh-khoc-buon_102749437.jpg Views:	4 Size:	18.6 KB ID:	86696


                  Còn tiếp ,

                  Comment


                  • Font Size
                    #10

                    Bây giờ đến phiên cánh của đại úy Bình bị đuổi kịp, dường như đâu cũng chạm địch. Đoàn người vẫn phải tiếp tục di chuyển để tìm lối thoát trong cái chết.

                    Đại úy Bình ra lệnh,
                    vừa chiến đấu vừa lui dần về phiá bờ sông Pơ-Kô… người chết phải bỏ lại, lo cho người sống nhất là những người đàn bà và trẻ con.

                    Ra tới bờ sông Pơ-Kô, nhằm mùa khô nước chỉ ngang đến ngực.

                    Đại úy Bình và một số Biệt-Động-Quân còn sống sót dừng lại để ngăn cản địch cho đàn bà, trẻ con và các quân nhân bị thương lội qua trước.

                    Quân cộng sản bắn đạn súng cối 61 ly vào đám đàn bà trẻ con vô tội đang tìm cách vượt sông, vô số người chết, dòng sông Pơ-Kô dậy sóng, máu nhuộm đỏ một khúc sông…



                    Click image for larger version

Name:	263736895_607446367041117_4728562920512879_n.jpg
Views:	928
Size:	112.5 KB
ID:	88163


                    Bên bờ sông,
                    một người đàn bà Thượng đai đứa con trước ngực, trúng đạn nằm chết, đứa bé vẫn còn ngậm vú mẹ.

                    Trước cảnh thương tâm đó,
                    đại úy Bình ra lệnh cho một người lính tháo dây đai, lấy đứa bé ra khỏi người mẹ rồi đem qua sông trước.



                    Click image for larger version

Name:	em-be-khat-sua-ben-thi-the-nguoi-me-da-chet-tren-dai-lo-kinh-hoang-nam-1972-tai-quang-tri..jpg
Views:	939
Size:	41.2 KB
ID:	88164 Hình minh họa

                    https://bencublog.wordpress.com/2020...g-thanh-phong/


                    Qua được bên kia sông, đại úy Bình được đại tá Đương, chỉ huy trưởng BĐQ vùng II, ôm chầm lấy khen ngợi, hỏi thăm.

                    Cánh quân của đại úy Bình lúc bắt đầu rút có 360 người gồm cả đàn bà, trẻ con, qua được sông còn lại 97 người, phần chết, bị bắt và một số thất lạc trong rừng.

                    Sau đó đàn bà, trẻ con và thương binh được đưa về Kontum.

                    Đại úy Bình và một số Biệt-Động-Quân xin ở lại để chờ đón các quân nhân thất lạc đang tìm đường thoát.

                    Mặc dầu pháo địch vẫn bắn qua, các Biệt-Động-Quân vẫn cương quyết nằm lại dọc theo bờ sông đón các chiến hữu thất lạc.


                    Click image for larger version

Name:	271602972_2572796612865155_878775915304108507_n.jpg
Views:	959
Size:	74.8 KB
ID:	88165


                    Đã ba ngày qua, không có tin gì thêm… chán nản, thất vọng, màn đêm xuống, một làn sương lạnh từ mặt sông dâng lên… bỗng có tiếng lội dưới nước, một, hai, ba, tất cả bốn bóng đen hiện ra đang đi lên từ phiá bờ sông. Tất cả mọi người nín thở, súng đạn sẵn sàng rồi hỏi nhỏ.

                    – Ai ?

                    – Biệt-Động-Quân.

                    Tất cả mọi người rời chỗ nấp chạy lại ôm chầm lấy bốn người mới qua sông, quân phục vẫn còn ướt.

                    Bốn quân nhân này thuộc cánh quân đi theo thiếu tá Chuyển, họ cho biết là :

                    Thiếu tá Chuyển bị thương, bị bắt dẫn đi, ông không chịu nên bị giết tại chỗ.


                    Click image for larger version

Name:	255102880_2527553017389515_8565530336755886248_n.jpg
Views:	1021
Size:	83.3 KB
ID:	88166

                    Câu chuyện về tiểu đoàn 62 Biệt-Động-Quân và căn cứ Lệ-Khánh đến đây chấm dứt.

                    Đại úy Phan Thái Bình, sau năm 1975 đi cải tạo ngoài bắc 11 năm, ông cùng gia đình đến định cư tại Los Angeles vào tháng mười năm 1993, đem theo được một tấm hình kỷ niệm chụp khỏang tháng sáu năm 1972, ngày được gắn lon đặc cách tại bộ tư lệnh quân đoàn II.

                    Tấm hình đã phai mờ vì phải chôn dấu.

                    Dallas, ngày 06 tháng năm, 1995

                    Vũ-Đình-Hiếu

                    Theo sách: Chinh Chiến Điêu Linh, Tác giả Kiều-Mỹ-Duyên, phát hành năm 1994.

                    http://www.bietdongquan.com/tailieu/...etdongquan.htm

                    Comment


                    • Font Size
                      #11

                      AN HỮU ĐÃ CÓ MỘT CON HỔ GẦM DỮ DỘI !

                      Nhân năm Dần, nhắc về một Con Cọp Biệt Động Quân,là dân An Hữu chúng tôi.

                      Thiếu tá Hồ văn Hòa, Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 35 Biệt động quân.




                      Click image for larger version  Name:	272845501_631948014728878_7457510677158132077_n.jpg Views:	1 Size:	78.0 KB ID:	93807


                      Vào năm 1993, Quân khu 7 có phát hành quyển "Miền Đông Nam Bộ Kháng Chiến 1945 - 1975", cho rằng :

                      - " Quân và dân ta đã tiêu diệt quân Ngụy tại vùng Sài gòn-Cho lớn, trong tết Mậu Thân
                      trong đó thiệt hại nặng nề nhất là Tiểu đoàn 35 Biệt động quân".

                      Sự thật thì ngược lại :

                      Tiểu đoàn 35 Biệt động quân do Thiếu tá Hồ văn Hóa chỉ huy đã làm tan hàng 2 tiểu đoàn 267, 268 của trung đoàn 2, sư đoàn 9 cộng sản Bắc Việt.

                      Toàn bộ bộ chỉ huy của 2 tiểu đoàn này bị bắt sống, các binh sĩ của họ bị chết hoặc bị thương, bị bắt làm tù binh.


                      Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcQcQpbegAoQ8x7KlE1DDHUfwORCVWJlk9YRFd2CZ0y5A36r-rCH71tq6CPY1hA-abei-UY&usqp=CAU.jpg Views:	1 Size:	12.9 KB ID:	93808


                      Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, là người đã nhìn ra khả năng của Thiếu ta Hòa nên đã ra lịnh cho đại tá Trần Văn Hai, Tư linh Biệt Động Quân đưa Tiểu đoàn 35 vào giải tỏa Chợ Lớn thay cho Tiểu Đoàn 30 Liên Đoàn 5 BDQ do Đại Úy Sanh làm Tiểu Đoàn Trưởng đang chịu áp lực nặng nề tại mặt trận nầy.

                      Đưa Thiếu Hòa vào Chợ Lớn đúng là
                      đưa cọp về rừng vì Thiếu tá Hòa quá quen thuộc vùng nầy. Cái khó cho Hồ văn Hòa là :

                      - Được lịnh giải tỏa Chợ Lớn nhưng đồng thời phải để ít thiệt hại nhất cho đồng bào, các vũ khí hạng nặng sẽ không được xử dụng. tất cả đều là nhờ vào khả năng tác chiến cá nhân của người chiến sĩ.





                      Khi tiểu đoàn 35 đã vào vùng tác chiến, các cao ốc, địa điểm kiên cố đã bị các đơn vị VC chiếm giữ. làm sao để dụ địch xuất đầu rồi sau đó các toán quân Biệt động quân tinh nhuệ sẽ
                      "độp" chúng. Thiếu tá Hồ văn Hòa nghĩ ra một sáng kiến :

                      - " Xin cho một phi đội trực thăng bay thật thấp theo đại lộ Trần Hưng đạo từ đường Cộng hòa vô Tổng đốc Phương, bay cao vừa trên các ngọn cây rồi liên tục thảy trái màu xuống đất. "

                      VC trong các cao ốc đang trú núp, nghe tiếng trực thăng quần thảo trên đầu, nhìn ra đường Trần Hưng Đạo là một vùng dày đặc khối màu, không biết là chuyện gi sẽ xảy ra, vũ khí sẽ được
                      " Ngụy " xử dụng nên ôm súng bỏ chạy khỏi vị trí trú ẩn. Vậy là Biệt động quân "sát "!

                      Các binh sĩ
                      tiểu đoàn 35 đã len lỏi từng hẻm, lục từng nhà, để quét sạch địch quân, trận chiến kéo dài từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 15 tháng 6 Mậu thân. VC gọi đây là "Tổng tấn công đợt 2".





                      Sau khi giải tỏa hoàn toàn vùng Chợ Lớn,
                      đại Tá Trần Văn Hai đã tập hợp tiểu đoàn 35 tại đường Tổng Đốc Phương khen thưởng.

                      Còn Đại sứ Cộng Hòa Trung Hoa Dân Quốc tại Việt Nam, đồng thời cũng là Đại Tướng của Trung Hoa Dân Quốc là ông Hồ Liên khi đến khu vực nầy để thị sát tình hình của người Hoa thì đã
                      rất kinh ngạc khi đối diện người chỉ huy tiểu đoàn chỉ là một thanh niên 27 tuổi.

                      Ngạc nhiên hơn khi 2 bên đối đáp bằng tiếng Tàu. Ông đại sứ ái mộ Thiếu tá Hòa quá và nhận Hòa làm nghĩa tử. Còn các báo Hoa ngữ tại Sài Gòn sau đó đăng tin người chỉ huy giải tỏa Chợ Lớn, Thiếu tá Hồ văn Hòa là một người Hoa !

                      Thiếu Tá Hồ văn Hòa là dân An Hữu. Thân, phụ mẫu của ông đều là người địa phương.Năm 1975, Hồ Văn Hòa bị đưa ra Bắc. Khi về An Hữu, trên thân thể cao lớn, vạm vỡ ngày nào giờ đã đầy thương tích vì vì bị hành hạ trong tù.

                      Người đồng hương khi đi bán trái cây ở chợ Cầu Ông Lãnh về,khi qua Xa cảng miền Tây thì gặp Hồ Văn Hòa ở khu vực nầy. Trên vai vắt mấy cái áo thun loại rẻ tiền, bán cho hành khách về miền Tây.



                      Click image for larger version

Name:	images?q=tbn:ANd9GcSlQrUaxlZSR83RU40kZSGQ9_6Ld2xNJ0DN7A&usqp=CAU.jpg
Views:	898
Size:	7.1 KB
ID:	93827


                      Ít ai biết đó là con Hổ đã từng gầm dữ dội, người chỉ huy một Tiểu đoàn tinh nhuệ khí mới 27 tuổi, đã giải tỏa Chợ Lớn đẹp mắt, ít thiệt hại nhất cho đồng bào trong Tết mậu Thân.



                      Click image for larger version

Name:	animatedpicture2quochan2014-600-450-24.gif
Views:	895
Size:	30.1 KB
ID:	93828



                      Những người thân là Thân Phụ mẫu, anh chị em của Thiếu Tá Hồ văn Hòa :

                      Ông Bà Năm Mân, Bà chủ Kim Chi quán , Bà ba Bai, anh Tư Ri... Chắc đã như Thiếu tá Hồ Văn Hòa, nay đã ra người thiên cổ.
                      Nam Dần, nhắc một con Cọp dữ dội An Hữu đã gây khiếp đảm quân thù vùng Chợ Lớn trong Tết Mậu Thân.


                      Nguoiu Anhuu

                      Comment


                      • Font Size
                        #12

                        BA MƯƠI THÁNG 4 NĂM XƯA BÁC Ở ĐÂU ?




                        Click image for larger version  Name:	BacODau1.jpg Views:	1 Size:	98.9 KB ID:	97459



                        BÀI BÁO 20 NĂM TRƯỚC



                        Năm 1993, cách đây 20 năm lần đầu tiên tôi đưa câu chuyện nghĩa trang Biên Hòa giới thiệu với cộng đồng hải ngoại. Đồng thời bắt đầu công việc tảo mộ chui. Đó cũng là năm tôi nhận được câu chuyện về cô gái tháng 4-1975 đi nhận xác chồng. Tôi viết thành bài báo tựa đề :

                        -“ Lúc đó bác ở đâu ?”.


                        Mười năm sau, vào năm 2003 tôi hoàn tất hồ sơ nghiên cứu và phát hành tuyển tập “16 ngàn tử sĩ ở lại nghĩa trang Biên Hòa”. Trong tập bút ký‎ này có đăng câu chuyện “Lúc đó bác ở đâu?”.

                        Ngày nay, đã 20 năm qua kể từ khi được nghe cô gái kể câu chuyện tháng 4-1975, bài báo vẫn được coi là bản tin xúc động nhất cho độc giả, và cho thính giả radio qua giọng đọc truyền cảm của xướng ngôn viên Như Hạnh. Cô vừa đọc vừa khóc. Bài báo cũng gây xúc động cho chính tác giả.

                        Phần giới thiệu bài báo trong tuyển tập về nghĩa trang như sau :

                        …Chúng tôi gặp một cô gái có người yêu là trung úy biệt động quân không biết chết ngày nào ở mặt trận miền Đông được đơn vị đưa xác về chôn vào ngày 27 tháng 4-1975.

                        Cô ta đọc tin về nghĩa trang trên báo San Jose năm 1993 nên đã liên lạc kể lại chuyện tình duyên dang dở.

                        Hai gia đình đã chuẩn bị đám cưới vào đầu tháng 5-1975 nhưng cuối tháng 4 thì cô lên nghĩa trang Biên Hòa nhận xác người yêu. Sau khi chôn xong cả nhà về hết, cô trốn ở lại bên ngôi mộ chồng chưa cưới. Cô gái nói rằng:

                        - “ Lúc đó có nhiều người tỵ nạn cắm lều ở nghĩa trang và khu vực của liên đội chung sự. Từ ngày 27 tháng 4 cho đến 30 tháng 4 vẫn còn xe nhà binh chở xác về nhiều lắm.

                        Thân nhân tử sĩ ở lại, lấy gạo của chung sự mà nấu ăn. Người ta nói rằng ở đây không sợ bị Việt cộng tấn công. Chờ đợi khi nào yên sẽ tìm đường về nhà.

                        Lúc đó nhà quàn hư điện nên xác chết trong phòng lạnh bị hôi thối. Một số lính chung sự, công binh và quân nhân các nơi chạy về cùng gia đình đã đào hố chôn anh em. Tất cả các xác chết đủ loại quân binh chủng xếp hàng dài chôn cùng một hố mấy chục người có cả sĩ quan lẫn nhân dân tự vệ.

                        Một vài xác có thân nhân thì họ tự động đào riêng để chôn với các áo quan lấy bên kho chung sự. Hôm đó chỉ còn có một ông chuẩn úy ở lại trông nom. Ông ấy la hét nóng nảy lắm. Nhưng không ai nói gì hết.

                        Bác ơi ! Cô gái nói với tôi, cháu cũng có mặt với mọi người trong đám chôn cất tập thể vào chiều ngày 30 tháng 4-1975. Sau đó cháu còn ở trên nghĩa trang với ngôi mộ của chồng chưa cưới của cháu cho đến ngày 5 tháng 5 -1975 mới về Sài Gòn.

                        Nói thực với bác chứ cháu không hiểu được là anh ấy đã chết cho cái gì.

                        Năm 1975 cháu mới có 19 tuổi, người yêu của cháu có 22 tuổi, biệt động quân, thăng cấp trung úy ở mặt trận. Đi lính có 3 năm mà bị thương đến 4 lần, rồi mới chết.

                        Hồi tháng 4-75, lúc đó bác ở đâu?



                        * * *


                        Anh trung úy biệt động quân, bị thương 4 lần rồi mới chết, hiện phần mộ vẫn nằm ở nghĩa trang quân đội, cùng 16 ngàn tử sĩ bỏ lại.

                        Hai năm một lần, cô gái năm xưa, giờ đây cũng đã có gia đình ở San Jose lại trở về tảo mộ người yêu cũ tại Biên Hòa. Lúc đó bác ở đâu? Câu hỏi đó tôi không bao giờ trả lời được. Vì vậy nên tôi soạn và xuất bản tài liệu này.

                        Hôm nay, lần quốc hận thứ 38 năm 2013, tôi xin gửi đến qu‎ý thân hữu độc giả bài viết cũ. Tựa đề bài báo do tôi đặt ra cho chính mình và cũng cho các bác là bằng hữu xa gần của tôi. Tôi rất muốn tìm gặp lại cô gái năm xưa. Bây giờ cháu ở đâu, xin liên lạc với bác.

                        giaochi12@gmail.com




                        Click image for larger version  Name:	274075347_1357557881335545_2375528247680499005_n.jpg Views:	1 Size:	66.0 KB ID:	97460


                        Thưa bác, ngày ba mươi tháng Tư năm 75 cháu đi nhận xác chồng ở nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa.

                        Thưa bác,

                        Nhiều năm qua bác nhắc đi nhắc lại về chuyện Ba Mươi tháng Tư. Bác nói rằng mỗi người đều có một ngày Ba Mươi tháng Tư cho riêng mình. Bác vẫn hỏi một câu. Lúc ấy quý vị đang ở đâu ? Thưa bác, ngày ba mươi tháng Tư năm 75 cháu đi nhận xác chồng ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa.




                        Click image for larger version  Name:	BacODau3.jpg Views:	1 Size:	4.0 KB ID:	97461


                        Xin kể đầu đuôi như sau :

                        Người yêu của cháu, chồng sắp cưới của cháu là Nguyễn Đông Thành, trung úy biệt động quân, đơn vị đóng tại Chân Thành vào thời kỳ 1975. Từ lúc ra trường Thủ Đức, anh làm trung đội trưởng tác chiến cho đến khi lên đến trung úy đại đội trưởng đã bị thương 4 lần. Một lần bị thương nặng phải nằm nhà thương hai tháng. Còn các lần khác chỉ bị thương nhẹ.

                        Cháu gặp anh trong một lần nữ sinh đi ủy lạo chiến sĩ tại tổng y viện cộng hòa rồi quen nhau. Sau đó chúng cháu đôi khi lại còn cầu cho bị thương nhẹ để có dịp gặp nhau ở Sài Gòn. Một lần anh chỉ bị trẹo chân vì nhảy trực thăng mà được nghỉ đến gần một tháng.

                        Đó là lần bị thương hạnh phúc nhất của chúng cháu. Gia đình hai bên đã có dịp gặp nhau sau khi chúng cháu về thưa với cha mẹ. Đầu năm 75 đã làm đám hỏi. Chờ đến đầu tháng 5-1975 là làm đám cưới.

                        Cháu có ông cậu làm trung tá ở Sài Gòn quen biết nhiều nên hy vọng sẽ giúp cho anh Đông Thành đổi về đơn vị hậu cứ hay về bộ quốc phòng.

                        Tết 75, hai đứa chúng cháu đến mừng tuổi cậu và xin cậu chạy giúp. Chạy đây là nói hộ chứ không phải tiền bạc gì hết. Cậu cháu coi tướng anh Thành và rất hài lòng để mừng cho cháu gái. Cậu khen vị hôn phu của cháu tuy còn trẻ nhưng rất đẹp trai và tướng mạo đàng hoàng. Anh mới có 22 tuổi, còn cháu 19 tuổi vào năm 1975. Cháu cũng khá cao mà anh Thành còn cao hơn cháu cả đầu người. Anh chơi thể thao cả xà ngang và xà dọc nên người rất tài tử.

                        Bạn học trường Gia Long đứa nào cũng thích trung úy Đông Thành của cháu.

                        Tuy nhiên, khi hỏi chuyện về đơn vị của Thành thì ông cậu của cháu hơi ngần ngại. Cậu nói rằng :

                        Năm trước có xin cho con một anh bạn đóng đồn được đổi về tỉnh. Chỉ một tuần sau anh thiếu úy lên thay thế bị hy sinh. Bà mẹ anh này đi thưa giám sát viện về tội ăn tiền đổi người để đưa con bà vào chỗ chết. Vì vậy cậu cháu nói để chờ một thời gian, đơn vị rút từ Chân Thành về hậu cứ rồi sẽ xin đổi sau.

                        Người yêu của cháu cũng rất tự ái nên không hề nói gì thêm, cứ bấm tay cháu gạt đi không muốn đề cập đến việc xin thuyên chuyển nữa. Từ biệt ông cậu xong, hai đứa ra về. Cháu giận anh ấy hết sức, nhiều lúc chỉ muốn cho ra trận chết đi cho rồi.

                        Đàn ông mới hơn hai mươi tuổi mà đã muốn làm anh hùng. Gia đình anh ấy con một, xin hoãn dịch cũng còn được chứ ai lại đi biệt động quân. Quanh năm hành quân, đôi khi ở đơn vị còn có lệnh phải cạo trọc đầu cho thêm dữ dội. Nhưng nói gì thì nói, anh Đông Thành dù để tóc dài hay tóc ngắn thì trông vẫn đẹp như tài tử Pháp Alain Delon.

                        Cháu rất hãnh diện đi với anh ở đường Nguyễn Huệ. Nhưng hai đứa đâu không có dịp đi chơi với nhau nhiều lần.





                        Click image for larger version  Name:	1-a-anh-linh-ve-phep.jpg Views:	1 Size:	84.0 KB ID:	97462


                        Qua tháng 3-1975, có tin địch uy hiếp Chân Thành, gia đình hai bên và riêng cháu lo lắng ngày đêm. Rồi tin từ bộ chỉ huy là đơn vị biệt động quân ở Chân Thành có lệnh rút. Quân đội cho lệnh bỏ Chân Thành. Chưa bao giờ cháu lại vui mừng khi được tin quân ta rút như vậy. Là một học sinh chưa được 20 tuổi, cháu chỉ mong người yêu sớm trở về bình yên.

                        Quân đội muốn bỏ đâu thì bỏ. Muốn rút đâu thì rút.

                        Nhưng đau khổ chưa, đúng như cháu đã lo ngày lo đêm. Đơn vị cho người đưa tin về nhà để đi nhận xác Đông Thành vào ngày 25 tháng 4-1975. Người lính ở đơn vị nói rằng anh ấy đã chiến đấu anh dũng ra sao, hy sinh như thế nào. Cháu chẳng còn lòng dạ nào mà nghe chuyện.

                        Sao bao nhiêu người còn sống ở Sài Gòn không ra mà anh dũng hy sinh. Trời đất công bình ở chỗ nào. Đi lính có ba năm mà bị thương đến 4 lần, rồi mới chết.

                        Đông Thành của cháu hiền lành như thế, có làm hại ai đâu mà phải chết oan uổng như vậy. Sau khi được tin cháu cứ như điên dại rồi đi theo gia đình lên nghĩa trang quân đội nhận xác người yêu.







                        Dù chưa cưới nhưng cháu đã khai là chồng. Mấy ông đòi hôn thú vì tưởng cháu muốn xin tiền chồng chết. Xin tiền tử tuất với 12 tháng lương. Cháu quyết liệt nhận xác chồng dù chẳng có hôn thú.

                        Đất nước có còn đâu mà lãnh tiền.

                        Anh Đông Thành nằm như ngủ. Đạn vào ngực, vào tim, vào bụng nhưng mặt anh vẫn nguyên lành. Anh nằm đó vẫn đẹp như thiên thần. Anh về bằng trực thăng trên băng ca đúng như trong bài hát, đúng như trong tiểu thuyết. Bên cạnh xác anh có nhiều đồng bạn cũng chết nhưng vì để lâu nên bốc mùi hôi thối.

                        Nhiều gia đình cũng đến nhận xác. Đàn bà trẻ con khóc la ầm ỹ.

                        Cháu cũng hòa theo tiếng khóc nức nở. Gia đình chôn xác anh ngày 27 tháng 4-1975, buổi chiều thì ra về nhưng cháu ở lại. Cháu trốn vào khu nghĩa dũng đài nhưng người nhà lại tưởng bạn cháu chở về Sài Gòn. Suốt những ngày cuối tháng 4 đau khổ cháu tha hồ khóc.




                        Click image for larger version

Name:	244967893_1128929487636639_2292813121099820646_n.jpg
Views:	1122
Size:	43.0 KB
ID:	97463


                        Trên nghĩa trang toàn là gia đình tử sĩ nên cũng không ai chú ý. Có gia đình đem theo Radio nên mở ra nghe tin tức chiến sự. Rồi dân di tản ở bốn phương trời kéo nhau về tạm trú. Họ dựng lều ngay bên cạnh các phần mộ.

                        Khu lính chết đã lâu thì có mộ bia và tấm Ciment bên trên. Khu mới chết thì chỉ đắp đất.

                        Có cả trăm cả ngàn ngôi mộ. Những ngày đầu thì có nhiều xác chở về bằng trực thăng. Về sau xác chở về toàn bằng xe nhà binh. Sau cùng thì đủ các thứ xe chở xác về đơn vị chung sự.

                        Nơi để xác có máy lạnh nhưng không có điện nên trở mùi hôi thối. Nhiều xác chở đến để ngay dưới đất, trời nắng bốc mùi làm cho các gia đình ở gần phải dở lều di chuyển đi nơi khác.

                        Ông sĩ quan trách nhiệm chôn cất nóng nẩy gắt gỏng và anh em chôn cất làm việc rất vất vả. Ai cũng có mùi rượu và dầu Nhị Thiên Đường đầy người.

                        Đến ngày 30 tháng 4, khi có lệnh đầu hàng thì không còn ai trách nhiệm. Lúc đó đã xuất hiện người của cộng sản ra gom dân gom lính chạy loạn bắt phải đào hố chôn tập thể.

                        Một anh công binh của ta lấy xe đào các hố thật lớn, rồi đưa tất cả các xác lính Việt Nam Cộng Hòa chôn tập thể. Có gia đình cố giành lại xác người thân tự đào lỗ chôn riêng.






                        Cháu thấy một gia đình chỉ có người vợ trẻ với mấy đứa con tám chín tuổi ạch đụi bới đất chôn chồng.

                        Cháu tìm cuốc đến giúp một tay và thấy mình đã bớt điên. Thấy cảnh hai đứa nhỏ cùng mẹ móc đất chôn bố, cháu thấy cuộc chiến tranh vô nghĩa biết chừng nào. Và sự đau khổ của mình cũng chẳng phải là duy nhất. Đứa con gái chừng 10 tuổi và đứa em trai 6 tuổi vừa khóc vừa móc đất giúp mẹ. Cháu sẽ không bao giờ quên được hình ảnh này.

                        Sau đó qua ngày 2 tháng 5-1975, cháu quá giang xe của người ta về lại Sài Gòn. Năm 1980, cháu lập gia đình với một anh Thủ Đức còn trẻ có 2 năm cải tạo. Chúng cháu vượt biên rồi vào Mỹ. Chồng cháu rất hiểu biết nên tôn trọng mối tình đầu của cháu với Đông Thành.

                        Từ mùa Xuân 1993, chúng cháu cứ vài năm lại về Sài Gòn và lần nào cũng lên nghĩa trang Biên Hòa .

                        Cháu có theo dõi chương trình tảo mộ chui của các bác. Lần nào cũng khấn vái cho anh Đông Thành phù hộ công việc của hội. Cháu có thuê người làm cho anh Thành tấm Ciment đúng kích thước như các ngôi mộ khác chứ không muốn xây cho thật lớn. Anh Thành đã muốn được chết như các chiến hữu thì phải để anh nằm giống như các bạn của anh.

                        Cháu vừa thương mà vừa giận anh biết chừng nào. Người yêu của cháu là mối tình đầu, anh chính là hình ảnh của chiến tranh Việt Nam. Cháu vừa ghét lại vừa thương. Đã 30 năm qua rồi mà tình cảm vẫn không thay đổi.

                        Bác đã hỏi rằng, ngày Ba Mươi tháng Tư cháu ở đâu? Vâng, 30 tháng 4-1975, cháu đi chôn chồng ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Vậy thì phần bác, Ba Mươi tháng Tư, bác ở đâu?

                        Tiểu Quyên,

                        Viết tặng các con của mẹ.

                        Comment


                        • Font Size
                          #13

                          BIỆT ĐỘNG QUÂN VNCH : NHỮNG TRẬN ĐÁNH LỚN LÀM NÊN TÊN TUỔI


                          https://www.youtube.com/watch?v=iGUXfmvafLo



                          Trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà có nhiều quân lực được các Tướng lãnh Hoa Kỳ và Đồng Minh đánh giá cao như nhảy dù, thuỷ quân lục chiến, nhưng nổi bật hơn cả là Biệt Động Quân.

                          Họ là tập hợp của những người lính gan dạ, luôn hăng hái xông pha chiến trường, họ cũng là binh chủng chịu nhiều thiệt thòi, gòng gánh trách nhiệm nhiều nhất trong QLVNCH, rồi cuối cùng phải ngặm đắm nuối cay trong lao tù cải tạo.

                          Những trận đánh làm nên tên tuổi của Biệt Động Quân có thể kể đến như :


                          - Trận Bình Giã 1964

                          - Trận Đồng Xoài 1965

                          -Trận Tết Mậu Thân 1968

                          - Hành Quân Vượt Biên Campuchia 1970

                          - Hành Quân Lam Sơn 719 năm 1971

                          - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

                          Comment


                          • Font Size
                            #14

                            TIỂU ĐOÀN 92 BĐQ VÀ TRẬN ĐÁNH SAU CÙNG Ở TONLÉ TCHOMBE , TÂY NINH



                            https://www.youtube.com/watch?v=4YPVjd9NsL0



                            Tuy chỉ là một trận đánh nhỏ lại không mấy quan trọng, nhưng nếu kể về tinh thần chiến đấu can trường và sức chịu đựng phi thường của người lính chiến trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, các chiến sĩ tiểu đoàn 92 BÐQ đã vượt trội và tạo nhiều thành tích có một không hai khiến trận đánh Tống Lê Chân trở thành có tầm vóc lịch sử, khác biệt và đáng chú ý hơn nhiều trận đánh lớn khác.

                            Comment


                            • Font Size
                              #15


                              CỌP RẰN CHƯƠNG THIỆN


                              Click image for larger version  Name:	mgBILFAt-10TBOE5rR8u2aE95I3cZx-7CrklFpXzy_nd4b1ClX3oTvTE5hPvZiygMDQ.jpg Views:	1 Size:	154.9 KB ID:	182621



                              “Cọp Rằn Chương Thiện” tên một vỡ kịch, được ban kịch Trần Hùng dàn dựng ờ hãi ngoại nói về cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng ChươngThiện đã bị tử hình sau khi đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng, khi miền nam thất thủ 1975.

                              Ông xuất thân từ lính cọp
                              “Biệt Động Quân”, cũng có thể ông tuổi Dần sinh năm 1938.

                              Lịch sử đã sang trang, nhưng thời gian vẫn chưa xoá mờ được sự tôn kính và thương nhớ vị anh hùng đã nằm xuống, cho bao oan khiên và tức tưởi của dân tộc.

                              Trong khuôn khổ đặc san xuân Canh Dần, thay vì bàn chữ
                              b] “canh cô mồ quả” [/b] của tuổi Canh Dần lận đận lao đao của bạn bè cùng trang lứa, xin dành một sự trân trọng nhưng không thần thanh hoá một nhân vật, chỉ mong ghi lạì tinh cảm riêng tư nhớ về người anh, người lính trung hậu, nghĩa tình.

                              Hồ Ngọc Cẩn “Cọp Rằn Chương Thiện”


                              Click image for larger version  Name:	HoNgocCan_4815721222962675712_n.jpg Views:	1 Size:	44.3 KB ID:	182622


                              VÙNG ĐẤT MANG TÊN ANH


                              Chương Thiện nổi tiếng một thời “ Tam Kiến Nhứt Chương”.

                              Bao gồm 4 Tỉnh thuộc miền Tây Nam Phần, gồm :

                              - Kiến Hòa

                              - Kiến Phong

                              - Kiến Tường và Chương Thiện.

                              Đặc biệt là với người lính khi ra trường, muốn về miền Tây gạo thơm cá ngọt, đều phải “ lạnh giò” khi nghe nói đến “ Tam Kiến Nhứt Chương”.

                              Chương Thiện là một địa thế hiễm nghèo, sông rạch chằng chịt quằn quèo và lung lác đầm lầy.

                              Nằm giữa Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Rạch Giá. Nơi chuyển quân của VC đánh phá vùng Hậu giang và cũng là nơi dừng quân của bộ đội Miền Bắc, xâm nhập vào miền Nam qua ngã Kampuchia.

                              Khu Trù mật Vị Thanh, Hỏa Lựu được cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập, trên Tỉnh Chương Thiện vào cuối thập niên 50, hầu tạo sự trù phú cho người dân quê nghèo ở đây.

                              Nhưng vì là vị trí chiến lươc, VC đánh phá ngày đêm, cuộc sống ngườì dân ở đây càng khốn khó, trong thành phố lính nhiều hơn dân.

                              Ai đã qua Chương Thiện một lần, mới biết thương người dân, người lính, như ngườì viết đã không nở bỏ người lính của mình.

                              Chiến tranh và mất mát,không biết bao nhiêu người đã nằm xuống tại Chương Thiện, trong đó có những người con của Biên Hòa thân yêu ( Cố chuẩn uý Thanh khóa 8/72 quê Tân Hạnh, sau về Hóa An).



                              Click image for larger version  Name:	Chương_Thiện.jpg Views:	1 Size:	18.2 KB ID:	182623


                              Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, là vị Tỉnh Trưởng lâu đời nhứt của Chương Thiện, vớì một trách nhiệm đầy khó khăn. Vì bao gồm 5 Quận :

                              - Quận Đức Long nằm ngay Tỉnh lỵ

                              - Quận Long Mỹ nằm trên con đường độc đạo nối liền từ ngã 3 Cái Tắc, mỗi buổi sáng Quân Đội đều phải mở đường, xe cộ mới di chuyển đươc về Cần Thơ .

                              Riêng về 3 Quận :

                              - Kiên Hưng

                              - Kiên Long và Kiến Thiện, các viên chức muốn di chuyển phải chờ có phương tiện Không Quân, con đường nối liền từ Hỏa Lựu,vể Gìồng Riềng Rạch Giá cũng không xử dụng được.

                              Về mặt Hành quân lãnh thổ, ngoài các đơn vị địa phương luôn cần sự trợ lực của :


                              - BĐQ

                              - SĐ 21 và SĐ 9 Bộ Binh.

                              Sau mùa hè đỏ lửa 72, các đơn vị BĐQ đươc điều động ra Miền Trung, chỉ còn lại Trung Đoàn 31 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh.

                              Một mặt lo toàn vẹn lãnh thổ, trong điều kiện đồn bót thu hẹp, đạn dược khó khăn, phài lo an dân học sinh có điều kiện đến trường, dân chúng có điều kiện canh tác, tiểu thương có nơi buôn bán.

                              Nổi lo của dân hiền lành cũng là nổi lo của ông quan đầu Tỉnh có tấm lòng với dân với nước trên ” vùng đất mang tên anh”.

                              Comment

                              Working...
                              X